Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

TẢN MẠN THƯ PHÁP



Hoa lộc vừng

Thư pháp lộc vừng, ảnh của Ruchung


Bạn Ruchung còm vào bài “Lộc vừng nở hoa” của TTM Gốc Mai  tấm ảnh “Thư pháp lộc vừng” thật độc đáo. Nó có khả năng dẫn dắt người xem đi từ liên tưởng này đến liên tưởng khác tưởng như không cùng…

***
   
 1-   Tạo hóa sinh ra con người càng ngày càng có những phát minh sáng chế vĩ đại, nhưng còn lâu con người mới hiểu hết những quy luật của thiên nhiên, nói chi đến làm chủ và chế ngự nó.  Phản ứng nhiệt hạch có ở mặt trời cách nay 4,5 tỷ năm, trong khi con người mới tìm ra phản ứng này ở thế kỷ 19. Ra đa đã được loài dơi sử dụng trước con người tới 52 triệu năm. Công suất của loài chim chinh phục khoảng không thì  chưa có một máy bay tối tân nào địch nổi. Và theo Trang Tử, không có bộ nhạc  hơi nào tuyệt hảo hơn là gió thổi qua khe đá và các hang hốc nơi thân cây trong rừng. Cũng không có kiến trúc sư  nào thiết kế ra được kết cấu trác tuyệt như  nhụy hoa phong lan cát lay da, màu sắc của giống hoa này thì không họa sĩ nào pha chế đẹp hơn được. Vậy thì viết thư pháp chắc gì con người hơn được tạo hóa. Nếu cách nay 2300 năm Trang tử  phát hiện ra âm nhạc của đất thì ở  thế kỉ 21 này bạn Ruchung là người đầu tiên phát hiện ra thư pháp lộc vừng. Không bốc đồng bạn ấy làm gì vì điều đó là một sự thực.
    Để trở thành một nhà thư pháp, con người đã bỏ ra biết bao công phu rèn luyện. Đời Tấn có Vương Hy Chi trải 15 năm chuyên tâm rèn thư pháp bắt đầu với một chữ  vĩnh (). Đời Tùy, nhà sư Thích Trí Vĩnh cháu 7 đời Vương Hy Chi “đăng lâu bất hạ tứ thập niên” nghĩa là lên lầu chùa ngồi một lèo 40 năm không xuống đất để luyện thư pháp. Đường Thái Tông mê thư pháp đến độ “trừu không luyện tự”,  là lấy ngón tay làm bút viết chữ ra giữa không  trung …Giống cây lộc vừng không biết trời đất tạo ra cách nay mấy tỷ năm và đã luyện thư pháp mấy trăm triệu năm để có một tác phẩm thư pháp cho ta thưởng thức. Ảnh thư pháp lộc vừng của Ruchung là một tổng thành những yếu tố tối ưu, từ  góc nghiêng và cường độ mặt trời chiếu sáng, độ xao động của mặt nước hồ…Thư pháp của người và thư pháp của lộc vừng có chỗ khác nhau. Con người phải  thuần thục “chấp bút yếu lĩnh” (yếu lĩnh về việc cầm bút) gồm bốn động tác cơ bản là: 1.chỉ thực, chưởng hư, 2. oan bình, chưởng chính, 3. cao đê tọa độ, 4. tùng khẩn đắc nghi.  Nhưng với lộc vừng thì cái đẹp của thư pháp lại do mặt nước hồ xao động làm nên. Nếu nước chỉ gợn sóng lăn tăn ta có chữ chân, sóng to hơn ta có chữ thảo, sóng to hơn nữa ta có chữ cuồng thảo như bạn Ruchung đã ghi lại được. Có người sẽ hỏi, vậy thư pháp kia là chữ gì. Đó là chuyện thiên cơ huyền bí, liệu ta có nhất thiết phải biết không . Ngay bãi đá chữ cổ ở Sapa  do con người tạo ra mà đã có nhà khoa học nào đọc được đâu, nói chi đến đọc thư pháp lộc vừng của hoa lá, đất trời, gió nước.  

2-  Thư pháp của con người lấy chữ Hán làm lý do tồn tại, nó là nghệ thuật viết chữ của người Tàu, ngoài nghệ thuật ra thư pháp còn là một thứ Đạo (thư pháp giả đạo dã). Cổ nhân nói:  “Học tập thư pháp khả dĩ tu thân, dưỡng tính, đào dã tâm tình”. Khác với chữ quốc ngữ của ta, tuyệt đại đa số chữ Hán nằm trong hình vuông  như là một bức tranh, mỗi chữ  có khi mang tính triết học thâm sâu. Chẳng hạn chữ Phật ( ) gồm bộ nhân ( ) là người với chữ phất ( ) là sự phủ nhận.  Con người khi phủ nhận lối sống tham sân si ở cõi ta bà là thành Phật.  Chữ xã ( )  trong từ xã hội gồm bộ kỳ ( ) là thần đất chỉ tình thần,  chữ thổ ( ) chỉ sản vật.  Một khi tinh thần và vật chất hài hòa thì xã hội phồn vinh tốt đẹp.  Một bức thư pháp đẹp không chỉ nét chữ rồng bay phượng múa mà còn là sự liên hệ giữa chữ nọ và chữ kia về ý nghĩa, nó tạo ra rung cảm thẩm mỹ lý thú . Nhà thơ Vương Duy (699 - 759) thời nhà Đường là một Phật tử, một nhà thư pháp, một họa sĩ, có bài thơ Tân Di ổ (ngõ Tân Di) trong đó câu đầu tiên “Mộc mạt phù dung hoa” (木 末 芙 蓉 花)    nghĩa là cuối cành hoa phù dung.  Ta thấy gì trong từng chữ câu thơ ấy?
                                                
木  末  芙  蓉  花
 1      2        3     4     5

1- Chữ thứ nhất (mộc là một cái cây)
2- Chữ thứ hai (mạt) cũng là chữ mộc nhưng đã phát triển một thêm một cành nằm ngang
3- Chữ thứ  ba (phù) vốn là chữ phu có thêm bộ thảo. Phu là người đàn ông trưởng thành, ý rằng trong sự phát triển của vạn vật không thiếu được con người
4- Chữ thứ thứ tư (dung) bộ thảo như một bông hoa nở bung ra, có yếu tố khẩu miệng người đang nói
5- Chữ thứ năm (hoa) là một bông hoa nở trọn vẹn. Trước khi đặt bộ thảo vào chữ này là hóa, chỉ sự biến hóa. Bộ nhân ở đây khẳng định con người  là tác nhân của sự biến hóa trong vạn vật.
Ta cũng có thể hiểu con người hóa nhập vào thiên nhiên. Cây, hoa, người là một thể,  trong đó con người làm cho vạn vật biến đổi. Câu thơ Vương Duy phản ảnh sự biến hóa của chữ Hán, những tầng lớp nghĩa ẩn hiện trong nghệ thuật viết chữ Tàu và nhân sinh quan của người viết.


Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

CHÂU VỀ HỢP PHỐ



Ba quyển La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn NXB Giáo dục 1998. Tổng cộng 4149 trang


Hoàng Xuân Hãn 1908-1996


Hoàng Xuân Hãn 1930


Bà Nguyễn thị Bính 
(phu nhân Giáo sư Hoàng Xuân Hãn)


Ông Hoàng Xuân Hãn tiếp Đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy  Paris tháng 11. 1989 


Các vị lãnh đạo Đảng và Chính phủ trong lễ tang Giáo sư Hoàng Xuân Hãn



Học giả Hoàng Xuân Hãn (1908 - 1996) là bác học số một Việt Nam ở thể kỷ 20. Ông hội đủ các kiến thức uyên bác về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Những kiến giải của ông về Lịch sử, Văn học, Hán Nôm,  Giáo dục,  Lịch pháp … có tính thuyết phục cao và giá trị lâu dài.  Ông là người Việt Nam định cư tại Pháp từ 1950 cho đến khi qua đời 1996 nhưng vẫn giữ được cốt cách một người Hà Tĩnh Việt Nam, giản dị, thuần hậu, nhân ái, từng ngày từng giờ đau đáu hướng về tổ quốc và dân tộc.  Sau khi ông  qua đời, nhà nghiên cứu Hữu Ngọc cùng nhà văn Nguyễn Đức Hiền sưu tập biên soạn bộ sách LA SƠN YÊN HỒ HOÀNG XUÂN HÃN gồm ba tập dày tổng cộng 4149 trang do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành 1998.  Trong 328 trang đầu của tập 1 là các bài viết của người thân, bạn bè, nhà nghiên cứu, và học trò của ông. Ở trang 297 là bài phỏng vấn VỌNG CỐ NHÂN của đạo diễn điện ảnh danh tiếng Trần Văn Thủy.  Đọc bài này bu hơi thất vọng, một đạo diễn cự phách cỡ Trần Văn Thủy ngồi trước núi Thái Sơn tri thức như bác học Hoàng Xuân Hãn mà không khai thác được bao nhiêu điều gan ruột của ông.  Nhưng  mới đây bu đọc  sách  NẾU ĐI HẾT BIỂN  của Trần Văn Thủy mới hay rằng bài phỏng vấn Giáo sư Hoàng Xuân Hãn bị Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội thiến đi một đoạn khá dài khi cụ Hãn nói về  cải cách ruộng đất.  Ở xứ mình nó thế, kị nói sự thật, cho dù sự thật ấy đã qua đi nửa thế kỷ. 
      Bài viết của đạo diễn Trần Văn Thủy khá dài, bu chỉ trích một đoạn trong đó có phần bị NXB Giáo dục thiến. 

***
  
- Thưa hai bác. Hai bác yêu nhau từ bao giờ ạ ?
Ông bà bổng buột cười như con trẻ. Bà kể rằng:
- Thuở ấy chúng tôi cùng du học qua Pháp bằng tàu thủy. Tàu đi trên biển được ít ngày thì ông ấy  đã để ý đến tôi rồi.  Qua Pháp chúng tôi có lòng với nhau. Tôi biên thư về Hà Nội xin ý kiến của thầy mẹ. Thầy mẹ tôi biên thư bảo tôi hỏi xem anh ấy tuổi gì. Lúc ấy tôi hỏi: “Anh tuổi gì ạ?” thì ông ấy bảo: “Tôi tuổi con vịt”. Thế là tôi cũng biên thư  về Hà Nội thưa với thấy mẹ tôi: Anh ấy tuổi con vịt.
      Kể đến đây cả hai ông bà đều cười ra nước mắt. Tôi bổng nhận ra  bà vẫn giữ được những nét đẹp của tuổi xuân thì mặc dù bà đã ở tuổi ngoài 80.
     Tôi hỏi ông:
- Thưa bác, sống ở nước ngoài đã ngần ấy năm sao bác chỉ viết sách bằng tiếng Việt?
- Tôi không có ý viết sách bằng tiếng nước ngoài để mưu cầu danh lợi. Tôi viết sách bẳng tiếng Việt cốt để cho đồng bào ta, con cháu ta đọc. Đọc để mà biết lịch sử, tin tưởng vào tổ tiên, cha ông mình. Còn người nước ngoài muốn đọc sách của tôi thì họ phải học tiếng Việt. Nếu họ không học được, tôi giảng cho mà hiểu.
(Phần chữ màu nâu tiếp theo là đoạn bị NXB Giáo dục cắt bỏ) 

Trước ống kính máy quay, ông cũng đã trầm tư kể lại những mất mát to lớn của gia đình ông ở quê nhà trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Ông đặc biệt quan tâm đến sự thịnh suy  của nông thôn Việt Nam. Ông nói:
- Sau cải cách ruộng đất đã có sửa sai. Ông cụ đã nhìn thấy cái sai. Vậy là may.  Cái hậu quả của sai lầm trong cải cách ruộng đất không chỉ trên bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa. Theo chỗ tôi  hiểu cái mất mát lớn nhất bởi những sai lầm trong cải cách ruộng đất là nó đã phá vở mất nông thôn Việt Nam và phá vở mất lòng tin.
      Tôi mạnh dạn hỏi ông:
- Thưa bác, cháu hỏi thế này, nếu  không phải xin bác bỏ quá.  Cháu chưa hiểu được tại sao những người như bác có những mất mát ít nhiều bởi những lầm lẫn của chế độ, vậy mà vẫn bền lòng hướng về đất nước, gắn bó với quê hương, thuận hòa với thể chế?
      Ông im lặng một khắc rồi ngước lên, tiếng nói vẫn pha giọng miền trung:
- Chẳng phải riêng tôi mà có lẽ đó là một nét chung  của dân tộc Việt mình. Cái lòng ái quốc của dân Việt mình nó lớn lắm. Cho dù có buồn phiền, thương tổn, riêng tư gì nhưng đứng trước cái vận mệnh, cái thịnh suy của đất nước thì đều bỏ qua cả.Tôi vẫn muốn nói rằng cái lòng ái quốc của dân Việt mình nó lớn lắm.

 Bu tui đánh máy lại đoạn bị thiến và kẹp vào bài viết của Trần Văn Thủy ở tập 1 La Sơn Yên Hồ  Hoàng Xuân Hãn như châu Hợp Phố (Hợp Phố châu hoàn : Những cái quý hóa không thể mất đi được, trước sau cũng quay về với chủ nó)


       
Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

CỔ NGUYỆT ĐƯỜNG HAY CỔ NHỤC ĐƯỜNG ??


Các từ điển Hán Việt bu dùng để viết bài này:
1- Tìm về cội nguồn chữ Hán 
2- Từ điển Đào Duy Anh 
3- Từ điển Thiều Chửu 
4- Từ điển Nguyễn Tôn Nhan 
5- Từ điển Trần Văn Chánh


Trong bài TRĂNG HAY LÀ LƯNG của bu, bạn Ruchung có com ment: “Chữ Nhục và chữ Nguyệt giống hệt nhau khiến người ta tranh cãi, Ruchung tôi đã gặp trong chữ HỒ (Hồ Xuân Hương), theo đó, họ của nữ sỹ trứ danh này không biết là CỔ NGUYỆT hay là CỔ NHỤC vậy”.

Trả lời câu hỏi của bạn Ruchung giúp chúng ta hiểu được tại sao trong truyện Kiều của Nguyễn Du ở câu 20, người này đọc “khuôn trăng đầy đặn” người khác lại đọc “khuôn lưng đầy đặn” và người nào cũng cho là mình có lý. Ngoài ra ta còn biết thêm một “sự cố” văn tự đã tồn tại không biết bao nhiêu năm dẫn đến tình trạng sai mà lại đúng, đúng đấy mà vẫn cứ sai, hihihi…

1- Xuất xứ  CỔ NGUYỆT ĐƯỜNG
 Năm 1783 ông Hồ Phi Diễn thân sinh nữ sĩ Hồ Xuân Hương lên lão 80, đám học trò của ông kẻ đang làm quan, người là nhà giáo,  lương y…góp tiền của làm tặng thầy một ngôi nhà khang trang gần bến Trúc hồ Tây, cạnh chùa Kim Liên làng Nghi Tàm.  Không thấy sử sách nói ông Hồ Phi Diễn hay nữ sĩ Hồ Xuân Hương đặt tên ngôi nhà ấy là CỔ NGUYỆT ĐƯỜNG. Tên này xuất hiện lần đầu trong lời tựa tập thơ LƯU HƯƠNG KÝ của Hồ Xuân Hương do ông Tốn Phong viết, trong đó có đoạn: “ …Mùa xuân năm Đinh Mão (1807), tôi đến thành Thăng Long, nhân cùng bạn là Cư Đình nói chuyện về các tài nữ  xưa nay, bạn ấy nói cho biết cùng quận với tôi, có người phụ nữ  là Cổ Nguyệt Đường Xuân Hương, học rộng,  mà thuần thục, dùng chữ ít mà đầy đủ, từ mới lạ mà đẹp đẽ, thơ dùng phép tắc mà văn hoa, thật là một bậc tài nữ”.  Mùa hè năm 2011 ông Phạm Trọng Chánh, tiến sĩ Khoa học Giáo dục Viện Đại học Paris V Sorbone nghiên cứu về Hồ Xuân Hương, có viết bài “Đi tìm Cổ Nguyệt Đường & mối tình Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du” . Đường  (: là nhà), cổ (: ngày xưa), ghép với nguyệt (: mặt trăng) thành chữ hồ  ().  Cổ Nguyệt đường là nhà của người họ hồ.
 Cụ Đào Duy Anh giải thích chữ  hồ : “Miếng thịt ở dưới cằm – vậy người Tàu xưa gọi các rợ mọi phía bắc là hồ”. Từ điển Thiều Chữu giải thích: “Yếm cổ, dưới cổ có miếng thịt sa xuống gọi là hồ” 

2- Cấu tạo chữ hồ trong họ hồ
Nếu cho rằng chữ hồ trong họ hồ gồm chữ “cổ” () ghép với chữ “nguyệt” () là không đúng, mà phải là chữ “cổ” () ghép với chữ “nhục” (: thịt).  Để khỏi dài dòng, chúng ta cùng tra chữ “hồ” trong ba quyển từ điển:
- Từ điển Thiều Chữu: Bộ nhục, chữ hồ trang 517, dòng  thứ 2 trên xuống.
- Từ điển Nguyễn Tôn Nhan: Bộ nhục, chữ hồ trang 1137, cột 2  dòng thứ 3 trên xuống
- Từ điển Trần Văn Chánh: Bộ nhục, chữ hồ trang 1658, cột 2 dòng thứ 3 trên xuống
Còn nếu tra chữ chữ hồ () theo bộ nguyệt () như cách nói “cổ nguyệt đường”  thì đến vô lượng kiếp sau cũng không có.

3- Lý do nhầm lẫn giữa chữ nguyệt và chữ nhục.
Chữ Hán của người Tàu manh nha từ đời nhà Thương cách nay năm sáu ngàn năm. Dạng chữ sơ khai là Giáp cốt văn, khắc trên mai rùa hoặc xương thú, tiếp theo là chữ Kim văn khắc hoặc đúc bằng đồng, dần dà phát triển đến các loại chữ: Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Thảo thư, Hành thư, Giản thể. Dưới đây là hai tấm hình mô tả sự tiển triển của chữ nguyệt và chữ nhục trong sách “Tìm về cội nguồn chữ Hán” của Lý Lạc Nghị (Tàu) và Jim waters (Mỹ).

Nguồn gốc chữ nguyệt 
(bắt đầu là hình vầng trăng non)

Nguồn gốc chữ nhục 
(bắt đầu là một miếng thịt có cả da và gân bên trong)



4- Chữ nguyệt và chữ nhục giống hệt nhau từ khi nào?
Khó trả lời câu hỏi đó cho chính xác vì không thấy tài liệu nói tới, chỉ có thể suy luận như sau:
Nhìn kỹ hai tấm hình trên ta thấy:
a) - Thời Tiểu  triện  (thế kỷ thứ 5 tcn đến 221 tcn, cách  nay ít nhất khoảng 2300 năm ) chữ nguyệt và chữ nhục giống nhau ở vành ngoài. Phần trong, chữ nguyệt có hai vạch song song, trong khi chữ nhục có hai vạch gấp khúc.
 b) - Đến thời Khải thư (cuối nhà Hán, cách nay khoảng 1800 năm) chữ nguyệt như hiện nay () còn chữ nhục có tự dạng  ().  
c) - Ngày nay chữ nhục khi đứng một mình vẫn là , nhưng khi làm vai trò “bộ” tức là phải ghép với một chữ khác thì nó không thể giữ hình vuông như vậy được mà bề ngang  giàm đi ½. Để có thể viết được bằng bút lông thì hai hai chữ buộc phải biến thành hai vạch ngang trong đó một vạch chếch lên bên phải cho khác với chữ nguyệt. Trong sách tìm về cội nguồn chữ Hán không mô tả chữ nhục này mà bu tui nói theo từ điển Thiều chữu và từ điển Trần Văn Chánh (xem hình dưới đây).
d) Người viết bút lông khó đưa chếch nét ngang như đã nói, và để cho nhanh người viết đưa ngang nét bút, thành ra chữ nhục giống hệt chữ nguyệt. Sự giống nhau này thể hiện luôn trong các bản khắc gỗ và ngày nay trong máy in hiện đại.
e) Như vậy, nếu tính từ  cuối thời nhà Hán thì sự lẫn lộn nguyệt và nhục này đã xẩy ra ít nhất khoảng 1500 năm.


  
5- Nhận biết chữ nguyệt và chữ nhục, trong câu văn.
a) - Chữ Nguyệt () cũng là bộ nguyệt, là mặt trăng, tháng. Những chữ có bộ nguyệt chỉ  thời gian, ánh sáng, khái niệm tôn quý,  chẳng hạn:  Triêu ( ) sớm, sáng mai, có khi đọc triều trong triều đình.. Sóc () trước, mới, ngày mồng một, phương bắc…Trẩm () ta đây, vua tự xưng mình là trẫm. Từ điển Nguyễn Tôn Nhan  có 17 chữ có bộ nguyệt.
b) – Chữ  nhục (), khi đóng vai trò bộ có tự dạng . Những chữ có bộ nhục chỉ thịt, các bộ phận trong cơ thể, cùi trong các loại quả, chẳng hạn:  Lặc () xương sườn, quăng ( ) cánh tay, phế ( ) phổi .  Từ điển Nguyễn Tôn Nhan có 150 chữ có  bộ nhục .


Đọc tiếp ...