NHÂN ĐỌC “TÊN XƯA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA” CỦA PNH
Trước giá sách có đến 70% từ điển của PNH.
(Có lẽ đây là lần gặp thứ 10 của bu với ông bạn sách vở. SG 2013)
I- Bác PNH có bài “Tên xưa của một
số quốc gia” được bạn bè bàn luận sôi nổi. Muốn
đọc toàn văn xin bạn theo địa chỉ http://ngochieppham.blogspot.com.
Bác PNH chọn ra 50 quốc gia được người Tàu phiên âm
ra tiếng nước họ. Bu chỉ trích ra 5 nước
có chữ “ba” trong số 50 nước như
dưới đây :
-
Ba Lan 钯 蘭. Pologne - Poland.
- Ba Lạp Khuê 巴 拉 圭.
Paraguay - Paraguay.
- Ba Lợi Duy Á 钯 利 潍 亞. Bolivie
- Bolivia.
- Ba Tây 巴 西. Brésil - Brazil.
- Ba Tư 波 斯. Perse - Iraq.
Sơ bộ bu tui thấy:
1- Những nước có tên gọi khác nhau khi phiên âm theo
âm Hán Việt đều có chữ đầu là “ba” (Ba
Lan, Ba Lạp Khuê, Ba Lợi Duy Á, Ba Tây,
Ba Tư)
2- Tuy đọc là “ba” nhưng tự dạng các chữ “ba” đó
khác nhau, cụ thể: 钯 (có hai chữ, bộ kim) 巴 (có hai chữ, bộ kỉ) 波 (một chữ, bộ thủy)
3- Bộ phận “po” (trong pologne)
và “bo” (trong bolivie ) đọc khác nhau nhưng đều được phiên âm
thành ba 钯 (bộ kim). Bộ phận “pa” (trong Paraguay) và
“Bré” (trong Brésil) được phiên âm thành ba 巴 (bộ kỉ). Tại sao vây? Có lẽ vì người Tàu không
đọc được vần “b”, gặp b họ phải đọc thành
“p”!!
4 - Bác PNH cho rằng “Người Tàu viết 3 chữ đó khác nhau và
chắc đọc cũng khác, mỗi cách đọc chắc là gần với âm gốc hơn”. “Chắc” là còn hồ nghi, vậy bu dẫn ra ba loại
chữ “ba” (có bộ khác nhau) với cách đọc của người Tàu để làm rõ thêm ý kiến bác PNH.
- Chữ ba bộ kim 钯 Tàu đọc là: “pá”
- Chữ ba bộ kỉ 巴 Tàu đọc là: “bà”
- Chữ ba bộ thủy
波 Tàu đọc
là: bò, bèi, bì
Qua đây, thấy người Tàu đã cố gắng phiên âm sao cho
khi đọc lên gần giống với âm gốc tiếng
nước ngoài. Nhưng giữa người Tàu với nhau thì tình trạng đồng âm dị nghĩa cũng
gây ra cho họ và người nước ngoài học chữ Hán vô vàn phiền toái. Bu thử tìm hiểu chữ “du” sau đây.
II- Tìm trong một số từ điển thấy Tàu có 34 chữ “du”
(chắc chắn còn nhiều hơn nhưng bu tạm
chấp nhận vậy). Có điều oái oăm là 34
chữ du nhưng chỉ có 4 cách đọc, cụ thể là:
+
Đọc là “yú” 19 chữ
+
Đọc là “tòu” 2 chữ
+
Đọc là “yòu” 11 chữ
+
Đọc là “jiù” 1 chữ
+
Đọc là “shú” 1 chữ
-
Bu sẽ dẫn ra 17 chữ “du” mà Tàu đều đọc là “yú” cùng với bộ và nghĩa của chúng để ta thấy
cái phiền toái của chữ Tàu.
1- 俞( bộ nhân): Phải, vâng lời. 2- 兪 (bộ nhập):
nghĩa như chữ số 1. 3- 愉 (bộ tâm): vui vẻ. 4- 揄 (bộ thủ): lôi, dắt. 5- 臾 (bộ cửu): Chốc lát. 6- 榆 (bộ mộc):
Cây du. 7- 毹 (bộ mao): Cù du là dệt lông làm thảm. 8- 渝 (bộ
thủy): Thay đổi, biến đổi. 9- 牏 (Bộ phiến): Tấm ván ngăn để đắp tường.
10- 瑜 (bộ ngọc): Ngọc đẹp. 11- 窬 (bộ huyệt): Đào tường, khoét vách. 12-
腴 (bộ
nhục): Béo, màu mỡ. 13- 蝓 (bộ trùng): Con sên. 14- 褕 (bộ y) Áo đơn có vạt trắng. 15-
逾 (bộ xước): Vượt qua, leo qua. 16-
覦 (bộ kiến): Muốn được, hy vọng. 17- 隃 (bộ phụ):
Tên huyện đời Hán. 18- 媮 (bộ nữ): Khéo léo. 19-歈 (bộ khiếm): Bài hát, ca dao.
- Do việc
19 chữ “du” đều đọc “yú” nên đã có đôi khi người nghe phải hỏi lại người
đọc “Ông đang nói du thuộc bộ gì” người
đọc phải giải thích cặn kẽ, người nghe mới hiểu được. May thay, tiếng Việt
với người Việt không đến nỗi phiền toái như vậy
Mèn ôi ...cái gì chứ chữ Nho và chữ Hán , NT đây mù tịt hè ! Nhưng qua bài viết này của anh Bu , NT cũng được học hỏi thêm về một số tên quốc gia được dịch ra và được đọc bởi người Tàu ...quả thật rất rắc rối về cách phát âm đối với người nước ngoài ...chả thế mà họ cứ bảo là tiếng Việt khó học đó sao ? NT nghĩ cũng đúng bởi cách phát âm của tiếng Việt mình ...coi vậy chứ phức tạp lắm bởi vì có quá nhiều dấu ? Mà ngay cả người dân của mình ở ba miền cũng phải vấp phải về cách phát âm không chuẩn đó cơ !
Trả lờiXóaHóa ra người đầu tiên đọc bài khô như ngói này ở tận bên Tây.
XóaNgôn ngữ nào cũng có cái khó riêng của nó
Nhưng tiếng Tàu quá sức lôi thôi. Mấy lần họ định cải tiến nhưng đành bó tay.
Thế như với cái chữ ấy họ làm giàu như vũ bão, vượt cả Nhật chí đứng sau Mỹ thôi
Đúng thế anh Bu ơi . Ở bên đây , tiếng Tàu cũng được xem là một trong những bộ môn ngoại ngữ ở các trường ....hỏng hiểu học sinh nghĩ sao mà chúng nói tiếng Tàu dễ hơn tiếng Anh . NT nghĩ nói thì có thể dễ . Chứ viết thì ôi chao khó lắm cơ bởi lẽ nó không có mẫu tự ?
XóaỘi, tiếng việt mình nó cũng ghê gớm đâu có kém bác Bu, tiếng Tàu họ đọc giống nhưng cũng may còn có chữ viết khác, chứ tiếng Việt mình đọc giống có khi nghĩa còn trái ngược nhau, mà viết cũng i sì còn... kinh hãi hơn, chẳng hạn như chữ MINH (17, 18 chữ gì đó), đủ thứ nghĩa, có nghĩa là SÁNG (bình minh), nhưng cũng có nghĩa là U TỐi (u minh). Gặp Tây Mỹ học tiếng Việt là bó tay :-)))
Trả lờiXóahaha, hình 2... cụ già mê sách vở đứng trước một cái giá sách :-)))
XóaĐứng trước giá sách nên em thấy 2 Bác cười tủm tỉm " phái" chí....Hihi
XóaPNH à
XóaPhong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam mà
Giáo mà thấy chữ Nho chữ Hán là giống như đang đi vào rừng rậm dzậy, hic... Nên chỉ sang thăm bác Bu thui rùi chào đi dzìa vậy! Chúc bác vui khỏe.
Trả lờiXóaEm sang chào Bác Bu rồi dìa nhé....2 đứa mình sang chào Bác Bu rồi dìa đi kiếm gì măm Giáo ơi.....đói gòi......Hihi
XóaGiáo à
XóaVào rừng rậm cũng thấy hoa thơm cỏ lạ chứ hihihi
Đọc bài của anh lại nhớ đến mấy tên ngày trước dùng nhiều giờ nói đến quên không biết là nước nào như Ái Nhĩ Lan, Phi luật tân , Lã phá luân....,
Trả lờiXóaChữ tầu thường âm khác nhưng do phiên âm sang mình nó lạc âm đi cũng nhiều.
Tam sao thất bản mà Sỏi
XóaTiếng Việt nhiều khi Mùa Thu Buồn còn chưa biết hết, huống gì sang tới tiếng Nho hay tiếng Apple.........Huhu.
Trả lờiXóaCũng nhờ 2 Bác " mê " sách vỡ nên tiêu chuẩn " người mẫu" vẫn như như hồi nẵm..........Hihi
Mùa Thu Buồn lại khiêm tốn rồi
XóaTôi với bác Bu cứ chăm chăm vào "món ăn tinh thần", không biết cái "tinh thần" nó có phình to không? chứ cái "vật chất" thấy... teo tóp quá, haha!
XóaBác PNH yên chí đi, ra đường thấy ai mập ú thì anh ấy thế nào cũng có bệnh gì đấy, nếu là kẻ có quyền lực khuynh đảo thiên hạ thì bệnh ăn cắp của dân. Gặp ai gầy kiểu "xương mai một nắm hao gầy thì" anh ấy mạnh khỏe, Mẫu người như bác PNH là lý tưởng của thời đại đấy.
XóaBu có anh bạn học cùng lớp trên Bình Dương, ông bố ra đi năm 106 tuổi. Sinh thời ông cụ còn gầy hơn nhiều so với bác PNH.
Coi chừng bạn blog ra đi hết , bác PNH ngồi lại một mình hihihi
Huhu............Bác Hiệp ơi! Sao giờ tui qua nhà Bác Hiệp khg được......Khg biết Bác Bu có qua bển được hay khg??? Tình trạng này sao giống nhà anh Hongngoc hồi lúc trước.....Hic....Hic
XóaBu vẫn sang được nhà bác Hiệp mà Mùa Thu Buồn
XóaTui vẫn vào nhà tui được mà, hìhì, đùa chứ tôi sang nhà MTB có sao đâu :-)))
XóaTui có biết đâu, tự nhiên hôm qua khg qua nhà Bác Hiệp được, nay lại qua được rồi các Bác ạ.........hem hiểu luôn, hay tui " quậy" quá............Hihi. Chắc tại mạng hay sao đó anh Bu và anh Hiệp à, thỉnh thoảng chắ nó cũng bị mát giống em đấy 2 Bác ạ......Haha
XóaHehehe ở bên Mẽo có khi bị lạnh dưới cả mát
XóaHai bác cứ chụp ảnh cạnh nhau là đẹp rồi. Nhìn ảnh, long hâm mộ. Nhưng vẫn mến phục sự uyên thâm về văn hóa.
Trả lờiXóaChúc hai bác vui.
Cảm ơn bác VanPham đã có lòng mến mộ
XóaHồi nào bác NHP và bác Bu "chơi luôn" cái vụ ông Khổng Khâu nhà mình "cái thằng thực dân đế quốc" phiên âm thành: Confucius nữa nhé hoặc cái tên Hắc Long Giang hay đến thế sao ghi trên bản đồ là Amouria ? Vậy là hai bác đã gặp nhau rồi! HN thì chưa biết ngày nào gặp được hai bác đây, kể cả bác VP nữa?
Trả lờiXóaHehehe bu tui gặp PNH từ cái thời Yahoo đâu khoảng 2005 thì phải tính ra 9 năm thâm niên rồi.
XóaHôm nào về Việt bác vù ra Vũng Tàu chơi một chuyến....
Nhìn hình bác Bu và bác H đứng trước tủ sách , M lại nhớ các dãy tủ sách của nhà bác Bu ở Đồng Hới . Thật là ngưỡng mộ lòng đam mê sách vỡ và kiến thức của hai Bác (-:
Trả lờiXóaBạn Bangtam à
XóaỞ đời có lẽ mê sách là vô hại
xin tiền mua sách mấy vợ cũng không kêu
Vào nhà sách nhìn chăm chú quyển nào thì bà xã cầm lên hỏi anh thích quyển này à...
.Hihihi
Đúng là hồng nhan tri kỷ bác Bu há. Hạnh phúc nào bằng.
XóaTrên đời có nhiều sự lạ
XóaNgọc Yến xuất hiện hôm nay cũng là lạ lắm hihihi
Theo BoBi tôi nghĩ thì cách phiên âm của Hoa ngữ cũng là theo thông lệ như ở Việt Nam phiên âm tiếng nước ngoài hiện nay. Ví dụ: Thủ đô Nga trước phiên âm dựa theo TQ gọi là Mạc-Tư-Khoa, nay phiên âm lại là Mat-xcơ-va. Thủ đô Pháp trước theo TQ đọc là Ba-Lê, nay phiên âm là Pa-ris,…
Trả lờiXóaTrở lại mấy ví dụ của bác Bu:
- Ba Lan . Pologne - Poland. Hoa ngữ ghi là 钯 蘭 vì hai chữ này được phát âm theo bạch thoại là pa-lan.
Tương tự:
- Ba Lạp Khuê . Paraguay - Paraguay. Hoa ngữ phiên âm 巴 拉 圭 là pa-la-gui (đọc là pa-la-guây)
- Ba Lợi Duy Á . Bolivie - Bolivia. Hoa ngữ phiên âm 钯 利 潍 亞 theo bach thoại là ba-li-wei-ya (đọc là ba-li-vây-ia)
- Ba Tây . Brésil - Brazil. Trước đây còn còn có một cách gọi khác là Braxin, nhưng người Hoa không phát âm kiểu bra mà gọi thẳng là Baxin nên khi phiên âm đã viết 巴 西, bạch thoại là ba-xi
- Ba Tư . Perse - Iraq. Hoa ngữ viết 波 斯 , bạch thoại phiên âm là bei-si, đọc là bây-si (Perse)
Như vậy cách phiên âm của TQ cũng là cố gắng dựa theo cách phát âm của quốc tế hoặc của ngôn ngữ nước ngoài cần phiên âm. Nhưng do ngôn ngữ của TQ rất đặc thù nên cách phiên âm chỉ tương đối (hoặc tạm được) trong phạm vi có thể. Khi ở VN dựa vào cách TQ đã phiên âm để chuyển sang cách phát âm Hán Việt thì đã là “tam sao” rồi (trong phiên âm phải lưu ý một điều là khi đọc lên có bị phản cảm hoặc ý nghĩa không hay so với nước đó hoặc với ngôn ngữ của chính nước mình
Đúng là phải quan tâm đến sự phản cảm khi phiên âm như bác nói
XóaBác Nano Bobi có cái còm rất hay kể chuyện lỡ dại mua phải sách " người đàn bà tôi yêu" của Hoàng Lại Giang và bị bác gái hô dẹp dẹp. Máy tính trục trặc bu lại dốt đặc về vụ máy móc nên làm mất tiêu cái còm quý hóa của bác, mong bác đại xá và phục hồi lại cho để bu tui và chúng sinh làm bài học nhớ đời
Trả lờiXóaBác H có tủ sách nhìn mà thèm nhỉ
Trả lờiXóaCám ơn bác Nguyên Sơn, có cái để thỉnh thoảng lôi ra đọc đỡ buồn :-)))
XóaChúc bác sức khỏe.
Chào bác Bu và mọi người.
Trả lờiXóaCách phiên âm của TQ tôi thấy bác Na no Bobi bình luận rất chuẩn. Ông bạn vong niên Vũ Công Hoan, dịch giả tiếng Trung, khi dịch gặp tên tác phẩm Giản ái, không rõ họ phiên âm cái tên gì. Cuối cùng thì hóa ra là tác phẩm Jên erơ.
Vì ta đọc theo Hán Việt nên nghe kì lạ. Thật ra, họ phiên âm rất sát tên của ngôn ngữ gốc như bác NaNo viết.
Cảm ơn bác Vu Nho đã sang bu đọc và có lời nhận xét
XóaHôm rồi thấy bác Bu khoe là "xin tiền mua sách mấy vợ cũng không kêu". Bạn Ngọc Yến tấm tắc là "hồng nhan tri kỷ" cũng không sai. Thấy gương bác Bu mà nhiều lúc mình tủi thân: Một lần mình mua được quyển sách "người đàn bà mà tôi yêu thích" của NV Hoàng Lại giang và một quyển thơ "Tình yêu thời a-còng (@), mang về hí hửng đang đọc thì bà vợ kính yêu đến gần liếc qua, rồi bất thần đi một đường chầu văn "- Thôi nhé, từ nay không có mua sách mua vở nữa đâu nhé. Tưởng nghiên cứu lý luận, tư tưởng gì, hóa ra bây giờ còn ao ước một người đàn bà nào nữa...Lại còn tình yêu a-còng có chết tôi không. Lưng đã cong như chữ c-còng còn chưa ngấm đòn, giờ lại a-còng với a-thẳng. Thảo hèn đêm nằm thỉnh thoảng lại mỉm cười. Thôi ừ nay cấm tiệt chuyện mua sách, nhớ chưa...
Trả lờiXóaBác Nano Bobi tuyệt vời luôn
XóaTuyệt không phải được nghe bà xã chầu văn mà làm bu tui nhớ lại nỗi đau thương sâu sắc của mình cách nay khá lâu..
.Bu tui cứ hai tuần lễ post bài mới nay phá lệ post bài mới sớm hơn với tựa đề "HIHIHI... ĐỒNG THANH TƯƠNG ỨNG" Đấy là một phần câu nói các cụ đồ nho "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu".
Thì lâu lâu cũng phải đổi món chớ cứ chữ vuông chữ tròn hoài thiên hạ ngán liền hihihi
nhờ đọc bài này hôm nay em mới được diện kiến bác Hiệp đó :)
Trả lờiXóaNô cũng vậy! Cám ơn bác Bu!
XóaNgoài đời bác ấy gầy nên trông trẻ trung lắm
XóaBác No à
XóaBác ấy chụp ảnh thiên hạ đẹp nhưng ngại đưa ảnh mình lên blog hihihi
Đọc bài này, và nói chung vào nhà bác Bu, Cầu tre cứ hoa cả mắt chóng cả mặt..
Trả lờiXóaChỉ biết nhìn qua nhìn lại mãi xem có bớt hoa mắt chóng mặt không thôi ạ! :)
Thế là bu tôi có tội rồi, biết làm sao được đây hihihi
XóaĐọc bài này dù không hiểu hết nhưng thấy được tài nghệ của hai bác, bác nào cũng cao thủ hết é.
Trả lờiXóaChúc hai bác khoẻ và có nhiều nghiên cứu phục vụ cho người đọc.
Chúc mừng PS đã trỡ về an toàn và sang đọc bài viết khô rang như ngói của bu tui
XóaCảm ơn ban PS nhé