Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

CÂY SUNG ĐỒNG HỚI

                              cây sung Đồng Hới

                                                   Ảnh Trần Ngọc Hùng

                                          

 

Bài này đã đăng ở VietNamNet ngày 30.11.06 (kí tên Nguyễn thị Thu Hà) nay post tặng bạn blog yêu mến dòng sông Nhật Lệ, đã từng đến và sẽ đến trong nay mai với Đông Hới, thành phố rất giàu cát trắng và nắng vàng ...

 

 

 

Trong vòng từ tháng 10 trở lại đây có quá nhiều tin vui từ thủ đô Hà Nội truyền về cái thành phố nhỏ nhắn trên bờ sông Nhật Lệ này. Người dân Đồng Hới đang hân hoan với hai sự kiện: Việt Nam được gia nhập WTO và Hội nghị Cấp cao APEC14 thành công rực rỡ tại thủ đô Hà Nội. Thành phố  như bừng dậy, trẻ ra. Trên khuôn mặt mọi người, từ các em học sinh cắp sách đến trường, những người làm trong cơ quan xí nghiệp, cho đến các bà các chị bán mua trong chợ Ga, chợ Thành Phố... đều ánh lên niềm vui rạng rỡ. Người ta truyền nhau những mẩu tin in lời thủ tướng Nhật Shinzo ABe " Việt Nam đang phát triển như rồng bay - đúng như cái tên Thăng Long xưa của Hà Nội " hoặc câu nói của bà ngoại trưởng Mỹ C. Rice " Việt Nam nơi có sức sống mãnh liệt nhất mà tôi từng đến "... Người Đồng Hới cảm ơn bà về lời nói đó, nhưng cũng rất tiếc cho bà chưa có dịp đến thăm Đồng Hới. Bà sẽ biết người dân Đồng Hới đón nhận niềm vui thấy đất nước mình cất cánh bằng một cách rất lạ là thắp hương dưới gốc một cây sung cạnh tượng đài anh hùng Nguyễn Thị Suốt. Họ tin cây có tri giác và là nơi quần tụ hồn thiêng của bao thế hệ đã ngã xuống để họ có niềm vui hôm nay. Cây sung do ai trồng và đã bao nhiêu tuổi không ai biết. Chỉ biết là trong chiến tranh, thành phố Đồng Hới bị đạn bom san bằng, nhà cửa không còn đã đành, cây cỏ cũng bị tuyệt diệt. Nhưng không hiểu phép lạ nào phù hộ cho cây sung vẫn sống và sống mạnh khoẻ. Đã ba mươi năm qua, các vết thương không còn rỉ mủ nhưng vẫn để lại dấu vết xù xì trên thân mình như một chiến binh can trường đầy mình thương tích. Và lạ hơn, năm nào nó cũng cho quả sai hơn bất cứ cây sung nào được người ta chăm chút trong các vườn nhà. Người Đồng Hới xem cây sung như một chứng tích lịch sử, một người bạn thuỷ chung có sức sống thiêng liêng và mãnh liệt. Hình như nó cũng như người dân xứ gió Lào cát trắng này, biết nén đau thương của quá khứ để hướng đến tương lai phồn thịnh và phát triển. Vâng, đấy là cây sung Đồng Hới quê hương yêu dấu của tôi, một minh chứng cho phát biểu của bà ngoại trưởng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.




Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2009

TẢN MẠN NHẬT LỆ.

 

                                      DSCN1654

                                                      Bình minh Nhật Lệ

 

 

                                       DSCN0976

                                                         Cầu Nhật Lệ

 

                                         Picture 020

 

                             Khách sạn SÀI GÒN - QUẢNG BÌNH trong sương sớm

 

                               POST TẶNG BẠN NẶNG LÒNG VỚI NHẬT LỆ

                         CHO DÙ CHƯA MỘT LẦN NHÌN THẤY DÒNG SÔNG

 

 

Mươi lăm năn trở lại đây một số người viết vể Quảng Bình cho ra đời khá nhiều sách địa chí làng xã, di tích và danh thắng. Thống kê sơ sơ đã có gần 20 quyển. Chẳng hạn "Địa chí Bảo Ninh", "Địa chí làng Thuận Bài", "Địa chí xã Thanh Trạch" của Nguyễn Tú. "xứ Ròn - Di Luân  thời gian và lịch sử" của Thái Vũ và Trần Đình Hiếu...Xa hơn nữa là "Những bài học lịch sử Quảng Bình 1937" của Lương Duy Thứ. "Địa lý lịch sử Quảng Bình - 1902" của Léopold Cadiere. "Ô Châu cận lục -1553" của Dương Văn An...Nhưng trong ngần ấy sách (kể cả những quyển chưa liệt kê ra ) Không thấy có tác giả nào chuyên tâm nghiên cứu các con sông và xuất xứ tên gọi của nó như là một đối tượng của chuyên ngành Địa-Văn hoá.

      Tôi làm nghề bắc cầu qua sông, đã nhiều lần ngụp lặn trong cái đẹp mê hồn của những Kiến Giang, Đại Giang, Linh Giang,  Nhật Lệ...nhưng như một kẻ phụ tình, không hiểu biết gì những cái tên lấp lánh trong kí ức suốt mấy mươi năm. Mãi đến gần đây, mới biết được sông Nhật Lệ từng có tên Đại Uyên và sông Ròn từng có tên Đồ Lê. Không hiểu Đại Uyên Và Đồ Lê đã phải là tên "quai nôi" của hai con sông này chưa? Chỉ biết là hai cái tên cổ ấy được ông Lê Đại Nguyên sống ở triều Lương Võ Đế (505-5430) ghi trong sách "Thuỷ kinh chú" (1). Thực ra ông Đại Nguyên chỉ làm cái việc chú giải bộ sách "Thuỷ Kinh" từ thời nhà Hán (111 trước CN đến 43 sau CN) . Vào thời này người Hán đã "Diệt được Nam Việt lập thành bộ Giao Chỉ - cầm đầu là một viên Thứ sử, đóng đô ở Mê Linh, Yên Lãng - Vĩnh Phúc" (2). Trong bộ Thuỷ kinh, người Hán đã ghi chép rất tường tận về sông ngòi ở chính quốc cũng như ở các vùng đất mà họ thôn tính được. Vậy hai tên Đại Uyên và Đồ Lê hẳn phải được chép từ bản gốc thời nhà Hán cách nay ngót 2000 năm.

      Rõ ràng tên gọi Nhật Lệ xuất hiện sau sách "Thuỷ kinh chú" của Lương Võ Đế, nhưng cụ thể là vào ngày tháng năm nào thì chỉ có các bậc đại thức giả mới trả lời được. May thay, kẻ thiển học này dò ngược lịch sử và tìm được tự dạng hai chữ Nhật Lệ trong bộ sử cổ nhất của nước ta viết bằng chữ Hán là "Đại Việt sử ký toàn thư" do sử gia Lê Văn Hưu viết xong từ năm 1272 cuối đời Trần Thánh Tông. Ở mục Bản kỷ toàn thư quyển III trang 47, tờ 37a-b, sử quan Lê Văn Hưu viết: 秋 七 月 占 成 國 人 具 般 等 逃 歸 其 國 至 日 麗 寨 人 執 送 京 師 (thu thất nguyệt Chiêm Thành quốc nhân Cụ Bàn đẳng đào quy kỳ quốc chí Nhật Lệ trại nhân chấp tống kinh sư) nghĩa là :"Mùa thu tháng bảy, người nước Chiêm Thành là bọn Cụ Bàn trốn về nước, đến trại Nhật Lệ bị người trại ấy bắt được giải về Kinh sư" (3). Trích dẫn câu trên là một công đôi việc: Khẳng định được tự dạng chữ Lệ ( 麗 ) trong rất nhiều chữ Lệ của người Hán, có nghĩa là đẹp đẽ, rực rỡ. Lại tính gần đúng, cũng con sông ấy được mang tên Đại Uyên  từ thời Hán (111- 43) đến sau thời Lương Võ Đế (543 - ? ) khoảng 1200 năm. Lại mang tên Nhật Lệ từ thời Lê Văn Hưu đến nay là 738 năm. Thực ra còn lâu hơn thế, vì khi sử quan Lê Văn Hưu đặt bút viết sách thì hẳn là tên Nhật Lệ đã có trước đó rồi.

      Tôi vẫn nghĩ một người không thông thạo Hán học cho lắm cũng trả lời ngay được Hồng Hà là sông đỏ, Hương Giang là sông thơm. Nhưng hỏi Nhật Lệ là gì hẳn anh ta không trả lời chóng vánh được. Lại nữa, Nhật Lệ là  từ Hán Việt nhưng theo tôi không nhất thiết do người Hán đặt ra. Mà có thể họ đọc "trại" tên (gì đó) của tộc người Mã Lai - Đa Đảo đã từng sinh sống ở vùng này. Chả nhẽ  một tộc người đã từng làm nên văn hoá Sa Huỳnh, Bàu Tró, dựng nên quốc gia Lâm Ấp (năm 196) (4) lại không có tên  gì để gọi  con sông của xứ sở ? Nhà nghiên cứu Nguyễn Tú đã kê ra 33 từ Chăm có âm na ná tiếng Việt Quảng Bình. Chẳng hạn Thuk (lặng lẽ, bình yên) rất gần với tên chợ "Thùi" ở  làng Thạch Bàn huyện Lệ Thuỷ. Brong (lỗ rổng trong thân cây) mà người nuôi ong ở Quảng Bình vẫn gọi là "bọng ong" (5). Vậy Người Lâm Ấp trước đây gọi sông Nhật Lệ là gì?  Có lẽ phải chờ hậu thế kiến giải ! Ta hãy bằng lòng với từ Hán Việt  Nhật Lệ rất gợi cảm, đã từng làm nao lòng không biết bao văn nhân, thi sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ,  tự cổ chí kim.  Số người giải thích nghĩa hai chữ Nhật Lệ khá nhiều với nhiều cách khác nhau. Nhìn chung người ta tra nghĩa tự vị của từng chữ rồi ghép lại. Phải cái chữ Hán đồng âm dị nghĩa nên mỗi cách ghép lại tạo ra một nghĩa khác nhau. Trong từ điển Thiều Chữu có dẫn ra hai chữ nhật. Chữ thứ nhất () nghĩa là ngày, là mặt trời. Chữ thứ hai ( ) nghĩa là chạy ngựa  trạm.  Nhưng Lệ thì có đến ...17 chữ, chỉ xin dẫn ra vài chữ làm ví dụ: Chữ thứ 9 ( ) là nước mắt, chữ thứ 14 (   ) là con hàu, chữ thứ 17 (   ) là rực rỡ đẹp đẽ.  Do vậy, người cho lệ  là con hàu thì bảo Nhật Lệ là ngựa trạm qua bãi hàu. Mới nghe thấy có lý vì địa danh Quán Hàu nằm trên đường thiên lý vượt qua sông Nhật Lệ. Người khác hiểu lệ là nước mắt lại cho rằng Nhật Lệ là ngày buồn, ngày của nước mắt, rồi viện ra hai chuyện tình lâm li trong lịch sử để minh hoạ: Rằng năm 1044 vua  Lý Thái Tông đưa quân  vào đánh Chiêm Thành chém được vua Chiêm là Sạ Đẩu, bắt sống thứ phi của Sạ Đẩu là nàng Mỵ Ê đưa về Đại Việt. Đoàn chiến thuyền của Lý Thái Tông hành diện đến Lý Nhân, vua sai nội nhân thị nữ gọi Mỵ Ê sang hầu. Nàng phẩn uất, ngầm quấn chăn vào người rồi nhảy xuống sông tự vẫn. Xác nàng trôi về phương nam, dạt vào sông Nhật Lệ...Lại vào năm 1306 tức 263 năm sau vụ Mỵ Ê, vua Trần Anh Tông muốn giữ hoà hiếu với Chiêm Thành bèn gả công chúa Trần Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân. Phải vâng lệnh cha lấy người mình không yêu, nàng Huyền Trân khóc suốt cuộc hành trình  từ Đại Việt vào đất Chiêm. Nước mắt nàng dâng đầy thành sông Nhật Lệ...Nhưng tuyệt đại đa số người ta giải thích Nhật Lệ (日 麗 ) là "Ngày Đẹp". Nghe ra không ổn, vì tên một con sông sao lại đưa đơn vị thời gian là ngày vào ?  Với lại muốn là ngày đẹp thì tính từ đẹp (Lệ) phải đứng trước danh từ ngày (Nhật) thành ra Lệ Nhật, cũng như tính từ thơm (Hương) đứng trước danh từ sông (Giang) để có Hương Giang vậy. Thực ra trong  văn phạm chữ Hán chữ "Lệ" có thể đóng nhiều vai. Khi là động từ nó chỉ sự phụ thuộc, kèm theo, liên quan. Khi là tính từ hoặc danh từ nó chỉ sự đối xứng, đẹp đẽ, rực rỡ (6). Nếu quan niệm chữ Lệ trong Nhật Lệ  là tính từ thì Nhật Lệ không phải là một từ kép để chỉ con sông, mà thành ra một câu có nghĩa: Mặt trời (thì) rực rỡ. Đối tượng quan sát ở đây là mặt trời nói chung. Vì đứng trên núi, đứng ở biển, hoặc bay trong không trung mà thấy mặt trời mọc đều nói được như thế. Cũng giống như người xưa viết 風 和 日 麗  (phong hoà nhật lệ) tức là gió (thì) êm, mặt trời (thì)  rực rỡ. Gió và mặt trời  ở đây cũng chung chung, không chỉ vào một nơi nào cụ thể. Do vậy tôi vẫn nghỉ rằng Nhật Lệ trong trường hợp này là một danh từ kép chỉ một con sông cụ thể ở thành phố Đồng Hới Quảng Bình. Nó được ghép bởi một danh từ đơn (Nhật) với một danh từ đơn khác (Lệ) và ngầm hiểu có đại từ sở hữu "chi"  ( ) ở giữa. Cũng như khi ta nói "nhân tài" ( 人才) hoặc "nhân lực" (人 力 ) là ta đã giản ước đi chữ "chi" ( ) của hai mệnh đề "nhân chi tài" và "nhân chi lực",  tức tài của người và sức của người.  Trong quá trình viết bài này tôi may mắn được ông Ngô Đức Thọ (7) đưa cho tham khảo quyển "Nhật Dụng từ điển" của Đài Bắc xuất bản 1990. Ở mục chữ Lệ () là danh từ, tác giả sách dẫn ra một câu thơ của Hồ Thiên Du: 日 之 麗 不 無 之 燭  ( nhật chi lệ bất vô chi chúc giả) nghĩa là : sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời thì không nơi nào là nó không chiếu đến được. Lấy ba chữ đầu 日 之 麗 (nhật chi lệ) và giản ước đi chữ  chi ( ),  ta có từ 日 麗  (nhật lệ) có nghĩa là SỰ RỰC RỠ CỦA ÁNH MẶT TRỜI. Hẳn là người xưa đã đứng ở bờ nam dòng sông  nhìn về hướng đông là cồn cát Bảo Ninh những lúc mặt trời mọc. Khi mặt trời nhô lên khỏi đụn cát thì con sông chạy theo hướng nam bắc lấp lánh sáng trên một chiều dài hàng trăm mét. Người Đồng Hới vẫn có cái thú ra bờ sông ngắm mặt trời mọc. Dẫu có đến ngàn lần thì cứ vẫn háo hức như là mới thấy lần đầu. Vâng, đấy là Nhật Lệ, là dòng sông làm nặng lòng nhiều tao nhân mạc khách của vùng đất miền Trung.

 

************

 

(1): Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh NXB Thuận Hoá 1994

(2): Lịch sử Việt Nam tập I-NXB KHXH 1976

(3): Đại Việt sử ký toàn thư NXB KHXH năm 1998

(4): Lịch sử Việt Nam tập I- nhiều tác giả NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1983.

(5): Sử ký Quảng Bình của Nguyễn Tú 1996

(6): Hán văn GKT tập I- NXB Đà Nẵng 1997của Võ Như Nguyện và Nguyễn Hồng Giao.

(7): Ông Ngô Đức Thọ nguyên công tác ở Viện Hán Nôm , người đã thâm niên  trên 50 năm dịch chữ Hán. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2009

CHUYỆN CỨ NHƯ BỊA

 

                                                  

                                         30237DCAUTDX33CADZT38UCA3P078PCASTGRZNCAO4XCWOCAZ0A0X9CAVJQI4ICAOPPFTQCA7BWP8YCADOJ2NCCA3RTFE9CA7YISCTCAHJ8P3ICAG12H5VCAW0V60GCA2R2H5DCALYGZHACAHIV4Y2

 

Chàng trai ấy có hình thù xấu xí, tả cái xấu cuả chàng thì không cùng. Chỉ biết là các bà mẹ khi dỗ con không nghe thì đưa chàng ra doạ. Đứa bé đang khóc nín ngay, đang mè nheo cái gì cũng thôi liền. Chàng sống độc thân trong mái nhà xiêu vẹo ở rìa làng, cạnh một cây đa cổ thụ. Sau những buổi cày thuê cuốc mướn chàng chỉ biết nằm khểnh, lấy tiếng gió xào xạc trên cành cây, tiếng cu gáy sau luỹ tre làng làm vui. Dân làng thương quý chàng, song không có cô gái nào chịu làm vợ một chàng trai xấu xí đến thế. Một buổi tối mưa gió gầm gào, nghe tiếng đập cửa, chàng ra mở thì thấy một người hành khất áo quần ướt đẫm xin ở tạm một đêm. Chàng trai đưa người hành khất vào cho ăn, lại đốt lửa cho sưởi. Đến lúc quan sát kỹ người khách không mời, chàng ta mới lóa mắt, một cô gái trẻ măng, đẹp như tiên sa nhưng lại mù cả hai mắt. Cô gái lưu lại nhà chàng mấy hôm. Khi chàng đi làm thì nàng ở nhà lo việc bếp núc dọn dẹp nhà cửa, chàng về là có cơm lành canh ngọt. Mấy lần người khách ướm lời ra đi nhưng xem ra dùng dằng cất bước. Còn chủ nhà thì rất sợ giây phút giả từ báu vật trời cho. Một hôm chàng chân thành nói lời tỏ tình, mong nàng nhận lời làm vợ, chàng hứa sẽ hết lòng yêu thương vợ như một người chồng tốt nhất trên đời...

    Vợ chồng chàng trai sống với nhau rất tâm đầu ý hợp, người đẹp nội trợ, chàng trai lao dộng cật lực trong niềm hạnh phúc cứ như mơ. Thế rồi vợ ốm nặng, chàng trai dốc lòng thuốc thang. Chàng không tiếc một thứ gì để làm cho vợ khoẻ mạnh tươi vui. Ông thầy thuốc hàng ngày đến điều trị cho nàng một hôm đưa dụng cụ nhãn khoa ra khám và nói với người chồng: Vợ anh là một nhan sắc hiếm có, chỉ tiếc là đôi mắt không nhìn được, nếu anh đồng ý tôi sẽ chữa cho đôi mắt cô ấy sáng lại. Nghe thế chàng trai mừng như được một núi vàng, và lập tức buồn rầu lo lắng như chính cái núi vàng vừa được bổng nhiên tan biến. Nếu sáng mắt ra thì liệu nàng có chịu chung sống với người chồng xấu xí như ta nữa không. Câu hỏi đó cứ ngày đêm dày vò chàng. Ông thầy thuốc lại nhắc: Nội trong năm nay anh phải quyết định có chữa mắt cho vợ không. Còn nếu để sang năm thì tôi không còn khả năng chữa được nữa. Cho đến nay chàng trai vẫn đang khổ sở suy nghĩ. Trả lời không với thầy thuốc thì có tội với vợ, là nuốt lời hứa. Trả lời có thì cuộc đời chàng tan nát.

Chàng trai có lần hỏi tôi, tôi chỉ hẹn lần, bảo là còn năm tháng nữa mới hết năm vội gì. Kỳ thực, tôi cũng lúng túng không biết nên khuyên bảo chàng thế nào cho phải. Bảo từ chối lời đề nghị của thầy thuốc thì nhẫn tâm với người đẹp. Bảo chàng nhận lời thầy thuốc là làm tan nát cuộc đời anh ta. Bạn nào có cách gì hay giúp chàng trai trong cơn khó khăn ngặt nghèo này không??

 

Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2009

CON NÍT HAY CON SÍT

                                       DSC_0130

 

                                                Ba thế hệ nhà Bulukhin

 

 

Một dạo bên nhà TORO có cuộc tranh luận thú vị về bài Trống Cơm - dân ca quan họ Bắc Ninh . “Một bầy tang tình con sít” hay “một bầy tang tình con nít”. Chủ nhà TORO có đưa lên một bài nghiên cứu khá tỷ mỷ của một người bên Tây khẳng định là nít, nhưng xem ra chưa thuyết phục được mọi người. Bu tui trước sau như một, vẫn nghỉ là “con sít” chứ không phải là “con nít”.

  * Trong dân ca quan họ, nếu cứ hỏi nhau từ này là gì, câu này là gì thì hầu như ai cũng bí rì. Chẳng hạn “ấy mấy lội” thì “ấy mấy” là gì ? Chẳng gì cả, mà chỉ là tiếng đưa đẩy hoặc lấy đà cho câu hát uyển chuyển mềm mại. Đấy là chưa kể có những câu hoàn chỉnh nhưng vô nghĩa như trong bài “Bắc kim thang cà lang bí rợ, cột qua kèo là kèo qua cột…”. Ngay hai chữ kim thang đã tối nghĩa rồi, mà phải là kim than mới đúng. Từ điển Huỳnh Tịnh Của (năm 1895 trang 976) giải thích : Ngựa kim than là ngựa kim sẫm màu, và ở  trang  86 giải thích: “cà lang lúa” tức bó lúa chất đống cao. Đây là bài đồng dao xuất xứ từ Nam  Chi”, tức là hỏi sao chú bán ếch không té theo chú bán dầu cho luôn thể !  Bọn le le thấy thế không thương cảm lại mừng vui “đánh trống thổi kèn”…Nữ sĩ tài danh Hồ Xuân Hương chữ nghĩa đầy mình vẫn “ngang nhiên” làm một câu thơ thất luật:  “một đèo một đèo lại một đèo” (Đèo Ba Dội). Theo luật “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” thì chữ đèo thứ tư phải trắc, chữ một thứ sáu phải bằng. Vậy mà từ cuối thế kỉ 18 cho đến đầu thế kỉ 21 này người đời vẫn khen là hay!  và lâu nay hầu như, truyền hình, sân khấu cứ trình diễn “Bắc kim thang cà lang bí rợ…” mà không hiểu nó là gì. Chưa kể mấy câu sau tàn nhẩn, thiếu tình người: “Chú bán dầu qua cầu mà té, chú bán ếch ở lại mà chi !

*  Đã có nhiều người hát:  một bầy tang tình con xít, tức chính là con sít, vì người bắc gọi “làm sao” thànhh “làm xao”, chữ S biến thành chữ X, “sít” mới thành ra “xít”, chứ hoàn toàn không phải con bọ xít có mùi hôi. Sít là giống chim kiếm mồi trong nước, không đi thành bầy, nhưng làm sao lại không có chuyện nhiều con sít ngẫu nhiên cùng kiếm ăn trên cùng một vị trí?  Nhện cũng không chăng tơ thành bầy, nhưng không loại trừ khả năng nhiều con nhện tình cờ cùng chăng tơ trên một cành cây. Vậy, một bầy tang tình con nhện là đúng chứ sao. Mà dân gian nói  một bầy tang tình con nhện được thì tại sao lại không nói  được một bầy tang tình con sít ? Ở đây chúng ta phải chấp nhận sự tương đối của ngôn ngữ như đã nói về bài thơ nữ sĩ họ Hồ ở trên.

*  Khi xét con sít hay con nít mà chỉ  thuần túy chú mục vào tu từ, và ngôn ngữ không thôi là phiến diện. Bốn ô nhịp sau đây diễn tả trạng thái lội trong bài Trống cơm viết theo gam la trưởng (ba dấu thăng cho các nốt : pha, đô, xon) (1).

 

    DSCN0555

 

Ba chữ lội có cấu tạo như nhau, tức là mi luyến lên pha thăng. Mi pha vốn cách nhau nửa cung, nhưng do pha đã thăng lên rồi nên  quảng hai mi - pha# này vừa chẵn một cung. Tức là mặt nước không phẳng lặng, mà nhấp nhô ở mức lăn tăn, đều đều. Nếu là bầy con nít lội, mình ngập nước nhưng chân còn đi được trên đáy sông, (hoặc ao hồ) thì làm sao mặt nước nhấp nhô như ba chữ lội mà âm nhạc mô tả? Chỉ có bầy chim sít bơi mới làm mặt nước nhấp nhô như vậy thôi .

-----------------------------------------------------------------------------------

 

(1) Ghi theo sách Dân ca tập 7 xuất bản tháng 8 năm 1960.  Tiếc là trong bản  này vẫn in là con nít.  

 

 

Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009

ĐÔI LỜI VỚI BẠN TKO

                     

                                          38610006 copy

                                                   Vách đá Phong Nha

 

                                                DSCN1662

                                              Bình minh trên sông Nhật Lệ

             

                                                                              

Bạn TKO trên YH360 hỏi: Tại sao sau quẻ Kí tế lại đến quẻ Vị tế mà không phải là quẻ khác? (1)

 

Quẻ Thủy Hỏa Kí tế và quẻ Hỏa Thủy Vị Tế nằm trong hệ thống 64 quẻ của Kinh dịch (2). Từ khái niệm âm và dương gọi là lưỡng nghi, người xưa lập nên thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương, gọi là tứ tượng.  Từ tứ tượng lập nên bát quái, tức 8 quẻ (quái = quẻ).  Người xưa thấy 8 quẻ còn ít quá, chưa thể giải thích được hết thảy thế giới vật chất và tinh thần nên lập ra 64 quẻ (82 = 64). (Toàn bộ sự hình thành từ lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái, 64 quẻ,  Bu có nói và vẽ hình minh họa trong Entry " BÀN THÊM VỀ BÀI CÓ ĐÔI CỦA BẠN PNH" ngày 16 tháng 5 năm 2009 ở blog Multiply này, mời bạn tham khảo thêm)

      Khảo sát tính chất của 64 quẻ trong Kinh dịch ta có nhận xét là:

Quẻ số lẻ tốt thì quẻ số chẵn tiếp theo xấu hoặc không tốt bằng. Hoặc quẻ số lẻ tốt theo tính cách dương, thì quẻ số chẵn tiếp theo tốt theo tính cách âm, Bu dẫn ra vài ví dụ:

* Quẻ số 1 Thiên Vi Càn: Tượng trưng cho đấng sáng tạo, sự thành công,  sự chuyển động mạnh mẽ của vũ trụ, sự quyết đoán, sự hoạt động quý phái, sự kiên nhẫn, dương tính.

* Quẻ số 2 Địa Vi Khôn: Tượng trưng cho người thọ cảm, hy sinh , nhu hòa, biết lúc nào tiến lúc nào thgoái đúng lúc, và luôn kiên trì đi đến mục tiêu, đôi lúc yên phận thủ thường  đến gần như tiêu cực. quẻ này tượng trưng cho phái nữ, đất, sinh đẻ, khởi đầu, phát triển, thụ động, êm ái, mềm mỏng, sự hòa thuận, ngoại giao, thành công âm tính.

* Quẻ số 23 Sơn Địa Bác: Tượng trưng cho sự bùng nổ, sự gián đoạn, sự gảy đổ trong gia đình, sự sụp đổ, sự hủy hoại,  mất thời gian, xuất huyết nảo, hỏa hoạn, phá sản, sự suy thoái, báo động, tán loạn, tiểu nhân thắng thế.

* Quẻ số 24 Địa Lôi Phục: Tượng trưng cho sự trở về, chấm dứt cho một thời kỳ đen tối đã đi qua, sức mạnh, khúc quanh, sự thay đổi, sự chỉnh lý hay một sự hòa giải sau một thời kỳ gián đoạn, sức khỏe trở lại, người không trung thành trở lại gia đình, sự đổi mới sự tăng trưởng.

     Kết quả  khảo sát trên không ngoại trừ hai quẻ liền kề là quẻ Thủy Hỏa Kí tế số 63 và quẻ Hỏa Thủy Vị tế số 64. Bản thân hai từ Kí tế và Vị tế đã nói lên tính chất của nó. Kí (既) nghiã là đã, rồi. Tế (穧) bến đò, chỗ lội sang. Vị ( ) là chưa, không. Vậy Kí Tế (既 穧) là việc đã thành, và Vị Tế (未穧) là việc chưa hoàn thành. Kinh dịch nói rõ về hai quẻ này như sau:

* Quẻ số 63 Thủy Hỏa Kí Tế: Tượng trưng cho việc đã thành, trật tự đã vãn hồi, sắp xếp các vật vào đúng vị trí, sự điều hành, sự thành tựu đạt được, sự hoàn thành, cái gì vững bền và cương quyết, sự chuyển đổi sau khi thực hiện.

* Quẻ số 64 Hỏa Thủy Vị Tế: Tượng trưng cho sự việc chưa hoàn thành, còn thất bại, cái gì không được đặt đúng chỗ, sự biến đổi liên tục, tương lai, trước khi hoàn thiện, sự hổn độn, rối loạn trước khi có trật tự.

Như vậy, khi đã hoàn thành thì phải gặp sự không hoàn thành chứ không thể gặp sự hoàn thành tiếp, tức sau Kí tế  phải là Vị tế chứ không thể là quẻ khác được.

____________________________________________

(1) Bạn TKO nói tắt, đúng ra phải là Thủy Hỏa Kí Tế và Hỏa Thủy VịTế

(2) Nếu bạn đọc Kinh dịch của Ngô Tất Tố, Của Phan Bội Châu, của Nguyễn Hiến lê ...có thể thấy rối rắm, khó hiểu. Nên chăng bạn tham khảo Chu Dich và năng lượng cảm xạ học của Dư Quang Châu, Trần Văn Ba, Nguyễn Văn Lượm. NXB TN 1999.

Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2009

GỬI CÔ GIÁO CAO NGUYEN BUI

  

                                     000014

 

   Dưới bóng cây Kơnia trên Quốc lộ 27 (Bu mặc áo quần xanh đứng phái trái)

 

Bu đã E-mail cho một bạn thân ở Hà Nội tên là Phạm Hữu Nhuận, nguyên phó tổng biên tập báo Văn nghệ của Hội nhà văn, để trao đổi về  câu hỏi của cô  "Ai tác giả baig thơ Tiền và lá" . Sau đây là thư trả lời của bạn Bu, mời cô giáo tham khảo.  Nếu cô giáo cần trao đổi trực tiếp với Nhuận thì đây là  địa chỉ E-mail của bạn ấy: 

phhnhuan@yahoo.com.vn      

Hà Nội ngày 12.7.2009

                                      

                                     ÔNG BU

     Mấy hôm đi chơi vắng, nhiều bài vở chưa đọc, nên phải đọc cho hết… Chiều nay vào mạng, và đọc thư ông. Bài Tiền và lá là của Ng. Bính chứ không phải của Kiên Giang Hà Huy Hà. Ông không thấy có trong các tập thơ xuất bản trước đây của Ng. Bính là đúng, nó thuộc loại mới được sưu tầm và bổ sung gần đây thôi. Cụ thể, trong 2 tập :  Xuân tha hương do Sở văn hoá thông tin Hà Nam Ninh xuất bản  1989 do Đỗ Đình Thọ sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu (in 8200 cuốn), bài này ở trang 92, tập Nguyễn Bính thơ và đời , nxbản Văn học in năm 1994 do Hoàng Xuân tuyển chọn (  theo tôi đoán, Hoàng Xuân là Lữ Huy Nguyên, giám đốc nxb VH thời đó , bài này in ở tr. 13 (ở bản này có chú thích “Theo tài liệu của Đinh Việt Anh”, còn bản trước thì không có chú thích là lấy từ đâu ). Trên cơ bản, bản của ông và 2 bản kia đều giống nhau, nhưng có nhiều dị biệt khác nhau ( ví dụ : trời và giời, anh và em…) nên tôi gõ lại cho ông một bản để tham khảo :

          

    Tiền và lá

    Tuổi thơ tóc để gáo dừa

    Tuổi thơ mẹ bắt đeo bùa cần ong (1)

    Hai ta cùng học vở lòng

    Dắt tay nhau giữa cánh đồng cỏ xanh

    Hai ta chung một mái tranh (gianh)

    Chia vui từng trái ngọt lành có nhau

    Đêm cùng đón ánh trăng cao

    Ngồi bên giếng ngọc đếm sao trên trời (giời )

    Em moi đất nặn hình người

    Anh thơ thẩn nhặt lá rơi làm tiền

    Mỗi ngày chợ họp mười phiên

    Em mang ngồi bán lấy tiền lá rơi

   Tiền là giấy bạc em ơi

   Tiền là giấy bạc của người làm ra

   Người ta giấy bạc đầy nhà

   Cho nên mới được gọi là chồng em !

   Bây giờ mỗi buổi chiều lên

   Tôi gom lá đốt, khói lên ngút trời (giời )…

   Người ta đã bị mua rồi

   Chợ đời ngồi họp, mình tôi mua gì ?

Thư ông nhắc : Nhiều người cho tác giả bài Tiền và lá là Kiên Giang, cũng có lý do của nó. Kiên Giang Hà Huy Hà, tên thật là Trương Khương Trinh, sinh năm 1929 ở Kiên Giang (nên có bút hiệu như vầy), nhưng sống ở S.Gòn. Cách đây mấy năm, mỗi lần vào S.Gòn, tôi vẫn thường gặp ổng. Đại khái, ổng tạng như cụ Tịnh Hà nhà ta xưa – lang thang, hầu như không nhà cửa, hơi bụi bụi, và cũng nhỏ thó, gầy nhom… Kiên Giang có bài thơ rất nổi tiếng, được chọn vào nhiều tuyển tập thơ miền Nam : bài Hoa trắng thôi cài trên áo tím , chủ yếu nói cái tình tuổi học trò của tác giả :

          Mười năm trước em còn đi học

          Áo tím điểm tô đời nữ sinh

          Hoa trắng cài duyên trên áo tím

          Em là cô gái tuổi băng trinh…

Vốn rất mê và sùng bái thơ Ng. Bính, nên năm 1946 , khi tản cư về Rạch Giá, tình cờ gặp Ng. Bính lúc đó lang bạt tại đây thì hai người bập vào nhau ngay, K.Giang coi Ng. Bính như sư phụ và từ đó gần như chính thức thọ giáo thầy Ng. Bính về thơ thẩn. Cho nên, ông sẽ thấy thơ K. Giang có cái giọng rất gần giọng Ng. Bính… Ngay phút đầu gặp gỡ nhau tại đền Nguyễn Trung Trực, Ng. Bính đã ứng khẩu và viết ngay vào vỏ bao thuốc lá  4 câu thơ rất nổi tiếng mà nhiều người thuộc :

         Có những dòng sông chảy rất mau

         Nhớ chi nghĩa bến với duyên cầu

         Lá vàng hoa đỏ trôi không kịp

         Lưu lạc ai ngờ lại gặp nhau.

                              ( thơ tặng Kiên Giang )

Cũng trong thời gian sống bụi ở đây, Ng. Bính đã  viết 4 câu thơ khá ngạo treo lên vách , cũng khá hay :

         Từ độ về đây sống rất nghèo

          Bạn bè chỉ có gió trăng theo

          Những thằng bất nghĩa xin đừng đến

          Hãy để thềm ta xanh sắc rêu.

Kiên Giang, ngoài làm thơ, còn là một soạn giả cải lương, và cho đến 1974 còn làm trưởng ban thi văn Mây Tần trên đài Sài Gòn…

        Có lẽ về tác giả Tiền và lá cũng như trích ngang lý lịch văn chương của Kiên Giang Hà Huy Hà tạm đến thế. Thêo tôi, cũng không có gì phải bận tâm lắm về chuyện này. Khi ông hỏi, tôi còn nhớ loáng thoáng bài này có trong một tập nào đó của Ng,Bính, nhưng tính tôi lười lục lọi sách vở, mà ông đã hỏi thì không thể nói theo kiểu áng chừng được.

        Hà Nội chiều nay đã có mưa, khí trời mát mẻ và trong trẻo. Tôi đang mong mùa hè kéo dài thêm vài ba tháng để cho mấy cành hoa mười giờ của ông cho và chậu sen của tôi mới mua kịp nở vài ba bông. Hôm kia đọc Tiền Phong cuối tuần, gặp mấy bài thơ của một thi sĩ nhí của quê ông khá hay. Bà Mỹ thì chỉ tin có một bài là của em ấy thôi (bài ru bà ngủ), vì giọng người lớn quá. Nhưng tôi thì tin, vì ai đã sa vào con đường văn chương thì thảy đều sớm già, phải chờ cho đến tuổi ngoài 70 mới trẻ lại tuôỉ …lên mười.

       Tôi vẫn ngắm dung nhan bà cháu cu Rơm. Thật là những thiên thần.

                                                                                   

                                                                                    Chúc ngủ ngon.

                                                        

                                                                                    HỮU NHUẬN

 

 

(1) Bu đã gọi điện hỏi "cầu ông" hay "cần ong" thì được ông bạn giải thích là "cần ong". Theo bạn này thì đã từng có một chú thích nói rằng "cần ong" là một loại bùa của nhà chùa làm bằng vải, đeo vào cổ để trừ ma tà.

  

   

Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2009

AI LÀ TÁC GIẢ ??

                                     DSCN0956

 

                                     DSCN0966

                                      (Hoa súng và cá vàng vườn nhà Bu)

 

 

Cô giáo Cao Nguyen Bui dẫn ra bài thơ TIỀN VÀ LÁ dưới đây và hỏi Bulukhin ai là tác giả bài thơ này.

Ngày thơ ht tóc ming vùa
Ngày th
ơ m bt đeo bùa c
u ông.
Hai ta cùng h
c v
lòng
D
t nhau qua nhng cánh đ
ng lúa xanh
Đôi nhà chung m
t s
c tranh
Chia nhau t
ng m
t trái chanh, trái đào
Đêm vàng soi bóng trăng cao
Ng
i bên b giếng đếm sao trên tr
i
Anh moi đ
t nn tượng ngườ
i
Em th
ơ thn nht lá rơi làm ti
n
M
i ngày ch hp mườ
i phiên
Anh đem ng
ười đt đi tin lá rơ
i
Nào ng
mai m
a cho tôi
L
n lên em đã b ngườ
i ta mua
Ki
ếp tôi là kiếp làm thơ

V
n riêng ch có muôn mùa lá rơ
i
Ti
n không là lá em ơ
i
Ti
n là giy bc ca đ
i in ra
Ng
ười ta giy bc đ
y nhà
Cho nên m
i được gi là ch
ng em.
Bây gi
nhng bui chi
u êm
Anh gom lá đ
t khói lên tn tr
i
Ng
ười mua đã b mua r
i
Ch
đi hp mt mình tôi vui gì.

Buluk tìm trên mạng thấy có người bảo bài thơ ấy là của Nguyễn Bính, người khác bảo của nhà thơ Kiên Giang.  Những người này chỉ nói vậy thôi, chứ không đưa ra bằng chứng nào cụ thể, cho nên không biết tin vào ai. Để có cứ liệu chuẩn xác trả lời cô giáo Cao Nguyen Bui,  Bu đọc lại những tập thơ Nguyễn Bính và một số sách viết về ông mà Buluk hiện có như:

- Thơ tình Nguyễn Bính, Đỗ Đình Thọ sưu tầm Sở VHTT Hà Nam Ninh 1987

- Tuyển tập Nguyễn Bính NXB Văn học 1986

- Tuyển tập Nguyễn Bính NXB Văn học & NXB Long An 1986

- 150 bài thơ tình Nguyễn Bính, ái nữ Hồng Cầu sưu tập  NXB Văn học  1993.

- Nguyễn Bính thi sĩ của yêu thương, Hoài Việt sưu tầm và biên soạn, NXB Hội Nhà văn 1992

-  Nguyễn Bính và tôi của Bùi Hạnh Cẩn NXB Văn hóa thông tin 1999

Nhưng hoàn toàn không thấy bài thơ TIỀN VÀ LÁ, cũng không thấy ai nói đến Nguyễn Bính đã từng làm một bài thơ như thế.  Có điều đáng chú ý là ở trang 193 (thuộc mục thơ bổ sung cho lần tái bản thứ nhất) của Tuyển tập thơ Nguyễn Bính, NXB Văn học & NXB Long An, có bài thơ TẶNG KIÊN GIANG như sau:

Có những dòng sông chảy rất mau

Nhớ chi nghĩa bến với duyên cầu

Lá vàng hoa đỏ trôi không kịp

Lưu lạc ai ngờ lại gặp nhau

Như vậy,  trong thực tế có một người tên là Kiên Giang đã từng giao lưu với Nguyễn Bính, sau một thời gian lưu lạc hai người lại gặp nhau.

     Trong số sách dẫn ra trên Buluk đọc kỹ quyển "Nguyễn Bính và tôi" của nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn. Ông Cẩn cùng trạc tuổi với Nguyễn Bính,  mẹ đẻ của Nguyễn Bính là cô ruột của ông Cẩn,  lại nữa, cô ruột của Nguyễn Bính lại lấy chú ruột  của ông Cẩn. Do quan hệ gia đình thân thiết đó  mà ông Bùi Hạnh Cẩn theo dõi được hết sức sát sao quá trình sáng tác của Nguyễn Bính từ bài thơ đầu tiên cho đến bài thơ cuối cùng.  Trong tập sách dày 282 trang, ông Cẩn dẫn ra xuất xứ nhiều bài thơ tình của Nguyễn bính liên can đến cô gái nào, mối tình đó diễn biến và tan vở ra sao…nhưng tuyệt nhiên không thấy bài thơ TIỀN VÀ LÁ.   

     Bulukhin nhớ lại khoảng năm 2006 có đọc một bài báo (tại nhà mình) do ông Đinh Việt Anh viết, theo đó, năm 1991 chính ông phát hiện ra một bài thơ của Nguyễn Bính có tựa đề TIỀN VÀ LÁ. So với bài thơ của bạn Cao Nguyên Bui dẫn ra thì bài thơ do ông Đinh Việt Anh phát hiện được ngắn hơn, ý tứ cô đọng hơn rất nhiều. Bu đã viết một bài bình luận có tên TIỀN VÀ LÁ đăng  báo và tạp chí, cuối cùng đưa lên Blog 360. Nhưng để bình bài thơ đó, Bu chỉ dẫn ra những câu cần thiết cho mục đích của mình chứ không dẫn ra toàn bài.  Sau đây là những câu Bu đã trích đưa vào bài viết:

- Em moi đất nặn hình người

Anh thơ thẩn nhặt lá rơi làm tiền

- Người ta giấy bạc đầy nhà

Cho nên mới được gọi là chồng em

- Bây giờ mỗi buổi chiều lên

Tôi gom lá đốt khói lên ngút trời

Người mua đã bị mua rồi

Chợ đời ngồi họp mình tôi mua gì?

    Tiếc thay, khi  Cao Nguyên Bui hỏi thì Bu chưa thể tìm lại được bài viết cuả ông Đinh Việt Anh và bài thơ đó nữa. Bu sẽ tiếp tục tìm kiếm và trao đổi với cô giáo Cao Nguyen Bui sau. Trước mắt cô giáo tạm ghi tên tác giả nào mà cô cho là xác đáng.  Xin bạn đọc bài này có ý kiến chỉ giáo, nếu cung cấp được cho cứ liệu để khẳng định tác giả bài thơ TIỀN VÀ LÁ thì Buluk này vô cùng biết ơn.

Đọc tiếp ...