Thứ Ba, 10 tháng 2, 2009

ĐÓN TẾT Ở SÀI GÒN

Phố hoa Nguyễn Huệ


Lần Đầu tiên vợ chồng Bu vào đón tết ở Sài Gòn nên háo hức lắm. Mùng một tết cả nhà rồng rắn ra phố hoa Nguyễn Huệ. Dân bản địa than phiền hoa hoét năm trâu không bằng năm chuột nhưng với Bu đã là ngoài sức tưởng tượng. Cũng may, trong đám người đông như kiến không có ai như ngoài xứ Tràng An, nên sau mấy ngày tết cả phố hoa không mất đi một bông nào. Chỉ tiếc là trời nắng quá nên quý cô quý bà không biết diện thêm gì ngoài áo mỏng và các loại áo dây. Không có thầy PNH chỉ đạo nên Bu phải tự chụp hình lấy, thế mà cũng liều trưng lên cho các bạn xem chơi.


DSCN0237

Cháu đích tôn đón bà ở sân bay TSN


DSCN0250

Cháu thơm bà đầu năm

DSCN0301

Anh nhà quê đưa vợ ra tỉnh

DSCN0298

Phu nhân Bulukhin

DSCN0302

Mẹ và con gái

DSCN0289

Người và hoa

DSCN0292

Biểu tượng năm mới

IMG_0690
Con trai và con dâu


DSCN0310

Con trai và cháu đích tôn


DSCN0264

Con rể và cháu ngoại

DSCN0286

Con gái và con rể

DSCN0341

Bà Bu đứng ngóng ông chồng bị lạc giữa rừng người ở Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến

DSCN0230

Cháu tiễn ông nội ở sân bay TSN




Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2009

CHUYỆN THƯỜNG NGÀY...

Cổng chính vào khu du lịch tâm linh Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến




1- Gảy đàn liệu có lọt tai trâu ?

Năm nay vợ chồng Bu khăn gói vào Sài Gòn ăn tết với cháu nội, cháu ngoại. Cậu đích tôn 7 tháng tuổi, cháu ngoại tròn 3 tháng. Các cháu còn bé quá, bố mẹ chúng sợ đưa con về quê cảm lạnh nên mời ông bà vào. Ngoài lí do ấy ra, Bu muốn đến Sài Gòn diện kiến học giả Nguyễn Quảng Tuân để hỏi đôi điều về bài thơ Phong Kỉều dạ bạc của Trương Kế. Số là trước tết, bác Bo Bi có hỏi Bu Nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân cho rằng bài thơ dịch Phong Kiều dạ bạc không phải là của Tản Đà, mà chính là của Nguyễn Hàm Ninh. Bác nghĩ sao”.

Trưa ngày đưa ông Táo về trời, Bu đến nhà số 53 phố Đinh Tiên Hoàng phường Đăckao thì gặp một bà già đang khóa cửa để đi đâu đó. Sau khi nghe Bu ngõ ý muốn được gặp cụ Nguyễn Quảng Tuân thì bà nhìn Bu có vẻ dò xét, sau khi tin chắc người gặp chồng mình không phải là kẻ bất lương bà chỉ tay về phía trụ sở phường bảo: “Ông Tuân đang kí giấy tờ gì đó bên trụ sở phường, mời ông sang đó gặp”. Bu đến gần văn phòng phường Đăckao thì gặp cụ Tuân đi ngược chiều. Cụ đội mủ phớt, đi giày tây, áo sơ mi bỏ vào quần, lưng thẳng tưng, dáng đi đỉnh đạc, vào tuổi 85 xem ra cụ còn tráng kiện lắm. Sau khi biết Bu đang muốn tìm hiểu về bản dịch bài thơ Phong Kiều dạ bạc cụ mời Bu đi theo về nhà. Trên đường đi cụ kể : Sáng nay tôi gặp phải chuyện không may. Đang đi giữa đường thì có một người đàn ông trạc 40 tuổi dừng xe bên cạnh, hỏi: Xin lỗi, bác là học giả Nguyễn Quảng Tuân phải không ạ. Vâng tôi là Tuân đây. Cháu là bạn cùng phòng với Trang con gái bác, cô ấy không may bị xe tông bị thương nặng đang nằm cấp cứu ở bệnh viện, bác lên xe cháu chở vào vào bệnh viện thăm cô ấy. Lúc ấy tôi thần hồn nát thần tính lên ngay xe người đàn ông vào bệnh viện, chỗ đường Trần Hưng Đạo. Đến cổng bệnh viện anh ta bảo: Bây giờ bác vào thăm Trang để cháu đi mua một số thuốc quý mà bệnh viện bảo phải mua ngoài. Nói rồi anh ta móc trong túi ra một nắm tiền ước có vài triệu, và nói thêm: Có lẽ bác đưa cháu thêm ít tiền, sợ thuốc đắt chừng này tiền sẽ không đủ. Tôi vội vàng vét hết túi áo đến túi quần đếm được 600 ngàn đưa cho anh ta, rồi xăm xăm lên phòng cấp cứu thăm con. Sau khi nghe tôi trình bày mọi nhẽ, bác sĩ trực bảo: Thưa cụ từ sáng tới giờ không có ca cấp cứu nào cả. Chắc chắn cụ bị lừa rồi. Khi tôi quay ra cửa thì tên bất lương đã cao chạy xa bay... Bu đùa vui cụ: Táo nhà cụ năm nay có chuyện tâu với Ngọc hoàng rồi. Cụ Tuân cười: Táo bếp ga với táo vi sóng nguyên vượt thác Vũ môn ô nhiễm đã hết hơi rồi, còn sức đâu mà tâu. Mà có tâu chăng nữa chắc chi đã lọt tai Ngọc hoàng. Thì ông cứ đọc câu đối tết của Giáo sư Văn Như Cương mà xem. Câu đối sao hả cụ ? Năm tý qua cháy nhà vẫn không ra mặt chuột. Tết sửu đến gảy đàn liệu có lọt tai trâu.

2- Du lịch tâm linh

Nghe đồn ở thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương có một địa điểm du lịch tâm linh với cái tên rất oách “Lạc cảnh Đại Nam văn hiến” thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á. Hỏi những người đi thăm công trình này về họ chỉ nói được vĩ đại, có người nhấn mạnh vĩ vĩ đại, hoặc trên cả vĩ đại. Vậy là cả nhà chọn sáng mùng 3 tết lên xe thẳng tiến về Thủ Dầu Một. Bà xã Bu nghe ai bảo năm nay xuất hành hướng tây bắc đại lợi nên bản tỉnh lười du lịch mà mặt mày rạng rỡ lắm. Càng rạng rỡ hơn khi trên tay bế cậu cháu đích tôn 7 tháng tuổi, bên cạnh là vợ chồng cậu con trai. Xe vào đến cổng mua vé thì trời nắng như đổ lửa. Các mặt bằng chung quanh diện tích 450 ha đầy ắp ô tô, tất cả các cổng vào, người đông nghẹt, chen lấn nhau như hồi bao cấp xếp hàng mua lương thực cuối tháng. Bu vất vả lắm mới đi sát được bà xã để cầm ô che nắng cho cháu. Lọt vào khỏi cổng, cả nhà mệt phờ, tìm chỗ ngồi tránh nắng. Bu thực sự bàng hoàng trước những thành quách, đền đài, cung điện, sông suối, núi non, của công trình du lịch tâm linh. Tận trên cao tất cả các cổng vào ra đều có đề thơ bằng chữ quốc ngữ của tác giả Huỳnh Ngu Công. Mới đọc thấy lạ, càng đọc càng lạ, chẳng hạn

“Về thăm văn hiến Hàn Thuyên

Câu thơ lục bát điệu huyền Nam ai

Về thăm văn hiến Như Lai

Khi về chở cả trúc mai Việt Thường”

Cứ thế, say sưa chụp hết bài nọ đến bài kia, cho đến khi quay lại chỗ ngồi tránh nắng lúc mới vào thì tất cả vợ con đã biến đâu mất. Thế là chạy đôn chạy đáo, tìm hết đền đài, cung điện, núi non, vườn hoa, nhưng chẳng thấy một ai. Bấy giờ mới gõ vào đầu tự chê mình lú lẫn, tìm 4 mạng giữa vạn người trên diện tích 450 héc ta khác nào mò kim đáy bể, sao ta lại không sử dụng điện thoại di động? Nhưng sờ vào túi quần thì người nhẹ hẩng như sắp bay lên mây, chú dế điện tử không cánh mà bay mất tiêu. Trong đầu thoáng nghỉ chẳng sao, cùng lắm thì sẽ đi tắc xi về Sài Gòn, nhưng sờ vào túi áo không một xu dính túi. Bấy giờ mới hoảng. Một chú bảo vệ khu du lịch thương tình gọi điện thoại hộ, nhưng khốn nỗi Bu không hề nhớ số điện thoại của bất cứ ai kể cả số của vợ. May thay trong một mẫu giấy nhỏ chẳng hiểu sao có ghi số của một anh bạn ngoài Hà Nội. Phải nhờ anh này gọi ngược vào Bình Dương cho vợ hoặc con trai báo “trẻ lạc”. Trong khi chờ bạn Hà Nội trả lời thì chú bảo vệ khu du lịch hốt hoảng: Thôi chết em rồi, đứa con gái em mới đây bỏ đi đâu mất. Anh ta tất tưởi chạy đi tìm con và kéo Bu chạy theo: Bác phải chạy theo em để còn nghe bạn bác trả lời chứ. Thế là cả hai níu tay nhau cùng chạy giữa muôn trùng người ngợm và bụi bặm. Cho đến khi mệt bở hơi tai, cả hai cùng ngồi thở phì phò dưới một gốc cây thì gặp bà xã mặt mũi hớt hải, hai mắt đỏ kè chạy đến: Trời ạ, từ nãy đến giờ anh bỏ vợ con đi những đâu? Sau mấy chục năm chung sống lần đầu Bu bị lạc vợ, cũng nhờ thế mà lần gặp này sao thấy nàng xinh đẹp và đáng yêu lạ. Không có du lịch tâm linh, không có kẻ bất lương đánh xoáy điện thoại đi động chắc chi Bu đã có được kết luận phi phàm ấy.






Đọc tiếp ...