Hai ảnh trên: Bu tui trên đường hoa Nguyễn Huệ sáng 29 tết Nhâm Thìn
* *
*
Quê hương là chùm khế ngọt, nhưng xơi khế ngọt hoài cũng chán, phải thay thứ khác để đổi vị. Bà xã chưa về hưu thì bu mỗi ngày đợi vợ về, xem như một việc để làm, cũng là niềm vui. Khi bà ấy cũng hưu thì hai người chỉ việc ngồi nhìn nhau, rồi nhìn đồng hồ để nấu cơm trưa, cơm chiều, trong khi cháu nội cháu ngoại trong nam mong ông bà từng ngày. Ở Đồng Hới nhà rộng, nhiều phòng, sẵn tay mua sắm lặt vặt, rút cuộc mình phải làm nô lệ đồ vật, hết ngày dài lại đêm thâu cứ phải lau chùi, sắp đặt, dọn dẹp… mệt phờ râu. Mỗi lần vào nam thăm cháu phải thuê người giữ nhà, tưới cây, nuôi cá cảnh. Thôi thì thiên di cho nó khỏe. Vào Vũng Tàu hai bu sống ở chung cư 100 mét vuông, tầng 6, gồm 3 phòng ngủ, một phòng khách, một bếp một hành lang… Bu cho thông phòng khách với một phòng ngủ, đặt vào đó bộ phản gõ cho ra vẻ truyền thống nhà Việt. Lại lấy một phòng ngủ đặt bàn thờ gia tiên. Còn lại một phòng ngủ cho chủ nhà. Bạn đến chơi ở lại mời lên phản gõ, nhiều nữa thì đệm mút trải ra. Chật nhà chớ không chật bụng, bạn đến chơi nhà ta với ta…Nhìn qua 5 cửa sổ với một hành lang được ngắm bức tranh sơn thủy: Đường phố, cây xanh, núi lớn, núi nhỏ, mặt biển, chân trời…Vũng Tàu là hòn đảo, gió chiều nào thổi vào nhà cũng mang hơi biển mát rượi …chỉ hơi buồn là thiếu rét ngòai quê.
A. ĐÔI NÉT VỀ QUÊ HƯƠNG ĐỒNG HỚI QUẢNG BÌNH
Sông Nhật lệ
Cầu Nhật Lệ
Đường bờ sông
Vườn dừa Trị Thiên
Phế tích nhà thờ Tam Tòa
Một đoạn đường QL1 ở phường Hải Đình
B - TỆ XÁ BU Ở ĐỒNG HỚI
Ngôi nhà xây dựng từ năm 1989
Một số cây, hoa, vườn nhà
Bà bu buổi chiều cuối cùng trong ngôi nhà mình
C- VÀO NAM
Chung cư Hodeco Plaza phường 7 Vũng Tàu
Từ hành lang nhìn vào phòng khách
Phòng khách nối dài
Từ phòng khách nhìn ra hành lang
Bếp
Phòng ngủ
Bàn thờ gia tiên (mặt chính)
Thân phụ bu (1900-1965)
Hoành phi (Thanh Thận Cần (chữ to)
Minh Mạng châu phê (chữ nhỏ) )
(Hoành phi này ghi lại chiếu thư vua Minh Mạng khen tặng cụ thượng thư Nguyễn Quốc Hoan, thân phụ ông tiến sĩ Nguyễn Quốc Thành)
Vế đối bên phải "Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh"
(Học thuật, tài năng sánh ngang Thân Bất Hại, tướng quốc nước Hàn thời Chiến quốc)
Vế đối bên trái "Đường bảng gia truyền Liễu Tử danh"
(Văn chương, thơ phú sánh ngang Liễu Tông Nguyên, nhà thơ và là quan Giám sát Ngự sử đời Đường)
Câu đối trên do một bậc túc nho tặng ông Nguyễn Quốc Thành (ngôi trên ông nội bu) khi ông đỗ tiến sĩ khoa tân hợi 1851. Bản gốc bằng gỗ sơn son thiếp vàng treo ở nhà ông tộc trưởng ngoài Hà Nội. Câu này do cụ Lê Xuân Hòa - thư pháp gia số một Việt Nam thủ bút.
Nhìn qua cửa sổ nhà bu ở Vũng Tàu
D- NGUỒN VUI CỦA BU
Ra đường gặp mãi người dưng
Tàn thu lại gặp rưng rưng lá vàng
Vào đây bu đã thốt lên như thế vì không quen biết một ai. Thôi, thì tự tạo ra nguồn vui cho mình vậy.
Vui với người thân
Bà bu với các cháu (cháu đích tôn: cu Rơm áo ca rô, hai cháu ngoại: cu Bắp áo vàng, cu Bơ mới gần hai tháng tuổi.
Con gái Ngọc Tú và cháu ngoại
Cháu Nguyễn Quốc Tài (con em trai bu) độc tấu Piano cho bác nghe
Bu cũng có cây Guitar để "bật bông" cho đỡ sầu đời hihhi
Vui với sách vở
Sách từ điển và cẩm nang tra cứu
Sách lịch sử và Phật giáo
Sách triết học phương đông
Sách về Văn hóa, tiểu thuyết, thơ, nhạc, họa