Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

NHÀ VĂN NHƯ THỊ NỞ






Nhà văn như Thị Nở là tựa đề quyển sách của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên do nxb Hội nhà văn ấn hành hồi  tháng 3 năm 2014. Trong lời “Thưa cùng bạn đọc” ông Nguyên  cho hay năm 1993 ông đã tập hợp đủ bài cho quyển sách, nhưng nxb bảo đăng ký tên sách như vậy là khó in phải đổi đi. Ông Nguyên không chịu đổi , mãi đến 20 năm sau – tháng 3 năm 2014 – sách mới được ra mắt bạn đọc.
    Những ai đã đọc truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao hẳn biết nhân vật Thị Nở, do vậy nghe tên sách “Nhà văn như Thị Nở” cũng lấy làm lạ. Bu tui đăng lại bài giải thích tên sách của Phạm Xuân Nguyên ở trang đầu để các bạn chia sẻ với nhà phê bình văn học tài hoa và độc đáo này.




*******************

Thị thấy như yêu hắn: đó là một cái lòng yêu của một người làm ơn. Nhưng cũng có cả lòng yêu của một người chịu ơn. (Nam Cao).

Chí Phèo sẽ là gì nếu như không có Thị Nở? Câu hỏi đó cứ hiện ra mỗi lần tôi đọc xong tuyệt tác này của Nam Cao. Thì hắn vẫn chỉ là một kẻ cố cùng liều thân. Hắn sẽ không được thức tỉnh ý muốn trở lại làm người. Hắn sẽ không có cơ hội đi đòi lưong thiện. Hắn sẽ không làm được hành động đâm chém lần cuối cùng mang ý thức cá nhân rõ rệt và ý nghĩa xã hội mạnh mẽ. Và rốt cuộc hắn sẽ không được thành một Chí Phèo bất hủ lừng lững trong văn chương và trong cuộc đời. Tôi dám đoan chắc như vậy.
Nếu như không có Thị Nở...
Bạn cứ ngẫm mà xem. Truyện "Chí Phèo" có thể dừng lại ở đoạn tác giả nhắc lại cảnh Chí vừa đi vừa chửi như ở đoạn mở đầu. Đến đó đã đủ thành một truyện ngắn hẳn hoi và hay rồi. Thân phận thằng Chí nổi chìm thế nào nữa người đọc đã có thể đoán biết, đã có thể suy nghĩ ở phía ngoài trang sách, đằng sau những dòng chữ. Kết ở đó Chí Phèo sẽ cứ say bất tận, sẽ cứ chửi vô hồi, sẽ cứ rạch mặt ăn vạ, cứ đâm chém lung tung. Và rồi hắn sẽ bị chết như một công cụ trong tay các phe cánh ở cái làng Vũ Đại ấy, nơi hắn có sinh mà không có sống. Một truyện ngắn như vậy với một nhân vật như vậy kể cũng đã là một điều khao khát một đời cầm bút của không ít người.
Nhưng, thưa các bạn, điều tôi vừa nói chí là sự giả thiết, chỉ là ý tưởng có thể của tôi, của bạn, hay của ai khác nữa, nhưng nhất định không phải là ý đồ của Nam Cao. Ông đau đớn nhân sinh nhiều hơn chúng ta, ồng nghĩ ngợi kiếp người sâu hơn chúng ta, ông viết văn vì đời đậm hơn chúng ta. Chỗ chúng ta có thể bằng lòng dừng lại thì ông mạnh bước đi tiếp. Văn hào Dostoevsky có nói đại ý: suốt đời tôi, tôi chỉ làm mỗi một việc là đẩy tới tận cùng cái mà các vị chi dám làm một nửa. Chính lẽ đó mà truyện Chí Phèo phải có thêm Thị Nở. Cái Thị ấy là ai? Xin thưa: Thị Nở - chính là Nam Cao. Thị Nở - chính là nhà văn. Thị Nở - chính là sứ mệnh của văn chương. Người cầm bút chỉ mong làm được cái việc bình thường mà cao cả như Thị Nở đã làm cho Chí Phèo. Mượn cách nói của Nguyễn Huy Tưởng về Đan Thiềm, tôi muốn nói: cầm bút chẳng qua cùng một dạng với Thị Nờ, cùng lây sự "dở hơi" của Thị.
Trong xóm ngoài làng không ai dám gần Chí Phèo, ai cùng sợ hắn và tránh mặt hắn. Thị Nở thì không sợ Chí Phèo bởi lẽ trưóc hết Thị có ba cái không sợ ai phạm đến: xấu xí, nghèo đói và ngẩn ngơ. Đó là chân dung vật chất và tinh thần cúa Thị Nở. Hình dung đó gợi tôi nhớ đến một vẻ mặt "nhàu nát vì đau đớn" như chân dung khắc họa số kiếp văn nhân xứ sở này. Có phái văn nhân là người như thế: không làm ai sợ và không sợ ai? Chỉ như thế mới có thể thấu hiểu và đồng cảm được với thế nhân cùng khốn, mới nâng đỡ và vực dậv được con người. Chợt nhớ Chế Lan Viên đã có lần viết "nhà thơ cái con mẹ điên". Chính ba cái nói trên của mình đã làm cho Thị Nở không sợ cái thằng mà cả làng phải sợ, hơn thế quen rồi lại thấy hắn có vẻ hiền, về sau, khi Chí Phèo chết, dân làng bàn tán đủ điều, riêng Thị Nờ vẫn thầm nghĩ về cái hiền của hắn. "Làng này khối kẻ sợ anh / Rượu be với chiếc mảnh sành cầm taỵ / Sợ anh chửi đổng suốt ny/ Ch mình em biết anh say rất hiền" (Quang Huy). Nếu không tin hắn hiền làm sao Thị dám yêu thương hắn như một tình yêu.
Tình yêu cúa Thị Nở và Chí Phèo? Vâng, dù sự thực trong truyện là cuộc cưỡng dâm của Chí Phèo đối với Thị NỜ. Nhung cái sự hớ hênh của Thị khi ngủ quên trong vườn chuối "cái yếm xẹo xọ để trật ra cái sưòn nây nây" phơi ra dưới ánh trăng sáng, "rười rượi những trăng", khiến cho Chí trong cơn say nhìn thấv bỗng "run run" thì đó là cảm giác người được đánh thức. Chí thành một Chí Phèo là hậu quả của sự bức tử tính người, chất người trong con người ở cái xã hội làng Vũ Đại. Hắn từ người bị biến thành thú, bị mất tiếng nói và kỷ ức, chỉ sống đời con chứ không phải đời người, rạch mặt mà không thấy đau, quăng quật mà không bị ốm. Cuộc làm tình vói Thị Nờ đã trả lại cho Chí Phèo ký ức và tiếng nói. Trước hết hắn bị cảm - cơn bệnh lý này là của con người, đó là bệnh ngưòi. Và tình yêu của Thị Nờ là ở bát cháo hành, một tình cảm người.
Lòng yêu đó của Thị Nở đã giúp Chí Phèo dứt cơn sav. Tỉnh dậy Chí Phèo thấy lại cuộc đời bình dị và ấm áp qua tiếng chim hót vui vẻ, tiếng ngưòi cười nói xôn xao. Và hắn thấv ra hắn cô độc chứ không mạnh như vẫn tưởng. Cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. Nam Cao thật sâu sắc tâm lý. Nhà văn phải đánh thức con người đến tận miền cô đơn bé bỏng của nó. Văn học là phát hiện cho con ngưòi thấy rằng nó vốn yếu ớt, cô lẻ, nên nó mới có nhu cầu khát khao hạnh phúc, hòa hợp. Chí Phèo suýt khóc và hắn đã khóc khi được thức tỉnh về điều nàv. Bát cháo hành của Thị Nở vào lúc đó là đỉnh điểm hạnh phúc của Chí Phèo, đồng thời cũng là khởi điểm tấn bi kịch làm người của hắn. Hắn đã đưọc yêu nên hắn tự biết. Hắn không say đưọc nữa rồi dù có uống lại bao nhiêu rượu. Thị Nở đã khơi dậv trong hắn mơ hồ cảm thức về quyền con ngưòi được lương thiện. Bát cháo hành Thị Nở đă thổi bùng đốm lửa hiền trong con ngưòi hắn thành trận lửa dữ là chính vì cái câu hỏi không có câu trả lời nàv. Hơi cháo hành thoang thoảng mà đủ sức mạnh át cả mùi rượu sặc sụa, mà khiến tàm linh thức tỉnh, mà buộc thằng lưu manh phải vùng lên tìm cách đòi quyền sống. Văn học phải là cái hơi đó. Nhà văn làm sao tỏa đưọc cái hơi đó. Sao cho mỗi trang văn là một bát cháo hành Thị Nở cho người đọc văn.
Cuối cùng Chí Phèo chết, thế tất là vậy. Hắn quen rạch mặt mình để ăn vạ, coi tất cả mọi người là thù địch, lần nàv hắn đâm chết một kẻ thù cụ thể rồi tự đâm chết mình. Dân làng Vũ Đại chỉ thấy Chí Phèo chết mà không tưòng tận cái chết của hắn. May ra Thị Nở hiểu. Và Thị vẫn không nghĩ về hắn khác hơn là một ngưòi hiền. Ngòi bút nhà văn nhân đạo cao cả "tẩy rửa" cho con người là ở chỗ nàv đây. Con người yếu đuối, bất lực và có thể độc ác nữa, nhưng một khi con ngưòi đã hưóng thiện, một khi tính thiện đâ trỗi dậy trong con người, thì văn học phải truvền giữ và phát huy tinh thần đó của con người, cho con người.
Nam Cao là người luôn luôn trăn trở về sứ mệnh nghề văn, về thiên chức nhà văn. Trong truyện "Đời thừa", qua miệng nhân vật Hộ, ông đă tỏ bày một khát vọng văn chưong to lớn của mình như sau: "Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn. Như thế mới thật là một tác phẩm hay, các anh có hiểu không? Tôi chưa thất vọng đâu? Rồi các anh xem... C một đời tôi, tôi sẽ ch viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy phải ăn giải Nôben vã dịch ra đ mọi thứ tiếng trên hoàn cẩu". Tầm vóc tài năng Nam Cao có thể đạt được như vậy, biết đâu đấy, nếu như... Trong khi chưa có hoàn cảnh viết được tác phẩm vĩ đại đó, ông viết những truyện bình thưòng mà không kém phần lớn lao và sâu sắc. Truyện "Chí Phèo" tôi có thể nói là đã ở trên con đường đi đến khát vọng to lớn ấy của Nam Cao. Và ở đây ông đã hóa thân vào Thị Nở để viết văn đúng như nhừng điều ông tâm niệm: văn học nói đến con ngưòi vừa đau đớn vừa yêu thương.
Trở lại câu hỏi ban đầu tôi muốn khẳng định:
Thị Nở cần cho Chí Phèo như nhà văn cần cho chúng sinh.
- NHÀ VĂN NHƯ THỊ NỞ!
10/1991.


Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

PHONG NHA LÀ GÌ ?

Bến thuyền đi động Phong Nha

Thạch nhũ động Tiên Sơn

Thạch nhũ hình tháp Chàm (động Phong Nha)

Thạch nhũ hình Phật Bà (động Phong Nha)

Thạch nhũ Tóc Tiên (động Phong Nha)

Suối nước Moọc  động Phong Nha



1- Muốn biết vẻ đẹp kỳ ảo của động Phong Nha, các bạn hỏi bác Google sẽ biết được ngay. Bài này bu chỉ quan tâm đến tên gọi Phong Nha, điều mà không phải ai cũng nói đúng, kể cả nhân viên hướng dẫn du lịch. Phong Nha là một từ Hán Việt, thông thường người ta vẫn nghĩ phong là gió (phong thủy, phong ba) nha là răng (nha khoa, nha sĩ). Thực ra, chữ Hán có tới 17 chữ phong và 9 chữ nha, vậy nếu cứ  ghép phong là gió với nha thì chỉ là một phương án lựa chọn trong nhiều cách lựa chọn khác. Có lần một khách ngoại quốc bất thần hỏi người hướng dẫn du lịch Phong Nha là gì, anh này nghĩ nha là gia (nhà) nói trại đi nên giải thích “Phong Nha is the house of wind” (nhà gió). Một nhân viên hướng dẫn khác có đọc sách nói về thắng cảnh Việt Nam, bảo rằng phong là gió, nha là nhũ đá từ trên cao tỏa xuống chi chít như những chiếc răng, vậy “Phong Nha is tooth of wind” (răng gió). Có người đọc tiểu thuyết “Phong nhũ phì đồn” (mông to vú nẩy) của Mạc Ngôn lại suy ra Phong Nha là “vú gió”, hihihi

2- Như đã nói, Phong Nha là từ Hán Việt, vậy muốn biết nghĩa Phong Nha phải xét tự dạng của nó trong sách chữ Hán xưa nhất. Tìm trong “Ô CHÂU CẬN LỤC” là cuốn sách địa chí viết về dãi đất từ Quảng Bình đến bắc Quảng Nam của Dương Văn An ra đời từ 1555 được gọi là xưa lắm. Tiếc thay,  trong đó cụ Dương Văn An gọi động Phong Nha là ….động Chân Linh!! Phải đến 221 năm sau (1776) Lê Quý Đôn mới viết hai chữ Phong Nha trong sách  PHỦ BIÊN TẠP LỤC. Sách này nguyên chữ Hán, do nxb Khoa học xã hội ấn hành 1977 (1). Ở trang 83 ông viết “Châu nam Bố Chính (có) hai tổng. (riêng) Tổng Trứ Lễ 17 xã, 7 phường, 6 trang: …Gia lộc nội,  gia lộc ngoại, Câu hợp, Kim sơn, Phong nha, Gia chiêu….”. May thay, học giả Phan Thuận An là người đã tiếp cận với sách PHỦ BIÊN TẠP LỤC bằng chữ Hán. Ông cho hay hai chữ Phong Nha ở sách này có tự dạng: 衙. Trong đó  Phong  là đỉnh núi () còn nha () là nha môn. Sau này, các sách Đồng Khánh Địa dư chí lược (1888), Đồng Khánh Ngự lãm Địa dư chí đồ (in ở Tokyo 1943, tập hạ, huyện Bố Trạch), Đại Nam Nhất thống chí (1909, quyển 8, tỉnh Quảng Bình) thì tự dạng Phong Nha viết như PHỦ BIÊN TẠP LỤC của Lê Quý Đôn, (tức phong (): đỉnh núi, nha (): nha môn). Riêng chữ nha (衙) từ điển Khang Hy giải  thích : “Phàm bài liệt thành hàng hữu tự nha tham giả giai viết nha” (phàm những gì sắp xếp thành hàng trông giống như các quan lại sắp hàng ở nha môn đều gọi là nha)

3- Một điều lý thú là trong từ điển Từ Nguyên có dẫn ra một câu thơ của Trần Tạo, một thi sỹ đời Tống sống cách nay khoảng 800 năm. “Cao sơn như thọ chúng  phong nha” (Đỉnh núi cao xếp đều đặn thành từng dãy như các quan đứng sắp hàng để nhận lệnh thượng cấp). Nhà thơ đời Tống làm thơ theo cảm hứng, hoàn toàn không vì một địa danh nào . Thực ra, bên Tàu không có nơi nào gọi là Phong Nha.  Bởi vậy Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình là địa danh độc nhất vô nhị vậy.
    Cũng theo PHỦ BIÊN TẠP LỤC của Lê Quý Đôn thì Phong Nha là tên một trang ở miền núi tương đương đơn vị làng ở miền xuôi. Các nhà nghiên cứu người Pháp như Buoffier (1930), Antoie và Michel (1932) , Madeleine Colani (1936) kết luận Phong nha vốn là tên làng, mới được dùng đặt tên cho động sớm nhất khoảng năm 1920.
    Du khách đứng trên cầu Xuân Sơn nhìn về thượng nguồn sông Son sẽ thấy vô vàn đỉnh núi đá vôi nhấp nhô như vô tận.  Nơi ấy tàng chứa hàng trăm hang động nổi tiếng thế giới như  Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường, Sơn Đoòng…Tạo hóa xếp hàng các đỉnh núi ở đây đợi chờ tổ chức Liên Hiệp Quốc từ hàng trăm triệu năm nay, mãi đến thế kỷ 21 mới được  UNEXCO xưng tụng và cấp chứng chỉ “Phong Nha kẻ Bàng di sản Thiên nhiên thế giới”.  

------------------------------------------------------
(1)Do các ông Đổ Mộng Khương, Nguyễn Trọng Hân, Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch. Đào Duy Anh hiệu đính


Đọc tiếp ...