Thứ Năm, 18 tháng 6, 2009

CÁI GHẾ

images

 

 

(Bài đã in ở báo Lao động và một số tạp chí, Post lại theo đề nghị của bạn HT)

Ở thành phố Buôn Ma Thuột có một thanh niên được báo chí gọi là "Chàng Ghế ". Chàng tốt nghiệp khoa Điêu Khắc Đại học Nghệ thuật Huế, nhưng không làm việc nhà nước mà về lại quê nghèo Đắc Lắc lao vào nghiên cứu sách đông, tây, kim, cổ viết về .... ghế, và sau đó là bắt đầu những ngày tháng miệt mài "kéo cưa lừa xẻ", đục đẽo, cắt gọt, để làm ra những chiếc ghế đặc biệt theo mẫu mã của riêng mình. Tiếng lành đồn xa, sự lạ đồn xa, nước Nhật hai lần ( 1998,1999) mời chàng sang Tokyo triển lãm thiết kế ghế. Chiếc ghế "ngai vàng hiện đại" của chàng được công ty Minerva của Nhật chọn là một trong sáu tác phẩm độc đáo của triển lãm. "Chàng Ghế " Đàm Đăng Lại được xem là nhà ghế học đầu tiên của Việt Nam. Nhưng rồi do thiếu vốn, thiếu Mạnh Thường Quân nên "Chàng Ghế " tạm thời an toạ trên ngai vàng hiện đại mà mơ về viễn cảnh...! Nhưng thực ra ở xứ ta còn vô số nhà "ghế học". Chỉ khác Đàm Đăng Lại là họ không học cách làm ra ghế, mà chỉ học cách chiếm đoạt ghế, sử dụng ghế. Và khi đã có cái ô quyền lực trên đầu họ bắt đầu vơ vét của dân để làm giàu. Đấy là những nhà "Ghế học " tạo nên quốc nạn tham nhũng mà các phương tiện thông tin đại chúng luôn luôn nhắc đến. Hãy chưa nói đến chữ tham mà chỉ nói riêng chữ nhũng không thôi đã thấy người xưa thâm thuý lắm. Chữ nhũng (冗) là một từ Hán Việt gồm có chữ kỷ  (几) nghĩa là cái ghế và bộ mịch (冖) là trùm, là lấy khăn phủ lên.... Về ý nghĩa xã hội thì sự che chở này là biểu tượng của ô dù, quyền lực. Do đó, khi nói đến xoá bỏ quốc nạn tham nhũng thì phải đưa đường ngắm luật pháp vào một số vị ngồi trên ghế quyền lực, chứ ngắm vào chiếc ghế anh dân đen thì chống tham nhũng làm sao cho được.

Đọc tiếp ...

CÂU HỎI CỦA NHỆN

 

Những câu hỏi thông thường do người đời hỏi nhau đã khó trả lời. Chẳng hạn hỏi quả trứng có trước hay con gà có trước? Chưa thấy ai trả lời cho rành rọt. Không ngờ chim muông côn trùng cất tiếng hỏi cũng khó trả lời không kém, như câu chuyện sau đây.

     Một buổi sáng tinh sương nhà sư đi dạo trong vườn, bổng nghe tiếng kêu ai oán của một chú ruồi. Nhà sư chợt thấy trên lưới nhện chú ruồi cố vùng vẩy hòng thoát khỏi nanh vuốt của kẻ thù. Nhà sư thấy vậy động lòng từ bi, giải phóng chú ruồi ra khỏi lưới. Đến lúc này nhện mới cất lời: Bạch thầy mấy hôm nay con không có gì bỏ bụng, sắp chết đói đến nơi, bây giờ có miếng ăn để sống thì thầy thả mất. Con xin được hỏi, thầy thương chú ruồi thì ai thương con đây. Chả nhẽ thầy muốn nhìn thấy con chết ? Nhà sư im lặng tìm câu trả lời...

Người chép chuyện chỉ ghi đến đó. Nếu bạn là nhà sư kia thì bạn trả lời nhện thế nào đây ???

Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2009

NẾU BẠN CÓ MỘT BỘ KINH THI CỦA NXB VĂN HỌC QUÝ I - NĂM 2004

 

                             DSCN0779

                                Góc phía nam sân nhà Bu

 

                                   DSCN0780

                                     Góc phía bắc sân nhà Bu

 

                             DSCN0776

          Để gợi nhớ câu thơ "hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa" của Tế Hanh

 

 

Bu sang nhà anh Hoàng Kim  nghe cô giáo Cao Nguyên thỏ thẻ:

"Thầy ơi, còn một bài PHIẾU HỮU MAI, CNB post từ lúc bên 360 tới bên này mà hổng có ai ghé đọc hết....."

Mới nghe thế thôi Bu đã thấy ngờ ngợ, vì trong tập Kinh Thi (quyển thượng) của nhà xuất bản Văn học ấn hành quý 1 năm 2004 do ông Tạ Quang Phát dịch, ông "Nguyễn Xuân Tảo vốn là biên tập viên văn học cổ điển văn học Trung Quốc lâu năm của nxb văn học biên tập lại, hiệu đính rất cẩn thận" (1) không có "Phiếu hữu mai" mà chỉ có "Biểu hữu mai". Tại các trang 94, 95,96  của sách trên in 3 chương "Biểu hữu mai". Bu chỉ chép lại đây nguyên văn cả chữ quốc ngữ lẫn chữ vuông chương I để các bạn tham  khảo, vì mục đích bài này là xét xem chữ PHIẾU,  chữ BIỂU, chữ TIÊU thì chữ nào đúng.

  CHƯƠNG I

 

 

 

 

 

Biểu hữu mai

Biểu hữu mai

Kỳ thực thất hề

Cầu ngã thứ sĩ

Đãi kỳ cát hề

Dịch nghĩa

Quả mai đã rụng

Ở trên cây, quả mai mười phần chỉ còn lại có bảy

Kẻ sĩ tìm đến chỗ em để cưới

Hãy kịp ngày tốt này.

Dịch thơ

Hôm nay mai đã rụng rồi,

Giảm đi còn bảy phần mười trên cây.

Sĩ phu tìm đến em đây.

Kịp trong ngày tốt lo ngay cho mà.

Chú giải của Chu Hy (2)

Chương này thuộc phú.  biểu rớt, rụng     mai, tên cây mai, hoa trắng, quả như quả hạnh mà chua.   thứ chúng, các vị.     đãi, kịp.    cát, cát nhật ngày tốt .

    Nước phương nam (3) chịu sự giáo hóa của Văn vương. Con gái chỉ biết lấy chữ trinh tiết trung tín để giữ mình, lo cho mình gả chồng không kịp thời  mà phải chịu nhục vì kẻ ngang tàng vô lễ. Cho nên  nói rằng : Quả mai đã rụng,  còn lại trên cây đã ít rồi thì biết rằng mùa mai đã qua và đã quá muộn vậy. Hỏi kẻ sĩ tìm đến để cưới em có lo kịp ngày tốt lành mà đến hay không.

***

Về phần ý nghiã nhân văn của chú giải không có gì phải bàn.   Bạn gái nào quá  kén cá chọn canh thì hãy nhìn vào cây mai. Độ xuân sắc na ná như quả mai ấy. Rụng ba còn bảy không sao, rụng bảy còn ba là có vấn đề, đến  rụng chín còn một thì …thì… chẳng còn gì để mà nói nữa. Sự lạ trong bài này là tựa đề bài thơ bằng quốc ngữ là "biểu hữu mai", nhưng chữ Hán viết là "tiêu hữu mai"( ).Chữ tiêu (標) gồm bộ mộc   và chữ phiếu (4) có nghĩa là ngọn cây, cái mũi nhọn, cớ sao các nhà làm sách chữ nghĩa đầy mình gọi là chữ biểu. Mà biểu cũng vô lý nốt.  5 chữ  biểu dưới đây  không hề có nghĩa rụng, rơi:

(biểu) chia cho…

(biểu) trong từ biểu tử là con hát, gái điếm

(biểu) ở ngoài…  

(biểu) khăn quàng cổ…

(biểu) Đồng hồ đo thời gian…

 Như vậy Rớt, rụng  phải là chữ phiếu gồm bộ thủvà chữ phiếu (4) . Chỉ có một bài thơ 16 chữ mà Nhà xuất bản Văn học sai đến hai lần. "Phiếu hữu mai" thành ra "biểu hữu mai", chữ Hán lại viết là  "tiêu hữu mai". Ông Chu Hy, học giả lỗi lạc đời Tống hẳn là không sai, chắc chắn các nhà làm sách "An nam quốc" nhầm lẫn mà không chịu hiệu đính xin lỗi người đọc. Và cô giáo Cao Nguyên post  bài thơ trong Kinh Thi có tựa đề Phiếu hữu mai (有 梅)hoàn toàn đúng. Các bạn có ý kiến gì khác chỉ giáo thêm cho Bu  được sáng tỏ.  Đa tạ.

------------------------------------------------------------

Chú thích của Bulukhin       

(1)  Trích lời Nhà xuất bản Văn học năm 2004

(2)  Chu Hy, một học giả nổi tiếng thời Thuần Hy, Nam Tống 1174-1190

(3)  Nước phương nam:  Bài thơ Phiếu hữu nam nằm trong phần THƠ CHU NAM . Chu là tên nước nhà Chu, nam là các nước chư hầu ở phương nam do Văn Vương trị vì

(4) Người Tàu có 7 chữ phiếu. Trong bài này dẫn ra hai chữ có liên quan :

- (phiếu) nghĩa là rơi, rụng…

- (phiếu) nghĩa là chứng chỉ (phiếu vải, phiếu gạo, phiếu bầu…)

Đọc tiếp ...