Lão tử
Cúng giải sao hạn
Bàn thờ gia tiên
Bạn Tudinhuong hỏi bu tui:
1- Đạo Đức kinh chính là Đạo giáo phải không?
2- Người Việt
3- Đạo thờ Tổ tiên Ông bà cũng là một hình thức Đạo giáo phải không ạ ?
Theo thiển nghĩ của bu:
1- Đạo Đức Kinh là một học thuyết của Lão Tử xuất hiện vào thời Chiến Quốc bên Tàu.
Chữ đạo mới đầu trỏ một dường đi, sau đó trỏ cái lí phải theo, như đạo làm người, đạo làm con…sau cùng mở rộng ra nữa để trỏ luật, trật tự thiên nhiên. Và Lão tử đã chọn chữ đạo để chỉ bản nguyên vũ trụ. Thực ra ông không chọn được từ nào thích hợp hơn, chữ đạo là để dùng tạm, bởi vậy mở đầu Đạo đức kinh ông viết: "Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh" nghĩa là: Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải đạo vĩnh cữu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó (đạo) thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến". Với Lão tử thì đạo có trước thượng đế, : " Ngô bất tri thùy chi tử, tượng đế chi tiên", nghĩa là: Ta không biết nó con ai, có lẽ nó có trước thượng đế.
Về cái dụng của đạo Lão tử nói: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật " tức là Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật.
Chữ đức trong đạo đức kinh khác với đức trong nho giáo mà ta từng biết như: Đức trị, tứ đức tam tòng, đức hạnh…Đức của Lão tử là biểu hiện cụ thể của đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn vật nhưng làm cho vật nào thành ra vật ấy và tồn tại được trong vũ trụ là do đức. "Đạo sinh ra nó (vạn vật), đức chứa đựng nó, làm cho nó lớn, làm cho nó sống, làm cho nó hiện ra hình, làm cho nó thành ra chất, và nuôi nấng che chở cho nó" (Đạo sinh chi, đức xúc chi, trưởng chi, dục chi, đình chi, độc chi, dưỡng chi, phúc chi)
Nhìn chung Học thuyết của Lão tử mang tính vô thần, trời có sau đạo, chủ trương sùng thượng tự nhiên, cho tự nhiên là hoàn hảo tột bực, là năng lực vô biên, một "thần khí" mà loài người buộc phải tuân theo không được trái lại, không được tìm cách sửa đổi. Từ đó ông chủ trương vô vi, vô vi không phải không làm gì cả mà phải làm theo quy luật tự nhiên.
2- Đạo giáo
Sau Lão tử, đến lượt Trang tử (369-286 trước Tây lịch ) cho rằng người biết được học thuyết Đạo đức kinh của Lão là người nắm được thiên cơ, người ấy gọi là chân nhân. Chân nhân là người xuất thế thoát tục, ngao du đây đó, sống với trăng sao, sông nước, cây cỏ, luyện thuốc linh đan uống vào cho trường sinh bất tử, đạt được ý đó là tiên ( 仙 ). (Tiên gồm bộ nhân 亻là người, đứng bên trái chữ sơn 山 là núi, ý rằng tiên là người ở trên núi). Thế là từ một học thuyết triết học của Lão tử nói về sự hình thành trời đất muôn vật được gọi là Đạo đức kinh, biến thành một tín ngưỡng tôn giáo gọi là Đạo giáo, lấy phép tu thành tiên, kéo dài cuộc sống bất tử làm mục đích. Đạo giáo có hai khuynh hướng , Đạo giáo thần tiên và đạo giáo phù thủy,
* Đạo giáo thần tiên lấy phép tu tiên, luyện đan, kéo dài sự sống làm mục đích. Đại biểu của phải này là Cát Hồng (283- 343 tr Tây lịch)
* Đạo giáo phù thủy dùng phù phép vẽ bùa trên nước gọi là bùa thủy hoặc phù thủy. Cũng có thể vẽ bùa trên giấy hoặc trên vải, cùng nhiều phép hô phong hoán vũ kêu gọi âm binh…Đại diện cho khuynh hướng này là Vu cát sống trong đời Đông Hán , triều vua Thuận Đế ( 126-144)
Đạo giáo thâm nhập vào Việt
Đến nay ở Việt
3- Thờ cúng ông bà….
Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt nên người xưa thần thánh hóa nó thành khái niệm "linh hồn", và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Người Việt tin rằng xác thân của tổ tiên, ông bà ở nơi chín suối, nhưng linh hồn vẫn thường xuyên đi về thăm nom phù hộ cho con cháu, đấy là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nó có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á và là nét đặc trưng cho vùng văn hóa này. Theo nhà nghiên cứu người Nga G.G. Stratanovich thì nó phổ biến và phát triển hơn cả ở người Việt. Đối với người Việt, nó gần như thở thành một tôn giáo, ngay cả những người không tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà. Người miền
Thà đui mà giữ ĐẠO NHÀ
Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ
Như vậy tín ngưỡng thờ tổ tiên, (hay xem là Đạo ông bà đi chăng nữa) thì nó không liên quan gì đến Đạo giáo - một thứ biến thể Đạo đức kinh của Lão tử - chuyên tu tiên, luyện linh đan để trường sinh bất tử, hoặc phù phép đồng bóng làm những điều kì dị, không có căn cứ khoa học .
16.2.2012
Trả lờiXóaCháu cảm ơn chú Bu nhiều nha!
Trả lờiXóaBu cũng cảm ơn QA đã hỏi để chú còn động nảo mà nhớ lại những gì mình đã đọc nhưng chưa có dịp viết lên thành chữ
Trả lờiXóaCháu sẽ nhớ mãi hai câu này.
Trả lờiXóaCháu sẽ còn quấy quả chú nhiều nữa đó chú ơi.
Trả lờiXóaLúc đó chú sẽ nhổ một sợi tóc và hô biến như Tôn gộ Không hehehe
Trả lờiXóaỐi ối! Chú Bu bỏ cháu mà dứt tóc biến mất nha.
Trả lờiXóaCám ơn anh Bu, đọc bài anh Bu hiểu thêm nhiều lẽ về chữ Đạo
Trả lờiXóaTự dưng chạnh nhớ lời dạy của Nho giáo :
"Quân xử thần tử. Thần bất tử bất trung" mà một thời do bị cai trị dân ta xem như một đạo lý . Nhưng cũng có một đạo lý khác " thượng bất chánh , hạ tác loạn". Xem ra mọi điều đều có lý lẽ của nó anh Bu nhỉ ?
Đạo nào cũng không qua Đạo làm người phải ko anh Bu ?
Nhờ những bài viết rất hay của anh mà em học được nhiều điều, có thể em không hiểu biết hết được mọi điều nhưng cái đạo làm người thì phải cố gắng không đi sai đường để không phải hổ thẹn với chính bản thân mình.
Trả lờiXóaCâu kết của chị Gió thật chí lý!
Trả lờiXóaAnh Bu kết luận ở đây rất rõ ràng, để cho mọi người hiểu rõ Chủ trương Vô Vi của Lão Tử.
Trả lờiXóaVì thuyết Vô Vi ở đây, rất nhiều người bị nhầm lẫn, 無為而無不為" Vô vi nhi vô bất vi, nghĩa là không làm mà không chính là không làm gì." Hồi nhỏ, khi M học đến Thuyết Vô vi của Lão Tử, bạn bè cứ nói đừng làm gì cả cứ lên núi làm ông Tiên mà rong chơi tháng ngày..
Nhưng thực ra, tư tưởng của Lão tử, đúng như anh Bu kết luận, đó chính là cứ để thuận theo Quy luật tự nhiên, như vậy mới tồn tại.
Bây giờ loài người khoét núi, luồn sông, dời núi lấp biển, càng làm càng vất vả quá loài người ! Mà không làm thì làm sao mà thoát khỏi rừng người ngày càng phát triển này, cũng do chúng ta cứ VÔ VI phát triển mà ra.. :((
thế còn truyền thống thờ Mẫu của người Việt thì thế nào bác Bu ời...
Trả lờiXóaĐúng là "tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nó có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á và là nét đặc trưng cho vùng văn hóa này. "
Trả lờiXóaCó một thời chúng ta cho việc này là mê tín, chúng ta vô thần hóa, xóa bỏ mọi nền tảng văn hóa đạo đức sơ khởi của loài người đó là thờ cúng ông bà tổ tiên. Phàm làm Người, thì khi ta uống nước phải nhớ đến nguồn, làm con cháu thì phải nhớ công đức sanh thành, nhưng ta đã từng xóa bỏ, điều này đến bây giờ vẫn còn nhiều hệ lụy.. chúng ta đã đào tạo ra nhiều con người thiểu năng về tinh thần..
Bây giờ khi mà mở ra, bung ra, thì lại quá mụ mị, gì mà đốt vàng mã quá mức, người ta đốt vàng mã ngày cúng giỗ chỉ là ít giấy tờ vàng bạc tượng trưng, chỉ là lòng mong muốn đáp đền của người sống đối với người đã khuất, nhớ lúc nhỏ, chắc chúng ta cũng thường nghe cha mẹ khi cúng thường nói với con cái là "đốt ít giấy tiền và vài bộ quần áo này cho ông bà có cái ăn mặc ở suối tuyền.. chúng ta cứ tin như thế cho trọn đạo làm con cháu.." Chứ đâu mà đốt vàng mã khói bay mù trời.. đi chùa cũng bỏ tiền vào tay Phật, lại còn chà xát tiền vào chuông đồng ở Chùa Đông nữa.. thật là rất là thiểu năng trong tiềm thức trong tâm linh.
Do đó, những truyền thống đạo nghĩa gì đang có thì hãy kế thừa làm cho nó ngày một trong sáng lên, để nền văn hóa văn minh của con người tốt lên, đừng đập vỡ nó rồi xây lại thì lem nhem lắm.
Cám ơn bài viết của anh Bu!
Nhà hiền triết ơi! hôm nay nói nhiều quá :(( đừng có la rầy nhé!
Nhà thơ khiếm thị này nói bóng gió nhưng kẻ làm nô lệ cho giặc Pháp ĐẠO NHÀ còn là sơn hà xã tắc nữa
Trả lờiXóaQuáy qủa chịu hết nỗi thì phải biên chứ sao, nói thế thôi, chứ ông già này đâu có thua cuộc hihihi
Trả lờiXóaCó lẽ bu tui sẽ phát triển ý bạn gió thành một ẻn LÀM NGƯỜI.
Trả lờiXóaNếu lanvuive học được cái gì đó ở bu thì phấn khởi cho bu lắm lắm
Trả lờiXóa無 為 而 無 不 為 ( Vô vi nhi vô bất vi )
Trả lờiXóaNếu hiểu thật sát từng chữ là: Không làm, nhưng không không làm
Hihihi Không không làm tức có làm, làm những gì hợp quy luật tự nhiên.
Đương nhiên phá hoại môi trường sồng xem như tự tử rồi. Còn theo Lão tuyệt đối thì xã hội trì trệ không phát triển được
huynhtran
Trả lờiXóaĐược bạn đọc và còm dài cho là vui rồi, đâu dám la rầy
Gả phu lục lộ này không dám là nhận hiền triết, sợ giảm thọ lắm
Người Việt (VN và bách Việt) sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước. Để mùa màng bội thu cần hai yếu tố là tự nhiên và con người. Tự nhiên có đất (âm) để gieo trồng, và trời (dương) làm ra mưa nắng. Con người phải sinh sôi mới đủ nhân lực sản xuất tức là cần bố (dương) và mẹ (âm) sinh ra con cái. Cặp âm dương hình thành trong tư duy việt, một mặt phát triển thành triết lý âm dương ngũ hành, mặt khác phát triển thành tín ngưỡng phồn thực, thờ sinh thực khí và hành vi giao phối. Ta cũng biết kinh tế du mục phương bắc mang tính dương, kinh tế nông nghiệp lúa nước phía nam mang tính âm. Chính đặc trưng âm tính của văn hóa nông nghiệp này dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ, và trong lĩnh vực tín ngưỡng là lan tràn các nữ thần. (Trong sách : Các nữ thần Việt Nam có tới 75 nữ thần). Tín ngưỡng thờ mẫu hình thành từ đây, Và vì cái đích mà người Việt hướng tới là phồn thực, cho nên nữ nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp mà là các Bà Mẹ các Mẫu....Mẫu Thượng Thiên, mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Liễu Hạnh....
Trả lờiXóaVui mừng thấy MTV ghé bu
Trả lờiXóaMới hiểu mang máng à anh ơi ! Chắc phải đọc lại lần nữa .
Trả lờiXóaRất đáng hiểu andro à, những kiến thức thông thường nhưng nhiều người nhầm lẫn, tudinhuong đã đặt ra những câu hỏi rất hay....
Trả lờiXóaDạ ! Để chút uống cafe xong em sẽ xem lại ! Em vốn bản năng lắm, ít lý luận !!!!
Trả lờiXóaAnh Bu thì phân tích về tín ngưỡng Đạo Mẫu hình thành trong dân gian, để M kể chuyện về dân gian đã tín ngưỡng như thế nào nhé!
Trả lờiXóaVề đạo Mẫu, từ bé (1960s), theo mẹ đi lễ ở đền Trần Hưng Đạo - Biên Hòa, bây giờ ngôi đền này vẫn còn, nằm ở đối diện khu đất của Quận đội, gần quảng trường Biên Hòa bây giờ. Ngày ấy mẹ M hay đội bát nhang, khấn lạy đức Trần Hưng Đạo và Thánh Mẫu... hồi ấy bé quá, chỉ đi theo mẹ mà xem người lớn cúng lạy và lên đồng.
Sau này, ra ngoài Bắc thì có viếng Phủ Tây Hồ ở Hồ Tây, vào thắp nhang cúng lạy bà chúa Liễu Hạnh.
Trong Nam thì mấy năm trước có đi Châu Đốc công tác và có ghé núi Sam, vào lạy Bà Chúa Xứ Núi Sam, riêng bạn bè thì năm nào họ cũng đến đó cầu xin cho gia đạo và làm ăn và tạ lễ. Riêng núi Bà Đen thì chưa đi lần nào.
Đi Đài Loan thì có đến Trúc Nam, viếng Thiên Hậu Thánh Mẫu (chữ Hán: 天后聖母) hay bà Thiên Hậu, còn gọi là "Ma Tổ" (媽祖), ngôi đền rất lớn, Mã tổ ngồi ở trên nóc đền, vừa đến Trúc Nam từ trên đường cao tốc đã nhìn thấy tượng thánh mẫu ở trên cao.
Nhìn chung, theo truyền thuyết, tất cả những ngôi đền thờ Thánh mẫu này đều được dân chúng duy trì từ xưa cho đến nay vì tính chất tâm linh, vì sự linh thiêng của các vị Tổ Mẫu này. Hàng năm, những đứa con cứ nườm nượp về xin Mẹ, xin Đức Mẫu cho sự bình an, hạnh phúc và thịnh vượng... dù có tin hay không tin, thì sự thật ấy vẫn tồn tại..
Nếu ta thấy thị trấn Trúc Nam và cả Đài Loan, thấy những kiến trúc, di tích và sự phát triển, thấy đời sống phúc lợi của người dân ở nơi đây, thấy ngày thứ 7 chủ nhật người già leo núi ngồi thảnh thơi ở những gốc cây trên núi Dương Minh Sơn hay thấy họ thong dong.., thấy duy trì đời sống tâm linh và hiện thực thì ta thấy cũng rất đáng quí trọng.
Và ta thấy nườm nượp người về phủ phục dưới chân bà Lý Thị Thiên Hương (cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật (bà đen) và có đức hạnh), dưới chân núi Sam bà chúa xứ để xin ân từ của Mẫu, thì ta cũng phải kính phục những sự duy trì tín ngưỡng tâm linh ấy.
Tựu trung, từ cổ chí kim, ai cũng cần có người mẹ, mà người vợ là hiện thân của người Mẹ, người vợ, người bạn đường duy nhất của đời người.. Những người đàn ông, dù đôi khi cũng có những "giá như.." lẩn khuất đâu đó, nhưng biết cội nguồn, biết thương yêu giữ gìn cái mái nhà, cái tổ ấm đã là bậc đại trượng phu quân tử, đã là người trọng giữ Đạo Mẫu của dân gian, đáng quí lắm thay! rồi.
Hihi.. đôi dòng vào sáng thứ 7 hôm nay, đừng nói cái cô này lại lạc đề đi mãi tận đâu đâu..
andro không bản năng đâu, cái bút kí đi Nhật của bạn thực sự ấn tượng, từng câu từng chữ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ, nó còn hiệu quả hơn lý luận dài dòng. Đơn cử: Người Nhật thích đi xe gì? Qua mục này mới thấy cái dân tộc ấy đáng kính nể vô cùng. Bạn có lý luận gì dài dòng đâu.
Trả lờiXóaBạn huynhtran
Trả lờiXóa"Tựu trung, từ cổ chí kim, ai cũng cần có người mẹ, mà người vợ là hiện thân của người Mẹ..."
Người Mỹ và người Âu không có tín ngưỡng đạo mẫu như người Việt cho dù họ cũng được mẹ sinh ra. Tại sao vậy ? Xuất phát điểm nền kinh tế của họ là du mục, dương tính. Người bách Việt phía nam sông Dương Tử làm nông nghiệp lúa nước, và như bu phân tích, từng cặp âm dương đất trời, mẹ bố...là xuất phát điểm của thuyết âm dương ngũ hành, tín ngưỡng thờ mẫu, điều này bu chỉ nói cực vắn tắt trong reply với ngduytan rồi. Nên lưu ý ở nhiều vùng, Bà Đất, Bà Nước, còn tồn tại dưới dạng nữ thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch, trong dân gian, ba nữ thần này còn được thờ chung như một bộ ba tam tài dưới dạng tín ngưỡng TAM PHỦ mà bạn đã từng viếng thăm như bạn kể...
Vâng, cám ơn về sự chỉ giáo của anh. M đọc các lãnh vực này chỉ lướt thôi mà chẳng chuyên sâu, nên chỉ nói theo cảm nhận của mình.
Trả lờiXóacasm ơn bác, bác có thể lam1 entry về chủ đề này không ạ để nhà cháu đỡ mất công sưu tầm, hihi, ví dụ sao ngay cả việc trong 1 chùa thờ Phật nhưng vẫn dành chỗ thờ các Mẫu Thượng Ngàn...
Trả lờiXóaAnh Bu ơi! hay lắm, anh viết về đề tài này đi anh Bu ơi!
Trả lờiXóaM chưa thấy bài viết đầy đủ về Đạo Mẫu ở VN và mối liên hệ với các nước Đông Nam Á cả!
Cám ơn anh trước! hihiii khi nào có dịp ra VT sẽ mời anh ly nước trắng nha!
Hehehe phải mời trước ly nước trắng để để bu tui lấy hơi mà viết chứ
Trả lờiXóaVậy thì Anh Bu tạm uống "ly nước nhìn" này nhé hihiii
Trả lờiXóaBạn bè mong được đọc bài viết của anh đó!
Đọc lại lần nữa em thấy hiểu thêm nhiều ! Em thích vô vi như Lão Tử !
Trả lờiXóaCháu đặt cục gạch đợi chú Bu xuất bài.
Trả lờiXóaBác Bu phổ biến kiến thức rất hay. Tiếc là bây giờ ở VN, Thần Tiên, Phật Thánh, tổ tiên đều bị biến thành thần Tài hết. Sao dân tộc ta bây giờ lại khát tiền đến thế bác Bu? Nếu nói đến đền chùa không cầu được tài lộc, danh vọng thì chắc họ không cúng nữa đâu. Thôi thì "tùy duyên hóa độ", bác cứ giáo hóa bằng những bài này, ai có duyên thấm được chút nào quý chút đó.
Trả lờiXóaAnh Toro không thấy là cuộc sống bây giờ nhiều thứ cám dỗ à. Đương nhiên họ cần đến tiền, khao khát tiền để có cuộc sống không chỉ gọi là "no" nữa mà là "hưởng thụ phè phỡn".
Trả lờiXóaChú nói hợp ý tui lắm, tui cũng khoái Lão tử, với Trang tử, còn ông Thích Ca thì chỉ đứng xa mà nhìn thôi, cho dù rất phục. Các cụ bảo là "Kính nhi viển chi" hehehe
Trả lờiXóaĐặt cho chú ly nước nhìn cũng được hehehe
Trả lờiXóaBài viết của anh Bu thật hay và bổ ích . Những ý kiến trao đổi đều sâu sắc và thú vị. Cám ơn anh Bu và các bạn. Em định viết một bài trao đổi học thuật vê Lão Tử túi khôn của nhân loại về Tri túc tri chỉ (biết đủ biết đúng) và Đạo đức kinh cuốn sách được đánh giá là một trong những kiệt tác văn hoá cổ phương Đông. Em tiếc là ít thời gian quá mà viết cẩu thả thì không dám nên xin phép anh được chép bài này về chuyên mục Lão Tử, Đạo Đức Kinh, Đạo Học tại http://hoangkimvietnam.wordpress.com để thu thập thông tin, đọc và suy ngẫm
Trả lờiXóaThư thư cho đến thứ hai bạn bè nhé
Trả lờiXóaDân gian có câu
Trả lờiXóaTiền là tiên là Phật
Là sức bật con người
Là cái lọng che thân
Là cán cân công lý
Là ý chí toàn dân
Là muôn phần sức mạnh
Tiền là đôi cánh
Bay quá thiên đàng
Bay dọc bay ngang
Bay sang cực lạc
Có tiền có bạc
Mới có Niết bàn
Lại có ý kiến nếu lập phiên tòa xử đồng tiền thì phải chia nó thành hai nửa, một nữa đày xuống Địa ngục nửa kia đưa lên Thiên đàng
Hehehe
Chú Hoàng Kim à
Trả lờiXóaCái bài ấy là tui trả lời cô cháu xinh đẹp tài hoa tudinhhuong chớ không phải là bài có tính cách nghiên cứu Lão tử. Cái túi khôn nhân loại ấy may ra có chú nghiên cứu mới tìm ra nhiều cái mới được. Đang mong chờ chú đây.
Bác Bu mà viết về những đề tài này là nhất rồi, đúng "chuyên môn" (tuy bác Bu hay khẳng định mình chỉ là một gã phu lục lộ), bài viết của bác Bu thấu đáo.
Trả lờiXóaNhư bác Bu đã viết rất rõ ràng, Đạo Đức Kinh, một học thuyết của Lão Tử, xuất hiện vào thời Chiến Quốc bên Trung Hoa (thế kỷ thứ tư trước CN), tuy nhiên cũng có truyền thuyết cho rằng ông sống vào thề kỷ thứ 6 trước CN, và cũng có những ý kiến cho rằng Lão Tử là một nhân vật truyền thuyết hơn là có thật. Bác Bu đã phân tích rất rõ để trả lời cho bạn tudinhhuong về những câu hỏi của bạn ấy, bài viết trả lời của bác Bu rất hay, đầy đủ.
Tôi chỉ xin góp thêm vài suy nghĩ về 3 câu hỏi mà bạn tudihhuong đã hỏi bác Bu. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà bạn đã hỏi câu này.
1/ Trong nhiều tài liệu cho rằng Đạo Đức Kinh là tác phẩm quan trọng của Đạo Giáo, có lẽ tương tự như Kinh thánh Cựu Ước hoặc tân Ước bên Thiên Chúa Giáo. Lão Tử được tôn làm Giáo chủ của Đạo Giáo gọi là Thái Thượng Lão Quân, coi ông như một hoá thân của "Đạo".
2/ Như bác Bu đã viết ở entry, đa số người VN theo đạo Phật với 7,93% dân số. Đạo Phật mà chúng ta thấy bây giờ thật ra không còn theo đúng như tôn chỉ "Kiến tánh thành Phật" của Đức Phật nữa, tất cả các chùa chiền bây giờ đều đi theo con đường nhang đèn, lễ bái, thâm chí là "cầu đảo", chẳng hạn lập đàn cầu an, cúng sao, cầu may, giải hạn, đốt vàng mã..., một hình thức nghi lễ tôn giáo của Đạo giáo xưa.
3/ Thờ Tổ Tiên, Ông Bà, là một hình thức tín ngưỡng phổ biến ở nhiều dân tộc vùng Đông Nam Á, không phải là tôn giáo, tuy nhiên dân gian cũng gọi là Đạo thờ ông bà... Những người theo tín ngưỡng này trong nhà cũng thường thờ Phật, đi chùa..., và cũng thường theo những nghi lễ, nghi thức Phật giáo hay làm, cúng bái, cầu đảo, đốt vàng mã...
Vài thiển ý nhân bài viết của bác Bu.
Em cảm ơn anh PNH nhiều nha!
Trả lờiXóaQuả là em còn thiếu sót nhiều trong việc tìm hiểu những điều này vì bao lâu nay em chỉ để ý những điều khác dễ tiếp cận và dễ phù hợp với ý thích hơn.
Chú bu vừa nói chuyện với ông Tiến sỹ rất dễ thương HOANG KIM
Trả lờiXóalại chuẩn bị hầu chuyện anh PNH đây.
Còn về tục thờ mẫu ở VN, đó là một tín ngưỡng dân gian cổ xưa ở VN, có lẽ bắt nguồn từ chế độ mẫu hệ xa xưa, coi người Mẹ như nguồn gốc của sự sinh sôi, che chở... Ở miền Bắc ngày xưa Đạo mẫu phát triển với việc thờ Tam phủ (Mẫu thiên, Mẫu thượng ngàn, Mẫu thoải (thuỷ), hoặc Tứ phủ (3 Mẫu trên thêm Mẫu địa), phổ biến của Đạo mẫu là tục lên đồng, bây giờ còn tồn tại nơi những Đền, Phủ...
Trả lờiXóaỞ miền Nam Đạo mẫu không rõ nét bằng miền Bắc, với những tục thờ bà Chúa Xứ, bà Thiên hậu, bà Tổ cô... Đức Quán Thế Âm bên đạo Phật, và Đức Mẹ bên Đạo Thiên Chúa cũng là một hình thức thờ Mẫu chăng?
@tudihhuong, người trẻ tuổi bây giờ ít để ý đến những điều trên là việc bình thường, nhưng biết thêm cũng hay lắm :-)
Trả lờiXóaBu rất nhất trí với những gì PNH nói trong Comment này
Trả lờiXóaRiêng về Lão tử bu xin nói thêm:
Vì tudinhhuong chỉ nhắc đến Đạo đức kinh và Đao giáo, nên bu tui cũng chi trả lời trong giới hạn ấy thôi mà không nói chi đến nhân thân Lão tử. Trong các tác gia triết học của nhân loại thấy có 3 cặp;
1) Mác -Lê. 2) Khổng- Mạnh. 3) Lão- Trang.
Hihihi 3 cặp vị chi 6 ông, 5 ông có trích ngang rõ ràng, chí ít cũng không đến nỗi mù mờ, riêng có Lão Tử thì tài trí đến như Tư Mã Thiên đời nhà Hán cũng gần như bó tay, nói chi đến hậu thế.
Chỉ có một điều chắc chắn mà từ cổ chí kim ai ai cũng phải thừa nhận, LÃO TỬ là một hiện tượng khá lạ trong lịch sử triết học của nhân loại. Ông là một triết gia lớn, ảnh hưởng tới cả Đông Á , ngang với Khổng tử, có khi hơn cả Khổng tử, thời nào cũng được dân tộc Trung Hoa tôn trọng.
Nói thiệt, trong 3 cặp bu tui thích cặp Lão - Trang hơn cả, họ đời hơn, người hơn, còn các ông Thích, ông Giê (su) thì chỉ kính nhi viễn chi thôi.
Hihi, nhất trí cao với bác Bu, với tôi tôi chú ý đến Khổng Tử và Lão Tử, nói đúng hơn là chú ý đến tư tưởng của 2 vị này, còn đối với Thích ca và Giê Su, tôi chú ý cả về 2 mặt của các vị, tư tưởng, đời sống, và với 4 vị tôi chú ý đến "Đạo" với ý nghĩa "Con đường", hơn là nghĩa Đạo giáo...
Trả lờiXóaTrường hợp Mác - Lê thì thú thật là tôi không rành :-)
Trời ơi! vào nhìn chẳng ai chú ý đến cặp ông Trời-Đất cả nè trời!!!
Trả lờiXóaTheo bu thì không phải có lẽ nữa mà tín ngưỡng THỜ MẪU bắt đầu từ chế độ mẫu hệ. Mà chế độ Mầu hệ lại xuất phát từ quan niệm người mẹ là hiện thân của sự sinh sôi nảy nở. Ngày nay ta còn nói tổ quốc là mẹ hiền. Nhà nước Việt Nam chỉ phong danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, phải chăng là một biểu hiện của tín ngưỡng thờ mẫu ???
Trả lờiXóaLà bu tui đang nói đến các cặp tác gia triết học của nhân loại chứ không nói đến các cặp khác trong thiên nhiên vũ trụ bạn à
Trả lờiXóaNói thêm về tín ngưỡng VN xưa, nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ còn có tục thờ Tứ pháp. Tứ pháp là: Pháp Vân (mây), Pháp Vũ (mưa), Pháp Lôi (sấm), Pháp Điện (chớp), Đó là những hiện tượng thiên nhiên gắn liền mật thiết, và chi phối đời sống của con người.
Trả lờiXóaTuy tục thờ Tứ pháp không hiện diện trong gia đình người Việt nhưng xưa khá phổ biến trong xã hội, ở miền Bắc có chùa Dâu thờ Pháp vân, chùa Đậu thờ Pháp vũ...
Hehehe ý kiến này của PNH lại mở ra một cuộc thảo luận dài dài nữa đây? Tại sao vậy? Người khoái Khổng thì phải khoái Mạnh. Ông trước "đẻ" ra ông sau. Ông sau tu chỉnh nâng cấp cho ông trước....Trong 3 cặp thì cặp nào cũng vậy.
Trả lờiXóaNhững cuộc bàn luận sôi nổi thế này cháu là hậu bối thích nghe lắm ạ.
Trả lờiXóaCháu vừa được "dạy dỗ" là phải biết ai nói sai ai nói đúng ở cơ quan. Dưng mà làm sao biết được ai nói sai nói đúng chứ ạ khi mà cái tâm con người không như cái lời nói của con người.
Vậy thì phải có một entry nói về cặp "TRỜI - ĐẤT" này nữa đó nhé anh Bu ơi!
Trả lờiXóaCái cặp này cũng hay lắm, TRỜI ĐẤT là dương âm, là cha mẹ, là CÀN KHÔN đấy. Nói đến vụ này đụng đến Kinh dịch và nhiều khái niệm triết học phương đông, gả phu lục lộ này chưa dám hứa trước được gì huhuhu
Trả lờiXóaAnh Bu ơi! đừng có huhuhu.. nhé!
Trả lờiXóaNgoài phạm trù này ra, hai chị em TDH và TTM còn chờ xem ý kiến của Anh Bu về :" Chữ Nôm hay chữ quốc ngữ mới là thuần Việt?" nữa đó, hihiiiiiiii
tudinhhuong à
Trả lờiXóa1- Các cụ dạy rồi, hậu sinh khả úy, tức kẻ sinh sau mới đáng sợ. Chú vào trang cháu cũng liều, chứ sợ lắm. Có liều thế mới học tập được, cái vụ tỉ lệ vàng ấy mà, hay biết mấy mà kể.
2- Chú đã từng đứng đầu một cơ quan của Bộ GTVT thì thấy rằng chân lý thuộc về kẻ mạnh, kẻ cầm quyền. Cái TÂM ở đây nhòe nhoẹt lắm cháu ơi
Và nhớ là đừng có nhắc đến gã "Phu Lục Lộ" nữa nhé, kẻo M lại hỏi vì sao bây giờ khi lái xe qua các khúc quanh có độ dốc mà tài xế cứ phải giữ vô-lăng mệt quá chừng chừng vậy! và vì sao đường xá bây giờ còn... gập ghềnh thế !!! Sẽ hỏi đó anh Bu ơi!
Trả lờiXóaChú nói vậy thì cháu không biết phân biệt và cư xử sao cho đúng nữa rồi.
Trả lờiXóaPhu lục lộ tui chỉ là anh cầm xà beng cuốc xẻng, cán bộ chỉ gì làm nấy, còn việc tắc xe, đường xấu, tai nạn GT, thì làm ơn bạn hỏi ông Đinh La Thăng bộ trưởng bộ GTVT hihihi
Trả lờiXóaNghe bác Bu và bạn tudinhhuong trao đổi tôi sực nhớ lại vụ còn nóng hổi: Tiên Lãng. Bác Bu nói rất đúng, bây giờ chân lý thuộc về kẻ mạnh. Hậu quả của một xã hội bao nhiêu năm cố gắng xoá đi cái tâm linh, văn hoá đích thực của con người, thay vào đó là những cái nhạt nhoà, hình thức... Để bây giờ lớp thế hệ sau sa lấy trong mớ bòong boong hỗn loạn và hỗn tạp... Hùhù!
Trả lờiXóaHihihi chính xác như PNH nói, xem ra tất cả đảo điên loạn lạc hết rồi, bất tận ngôn, không biết bắt đầu từ đâu để phân giải nữa
Trả lờiXóaThấy các bác bàn thảo xôn xao quá, kín hết mọi nhẽ rồi, em xin góp một câu nhân nói đến các cụ Khổng, Mạnh... đó là quan niệm Quân quân, Thần thần, Phụ phụ, Tử tử. Vua cho ra Vua, quan cho ra quan, bố cho ra bố, con cho ra con. Mỗi thời đại tiêu chí của Vua, của Quan... có sự khác nhau nhưng dù thời đại nào các vị cũng phải xứng đáng với cái tiêu chuẩn mà thời đại đời hỏi, nếu không thì xã hội là "mớ bòong boong hỗn loạn và hỗn tạp" thôi.
Trả lờiXóaAnh Bu . Được anh đồng ý và khuyến khích em xin đưa bài anh lên hai trang NGỌC PHƯƠNG NAM http://hoangkimvietnam.wordpress.com và DẠY VÀ HỌC http://dayvahoc.blogtiengviet.net
Trả lờiXóaBu rất vui vẻ đồng ý theo đề nghị của Hoàng Kim
Trả lờiXóa