Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

BI - TRÍ - DŨNG.






Ngọ môn. Huế



Bu với con gái


Dạo nọ, con gái nói với ba “Cơ quan con có một  anh vẫn hay đọc bài của ba bàn về chữ nghĩa trên blog. Anh ấy ở Sài Gòn nhưng quê trên Tây Ninh. Trong nhà ông bà nội có treo bức hoành phi chữ Hán mà có lần anh nghe ông nội đọc là BI -TRÍ - DŨNG. Anh ấy chưa có dịp về Tây Ninh để chụp lại hình, nay muốn nhờ ba giải thich cho BI - TRÍ - Dũng nghĩa là gì. Thế sao con không bảo anh ấy hỏi luôn ông nội?  Dạ, ông nội anh ấy mất khi anh mới học lớp 2, bà nội thì chữ quốc ngữ còn chưa rành… Ba anh ấy đi bộ đội và đã nằm trong nghĩa trang liệt sĩ.  
       Dưới đây là bài viết bu gửi cho người hỏi  …


1- BI TRÍ DŨNG là ba từ Hán Việt, muốn giải thích được nghĩa của chúng thì phải nhìn thấy mặt chữ, vì người Hán có khoảng:
–7   chữ Bi: . 埤,悲,碑,羆,邳,襬,陂.
–7   chữ Trí:  ,,,,,,.
– 11 chữ Dũng: ,,,,,,,,,傭,臾.
2- Phải chọn ba chữ BI -TRÍ - DŨNG nào trong số các chữ trên cho có nghĩa với một bức hoành phi trong gia đình người Việt. Rõ ràng không thể chọn chữ bi với nghĩa  một giống gấu to, lông vàng phớt, cổ dài. Không thể chọn chữ trí với nghĩa suy nhược đến cùng cực. Cũng như không thể chọn chữ dũng với nghĩa con nhộng.
3- Sau khi cân nhắc bu tui chọn ra ba chữ sau:

     
    BI          TRÍ     DŨNG

( BI ): Đau, khóc không có nước mắt, thương xót.
Nhà Phật không chỉ xót thương giống hữu tình mà cả với   giống vô tình như cây cỏ, loài vật.
(TRÍ): Hiểu thấu sự lý, nhiều mưu kế, tài khéo léo.
(DŨNG): Mạnh mẽ,  gan góc hơn người
4- Với nghĩa  BI - TRÍ - DŨNG như đã chọn thì ai cũng có thể hiểu nội dung bức hoành là lời răn dạy người đời phải biết yêu thương đồng loại, thông minh tài trí, và dũng cảm ngoan cường.
Tuy nhiên, trong hành trình văn hóa Việt có hiện tượng tam giáo đồng nguyên tức là Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo tương tác và cùng tồn tại.  Chưa rõ tác giả bức hoành phi thiên về khuynh hướng nào trong tam giáo trên. Dưới đây bu tui thử  phân tích để để tạm rút ra kết luận.
4.1 Tư tưởng Lão giáo?
    Toàn bộ Lão giáo thể hiện trong bộ sách “Đạo đức kinh” gồm 5000 từ do Lão tử khởi thảo. Trong học thuyết “vô vi nhi trị” (trị bằng cách không làm gì cả). Lão tử có đề cập đến nội dung BI - TRÍ - DŨNG theo một cách riêng của mình chứ không có một chương mục nào viết về ba chữ đó:
Lão tử thể hiện lòng BI, xót thương người dân nghèo khổ và khiển trách nhà cầm quyền “Dân chi cơ, kỳ thượng thực thuế chi đa thị dĩ cơ (Sở dĩ dân chúng đói khổ là bởi vì người cầm chính quyền biếm đoạt thu thuế quá nhiều, do đó dân chúng mới sa vào cảnh đói khổ)
Về chữ TRÍ ông quan niệm khác thường “Trí tuệ xuất, hữu đại nguỵ” (thông minh khôn khéo xuất hiện mới có thể sản sinh ra sự giả dối hư hỏng nghiêm trọng), hoặc “tuyệt thánh trí khí, dân lợi bách bội” (vứt bỏ sự thông minh khôn khéo, nhân dân có thể giành được lợi ích gấp trăm lần). Có lẽ ông phản đối cái trí của những kẻ bất lương, chớ không phản đối trí giúp ích cho người đời. Vô vi ( không làm gì), ý ông là không làm những gì trái quy luật, trái đạo lý, chớ không phải vô vi là khoanh tay ngồi yên.
Về chữ DŨNG Lão Tử cho rằng “Tri kỳ hùng, thủ kỳ thư, vi thiên hạ khê” (Hiểu sâu sắc thế nào là hùng cường rắn chắc thì sẽ yên tâm với địa vị nhu mì khiêm nhường, cam tâm làm khe suối của thiên hạ), hoặc “Dũng ư cảm tắc sát, Dũng ư bất cảm tắc hoạt” (Dũng cảm với dáng vẻ kiên cường thì sẽ chết, dũng cảm với vẻ nhu nhược thì có thể sống). Ý ông,  tuy dũng nhưng phải mềm mỏng khéo léo, một cách nói khác của lấy nhu thắng cương.
4.2 Tư tưởng Phật giáo?
    Một trong những điều cốt yếu của của Phật giáo là thuyết “tứ diệu đế” (4 luận đề ) trong đó diệu đề thứ nhất nói đời là khổ. Giải thoát khỏi khổ thì con người không còn luẩn quẩn trong sinh lão bệnh tử nữa.
BI: Với nhà Phật là lòng thương xót, thông cảm với chúng sinh hữu tình và những loài vô tình như cỏ cây, động vật. BI là một trong bốn phạm trú (khác trù) TỪ, BI, HỈ, XẢ. Quán Thế âm Bồ tát là hiện thân của lòng BI và vì vậy ngài cũng mang danh hiệu ĐẠI BI.
TRÍ: Các Luận sư  Phật giáo phân ra hai loại TRÍ. Loại 1, TRÍ là hiểu biết, một thứ hiểu biết bị giới hạn trong các hiện tượng và mối liên hệ của chúng trong các quy luật, TRÍ là một phần của TRÍ HUỆ. Loại 2 là TRÍ HUỆ - một thứ trí xuất thế đưa đến bờ giác.
DŨNG: Đạo phật chủ trương bất bạo động, luôn  khuyến cáo chúng sinh tu tập để giải thoát nên không bàn đễn chữ Dũng 勇 .Thực ra, kinh Pháp Hoa có nói đến DŨNG trong câu : Nhĩ thì Xá Lợi Phất dũng dược hoan hỉ, tức khởi, hợp chưởng (爾時舍利 , , 合掌)  nghĩa là: Lúc ấy tôn giả Xá Lợi Phất vui mừng hăng hái, liền đứng dậy, chắp tay. DŨNG (踴) trong câu này DŨNG bộ túc, nghĩa là hăng hái, khác với DŨNG bộ lực là mạnh mẽ, dũng cảm.
4.3 Tư tưởng Nho giáo?
   Khổng tử là người khởi xướng Nho giáo. Về chính trị, Nho giáo đề cao thuyết chính danh, về luân lý Nho giáo đề cao ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.  Sách Luận ngữ - Thánh kinh của nhà nho - không có chương mục nào  bàn riêng  về BI - TRÍ - DŨNG, nhưng ý nghĩa của ba chữ này vẫn thấp thoáng trong các lời bàn của Khổng tử với các ông vua, lời dạy của ông với học trò, hoặc lời  trao đổi giữa các môn sinh với nhau.  Chữ Nhân được nho giáo đặt lên hàng đầu và khi đã Nhân thì trong đó có BI và Dũng. Ở chương Lý Nhân, Khổng tử nói “Duy nhân giả năng háo nhơn, năng ố nhơn” (Duy có bực nhân từ mới biết thương người và ghét người một cách chánh đáng mà thôi. Chữ TRÍ cũng có trong nhân qua câu nói của Khổng tử  “Lý nhân vi mỹ, trạch bất xử nhân, yên đắc trí” (Xóm nhỏ có nhân hậu là xóm tốt. Người nào chọn chỗ ở mà chẳng ở xóm có nhân hậu thì sao gọi là người trí cho được).
5- Như vậy BI - TRÍ - DŨNG trong bức hoành phi của nhà bạn là sự kết hợp của tư tưởng Phật giáo và Nho giáo nhằm răn dạy người đời. Đã là con người thì phải biết thương xót đồng loại,  bảo vệ  môi trường sống trong đó có động vật hoang dã, học tập rèn luyện trí tuệ, dũng cảm chống lại cái xấu, cái ác, trong đó có kẻ thù xâm lược chủ quyền quốc gia.




Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

VUA AI CÔNG HỎI HỮU NHƯỢC (Luận ngữ gia giảm)





Vua Ai công nước Lỗ hỏi ông Hữu Nhược (đệ tử của đức Khổng): “Năm nay mất mùa, thuế thâu vào không đủ xài, phải làm sao”. Ông Hữu Nhược đáp “Sao ngài chẳng dùng phép Triệt, tức là thâu một phần mười huê lợi của dân”. Vua nói “Ta đã thâu hai phần mười  mà còn chẳng đủ huống chi là một phần”. Ông Hữu Nhược đáp rằng “Dân được no đủ,  thì vua thiếu thốn với ai?  Nếu dân chẳng no đủ thì vua giàu có với ai?

Ông Đoàn Trung Còn bình: Dân phú túc là nước nhà phú túc. Dân đói kém tức là nước nhà đói kém. Vậy nhà vua nên vì dân vì nước , chớ đừng hoang phí mà hại dân.

Đức vua bình: Nhà ngươi nên biết rằng kho đụn triều đình  hàng năm còn phải chi ra để sắm voi trắng, ngựa trắng, sơn hào hải vị, lụa là vàng bạc, cho sứ quân mang đi triều cống Thiên triều. Ngộ nhỡ ngài chưa vừa ý mà động binh thì gia tộc ta biết sống ra sao. Nếu phải khăn gói thoát sang các lân quốc thì phải có tiền có vàng mà độ thân chớ. Dân vốn cực khổ thì họ có khổ thêm chút xíu có sao đâu? 
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

NHỜ CƯỚP ĐUỔI TRỘM



Ông bạn hàng xóm đến trả bu quyển “Gõ cửa miền quá khứ” để mượn quyển khác.  Bu vừa pha trà tiếp bạn vừa buôn chuyện.
Bu: Thế nào, ông thấy anh thạc sỹ luật học Nguyễn Phan Khiêm viết có được không.
Khách: Được lắm, tui rất thích những bài ông ta nói  về  lịch sử như Ngậm ngùi khuất nẻo anh hùng, Thoại Ngọc Hầu hàm oan, Nam Việt Triệu tổ hiểu sao cho đúng… Nói thiệt ông, tui suy tư nhiều nhất là vụ án hóa hổ của Thái sư Lê Văn Thịnh. Một Thái sư tài năng, công lao với đất nước đến như thế mà triều đình Lý Nhân Tông bày chuyện đi đày người ta.
Bu: Thời nào mà chả thế.  Gần 350 năm sau vụ ông Thịnh, đệ nhất khai quốc công thần nhà Hậu Lê là Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc dưới triều vua Lê Thái Tông.
Khách: Rồi trên 880 năm sau, Đệ nhất Khai quốc công Thần Võ Nguyên Giáp, hết phó thủ tướng, hết ủy viên Bộ chính trị. Dân có câu ca: Ngày xưa ông bộ quốc phòng, ngày nay ông bộ đặt vòng chị em.
Bu: Nghiệm ra, anh Thánh Gióng khôn hơn cả. Đánh xong giặc Ân thì vù ngựa sắt về trời, khỏi bị mẹ bắt lấy vợ, khỏi bị bọn tiểu nhân trong triều đố kị, ghen ghét, hihi.
Khách: Tiếc cho dân Nam ta ngày nay kém may mắn, không có được nhà ngoại giao nào thiên tài  cỡ Thái sư Lê Văn Thịnh để đòi lại đất liền, đòi lại biển, đảo, bị các đồng chí Tàu đánh chiếm.
Bu: Tài cỡ Thái sư Lê Văn Thịnh vẫn có, nhưng không được triều đình tin dùng. Ông Bộ trưởng Ngoại giao xuất sắc, có ý chống lại âm mưu bành trướng của Tàu, phản đối hội nghị Thành Đô hồi 1990 liền bị mất chức, phải về vườn đấy thôi.
Khách: Vậy thì,  theo ông sự thể rồi đi dến đâu.
Bu: Ông cứ hình dung nhà  bị kẻ trộm rình mò, chủ nhà không đủ sức đuổi, lại đi nhờ tên kẻ cướp đuổi hộ, đuổi xong tên cướp bảo vườn cây ao cá  kia là của tao, nhà mi đang ở đây cũng sẽ là của tao. Mi chớ có kiện cáo la làng lên mà thiệt thân,  mà phải luôn luôn tâm niệm rằng chúng ta là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt. 
Khách: Hay là ta liên minh với tên trộm để đuổi tên cướp kia.
Bu: Khổ nỗi, 90 triệu dân Nam bảo tên kia là kẻ cướp, nhưng triều đình lại bảo nó là một thứ cướp đồng chí, có cùng thể chế Xã hội chủ nghĩa.
Khách: Thực ra, tên trộm mới hành nghề 100 năm, còn tên cướp nọ có thâm niên 1000 năm cướp giật nhà hàng xóm. Cho nên nhờ cướp đuổi trộm thì trắng tay là phải.
Bu: Tui vẫn tin vào luật vô thường của nhà Phật. Không có gì mãi mãi cố định.  Ông có tin như vậy không.
Khách: Không tin vào đức Phật thì cũng không biết tin vào ai, hay là…
Bu: Hay là sao…
Khách: Hay là từ nay ông hướng dẫn tôi đọc sách Phật, chớ cứ nghĩ đến sự  đời đôi khi bí rì sốt ruột lắm ông ạ.



Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

ĐỔI GIÓ


Vũng Tàu là hòn đảo, đi về phía nào cũng gặp biển, nhưng có ngày nghỉ thì vợ chồng cô con gái lại mời ông bà ngoại ra biển Bình Thuận để đổi gió. Bà bu nhận xét, “mẹ thấy gió nào thì cũng thế, nhưng hải sản Bình Thuận ngon tuyệt, tương đương với hải sản quê mình ngoài Bình -Trị - Thiên, hơn đứt Vũng Tàu”.
   Chả thế mà lần nào trên đường về cốp xe cũng chật ních những tôm, ốc, ghẹ, cá. Lại thêm một thứ đặc sản Bình Thuận thuộc loại ngon nhất nước ấy là quả thanh long.
Mùng 2/9/2015 cả nhà lại  đi đổi gió… hihi

Chuẩn bị lên đường


Bà ngoại ơi, răng mà lâu ri

The Grand Ho Tram Resort  4 tỉ đô, của người Ma Cao đang xây dựng

Cảnh sát giao thông "hỏi thăm" tốc độ

"Đường ta ta cứ đi", bất chấp luật đường bộ

Thế thác đổ

Ông ngoại 

Bà ngoại

Hai người giữa muôn trùng thanh long


Mẹ con


Con gái, con rể


Cả nhà ở đây








Cu Bắp, cu Bơ



Cưa sừng làm nghé

Mẹ con

Cha con

Hải đăng Kê Gà

Nơi bán hải sản ở Kê Gà

Đọc tiếp ...