Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

PHẬN GÁI MƯỜI HAI BẾN NƯỚC.

Nhà báo TORO (bên trái) đang vui vẻ với các bạn Hmông ở Mường Khương trong bữa nhậu rượu ngô với thắng cố

 

 

Bạn TORO hỏi Bu câu thành ngữ “Phận gái mười hai bến nước” có nghĩa gì. Cứ tưởng bạn ấy hỏi  cho vui, nào ngờ anh chàng vào Guestbook “đòi nợ”:  Bác Bu bận gì mà không thấy vô blog giải đáp cho em mấy chữ 12 bến nuớc vậy ta?”.  Bu sang Facebook lại gặp TORO nhắc: Bác chơi facebook hớn hở quá, thảo nào bỏ blog mốc meo. Em hỏi vụ 12 bến nước chả thấy bác giả nhời...”. Hehehe..

 

Thành ngữ  “phận gái mười hai bến nước” Bu thấy báo, tạp chí bàn tới cách nay 15 - 17 năm. Nhưng các học giả học thật bàn luận chán chê rồi bỏ đó không ai có được kết luận cuối cùng. Xem trên mạng cũng nhan nhản người đề cập đến vấn đề này và kết quả không sáng sủa gì hơn. Nay Bu tui cũng chỉ sao tẩm lại những gì đã đọc, và nói rõ quan điểm của mình ngả về phía nào trong vô số ý kiến ấy, chứ không dám đưa ra nhận định gì mới mẽ.

1- Nhóm ý kiến thứ nhất.

Nhóm này cho rằng “mười hai bến nước” là:  Công, hầu, khanh, tướng, sĩ, nông, công, thương, ngư, tiều, canh, mục. Mới nghe đã thấy không ổn.  Vì phải là mới thành ra công với khanh được. Còn nông, canh, và mục, bộ ba này thực ra chỉ một mà thôi. Rõ ràng đây là kiểu gá lắp khiên cưởng, phản luận lí.

2- Nhóm ý kiến thứ hai.

Nhóm này cho rằng “mười hai bến nước” là: sĩ, nông, công, thương, nho,  y, lí, bốc, ngư, tiều, canh, mục. Cũng lại một thống kê  phản luận lí. Chẳng nhẽ không phải là nho?  Nôngcanh không phải là một?

3- Nhóm ý kiến thứ ba:

Nhóm này cho rằng “mười hai bến nước” là mười hai con giáp: tí, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Ý kiến này nghe có vẻ lọt lỗ tai, vì người con gái đi lấy chồng thế nào cũng vớ phải một trong mười hai con giáp ấy. Hợp tuổi hợp mạng thì sướng (may), không hợp tuổi hợp mạng (rủi) thì khổ. Nhưng may hoặc rủi thì chung quy cũng chỉ có hai bến, chứ làm gì đến mười hai bến.

4- Nhóm ý kiến thứ tư

Nhóm này dựa vào định nghĩa của ông Hùinh tịnh Paulus Của trong Đại Nam quấc âm tự vị (xb 1895-1896, nxb Trẻ in lại 1988). Ở trang 14 Paulus Của viết: “Con gái mười hai bến nước. Thân con gái như chiếc đò hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ rủi thì chịu. Tiếng nói mười hai bến là nói cho vần”. Tác giả tự vị này khẳng định chỉ có hai bến, bến trong và bến đục, rất phù hợp với nhiều câu ca dao trong dân gian nói về duyên phận may rủi của người con gái:

 

 

Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

 

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.

 

Ta thấy: người khôn - người phàm,  giếng - vườn hoa, đài các- ruộng cày, là từng cặp đối nghĩa nhau, thể hiện sự may rủi của thân phận người con gái.

Cái mà Hùinh Tịnh Paulus Của gọi là “nói cho vần” có nguyên do từ cách dùng từ nguyên trong dân gian. Ai cũng biết hai danh từ bến thuyền vẫn được dùng trong việc người con trai và người con gái hẹn hò đính ước. Quan hệ vợ chồng ấy tốt hoặc xấu đều được dân gian cho là do nhân duyên ( 姻緣 ) tức duyên vợ chồng.  Trong khi đó đạo Phật cũng có khái niệm nhân duyên ( 因 緣 ) với nghĩa nguyên nhân có từ kiếp trước tạo ra kết quả ở kiếp sau. Sự khác biệt giữa hai khái niệm nhân duyên vừa nói là do chữ nhân () trong  nhân duyên vợ chồng, khác với chữ nhân (因) trong  nhân duyên của đạo Phật. Chữ thứ nhất chỉ sự hôn nhân (1) nam nữ, chữ thứ hai chỉ nguyên nhân của sự việc. Và theo điển lí nhà Phật có tới  mười hai  nhân duyên, cũng gọi là “thập nhị nhân duyên”. Rõ ràng có sự “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.  Dân gian đã lấy “mười hai” trong thập nhị nhân duyên của đạo Phật gá vào nhân duyên trong hôn nhân thành ra “mười hai bến nước”.  Do học giả Paulus Của không cứu xét việc dùng từ nguyên trong dân gian nên kết luận “Tiếng nói mười hai bến là nói cho vần”  vậy.

       Ngoài ra người ta còn xét đến lý thuyết “các sự cố ngôn ngữ” mà nhà ngữ học người Pháp là Pierre Guiraud trong cuốn Les locutions Francaises  (Paris 1973 (thành ngữ tiếng Pháp, Pa ri 1973) có bàn tới. Theo tác giả này thì có sự đan chéo hình thức và lây truyền nghĩa  giữa các từ và thành ngữ với nhau.  Trong tiếng Việt cũng có hiện tượng như thế.  Xin lấy ba câu tục ngữ sau đây là ví dụ:

1. Đánh trống dộng (2) chuông.

2. Tai vách mạch dừng (3) ; và

3. Bứt mây động rừng.

Do không hiểu nghĩa của từ dộng trong câu 1 lại liên hệ với từ động ở câu 3 người ta mới cho ra dị bản “Đánh trống động chuông”. Lại do đồng hóa tiếng cuối câu 2 với tiếng cuối câu 3 người ta cho ra dị bản “Tai vách mạch rừng”. Nghĩa của các dị bản này thường rất khó hiểu, và đó là kết quả của sự đan chéo hình thức từ ngữ và sự lây truyền nghĩa mà Pierre Guiraud đã nói đến. Xem vậy thì “nhân duyên” của Thần Ái tình đã lây truyền nghĩa cho “nhân duyên” của nhà Phật mới sinh ra cái sự “mười hai bến nước” mà TORO hỏi Bu. Tuy nhiên các thành viên trong 4 nhóm ý kiến trên không ai dám chắc là mình nói đúng. Và trước mắt Bu tôi đặt cả niềm tin vào nhóm thứ tư này. Mong các bậc thức giả chỉ giáo thêm.

 

 

(1) Hôn nhân ( ): Theo từ điển tiếng Việt, hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau thành vợ chồng. Chữ hôn ( ) được Hán Việt từ điển của Thiều Chữu  giải thích là lấy vợ, con dâu. Chữ nhân ( ) là nhà trai, bố vợ còn gọi là hôn, bố chồng còn gọi là nhân.

(2) Dộng: Đập một đầu xuống bề mặt cho bằng (so cho bằng). Dộng chuông là thúc mạnh cáii dùi ở phương nằm ngang vào thân chuông.

(3) Dừng: Trong tai vách mạch dừng thì dừng là những thanh tre nhỏ đan ken vào nhau tạo thành xương vách để trát bùn ở ngoài .  

      

53 nhận xét:

  1. Nhớ hồi đi học Gió đã được nghe thầy cô giải thích " thân gái 12 bến nước" y như ý kiến của nhóm thứ nhất ...giờ nghe anh Bu giải thích thấy cũng có những cái phi lý ...

    Xem ra cái thâm thúy của người xưa ...quả là làm nhức đầu hậu thế anh Bu hả ?

    Trả lờiXóa
  2. Ý kiến nhóm thứ nhất thì dễ dàng thấy không thể chấp nhận được. Bu thiên về nhóm thứ tư.

    Bao giờ cho đến ngày xưa bạn Gió nhỉ!

    Trả lờiXóa
  3. Làm sao để biết là hợp tuổi khi lấy nhau ạ?

    Trả lờiXóa
  4. Đọc bài "giả nhời" này của bác Bu thích quá, em cũng nghiêng về ý kiến của nhóm thứ tư. Lấy vợ lấy chồng đúng là do nhân duyên, dù chữ nhân dùng trong dân gian và chữ nhân trong đạo Phật có khác nhau về nghĩa và cách viết nhưng cũng có mối liên hệ chung ấy là do có nguyên nhân (duyên) từ kiếp trước đến kiếp này mới kết hôn thành vợ chồng. Câu nói "thân gái 12 bến nước" nghe thật ngậm ngùi và bị động cho thân phận người phụ nữ :(

    Trả lờiXóa
  5. "Dân gian đã lấy “mười hai” trong thập nhị nhân duyên của đạo Phật gá vào nhân duyên trong hôn nhân thành ra “mười hai bến nước”.
    Quan điểm này của bác Bu quan trọng và có nhẽ hợp lý hơn cả nhưng em thấy chưa thoả đáng. Chắc hẳn phải có điển cố gì đó.
    12 bến nước này liên quan gì đến 12 bà mụ không?
    Cám ơn bác BU đã quan tâm đến vấn đề em hỏi.

    Trả lờiXóa
  6. Rất nhiều sách vở nói về chuyện này, bạn ra nhà sách mua ngay một quyển, chẳng hạn quyển "Vạn sự bất cầu nhân qua âm dương lịch phương đông, Cạn dần 2010, nxb Thanh Hóa gía 18.000 do thạc sỹ Nguyễn văn Chinh hiệu đính".

    Trả lờiXóa
  7. Hai bên nước thôi thì thân gái đủ khổ rồi , huhuhuhu.

    Trả lờiXóa
  8. 12 bà mụ là 12 vị thần được Ngọc Hoàng giao cho việc hoàn chỉnh một thai nhi từ khi mới hình thành cho đến khi ra chào đời (có bà nào ngủ gật hoặc làm ăn tắc trách thì sinh ra đứa bé dị dạng, quái thai). Và khi đứa bé đã là cô gái phổng phao rồi thì việc may rủi trong việc kén chồng của cô ta có quan hệ gì đến 12 bà mụ nữa. Trừ phi cô ta đã có chồng và mang thai thì 12 bà mụ mới thi hành phận sự của mình như đã từng tạo ra cái cô gái sắp làm mẹ ấy mà thôi. Tóm lại chỉ có hai bến trong và đục cho thân phận một cô gái ....

    Trả lờiXóa
  9. Zip chỉ dựa cột mà nghe. Nhưng cách lý giải của bác Bu về "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thì Zip thấy hợp lý. Đó là dân gian đã từ "bến - thuyền" kết hợp với 12 nhân duyên trong giáo lý nhà Phật để sáng tạo thành "thân gái mười hai bến nước". Sự sáng tạo này Zip nghĩ có lẽ nó đến tự nhiên do trong tâm thức ngời Việt thì giáo lý nhà Phật cũng thấm khá sâu.

    Chữ "nhân" trong "nhân duyên" và chữ "nhân" trong "hôn nhân", hiểu được ra nghĩa của nó cũng thật là thú vị.

    Trả lờiXóa
  10. Biết thêm một điều gì cũng thú vị phải không bạn zip.

    Trả lờiXóa
  11. Câu hỏi của Toro đơn giản mà thú vị, bác Bu sưu tập lại tất cả những câu trả lời rất hay, ít nhiều cho chúng ta những khái niệm trong nhiều lãnh vực.
    Với tôi, tôi hiểu theo những gì dân gian đơn giản nhất. Trước hết tôi nghĩ câu "Phận gái mười hai bến nước", có lẽ nên thêm câu này nữa "trong nhờ đục chịu" mới đầy đủ, là của người dân đồng bằng Nam Bộ xưa, lấy cái đời sống sống lênh đênh gắn liền với sông nước của con người, để ám chỉ cho những "may nhờ rủi chịu" của kiếp nữ nhi khi quyết định yêu một ai đó hay về nhà chồng.
    Những lý giải 12 bến nước là Sĩ, nông, công, thương, công hầu... hoặc y, lý... hay 12 con giáp của 3 nhóm đầu là những lý giải "bác học", không phù hợp với tinh thần bình dân, giản dị có phần "giang hồ hảo hớn" trọng nghĩa khinh tài (tiền tài, chức tước) của người dân Nam Bộ xưa. Và có lẽ cũng chẳng liên quan gì đến "Thập nhị nhân duyên" của giáo lý nhà Phật, hay 12 bà mụ cả.
    Vậy thì chỉ còn lại ý kiến của Huỳnh Tịnh Của, một học giả uyên bác xuất thân Nam Bộ là có lý hơn cả. Ai trong chúng ta cũng biết xưa kia vào thời mới khẩn hoang, người dân Nam Bộ còn thưa thớt, chủ yếu sống trên những chiếc ghe, thuyền, lênh đênh sông nước không có nhà cửa cố định, đánh bắt tôm cá trao đổi, hoặc buôn bán nông thổ sản, mà như vậy thì phải ghé hết bến này bến nọ chứ không thể ngồi yên một chỗ trên thuyền mà bán. Mười hai bến là để nói cho có vần như học giả họ Huỳnh, và quan trọng là "Ý CHỈ SỐ NHIỀU", chứ không phải để khẳng định con số 12. Trong cách nói dân gian hay dùng có nhiều ví von này, chẳng hạn "Trăm họ", đâu phải 100, hay một chục, một mớ, một tá... là ám chỉ số nhiều, chứ không phải khẳng định là 10 hay 12...
    Và rốt lại trong nhiều bến đỗ đó cũng chỉ có "Trong nhờ đục chịu".
    Thế còn "phận gái" ngày nay?

    Trả lờiXóa
  12. Cũng xin được bàn thêm nơi trang 14 của Đại nam Quấc âm tự vị mà bác Bu đã dẫn bên trên, trong câu "Con gái mười hai bến nước. Thân con gái như chiếc đò hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục...", và bác Bu viết tiếp "Tác giả tự vị này khẳng định chỉ có hai bến, bến trong và bến đục". Thật ra câu này diễn tả (theo như tôi hiểu), làm thân con gái, có RẤT NHIỀU bến (tượng trưng bằng CHỮ mười hai) mà Phận gái sẽ dạt vào (như con thuyền lênh đênh dạt vào NHIỀU BẾN), và cái bến (chỉ có MỘT BẾN) cuối cùng mà phận gái sẽ phải dạt vào HOẶC ĐỤC, HOẶC TRONG, bởi thế cho nên may gặp TRONG thì được nhờ, mà ĐỤC thì đành chịu, chứ không phải tác giả khẳng định có HAI BẾN, BẾN ĐỤC và BẾN TRONG để mà dạt.

    Trả lờiXóa
  13. 1- Cho đến nay chưa ai biết được câu "Phận gái 12 bến nước" xuất phát từ ngoài Bắc hay trong Nam. Chỉ biết rằng ông Của người Nam đề cập tới nó trong tự vị của mình.
    2- Dẫu số bến có đến hàng tỷ tỷ chăng nữa thì chung quy cũng chỉ có hai loại: bến trong và bến đục, biểu tượng cho may hoặc rủi của đời người con gái. Ông Của không viết "tôi khẳng định " mà nói vắn tắt: chỉ có bến trong và bến đục, 12 là nói cho vần, tức là ông phủ nhận nhiều bến mà chấp nhận có 2 thôi, tui cho đấy là một cách khẳng định vậy.
    3- Cái con số 12 này ám ảnh cảm thức người Việt khá năng nề. Một nhà sử học chứng minh rất chặt chẽ rằng thời nhà Đinh có đến 16 sứ quân cát cứ khắp nơi, nhưng khi viết lên giấy thì người ta bảo "Thập nhị sứ quân" tức là chỉ có 12 mà thôi.
    4- Trrong dân gian vẫn tồn tại nhiều câu vô nghĩa như: Lang bạt kì hồ, Chăm chỉ hạt bột, Tai vách mạch rừng....do tam sao thất bản,, do hiểu sai từ nguyên, do sự cố ngôn ngữ mà tôi đã nói trong bài viết.

    Trả lờiXóa
  14. 1/- Câu "Phận (thân) gái mười hai bến nước" (và tôi cũng hay được đọc hay nghe nói thêm "Trong nhờ đục chịu", đi cùng với câu trên thành một câu hoàn chỉnh), có thể không có sách vở nào nói của miền nào. Nhưng qua cách "nói" và thực tế đời sống (sông nước), tôi vẫn nghĩ câu này phát xuất từ phương Nam hơn là các miền khác.
    2/- Chắc có lẽ cái khái niệm "Bến trong và Bến đục" làm cho chúng ta liên tưởng có 2 bến, chứ thật ra thì Phận (hay Thân) gái dù muốn dù không (mỗi lần, hihi!) cũng chỉ có thể dạt vào được MỘT BẾN thôi, nếu TRONG thi nhờ còn ĐỤC thì chịu, chữ TRONG và ĐỤC ở đây theo tôi là để chỉ "tính chất" (Trong hay Đục), chứ không phân biệt con số 2.
    3/- Như bác Bu đã dẫn, con số 12 ám ảnh tâm thức người Việt khá nặng nề, cho nên người mình hay lấy để ví von, chứ không phải chính xác là 12. Trong nhiều trường hợp khác liên quan đến con số cũng thế, chẳng hạn Chín bỏ làm Mười, Ba chìm Bảy nổi Chín lênh đênh... thì có lẽ những con số Chín, Mười, Ba, Bảy... là những con số Ước Lệ để chỉ số nhiều, và đọc lên nghe có vần (dễ đọc, dễ nhớ) mà thôi.
    4/- Rất đồng ý với bác Bu ở câu này, trong dân gian có những câu vô nghĩa như bác đã dẫn, đích thị do tam sao thất bổn, hiểu sai từ nguyên...

    Trả lờiXóa
  15. Hôm qua tới nay, hễ rảnh thì Zip lại chạy qua nghe hai bác trao đổi. Quả đúng như một chị [ hình như "chị" thì phải ] doanchithuy lúc trước có núi bác Bu và bác Hiệp là hai kho kiến thức sống, đọc rộng biết nhiều, rất đáng học hỏi. Hai bác lại là bạn thân, trao đổi với nhau nhẹ nhàng và thân ái, lớp hậu sinh như Zip nghe và lấy làm thích thú, mến phục lắm.

    Xem ra vấn đề càng trao đổi càng mở ra thênh thang. Đúng là kiến thức nhân loại như biển rộng không cùng.

    Trả lờiXóa
  16. Bởi thế câu thành ngữ "Phận (Thân) gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu", theo tôi, nên để nguyên câu mà phân tích, chứ "ngắt" ra một nửa như Toro đã đưa ra có khi cũng khó nói...

    Trả lờiXóa
  17. 1- Điều tui tâm đắc thì bạn đã nói ra, đấy là tính chất của vấn đề chứ không phải con số. Cụ Của rất khéo khi giả thích câu thành ngữ này. Ngoài con số 12 của "bản gốc" ra cụ chỉ đưa ra các cặp đối ngẫu::Trong - đục, may - rủi, tốt - xấu. Mấy câu ca dao tui trích dẫn cũng nói tính chất sự việc theo các cặp đối ngẫu tương tự: Người khôn - kẻ phàm, Vào giếng - ra cánh đồng, đài các - ruộng cày. Như vậy, với người cảm thụ và như chúng ta thì tính chất chỉ có hai chứ không thể nhỏ hơn hai hoặc lớn hơn hai được. Và cái cách giải thích của cụ Của ta phải ngầm hiểu rằng chỉ có bến trong và bến đục tức là hai bến mà thôi. Chữ bến ở đây có tính chất khái quát chứ không nhất thiết là cái bến cụ thể ta vẫn thấy ở làng quê.
    2- Để nói rõ thêm về sự khái quát của từ bến tôi dẫn câu thơ "bến mi em thuyền anh xin đến đậu", hoặc "thuyền ơi có nhớ bến chăng, bến thời một dạ khăng khăng đợi thuyền". Trong Phật giáo có thuật ngữ "Ba -la -mật -đa" phiên ra Hán văn thành "đáo bỉ ngạn" , tức là cái đã sang bờ bên kia - bờ của sự giác ngộ. Các phật tử hay nói bến mê bờ giác là vậy. Tất nhiên chúng ta không thể hiểu đó là bến sông cụ thể nào bên Ấn Độ mà là một cách nói có tính biểu trưng. Cũng từ đó tui không nghỉ là bên Ấn Độ có quá nhiều sông ngòi nên nhà Phật dùng từ bến bờ vào giáo lí của mình. Suy ra cụ Hùinh Tịnh Plus Của không phải vì ở miền Nam lắm sông rạch mà nói ra thế. Hehehe..

    Trả lờiXóa
  18. "Bến trong và Bến đục", đấy là theo CÁCH LÝ GIẢI của cụ Huỳnh, và điều này rất dễ dẫn ta đến cách hiểu CÓ HAI BẾN là BẾN TRONG và BẾN ĐỤC để phận gái dạt vào. Theo tôi, một khi viết ra đầy đủ câu thành ngữ "Phận gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu" thì câu thành ngữ này sẽ trở nên đơn giản và dễ hiểu.
    Câu thành ngữ nói đến "Mười hai bến nước", là ý chỉ số nhiều và nói cho có vần, nghĩa là (nghĩa đen) con thuyền có nhiều bến để neo đậu, và câu sau "Trong nhờ Đục chịu" thì Trong và Đục, là TÍNH CHẤT của cái bến (không liên quan gì đến số 1 hoặc số 2, bởi tính chất thì nhiều Trong, Đục, Thơm, Thối...) mà con thuyền sẽ dạt vào (con thuyền chỉ có thể dạt vào được một bến nào đó trong nhiều bến được tượng trưng bằng Mười Hai). Và nếu cái bến dạt vào ấy, nếu gặp TRONG thì được nhờ, mà gặp ĐỤC thì đành chịu, chứ câu thành ngữ không hề phân biệt chỉ có hai loại BẾN là BẾN TRONG và BẾN ĐỤC để con thuyền hay phận gái dạt vào, hiểu hai loại bến là sai.
    Tôi có thể nói đơn giản và dễ hiểu hơn nữa bằng cách nói như thế này (thí dụ tôi đang ở một vùng sông nước nào đấy) "Trong 12 bến nước nơi chỗ tôi đang ở (tôi lấy luôn con số cụ thể là 12), theo con nước, có hôm bến nước TRONG có hôm bến nước ĐỤC. Rõ ràng nếu hiểu tôi đang nói về hai bến nước, một BẾN TRONG và một BẾN ĐỤC là sai bét... hehehe!

    Trả lờiXóa
  19. Toro ngắt ra chỉ hỏi bác Bu nửa câu "Phận gái mười hai bến nước", chẳng hiểu có... ý đồ gì không? Phải cảnh giác với cánh... nhà báo. Hahaha!

    Trả lờiXóa
  20. A, anh Hiệp nói xấu cánh nhà báo kìa! Hahaha... :))

    Trả lờiXóa
  21. @zipposgvn, ấy là tôi... bắt chước nói theo kiểu... quan chức đấy thôi, haha!

    Trả lờiXóa
  22. HIhi... Ở đây không có đương kim nhà báo Toro, chỉ có mỗi "cụ nhà báo Zippo" thôi. Vâng, cánh quan chức cực kỳ cảnh giác với nhà báo anh nhỉ.

    Trả lờiXóa
  23. Bu tui đang bám sát câu hỏi của TORO tại sao lại 12 bến nước, và cụ Của trả lời chỉ có bến trong bến bến đục tức là cụ ngầm nói rằng chỉ có 2 loai bến. Tui đứng về phía cụ và chứng minh thêm cho rõ, đơn giản chỉ có vậy.

    Trả lờiXóa
  24. Và tôi cũng bám sát điều mà bác Bu đã trích dẫn nơi cụ Huỳnh, để chứng minh cách diễn giải và hiểu chỉ có HAI BẾN là BẾN TRONG và BẾN ĐỤC của cụ Huỳnh là không đúng. Từ chữ TRONG và ĐỤC để chỉ TÍNH CHẤT Trong hoặc Đục (chắc bác Bu cũng "nhất trí" điều này) của cái bến (trong nhiều bến), mà con thuyền dạt vào, khi biến đổi thành BẾN TRONG và BẾN ĐỤC lại thành ra là chỉ NƠI CHỐN (có 2 bến, Bến Trong và Bến Đục).

    Trả lờiXóa
  25. Tôi muốn ví dụ lại một lần nữa (lần này chỉ MỘT bến thôi). "Bến thuyền nơi tôi đang ở, tùy theo con nước, nước lớn hoặc nước ròng mà TRONG hoặc ĐỤC, nếu nước trong thì tôi múc làm nước uống (được nhờ), còn nước đục thì tôi chỉ để dùng tưới vườn" (đành chịu vậy). Rõ ràng tôi chỉ nói đến MỘT bến thuyền nơi tôi đang ở thôi, còn TRONG hay ĐỤC là TÍNH CHẤT của NƯỚC nơi bến thuyền đấy chứ. Đâu phải tôi đang nói nơi tôi ở có 2 bến, môt bến nước trong và một bến nước đục. Chữ TRONG - ĐỤC này ý nghĩa in hệt như chữ TRONG nhờ ĐỤC chịu của câu thành ngữ trên.

    Trả lờiXóa
  26. Zip không biết nhiều nhưng theo dõi từ đầu đến giờ Zip thấy anh Hiệp rất đúng trong việc làm sáng tỏ "Trong - Đục" để chỉ tính chất. Qua thí dụ vừa nói trên của anh Hiệp ngay comment phía trên thì thấy rõ ràng đúng là "Trong và Đục" để chỉ tính chất, nó là tính từ.

    Còn bác Bu thì giải thích câu mà Toro thắc mắc "Phận gái 12 bến nước". Có lẽ chính vì Toro bỏ sót cụm sau của câu này [ "trong nhờ đục chịu" ] cho nên bác Bu vì chú tâm đến con số 12 nên giải thích theo hướng đó, chủ yếu nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc của con số 12 là từ đâu mà ra.

    Kết hợp những gì mà anh Hiệp và bác Bu giải thích thì người chẳng hiều gì nhưng muốn mở mang chút ít, như Zip chẳng hạn, sẽ hiểu sâu hơn về câu thành ngữ này.

    A, ông bạn Toro đặt ra câu hỏi rồi bỏ đi đâu mất. Để bác Bu và anh Hiệp phải nhọc công làm sáng tỏ vấn đề mà xét cho cùng chỉ có người đứng ngoài là được hưởng nhiều nhất những kiến thức và kiến giải của hai bậc đàn anh.

    Trả lờiXóa
  27. 1- Cảm ơn Zip đã "chịu khó" theo dõi cuộc hội thảo này cho đến cùng. Có nhiều cái ngó bộ đơn giản mà hóa ra bất tận ngôn đấy.
    2- Vào Nỗi Đau Ngọt Ngào thấy bài NGÓ MÔNG của chủ nhà và cái còm của Zip. Bu không hiểu ra sao cả. Huhuhu.

    Trả lờiXóa
  28. Hầu như bên nhà bác Bu có cuộc thảo luận nào thì Zip cũng thích thú theo dõi. Nhưng thú thật là Zip rất kị những ai đi trên mây, nói toàn chuyện đạo đức thánh hiền bác ạ. Mà không phải là đạo đức giản dị gần gũi như một nếp sống có văn hoá trong cuộc sống thường nhật mà toàn là những lời vàng ý học mang tính học thuật siêu đẳng cỡ bác học. Nghe ớn lắm! Nghe họ cứ như họ đang là những nhà tư tưởng vĩ đại vậy. Ở nhà bác Bu thì không phải là nói chuyện đạo đức thánh hiền cao siêu bác học gì cả mà chỉ là trao đổi và thảo luận về tích này, vấn đề kia, mang tính học thuật. Tuy khó nuốt nhưng nó gần gũi. Theo dõi thì mới mong biết được thêm ít nhiều. Chẳng hạn như entry này vậy.

    A, NĐNN lấy cái tựa trong đó có chữ là Ngó mông là lấy từ nội dung bài vọng cổ kèm theo nhưng trong lời ca thì có câu đại khái là "ngó về nhớ mong" cho nên Zip mới nghĩ có thể là "ngó và mong", còn "ngó mông" thì có thể là "ngó mông lung" gì đó chăng.

    Là vậy đó bác Bu ạ :)

    Trả lờiXóa
  29. Tôi không xem được hình nhà báo Toro đang vui vẻ với các bạn H'Mong mà chỉ nhìn thấy chữ bác Bu viết, nhân nghe bác Bu và Zip nói chuyện "ngó mông" gì đó, có phải tấm hình Toro có cảnh "Cô gái H'Mong bên bếp lửa không?", hihi!

    Trả lờiXóa
  30. A, chuyện đó không liên quan đến vụ mấy cô gái H'Mông của Toro anh Hiệp ạ. Chỉ là tựa một entry ở nhà bạn NĐNN, entry kèm theo bại vọng cổ nói về nỗi nhớ quê xa và mong ngày trở về gặp người thân, đại khái vậy. Tựa entry đó có hai chữ "ngó mông" trong đó nên Zip nghĩ ngó mông là ngó mông lung về hướng quê nhà.

    Trả lờiXóa
  31. Trời ơi ...Bu đang nghiên cứu kinh phật mà, đừng vào NGÓ MÔNG của ndnn làm chi coi chừng tẩu hỏa nhập ma hihihi

    Trả lờiXóa
  32. @ Bu và anh Zip ...

    Bên Cầu Ngó Mong là tựa bài hát ...số là, ndnn nghe đài lúc lái xe, chương trình ca nhạc yêu cầu trực tiếp. Anh đó gọi vào yêu cầu bài này, chẳng hiểu sao em nghe thành bên cầu ngó mông ...cứ tưởng anh đó đùa. Rồi cô phát thanh viên cũng tìm kiếm và trả lời rằng có bài đó, hỏi anh kia muốn ca sĩ nào v.v. Em ngạc nhiên quá, có nghĩ tới "ngó mong" nhưng lúc đó cụm từ đó xa lạ lắm dường như ndnn chưa nghe qua lần nào. Nên lúc bài hát được phát lên thì trong đầu ndnn vẫn còn phảng phất hình ảnh "ngó mông" ấy

    Thương mông đến ngày bạc đầu
    Bao lần ước hẹn bên cầu gặp nhau
    Em ơi, em đẹp làm sao
    Hôm nao em vắng ...lòng nao nao buồn ...




    Làm ndnn nhớ tới mấy thằng bạn nối khố của mình (bạn học bên này), tụi nó hơi bị chân tình và vô tư tâm sự đủ thứ chuyện, còn khoái chí khoe thành tích rằng tụi nó thường hay tụ tập gần cầu trường để ngắm nhìn giai nhân qua lại, và bình luận chuyện điện nước của con nhà người ta. Có vậy thôi huhu...lúc về nhà ndnn vào mạng tìm bài hát đó nên đã biết là ngó mong, entry đó chỉ là ghi lại phút ngớ ngẩn của ndnn. Xin lỗi đã làm mọi người bối rối. Và xin lỗi vì em đã lạc đề trong này, nhưng vì Bu đã lạc trước đó nhé

    Trả lờiXóa
  33. Còn phận gái mười hai bến nước của Bu em có đọc, mà thấy tủi thân quá nên thôi dìa nhà chùm mền ...ngó mông hehe. Thôi tiện đây em cũng góp chút tối kiến. Chuyện nguồn gốc xuất xứ thì em mù tịt Bu à chỉ biết lắng nghe và học hỏi. Em phát biểu chỉ với tư cách là một "phận gái" của một thời, rằng em thấy ông bà ngày xưa nói vậy cũng hợp lý, nhưng giờ xh đã tiến bộ nhiều, và trong tinh thần mọi người đang tranh đấu cho sự công bằng, tự do, bình đẳng v.v. em mong ông bà ngày nay sửa đổi câu đó lại chút đỉnh, chẳng hạn như phận gái mười hai bến nước, trong nhờ đục ...bỏ chạy ...sang bến khác ...mình có tới 12 bến lận cơ mà?

    Trả lờiXóa
  34. Hóa ra thế!
    Cho nên bu còm bên trang NĐNN là cứ như một công án thiền cũng là phải lắm. Hehehe..

    Trả lờiXóa
  35. Cách đây ba hôm, VnExpress lại đưa một cái tít rằng: "Trai TQ mơ lấy vợ VN" Ðàn ông TQ khen đàn bà VN hiền lành, biết chăm lo cho chồng con. Còn một số cô gái VN thì khen đàn ông ÐL, TQ rất thương và có trách nhiệm với vợ con. Có một số bình loạn rằng: Phụ nữ VN vẫn thích lấy chồng VN nhưng vì đàn ông VN giờ bến đục nhiều quá nên họ phải tìm đến các bến trong xa xôi kia. Anh Bu nghĩ sao?

    Trả lờiXóa
  36. Xét cho cùng thì đàn ông VN giờ bến đục nhiều quá cũng phải. Có lẽ luật nhân quả nó sinh ra vậy. Dông nước đục thì từng giọt nước làm sao mà trong trẻo cho được. ...

    Trả lờiXóa
  37. Là một trái núi Thái Sơn, Bu chỉ có thể ngắt về cho bạn một ngọn lá dưới chân núi ấy bằng một Entry ...

    Trả lờiXóa
  38. Bu làm em tò mò quá đó, vậy ndnn nhờ anh Bu nhé?

    Trả lờiXóa
  39. Những 12 bến mà GR em chỉ đủ can đảm trôi men men thôi, chả dám táp vô bến nào. Hix! Ôi, thân "gái dặm trường" mới mệt mỏi làm sao chứ! Hix! Hix!

    Trả lờiXóa
  40. chỉ có 2 loại bến, bến trong và bến đục, chọn lấy một bến kẻo thuyền mặc cạn đấy, hehehe..

    Trả lờiXóa
  41. Mắc cạn em thuê cửu vạn đẩy giùm.
    Chứ lên bờ lo lắm:
    "Lên bờ bước bẩy bước ba
    Gặp anh bán trứng ở ra hai lòng" HÌ hì!

    Trả lờiXóa
  42. Cháu đi ngang qua đọc được entry này thấy rất hay.
    Bà nội và bà ngoại cháu hay nói câu này. Cháu cũng có thắc mắc và được giải thích đó là 12 con giáp. Mỗi một giáp là một bến. Bà còn nói cái cụ xưa đâu có tính năm như giờ mà chỉ nhớ đến năm đó là Bính Thìn, Nhâm Tý, Canh Dân........ thôi.

    Trả lờiXóa
  43. giải thích sai bét nhòe, sỹ này là binh sỹ, chứ không phải là nho sỹ, hoặc là sỹ phu yêu nước.
    cái này là các cấp thứ bậc trong triều đình.12 cấp, chức tước, là 12 bến nước. vì mình cũng đc nghe giảng viên giảng hồi Học Đại học rồi.
    nhóm 1 nói gần đầy đủ hơn.

    Trả lờiXóa
  44. Anh Bu ơi!
    Trong triết lý nhà Phật có nói, vì cái tâm phân biệt mà chúng sanh chuốc lấy phiền muộn!
    Cứ coi nó là "như thị", đừng hỏi tại sao, cho nó phẻ anh Bu ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. như Thị trở lại bài xa xưa của Bu tui rồi, cảm ơn nhé

      Xóa
  45. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  46. Tôi đọc ý kiến của các anh chị như trên, và cuối cùng rối như bòng bong, thấy ngôn ngữ việt nam quá nham hiểm và nguy hiểm. Tôi đã hỏi rất nhiều người về cái 12 bến nước mà sao không phải 15 hay 20... vì bất cứ là 12 hay 18 thì nó cũng sẽ đều vần, đều quen theo thời gian. Và như vậy con số 12 nó phải có nguồn gốc từ một điển cố nào đó. Tôi tưởng tượng mình là một con em rất xinh đẹp, đang than thở, tâm sự với một người bạn: Lấy chồng lấy bừa đi, phận con gái như tao với mày, 12 bến nước bến nào đục trong. Sau đó thấy rằng, nếu lấy số 12 là số tượng trưng của rất nhiều bến, thì nói : Phận gái hàng trăm bến nước, bến nào đục trong - có lẽ hợp hơn. Và do vậy tôi thấy chắc chắn có 12 bến nước (và ở miền sông nước nam bộ), và cũng đồng thời nó trùng với con số 12 của các con số nêu trên. Các nhà văn, nhà báo, các học giả có lẽ do quá nhiều chữ nên thêm đuôi cho rắn mà thôi. Cũng như nhà văn Nguyễn Du làm truyện Kiều, tác giả khi viết truyện Kiều sẽ rất tâm đắc, nhưng chắc chắn không đem phân tích ngữ nghĩa quá nhiều như bây giờ, đến nỗi người ta đem truyện Kiều ra để - Xem bói.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã thăm và đọc bài

      Xóa
    2. Hì hì, viết bơ vơ vài chữ cũng được chủ nhà đọc. Vậy nhân tiện bác chủ nhà cho cháu hỏi, từ "Trân trọng" người ta hay dùng cuối thư là từ xuất phát từ đâu (ví như từ hán việt, từ thuần việt...). Trước đây cháu cũng có học qua chữ Bắc Kinh hiện đại, cũng có tra qua nguồn gốc nhưng cũng không rõ ngữ nghĩa từ này. Vì rằng, dù viết sai thành Chân trọng thì cháu cũng thấy nó đúng. Nhiều người cháu đã hỏi qua nhưng họ cũng chưa cho, hoặc có các tranh luận làm cháu thỏa mãn. Cháu cảm ơn bác.

      Xóa
    3. Trân trọng là từ HÁN VIỆT tự dạng của nó là: 珍重
      Trân trọng là QUÝ TRỌNG
      珍 trân: quý, hiếm có....
      重 trọng: quý trọng, coi trọng, quan trọng...

      Mỗi chữ có rất nhiều nghĩa, ở đây chỉ lấy ý chính mà thôi.
      Nếu viết ra chân trọng là sai



      Xóa
    4. Cháu cảm ơn bác. Ngày trước cháu tra nghĩa theo từ Chân ở từ Chân thành, nên mơ hồ. Chúc bác ngày cuối tuần vui vẻ.

      Xóa
  47. Với Công Nghệ In Bằng Giống Các Trường Đại Học Trên Toàn Quốc
    Làm Bằng Đại Học Tại TPHCM - Làm Bằng Đại Học Giá Rẻ

    http://lambangdaihocgia.xtgem.com/

    Nhận làm bằng đại học tại tphcm, hà nội và các tỉnh trên toàn quốc, cao đẳng, trung cấp, bằng cấp 3. Dịch vụ làm bằng đại học phôi gốc cùng các loại chứng chỉ nghề, anh văn tin học, toeic giá rẻ.
    Chúng tôi chuyên nhận làm bằng đại học phôi gốc uy tín, giá rẻ trên toàn quốc. Đặc biệt giá cả cạnh tranh.
    Nếu bạn đang cần một tấm bằng đại học để tăng lương, hay để được đề cử lên chức vụ cao hơn hoặc đơn giản chỉ là để đối phó với gia đình.
    Nếu bạn muốn làm bằng đại học giá rẻ hãy Liên Hệ với chúng tôi: 096 113 5459

    Làm bằng đại học giá rẻ
    Làm bằng đại học giá gốc
    Làm bằng đại học uy tín, chất lượng
    Làm bằng đại học không cần đặt cọc
    Làm bằng đại học tại tphcm - hà nội
    Làm bằng đại học uy tín trên toàn quốc

    Image1
    Làm bằng đại học giá rẻ tại TPHCM và Hà Nội

    Thông tin cần cung cấp khi làm bằng giá rẻ
    + Họ Tên: Tên trong khai sinh đầy đủ của bạn
    + Ngày Sinh: Ngày sinh chính xác trong khai sinh của bạn
    + Nơi Sinh: Nơi sinh trên giấy khai sinh
    + Tên Trường: Trường bạn cần làm bằng đại học, ví dụ: đại học Nguyễn tất thành, đại học Quốc gia TPHCM
    + Tên Nghành: Ngành học bạn cần làm, ví dụ: Kế toán, Tài chính, IT...
    + Khóa Học
    + Năm Tốt Nghiệp: Bạn nên chọn năm cho phù hợp với tuổi của bạn
    + Giới Tính: Nam hoặc Nữ
    + Dân Tộc
    + Xếp Loại: Nên chọn Khá hoặc Giỏi
    + Ảnh: Đính kèm file

    Vì sao bạn lại chọn dịch vụ làm bằng đại học giá rẻ
    Với phương châm làm bằng đại học Uy Tín - Nhanh Chóng - Giá Rẻ và quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng khi khách nhận được hàng nên chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm và ủng hộ của những bạn có nhu cầu làm bằng đại học tại tphcm

    Bạn làm việc với chúng tôi bằng cách nào
    Chúng tôi sẽ gặp bạn và trao đổi thông tin trực tiếp, sau khi thỏa thuận xong chúng tôi sẽ tiến hành làm bằng đại học giá rẻ
    Bạn hoàn toàn yên tâm vì chúng tôi không bao giờ lấy tiền trước ( vì hiện nay có nhiều trường hợp gửi tiền cọc trước sau đó không liên lạc được ). đến khi nào làm bằng đại học xong chúng tôi mới lấy tiền.
    Chúng tôi nhận làm bằng đại học ngay trong ngày nếu bạn cần gấp cho công việc.
    Đảm bảo làm bằng đại học phôi thật, chất lượng tốt nhất, không giống chúng tôi sẽ hỗ trợ làm lại ngay cho bạn.

    Liên hệ tư vấn làm bằng đại học
    Mr Nguyên: 096 113 5459

    Trả lờiXóa