Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

MỘT THOÁNG CHIỀU

                                         Ải Nam Quan thời Pháp thuộc




Ải Nam Quan khoảng 1880



 

Chiều qua, chuông điện thoại reo, bên kia là tiếng phụ nữ êm như nhung chưa từng quen biết: "Anh bu à, tui đọc sách thấy hai chữ  quan tái nghĩa nó là gì anh nhỉ ??". Cũng may mà bu một thời ghiền thơ Nguyễn Bính nên nói ngay: Quan là cửa ải, tái là thành lũy nơi biên giới. Quan tái là cửa ải nơi biên giới giữa hai nước. Nguyễn Bính có bốn câu thơ thế này: Chiều nay…thương nhớ nhất chiều nay. Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy. Anh uống cả em và uống cả. Một trời quan tái mấy cho say.  Bài này ông làm năm 1940 ở Lạng Sơn, quan tái hẳn là ải Nam Quan ở xứ Lạng".  "Vâng cảm ơn anh bu nhiều", nói xong người ấy tắt máy cái rụp, ý chừng không muốn chuyện trò gì thêm nữa. Bu định gọi lại nhưng thấy mình vô duyên đành thôi luôn. Câu chuyện không đâu làm bu bâng khuâng cả buổi chiều… Ngẫm ra, mới thấy Phật giáo thực Đại thừa nói chí lí, vạn pháp trên thế gian đều "phi hữu phi không, diệc hữu diệc không"  (Chẳng có chẳng  không, mà cũng có cũng không) . Hihihi

 

 

 

 

Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Hiếm thấy một thời đại nào mà y giới bị khinh như ngày hôm nay. Những gì xảy ra ở bệnh viện Năm Căn có lẽ là một sự tức nước vỡ bờ. Có đồng nghiệp nói đó là một nền “y khoa đổ vỡ”, nhưng tôi cho rằng đó một nền y học bị chính trị hóa. Vâng, chính vì y học bị chính trị hóa nên mới thảm hại như hiện nay. Cái quá trình chính trị hóa y học ở ta xảy ra một cách toàn diện. Nó bắt đầu ngay từ khâu tuyển sinh, đến khâu học tập và kéo dài đến khi ra trường và hành nghề. BS Đỗ Hồng Ngọc trong một bài nói chuyện ở Long Hải gần đây kêu gọi (ai?) phải quan tâm đến “đầu vào”, “hộp đen” và “đầu ra”. Nhưng tôi e rằng ông không nói hết hay tránh né không nói đến sự chính trị hóa trong 3 khâu ông nói đến. Tôi nghĩ rằng những hiện tượng tiêu cực trong ngành y chúng ta đang chứng kiến ngày nay chính là hậu quả của quá trình chính trị hóa y học. Nói như nhà thơ Đỗ Trung Quân: Chúng ta đang gặt một mùa bội thu sự vô cảm Vì chúng ta gieo nó Chúng ta phó mặc cho định mệnh vì chúng ta không tin gì cả. Chúng ta quen nói dối (Trích blog BS Ngọc)

Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

Hành động của viên đại úy công an tên Minh thể hiện một sự suy đồi đạo đức nghiêm trọng. Ai cũng biết đạo đức xã hội nước ta đang tuột dốc. Nói chính xác hơn là suy đồi. Đó cũng là sản phẩm của một nền giáo dục bị chính trị hóa. Chúng ta đã và đang chứng kiến sự kiện điểm 0 của môn sử. Nhưng ít ai chú ý hàng vạn điểm 0 môn văn. Có gì đặc biệt trong 2 môn học này? Xin thưa: đó là 2 môn học bị chính trị hóa toàn diện. Nhà nước XHCN muốn dùng giáo dục như là một phương tiện tuyên truyền chính trị chứ không chỉ khai sáng dân trí. Nước ta có một lịch sử 2000 năm (dù có người nói 4000 năm), nhưng thử hỏi sách giáo khoa sử dành bao nhiêu phần trăm cho cổ sử. Nhà văn Nguyên Ngọc có một nhận xét chí lý rằng các câu hỏi về môn sử và sách giáo khoa sử dành phần lớn cho “sử cách mạng”, làm như trước cách mạng chỉ là thời … tiền sử, không có sử. Đó không là một sự vô lễ với tiền nhân thì là gì. Một chính thể vô ơn và vô lễ với tiền nhân thì sẽ không thể nào đứng vững được trong lòng dân tộc.(Blog BS Ngọc)

Đọc tiếp ...