Bạn Gió sang nhà chơi không có gì đọc tưởng là Bu ...lubu việc này việc nọ nhiều lắm. Thực ra chẳng có gì nhiều, chỉ mãi mê ngồi trên cỏ ngắm hoa súng nở và nhìn cá vàng bơi trong bể non bộ. Nhưng thấy bạn không có gì đọc cũng áy náy bèn post lên đây comment của Bu ở blog TTM. Bạn TTM dẫn ra câu nói của GS Ngô Bảo Châu cho bạn bè bình luận...
Ngô Bảo Châu
“Văn hóa mình là hay suy diễn quá nhiều tới những gì diễn ra trong đầu người ta trong khi, đáng lẽ nên nhìn xem những việc cụ thể xẩy ra như thế nào”
1- Không rõ câu này là văn bản của GS Ngô Bảo Châu hay chỉ là khẩu ngữ của ông được một nhà báo nào đó ghi lại. Người ghi rất có thể không diễn đạt hết tinh thần câu nói, làm người bình dễ bị sa vào “suy diễn quá nhiều.....”
2-Tinh thần câu trên là phê phán lối suy diễn thái quá mà ít quan tâm đến hành động cụ thể . Sự thái quá ấy - theo GS - đã trở thành một nét “văn hóa mình”, tức văn hóa người Việt. Thực ra, trong các công trình nghiên cứu về Văn hóa của các học giả tiếng tăm như Cao Xuân Huy, Vũ Ngọc Phan, Phan Ngọc, Trần Ngọc Thêm...không thấy nói đến bản sắc văn hóa Việt có yếu tố suy diễn thái quá những ý nghĩ trong đầu người khác. Hay là do do GS Châu căn cứ vào một vài biểu hiện có tính suy diễn thái quá ở các cấp lãnh đạo địa phương, trung ương...để nâng lên thành một nét văn hóa dân tộc? Như vậy sẽ oan cho người Việt lắm, vì một thể chế độc đảng thì tư duy của các nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng trùng khít với tư duy số đông. Có vô số sự kiện để chứng minh điều đó. Trong Cải cách ruộng đất (CCRĐ) ở miền bắc, người ta ấn định sẵn tỉ lệ địa chủ cho mỗi làng, xã, và suy diễn ra tội trạng của họ để đưa ra xét xử, đấu tố, rất nhiều người đã bị bắn, nhiều gia đinh tan nát. Người Việt giàu lòng nhân ái, không vì người cày có ruộng mà suy diễn kiểu đó. Hậu quả của CCRĐ làm biến thể nền đạo đức truyền thống của người Việt miền bắc đã hình thành nên từ hàng ngàn năm trước. Thế nhưng, người Việt cũng có lắm thói hư tật xấu. Sinh thời, GS Trần Quốc vượng và GS Cao Xuân Hạo có ý định ra sách “Thói hư tật xấu của người Việt Nam” (như kiểu nhà văn Bá Dương bên Đài Loan viết sách “Người Trung Quốc xấu xí” nổi tiếng khắp hoàn cầu). Mới có ý định thôi thì hai cụ lần lượt thành người thiên cổ, ông Vương Trí Nhàn tiếp tục sự nghiệp. Đây là vấn đề nhạy cảm nên ông Nhàn không tự mình nói ra thói hư tật xấu của người Việt mà trích dẫn các nhà văn hóa lừng danh đã sống giữa thế kỷ 19 và trong thế kỷ 20. (Ai muốn tham khảo xin mời vô “chungta.com” hoặc “Vietbao.vn” ) theo đó thì dân Việt ta giỏi bắt chước, kém phát minh, kiêu ngạo...Vậy thì, nếu các nhà chăn dân có lúc nào đó, ở chỗ nào đó, tỏ ra kiêu ngạo, âu cũng là thể hiện bản tính dân tộc chăng ??? Ông Trần Quang Cơ thứ trưởng Bộ Ngoại giao, trong “Hồi ức và suy nghĩ” (HƯVSN) có dẫn ra một sự kiện chứng minh được cho kết luận trên. Ở trang 4 HƯVSN ông Cơ viết: “năm 1977 chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hóa quan hệ với Việt
3- Người Việt ta có chịu khó “nhìn xem những việc cụ thể xẩy ra như thế nào” không ? Trả lời ngay rằng có. Bằng chứng là tháng 10 năm 1979 nhà xuất bản Sự Thật cho ấn hành cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” trong đó nêu lên một cách hệ thống và chi tiết dã tâm của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đối với Việt Nam. Trung Quốc giúp Việt
Bác viết hay quá.Chúa ở đâu thì chẳng ai biết.Coi như bó tay.
Trả lờiXóaĐúng là chỉ có Chúa trời mới hiểu mọi chuyện, còn chúng ta cứ thế mà sống thôi........
Trả lờiXóaBác Bu chỉ mượn lời của GS Ngô Bảo Châu nhằm chứng mình nhiều cái sai lầm không bởi "nét văn hóa" của Người Việt Nam mà bởi cái đầu thiển cận , cực đoan , (còn từ nữa G ko dám nói) của những người làm nhớn thôi ...
Trả lờiXóaTrong khoa học người ta có thể sai lầm trong khi nghiên cứu bởi chặng đường sống và thay đổi của một phát minh khoa học còn dài nhưng đối với vận mệnh đất nước thì chỉ cần chậm trong một quyết định chỉ cần sai lầm trong một suy nghĩ của người chăn dân thì nó lại là một nguy cơ.... không thể đổ lỗi rằng" đó là nét văn hòa hay tính xấu của người Việt" phải ko anh Bu ..
Cứ hỏi Chúa đi ...rồi không biết ta có biết thêm gì không ..anh Bu ạ !
Cảm ơn bạn đã đọc, vì là còm ở trang bạn nên chưa nói được nhiều hơn...
Trả lờiXóaChúa inh muôn loài nhưng vụ này chắc chúa bó tay hihihi..
Trả lờiXóaBu đang hỏi đây ngài đang cảm cúm di đông Bu lại hết pin huhuhuhu.
Trả lờiXóaOh, my God !
Trả lờiXóaHỏi Chúa thì Chúa cũng trả lời: "Pó tay" thui anh Bu ơi!
Trả lờiXóaĐể rồi Bu thử hỏi xem sao
Trả lờiXóaCó những cái hỏi chỉ để mà hỏi, nhưng ai cũng đã có câu trả lời cho riêng mình...
Trả lờiXóa“Văn hóa mình là hay suy diễn quá nhiều tới những gì diễn ra trong đầu người ta trong khi, đáng lẽ nên nhìn xem những việc cụ thể xẩy ra như thế nào”
Trả lờiXóaChí lý
Trả lờiXóaTừ lời nói của GS Ngô Bảo Châu, đến tập ghi chép của anh nhà báo, đến bài viết đăng lên báo,...đến khi chúng ta đọc được ở đây. Cái ý tứ, câu văn gốc có thể đã sai lệch đi rồi ! Tuy nhiên, với câu nói:
Trả lờiXóa“Văn hóa mình là hay suy diễn quá nhiều tới những gì diễn ra trong đầu người ta trong khi, đáng lẽ nên nhìn xem những việc cụ thể xẩy ra như thế nào”
Nếu câu này được phát biểu:
“Ở mình, nhiều người hay suy diễn quá nhiều tới những gì diễn ra trong đầu người ta trong khi, đáng lẽ nên nhìn xem những việc cụ thể xẩy ra như thế nào”
thì không có gì để bàn.
Ngặt nỗi, ở đây, có cụm từ "văn hóa mình"
Từ "văn hóa" hiện bị lạm dụng quá nhiều. Có khi người ta dùng sai ý, có khi để khẩu văn.
"Làng văn hóa", "khu phố văn hóa", "văn hóa rượu", "văn hóa vỉa hè",...đọc lên nghe nó tối ý, khẩu khan,...nhưng người ta vẫn thích dùng !
Nên cân nhắc kỹ khi gán từ "văn hóa" với những từ hoặc cụm từ khác !
Còn vì sao, người ta hay dùng từ "văn hóa" gán với những từ hoặc cụm từ khác, sẽ bàn thêm nếu bác Bu cho phép :) !
Từ ý của GS Châu, bác Bu bình gắn với những chuyện "tày đình"... Em cũng đang suy diễn xem trong đầu bác nghĩ gì khi viết cái ẻn này đây... Ha ha, kính chúc bác vui vẻ, viết hay.
Trả lờiXóaCuộc chơi này bình đẳng không cần chi ai cho phép hết
Trả lờiXóaCòm ở nhà bạn nên không nói dài hơn được toro cứ suy diễn mà hiểu tiếp vậy
Trả lờiXóaĐọc trên báo thấy một câu nữa, cũng được cho là của GS NBC, đại khái: chỉ có con cừu mới đi theo lề, còn con người thì tự do (tôi nhớ đại khái thôi). Xuyên qua một vài điều nữa, chẳng hạn (cũng qua báo chí), ông từ chối nhà, biệt thự, công việc, quỹ học bổng đứng tên ông... và ngay cả việc ông mới nhập thêm quốc tịch Pháp đầu năm nay, với lý do (cũng qua báo chí) là để đi lại cho dễ dàng (câu này làm tôi nhớ đến một câu nói nổi tiếng khác, cũng của một nhân vật họ Ngô khác, "cầm cái hộ chiếu VN..." gi đấy của GM NQK thuở nào), chúng ta cũng có thể hiểu được một phần nào con người ông...
Trả lờiXóaBây giờ trở lại chuyện câu nói trên, của ông hay của ai khác không quan trọng. Sống hơn nửa thế kỷ, và nhất là qua thời gian "chơi blog" tôi nhận thấy có nhiều điều đúng là như thế. Người mình quả hay suy diễn (theo chủ quan của mình), ít để ý đến cái chính của sự việc, phân tích và xem cái chính ấy là gì? tại sao lại như thế? Phải giải quyết ra sao?... mình cũng hay quen kiểu "lấy ý kiến tập thể" (xưa hay họp "hội đồng gia tộc" biểu quyết), để trở thành ý kiến chính giải quyết một vấn đề nào đó, mà "ý kiến tập thể", hay đại loại như "cơ chế", là rất nguy hiểm, người ta hay đánh đồng việc thống nhất sau khi có những suy xét thỏa đáng về một vấn đề, với việc hùa theo đám đông để có thể thản nhiên ném đá đến chết một con người được tập thể cho là có tội mà không ai cảm thấy áy náy, vụ dân làng xúm vào đánh chết những người đi trộm chó mới đây là thế.
Thời gian vừa qua trên mạng cũng um xùm nhiều sự việc, chẳng hạn vụ "đuổi mưa" của "dị nhân" trong lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, vụ phim Lý Công Uẩn, người ta nhao nhao theo suy diễn của đám đông, đẩy sự việc đi quá xa, hơn là phân tích sự việc để thấy cái gì đúng, cái gì sai, rất đơn giản...
Lâu lâu ghé nhà bác, nói hơi nhiều... không biết có... suy diễn không :-)))))
Trả lờiXóaRiêng Vụ phim Lý Công Uẩn Bu thấy số phản đối là có lý đấy bạn ạ
Hay quá, anh Bu. Em thích câu này "Đến đây thì GS Ngô Bảo Châu có lẽ cũng không giải nổi cái bổ đề “Sự thật về quan hệ Việt Nam -Trung Quốc trong 31 năm qua” (1979-2010). Mà chắc không có người dân đen Việt Nam nào nói cho rốt ráo được, may ra chỉ có chúa Trời với nhiều phép lạ." Nhưng có lẽ thích hơn là mấy tiếng hehehe... cuối bài. Đắt quá!
Trả lờiXóaKhóc hổ ngươi cười ra nước mắt là vậy đó đèn đỏ à
Trả lờiXóaTrung thu mà có đèn đỏ sang thăm là hên rồi
Bao nhiêu là ngậm ngùi anh Bu nhỉ. Biết mà không được quyền nói, quyền thể hiện thế mới đau đấy ạ.:-((
Trả lờiXóaCó người thay mặt nói hộ rồi, anh dân chỉ có cày cuốc cho giỏi khỏi nói chi nữa. hehehe
Trả lờiXóaRất mong bạn nhulytacy bàn thêm về văn hóa
Trả lờiXóaĐiều này là điều trăn trở của những người cùng khổ qua trong bao thời gian qua đó Bu ạ!
Trả lờiXóaTừ "Văn hóa" hiện nay chắc có nhiều nét nghĩa mới. Một trong những nét nghĩa đó là chỉ trình độ.
Trả lờiXóaVì thế nên mới có nên mới có các cụm từ như "Văn hóa chạy chức chạy quyền", "văn hóa tham nhũng", "văn hóa lãnh đạo" v.v...
Hi hi hi .... còn văn hóa lãnh đạo toàn diện .... cóc cần dân cho phép nữa ...
Trả lờiXóaRồi văn hóa của bác Phú "Đường Tăng còn hối lộ kia lòa" hi hi hi .... thế thì hối lộ mới là Đường Tăng hi hi hi .... nên sư thầy nhậu thịt dê thịt chó lu nù .... mấy bà hàng xén nói nhỏ với nhau "tu kinh doanh ấy mà" ...hi hi hi .... cũng là văn hóa