Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

MỘT LẦN ĐẾN MIẾN ĐIỆN (BÀI 6)

Những tia nắng cuối cùng trên cố đô Mandalay

 

Bu chụp kỉ niệm với một đôi trái gái Miến Điện

 

Chùa Vàng ở cố đô Răng gun

 

Nếu mô tả thành phố Răng Gun với dân số gần 5 triệu người thì  phải dùng nhiều phụ từ “rất”. Người Anh trước đây có tầm nhìn thế kỉ, quy hoạch rất  hợp lý, nhiều đường phố đến 8 làn xe, xe con chạy như mắc cửi nhưng toàn xe rất cũ kĩ.  Nhiều kiến trúc tuyệt đẹp nhưng bên trong thì lại bệ rạc nhếch nhác.


 

 Bên ngoài nhà ga xe lửa rất đẹp ...

.

Nhưng bên trong nhà ga không tương xứng bên ngoài...

 

Khách sạn Royal Park rất sang trọng nhưng cách đó không xa các chàng trai đống khố chơi cầu mây ngay trên lề đường.


Khách sạn Royal Park sang trọng....

 

Và những chàng trai đóng khố chơi cầu mây giữa đườngn phố

 

Nhiều nhà hàng kế tiếp nhau đặt máy điện trên lề phố, hể mất điện là hàng loạt máy nổ ầm ĩ, khói bụi mù mịt phố phường


Máy nổ phòng cúp điện đặt ngay trên lề phố...

 

Nơi trang nghiêm, chúng sanh quỳ lạy tam bảo, nhưng cạnh đó có người  ngủ trưa, ngáy như sấm.

 

 Ngủ trưa nơi thờ Phật....

 

Có vị cao hứng ngủ đêm trên hè phố...cho đến gần trưa hôm sau


Vô tư ngủ giữa phố...

Người ta rào luôn hè phố bằng lưới B40 để lấy chỗ bán hàng


Dùng hè phố làm nhà riêng

 

Tất cả sự lộn xộn trên phố xá các bạn đã thấy tuyệt nhiên không thấy công an cảnh sát nhắc nhỡ gì, riêng với cây gỗ TẾCH thì chính quyền Miến Điện có một chính sách thuộc loại lạ lùng hiếm thấy trên thế giới.   

 

   Cây gỗ tếch


 Cây tếch là một loài cây thân gỗ lớn lớn trong chỉ Tectona, cao tới 30-40 mét, đường kính 0,6- 0,8 mét, rụng lá vào mùa khô. Quê hương cây tếch ở Thái Lan, Ấn Độ, Miến Điện.  Khoảng 70% gỗ tếch sử dụng trên thế giới  xuất xứ từ Miến Điện.  (Có tin nói bà Lệ Xuân - vợ ông Ngô Đình Nhu trước đây đưa cây tếch về trồng ở miền nam Việt Nam và nay đã có nhiều rừng tếch ở Định Quán Đồng Nai ).  Gỗ tếch màu vàng sẫm hay xám hơi nâu, thớ to, mịn,  không cong vênh nứt nẻ,  không bị mối mọt, nấm mốc phá hoại, chịu được nước mặn. Gỗ tếch dùng đóng tàu thuyền, toa xe, bàn ghế, làm lâu đài, làm cầu vượt sông, báng súng, vợt bóng bàn...Với loại cây “xóa đói giảm nghèo” như vậy nhưng chính quyền cấm tiệt dân trồng. Bất cứ cây tếch ở hang cùng ngõ hẽm nào trên đất Miến cũng đều do nhà nước trồng và quản lý. Anh Cô Cô cho hay, ai làm gãy một cây tếch chỉ bằng cổ tay phải đi tù 3 tháng, (còn nếu hạ  một cây tếch trưởng thành thì coi chừng tù chung thân ?? )



Khách sạn bằng máy bay Boeing 727 với nội thất gỗ tếch ở Costa Rica (giá 350

USD/đêm)


Nội thất KS máy bay Boeing 727 bằng gỗ tếch


 

 Cây cầu bằng gỗ tếch dài 1200m ở Miến Điện

 

Nếu người Miến Điện đọc được mẫu tin sau đây trên Baomoi.com “... Nhiều hộ ở ấp 9 xã Gia Canh (huyện Định Quán) đã lén lút triệt hạ hàng chục hécta rừng gỗ tếch bằng cách băm chặt xung quanh gốc rồi đổ hóa chất diệt cỏ cực mạnh vào để lấy đất làm rẫy” chắc họ ngạc nhiên không kém gì chúng ta biết được xứ họ hễ đụng vào cây gỗ tếch là vào tù từ 3 tháng cho đến ....mọt gông.  



 Những cây gỗ tếch ở Định Quán (Đồng Nai) bị người dân băm gốc đổ chất hóa học vào....


(Còn tiếp )

Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

MỘT LẦN ĐẾN MIẾN ĐIỆN (BÀI 5)

Một ngôi chùa Miến Điện

 

Bu với tượng Phật bốn mặt

 

Ngoài giờ Phật sự

 

Hoa hậu Du lịch Miến Điện (quên hỏi tên) đeo vào tay bu vòng đá quý

 

Liếc nhìn người bấm máy ảnh... Hehehe!

 

Người bán đĩa nhạc trên đường phố

 

Trong chợ bán đá quý

 

Đến Miến Điện là đến xứ Chùa, mật độ chùa ở đây dày đặc nhất thế giới. Có vẻ như công việc của người Miến là xây chùa và đi ...chùa!  Anh Cô Cô hướng dẫn du lịch cho hay người lao động chân tay mỗi tháng thu nhập khoảng 50 đô, người ngồi bàn giấy 100 đô,  ấy vậy mà họ còn tiết kiệm được để mua vàng dát lên tượng Phật hoặc dát lên tháp chùa.

 

 Dát vàng lên tượng Phật

 

Ở Miến có hai loại kiến trúc để thờ Phật ấy là đền và chùa. Đền có kiến trúc gần giống chùa Việt, tức là rổng lòng, trong đó có nhiều gian thờ phật.

Đền Unknown thờ Phật, có cửa vào như chùa Việt

 

Còn cái gọi là chùa Miến Điện thì khác xa chùa Việt Nam.  Chùa Miến gồm  một tháp cao chót vót, đặc quánh, không có cửa cho người vào. Chung quanh tháp lớn có vô số tháp nhỏ, lòng tháp nhỏ là một cái hộc trong đó đặt tượng Phật.  Chùa Shwedagon (chùa vàng) ở Răng gun có tháp cao 98 mét, đường kính chân tháp 300 mét, được dát 90 tấn vàng.  Chùa gồm 1000 đơn thể kiến trúc, tức là chung quanh cái tháp chính ấy có tới 1000 tượng Phật.

 

 

Chùa Shwedgon (chùa Vàng) ở Răng Gun có tháp chính ở giữa chung quanh là tháp nhỏ trong đó có hộc đặt tượng Phật

 

Có điều lạ, chùa Miến không có hệ thống sư như chùa Việt, sư chỉ có ở tu viện. Một số sư có mặt ở chùa chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ chứ không thỉnh chuông gõ mõ, sớm tối tụng kinh niệm phật như sư ở chùa Việt ta .

 

 Sư trong chùa Miến chỉ làm bảo vệ, trong đó có việc lau mặt cho tượng

Sư chỉ có trong tu viện

 

Luật lệ Miến cho phép người ta có thể trèo lên đền, chứ tuyệt đối không được trèo lên chùa.  Mà cho trèo cũng chẳng được, vì tháp nhẳn thín, vàng chóe, chân tay bám víu vào đâu? (Vậy mà gần đỉnh tháp vẫn có sắt nhọn chĩa ra chung quanh có lẽ  đề phòng kẻ xấu lấy cắp  kim cương ngọc quý trong đó? hehehe )

Ở gần đỉnh tháp vẫn có sắt nhọn chỉa ra ngoài, đề phòng kể xấu??

 

Độc đáo hơn cả là chùa Kyaikhtiyo ở bang Mon. Chùa là một khối đá vô cùng lớn nằm cheo leo trên một mỏm đá khác của đỉnh núi. Trên khối đá này người ta xây tháp, lưu giữ ngọc quý và xá lợi phật là hai sợi tóc của Đức Thích Ca. Giữa hai khối đá hoàn toàn không có chất dính kết gì.  Nhìn vào “chùa”, ta có cảm giác chỉ xô nhẹ là đổ. Có bài viết bảo chùa được xây dựng thời Phật đang tại thế, tức là nói ngọn tháp trên khối đá kia được dựng lên các nay khoảng 2500 năm. Còn việc khối đá nọ chồng lên cheo leo trên khối đá kia là tuyệt phẩm của bàn tay tạo hóa, không biết mấy triệu triệu năm mà kể...Người Miến tin vào phép lạ của hai sợi tóc Phật, nhờ hai sợi tóc níu giữ mà khối đá chùa vững vàng trong bão tố.

Chùa Kyaikhtiyo là một khối đá dát vàng nằm cheo leo trên mỏm núi đá

 

Nhà sư Thích Nhất Điển có nhiều thông tin về những sợi tóc Phật Thích Ca. Ông cho hay, cách Bồ Đề Đạo Tràng (ở Nê Pan, nơi Phật ngồi đại định mà thành đạo) không xa về hướng đông, có một trụ đá lớn, trên đó khắc những dòng chữ bằng tiếng Sanskrit và tiếng Anh như sau: “Sau tuần lễ thiền định thứ ba, sau khi đức Phật thành đạo, Ngài đã gặp hai thương nhân Miến Điện đến đây cúng dường bánh làm bằng gạo và mật ong. Tiếp đến họ xin quy y Phật và quy y Pháp (vì lúc đó Tăng già chưa thành lập)”.

 

 Bồ Đề ĐạoTràng, giáp giới Nê Pan và ấn Độ nơi Phật đắc đạo

 

Năm 2003, chính thầy Thích Nhất Điển dịch từ Hán văn ra quốc ngữ  bài “Đại Đường Tây Vực ký” do ngài Huyền Trang biên khảo. Bài ký này kể lại chuyện hai thương nhân Miến Điện được diện kiến đức Phật như lời lẽ trên trụ đá đã mô tả, và thêm vào “...Sau khi quy y, họ xin Ngài có vật gì cho họ mang về quê hương làm kỷ niệm. Đức Phật đưa hai tay lên đầu vuốt xuống một nắm tóc trao cho hai thương nhân người Miến...”. Cái nắm tóc ấy nghe đâu  đúng chẵn 10 sợi. Vua Miến lập tức cho xây chùa Kyaikhtiyo, lưu giữ ở đó 2 sợi, lại cho xây chùa Shwedagon (chùa vàng) ở Răng gun (cách Kyaikhtiyo 200 cây số) và lưu giữ ở đó 10 sợi. Huyền thoại ấy làm tăng sự thiêng liêng huyền bí của hai ngôi chùa Miến.

 

Tượng Phật có tóc...

 

 Còn nhà sư thì trọc đầu...

 

Hậu thế vẫn tạc tượng Phật có đầu tóc xoắn tít, làm bu tui tự hỏi tại sao các đệ tử Phật đều “Đầu thì trọc lóc áo không tà” mà đức Phật lại để tóc. Hehehe

(còn tiếp)

Đọc tiếp ...