Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

BÀI THƠ ĐỘC ĐÁO CỦA VUA TỰ ĐỨC











Hoàng đế Tự Đức (1829-1883) là ông vua hay chữ nhất triều Nguyễn, ông giỏi cả chữ Hán lẫn chữ Nôm.  Đặc biệt ông rất thích thơ và làm nhiều thơ, để lại cho hậu thế một di sản thi ca phong phú và đồ sộ.  Những lúc rãnh rỗi nhà vua  thường đàm đạo thi ca với các quan đại thần. Đã có nhiều mẫu chuyện ghi lại sự việc này, dưới đây là một trường hợp như thế.  Một hôm nhà vua cao hứng đọc một bài thơ chữ Hán cho các đại thần nghe và bảo: Các khanh ghi lại xem có đúng ý ta không. Các quan  chuẩn bị bút lông mực Tàu, và nhà vua đọc:
   
Tiêu hà tá hán khởi ư phong
Sấn nhập trùng vi nhiễu trướng trung
Bất luận huân tiêu phàn khoái lực
Hốt văn hàn tín tự tiêu vong

Các đại thần là những người thông thuộc sử sách nên không ai quay cóp ai, đều chép lại bằng chư Hán như sau:


Trong đó ý các quan là:
Tiêu Hà ( ): ?-193 tcn, là thừa tướng nhà Hán
Phong ():        Vùng đất khởi quân  của  Hán Cao Tổ
Phàn Khoái ( ): -189 tcn, là công thần khai quốc nhà Hán
Hàn Tín ( ): 229-196 tcn, là một danh tướng bách chiến bách thắng của nhà Hán
Bài thơ trên được dịch:

Tiêu Hà giúp Hán đất Bái Phong
Thành sự nhờ nơi tướng tài trung
Chẳng ỷ sức hơi Phàn Khoái mạnh
Nhờ tài Hàn Tín, đấng kiêu hùng

Đại ý rằng: Tiêu Hà giúp nhà Hán ở Phong Bái, không dựa vào sức mạnh của Phàn Khoái, chỉ cần tài năng của Hàn Tín là thành công.


     Xem xong bản chép của các đại thần nhà vua cười bảo: Các khanh chưa hiểu ý ta. Ta không nói lịch sử nhà Hán mà nói về…con muỗi. Các quan tá hỏa nhìn nhau, hóa ra nhà vua lợi dụng tính đồng âm dị nghĩa của chữ Hán để thử  tài linh hoạt của các đại thần.  Đồng âm dị nghĩa tức là đọc như nhau nhưng nghĩa khác nhau. Chẳng hạn:

tiêu, (trong tên Tiêu Hà):  Cỏ tiêu, cỏ thơm
tiêu, (ý nhà vua):  Cây chuối
hà,  (trong tên Tiêu Hà):  Tại sao
hà, (ý nhà vua):  Cây sen, đài sen
hàn (trong tên Hàn Tín)
 hàn (ý nhà vua): Lạnh
Như vậy bài thơ nhà vua đọc phải viết thành

  

Bài này đọc lên nghe âm không khác gì bài các đại thần đã chép nhưng dịch ra thì ý khác hẳn:

Bẹ chuối, đài sen nối cánh rung
Bay vào màn trướng quấy lung tung
Chẳng cần phải tốn công hun đốt
Tin lạnh vừa đưa tẩu tán cùng.

Không những nhà vua vận dụng tuyệt giỏi tính đồng âm dị nghĩa trong chữ Hán mà còn biết tường tận đặc tính loài muỗi là trời lạnh thì tẩu tán chớ người ta không cần đốt lửa hun khói làm gì.



38 nhận xét:

  1. Cám ơn bác Bul!
    Vua Tự Đức thật khéo dùng chữ và thâm nho.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông được người đời tôn vinh là vua thi sĩ mà

      Xóa
  2. Tự Đức cũng phải nghĩ trước, nát óc rồi hôm sao bỡn các quan đây... NHưng không giỏi không làm được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc là ông ấy đã nghỉ nát óc
      loại thơ này không thể "xuất khẩu thành thi" được
      Người thời nay hiểu cho được cũng đã mệt rồi

      Xóa
  3. Để bà già tỉ mỉ nghiên cứu thêm cách phát âm của hai bài thơ chữ Hán thêm nhé!

    蕭 何 佐 漢 起 於 豐
    趁 入 重 圍 擾 帳 中
    不 論 勲 標 樊 噲 力
    忽 聞 韓 信 自 消 空

    蕉 荷 借 廠 起 於 風
    趁 入 重 幃 擾 帳 中
    不 論 熏 焦 燔 燴 力
    忽 聞 寒 信 自 消 空


    Nếu đọc theo âm Hán Việt, thì vẫn có vài chữ dị biệt là chữ:

    Tiêu hà tá hán khởi vu phong
    Sấn nhập trọng vi nhiễu trướng trung
    Bất luận huân tiêu phiền khoái lực
    Hốt văn hàn tín tự tiêu không

    Tiêu hà tá hán khởi vu phong
    Sấn nhập trọng vi nhiễu trướng trung
    Bất luận huân tiêu phần quáilực
    Hốt văn hàn tín tự tiêu không


    Và nếu phát âm theo tiếng phổ thông của người Hán thì cũng có vài âm dị biệt:

    xiāozuǒ hàn qǐ yú fēng
    chèn rù zhòng wéi rǎo zhàng zhōng
    bù lún xūn biāo fán kuài
    hū wén hán xìn zì xiāo kōng

    jiāo chāng chǎng qǐ yú fēng
    chèn rù zhòng wéi rǎo zhàng zhōng
    bù lún xūn jiāo fán huì
    hū wén hán xìn zì xiāo kōng


    Tuy nhiên đó là cách phát âm theo người Hán, có khi cách phát âm của người Việt mình có khác chăng? Dù sao đi nữa thì việc giỏi chữ của vua Tự Đức thì chúng ta chỉ kính phục và cũng chẳng cần phải nghị bàn thêm nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn TTM thân mến
      Trước khi Post bài này bu tui đã nghỉ đến điều bạn nói, tức là
      nếu đọc theo âm Hán Việt thì bài nói về cây chuối có vài từ đọc khác với bài các quan đại thần ghi. Nhà vua chắc "cả vú lấp miệng em" nên các quan đại thần không dám phản ứng gì, và sách vở vẫn ghi lại cho đời sau nghị luận hihihi!
      Đầu năm đọc còm này của bạn bu tui rất vui vì có người tâm đắc về một đề tài hóc hiểm mà thú vị cản ơn bạn nhiều nhiều

      Xóa
  4. Nhà vua quá giỏi, tiếc là Ngài chỉ thọ có 36 tuổi, lúc đang độ sung sức nhất. Không biết ông lên ngôi năm bao nhiêu tuổi hả bác Bu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ThuThuy à

      * Bức ảnh ghi 1847- 1883 là ngày ông lên ngôi và ngày ông băng hà chứ không phải ngày sinh và ngày mất
      * Vua Tự Đức sinh 1829 lên ngôi năm 1847 lúc mới 18 tuổi. trị vì 36 năm

      Xóa
    2. Ngày xưa đi học phải học thuộc từng đời vua. Bây giờ cũng quên rồi.

      Xóa
  5. Các Già bình luận, Văn tôi ngồi hóng.

    Thật yêu mầu tím Huế xưa.
    Cảm ơn Bu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Van pham định nói bông hoa phong lan màu tím chăng??

      Xóa
  6. Lần này nữa là hơn một lần Sỏi được Nghe bình phẩm về di bút của Vua Tự Đức,
    Rất cảm phục trí lực uyên thâm của Vua Tự Đức! Một Ông vua tài hoa về NHO-Y-LÝ-SỐ, Ông để lại hoạch định hành chính cho đến ngày nay, không thể đổi thay nếu có kiến thức phong thủy. Ngoài ra còn nhiều chính sách khai khẩn và văn thơ tuyệt tác! Việc ngày nay về hùa để chê bai triều Nguyến thật sự bất công.
    Bài viết của Anh Bu luôn thật sự tin cậy đối với Sỏi, Cảm ơn anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Sỏi đã có lòng tin tưởng

      Xóa
    2. Hi.. hi... Theo 'chủ nghĩa hiện sinh' thì các ông vua thời nay chỉ mắt trước mắt sau vơ vét sao cho được nhiều của cải lại quả dành cho con cháu mình thôi...

      Xóa
  7. VUA QUAN THỜI PHONG KIẾN HỌC HÀNH BÀI BẢN NÊN THẬT GIỎI GIANG CHỮ NGHĨA. CHẢ BÙ CHO MẤY ĐỒNG CHÍ XYZ NGÀY NAY, NÓI NĂNG LẬP NGÔN NGHE XẤU HỔ.

    Trả lờiXóa
  8. Ngày xưa học từ chương nên đã học là học thuộc nằm lòng, học đến nhập tâm, đi thi chắc các cụ ngày xưa cũng chẳng biết đến cái phao là gì nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng chắc là có quay cóp, nhất là những chữ phạm húy

      Xóa
  9. Đọc mấy lần nhưng... hỏng dám còm. huhu, thui chúc bác Bu khỏe nha! hihi

    Trả lờiXóa
  10. Còn đây là trình độ của Ngyến Tấn Dũng đồng chí (cũng tạm gọi là Vua ngày của VN ta) theo phát hiện thú vị của Mít Tờ Đỗ trên blog của Trương Duy Nhất và được ABS điểm tin:
    "Ghi trong sổ lưu niệm sau khi thị sát đoàn không quân Yên Thế (trung đoàn 923, quân chủng phòng không- không quân) mới đây, Thủ tướng Dũng viết sai tùm lum: chữ “bảo vệ” viết thành “bão vệ”, chữ “của đảng” thành “cũa đãng”,“Thủ tướng” thành “Thũ tướng”, “chính phủ” thành “chính phũ”.
    Rồi những lỗi viết hoa tùy tiện vô lối như “Trung Đoàn”, “Nhà Nước”, "Thủ Tướng", "Tổ Quốc", "Anh hùng"… (các chữ đoàn, nước, tướng, quốc, anh viết hoa là sai)
    Trong khi cái chữ đệm “Tấn” ở dòng họ tên của ông lại không biết viết hoa.
    Ngay cái dấu chấm câu cũng đặt không đúng chỗ.
    Một đoạn vài câu ngắn tẹo mà sai be bét thua… đứa học trò cấp 1!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thông cảm vua Dũng đi làm cách mạng khi 12 tuổi không kịp học chính tả tiếng Việt. Vua nghỉ đọc được thì thôi chứ chính tả chính tung gì cho mệt ra. hehehe

      Xóa
  11. Ảnh hoa lan Bu chụp đẹp quá và những bức ảnh của hai Bu ở nhà chị TTM chụp cũng rất đẹp , rạng ngời - xin chúc mừng hai Bu!
    [img] https://lh3.googleusercontent.com/-8Im44S81swQ/USMzzsA1fcI/AAAAAAAAAUY/vqlEtqcrCS8/w501-h510-p-o-k/P1140538.JPG [/img]

    Trả lờiXóa
  12. Không thấy bạn còm bên TTM gốc Mai
    Bu chụp hoa đường phố ấy mà có phải hoa nhà bu đâu

    Trả lờiXóa
  13. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  14. ..Sóc ghé thăm anh ...chúc ngày mới nhiều sức khoẻ anh nhá...

    Trả lờiXóa
  15. 1. Trước đây, Ruchung tôi có đọc câu chuyện về bài thơ này của đức vua Tự Đức trong cuốn "Kể chuyện các vua nhà Nguyễn" do tác giả Tôn Thất Bình ghi lại từ lời kể của Hoàng Trọng Thược. Trong sách này, bài thơ chỉ ghi lại phần phiên âm, còn nguyên tác chữ Hán thì không thấy có. Ruchung tôi nhận thấy phần phiên âm trong sách này có khác với phần trích dẫn trong entry của Bu 02 chỗ/từ:
    - Ở câu 1: hán / tán: Tiêu hà tá hán khởi ư phong (Bản Bu) / Tiêu hà tá tán khởi ư phong (Bản Tôn Thất Bình)
    - Ở câu cuối: vong / không: Hốt văn hàn tín tự tiêu vong (Bản Bu) / Hốt văn hàn tín tự tiêu không (Bản Tôn Thất Bình)
    Đây là chuyện kể (giai thoại), không phải là chính sử / chính văn cho nên chuyện tam sao thất bản / dị bản là thường xuyên có, tuy nhiên bác Bu thử để công tìm kiếm tư liệu đối chứng, hiệu đính xem sao.
    2. Chuyện phiên âm chữ Hán theo kiểu chúng ta vẫn dùng là câu chuyện của riêng người Việt Nam ta, người Hán / Trung quốc hoàn toàn không hiểu cách phiên âm này. Một lần, tại Đại học Vân Nam (Trung Quốc), Ruchung tôi (kẻ hoàn toàn không biết Hoa ngữ) thử đọc bài "Quan thư" trong Kinh thi theo cách phiên âm này: "Quan quan thư cưu/Tại hà chi châu/Yểu điệu thục nữ/Quân tử hảo cầu." thì sinh viên không hiểu gì. Chỉ khi Ruchung tôi "đồ" lại ( vì không biết nhiều) bài thơ bằng vài chữ Hán khải thư thì họ mới ồ lên là hiểu!
    3. Đức vua Tự Đức rõ là người hay chữ (Hán) và hơn thế là nhà chơi chữ có hạng. Tuy nhiên, cách mà Ngài dựa vào bản chất đồng âm dị nghĩa rất phong phú của hệ thống chữ Hán, cách phiên âm không giống ai về chữ Hán để thử tài các quần thần như thế thì dẫu có phạm thượng, Ruchung tôi vẫn cho đây là cáh chơi không bình đẳng. Bởi nếu Ruchung tôi có đọc một phiên âm bài thơ chữ Hán (con cóc) của mình thì đức Vua cũng chép sai như thường!
    3. Đến như tiếng Việt đơn âm tiết ít đồng âm dị nghĩa hơn chữ Hán nhiều mà khi đọc nguyên nghĩa (không phiên âm) còn có người còn "lĩnh ý" sai nữa là. Ví dụ với khẩu lệnh:
    - Trâu cày không được thịt
    + Người cắt ý: "Trâu cày, không được thịt" sẽ không thịt trâu
    + Người cắt ý: "Trâu cày không được, thịt" sẽ thịt trâu
    Ối giời ơi là ngôn ngữ!!!!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu chữ Hán trước đây thường không có dấu chấm, phảy nên người đọc nhiều khi cắt ý không giống nhau như bác Ruchung nói. Thế còn lúc thì đọc từ trái sang phải, lúc thì đọc từ phải sang trái thì đôi khi cũng hiểu sai ý. Ví dụ:
      "Cấm không được đái" và "đái được không cấm"

      Xóa
    2. Vấn đề NANO đưa ra có lẽ phải làm một Entry mới được hihihi

      Xóa
  16. Bu tui rất vui bởi bạn Ruchung đã có một cái “còm” kỹ lưỡng thấu đáo, rất bổ ích cho chủ nhà và bạn bè, nay được hầu chuyện bạn như sau:
    1- Nguồn để bu viết bài này là sách “Huế xưa tìm lại” của nhà thư pháp trẻ Nguyễn Phước Hải Trung nxb Hội Nhà văn - 2012
    2- Hải Trung có chỗ nhầm lẫn khi viết chữ tiêu là cây chuối. Tiêu này phải có bộ thảo 蕉 chớ không phải chữ tiêu 焦 có nghĩa bị cháy, bị sém lửa.
    3- Theo bu thì tá Hán của Hải Trung hợp lý hơn là tá tán của Tôn Thất Bình. “Tiêu Hà tá Hán khởi ư phong” là nói Tiêu Hà giúp nhà Hán khởi quân ở đất Bái Phong. Tá tán không có nghĩa.
    Bản của bu viết “tiêu không”, Tôn Thất Bình viết “tiêu vong” (chỗ này Ruchung gõ lộn chăng?) Bu cho là tiêu vong như Tôn Thất Bình đúng hơn là tiêu không của Hải Trung.
    3- Vì là giai thoại nên khó lòng kiểm chứng độ chuẩn xác của câu chuyện. Nếu gọi là viết bài thơ do vua đọc theo từ đồng âm thì khi đọc lên, hai bài phải hoàn toàn giống nhau trong âm đọc. Ở đây bài cây chuối (theo nhà vua) và bài các quan ghi có mấy từ khác nhau:
    * Câu thứ 3 các quan ghi : 不 論 勲 標 樊 噲 力: Bất luận huân tiêu phàn khoái lực
    * Câu thứ 3 theo ý nhà vua: 不 論 熏 焦 燔 燴 力: Bất luận huân tiêu phần quái lực
    Như vậy các quan chép đúng như vua đọc, còn vua thì áp đặt ý mình cho các quan, mà không quan nào dám cãi lại, bu gọi tình trạng này là vua “cả vú lấp miệng em” như đã trả lời bạn TTM gốc Mai.
    4- Việc người Việt phiên âm từ Hán làm cho người Hán không hiểu xẩy ra từ xa xưa. Người Hán nói “duê nán” người Nam nói Việt Nam thì hai bên hiểu nhau làm sao được. Lý do có sự khác biệt này vô cùng phức tạp, nó thuộc nghiệp vụ các nhà ngôn ngữ thượng thặng, cỡ như Ruchung còn cho là khó thì phu lục lộ như bu tui đành thúc thủ đãi vong… huhuhu!
    Bu có đọc một tài liệu nói rằng thời nhà Hán người Hán dùng thứ ngôn ngữ thượng cổ, khác xa Đường, Tống sau này. Ngôn ngữ ấy chỉ có 30 thanh mẫu và 29 bộ và thanh điệu. Sang đến đời Đường số thanh mẫu tăng 36 và vận bộ tăng lên 61. Khi lệ thuộc nhà Đường dân Nam ta học và phiên âm như người Đường. Nhưng rồi sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền dân Nam ta độc lập. Trong khi ngôn ngữ nhà Đường có nhiều biến đổi thì người Nam ta vẫn giữ nguyên những gì đã tiếp thu được trước đó. Đấy là nguyên do âm Hán Việt không còn giống âm Hán đã qua nhiều thay đổi nữa. Một chuyên đề hàng trăm trang mà nói ra mấy dòng cốt đáp lễ bạn Ruchung chứ không thể đầy đủ được.
    5- Bu tui vẫn cho rằng các quan đại thần quá giỏi sử sách chữ nghĩa nhưng hơi bị giáo điều. Khi nghe nhà vua đọc thì phải hiểu ngay rằng ông ta có ẩn ý gì đây chứ không thuần túy nói về lịch sử nhà Hán những ngày đầu Lưu Bang mới khởi quân. Kiến thức lịch sử này thì một nhà nho đọc thông viết thạo cũng hiểu được, cớ sao nhà vua lại đi thử các quan đại thần? Nghỉ thế và viết ra hai phương án: Lịch sử và cây chuối thì nhà vua mới phục . Hay là do Phàn Khoái khác phần quái làm các quan tắc tị …hihihi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi! nói về ngôn ngữ và phương ngữ của người TQ thì bà già này cũng chịu thua thôi anh Bu à. Ở nhà M, lúc sinh thời, ông ba của M dùng phương ngữ của tỉnh Quảng Tây để nói chuyện với con cái, còn M thì dùng cả hai hoặc ba thứ tiếng, cứ tréo miệng nói qua tiếng Quan thoại (phổ thông)hoặc tiếng Việt để trả lời ông thôi.. hihi.

      Nếu chỉ nói riêng chữ 越南 Việt Nam (Hán Việt)
      đọc theo tiếng Quan Thoại là "yuè nán"
      đọc theo tiếng Quảng Đông là "dịt nàn"
      đọc theo tiếng Triều Châu là "guộc nam" (Triều châu là miền nam Quảng Đông)
      đọc theo tiếng Đài Loan là "guộc lám",
      ...

      Còn nhiều tỉnh lắm, nói tới thì phải huhu với ngôn ngữ mất thôi.


      Thật ra, các quan thời đó đều tinh thông sử sách và Hán ngữ đúng như anh Bu luận, đây chỉ là cách chơi chữ có chủ ý của vua Tự Đức mà thôi.

      Tuy nhiên qua đề tài anh Bu đưa ra, chúng ta mới thấy rằng, đến đời chúng ta, chúng ta đã không hiểu hết thấu đáo văn chương thơ phú của người đời xưa rồi thì đến đời sau những di tích trên đền đài lăng miếu, những áng thơ này, những sử sách này.. nếu không dịch hết sang thuần Việt thì thế hệ sau chỉ đến ngọng hết thôi anh Bu ạ.


      Xóa
    2. Cứ nghe VN chúng ta có đến bốn ngàn năm văn hiến, nhưng sự kế thừa của chúng ta không liên tục, cứ tam sao thất bản. Chữ Quốc ngữ hiện nay chỉ có trên ba trăm năm, từ thế kỷ thứ 16 phôi thai đến thế kỷ thứ 17 mới có chữ Quốc ngữ, mà nguồn gốc hình thành cũng là do nhu cầu của các Giáo sĩ Tây phương muốn truyền đạo vào nước ta, chứ cũng không phải do nhu cầu của dân ta, và đáng lẽ nếu do nhu cầu thì phải được chính các nhà ngôn ngữ học của VN ta chuyển đổi mới có giá trị về lịch sử.

      Các nhà ngôn ngữ học của VN ta chuyển từ chữ Hán sang chữ Nôm cũng đã là một cuộc cách mạng về ngữ nghĩa rồi anh Bu nhỉ? Giống như người Nhật và Hàn quốc, họ vẫn bảo tồn ngôn ngữ của họ bên cạnh những phong phú của tiếng Hán, do đó truyền thống ngàn đời của họ có luôn có tính kế thừa...

      Ủa bà già lại đi lạc đường rồi. Về làm việc thôi.

      Xóa
  17. Em là em không hiểu gì về chữ Hán nên sang đọc và nghe các bác bình với nhau. Chúc bác Bulukhin nhiều niềm vui đầu xuân mới!

    Trả lờiXóa
  18. Còn nữa, hôm tết lúc M đi mua hoa quả thấy chùm sung đẹp quá nên cũng mua về để trưng, thì cậu út nhà M nói với M là: " mẹ đã nghe qua mâm quả:
    Bom, Vú sữa, Dừa, Đu đủ và Xoài,
    và Mãng cầu, Dừa, Đu Đủ và Xoài,

    Viết tắt là:
    Bom - vú - dừa - đủ - xoài
    Cầu - dừa - đủ - xoài

    Chưa hả Mẹ?


    M nghe xong thì cứ cười ngất ngư và có ngồi xếp hoa quả theo ý cháu rồi chụp hai tấm hình post vào G+..

    Thật là ngôn với ngữ...hihi

    Trả lờiXóa
  19. Thăm Bu's blog, thú vị lắm, đọc bài về vua Tự Đức đã thú mà nghe thiên hạ đàm đạo chuyện văn chương càng thú hơn, thêm nhiều kiến thức hơn. Đó là chưa kể những chuyện bên lề như của Nano Bobi kể!! Mà thôi, đồng chí X đâu có bằng ngoại quốc cấp, đồng chí Nhân bộ trưởng giáo dục viết mấy hàng cho trường ĐH Huế còn sai từa lưa kia kìa anh Bu há??

    Trả lờiXóa
  20. Rất vui khi được Hồng Ngọc đến nhà bu, mong được tiếp chuyện dài dài nhé

    Trả lờiXóa
  21. -Bác Bu, cái ông vua Tự Đức này thật... rách việc. Ông ấy thử đưa ra vài tiếng Hán-Việt thôi, chẳng hạn U MINH, cũng đã có quá trời nghĩa rồi, nói chi cả mấy câu thơ. Đồng âm dị nghĩa trong Hán Việt thiếu gì. Mà có ông quan nào thông minh, biết thừa là con muỗi, chắc cũng không dám trả lời đúng. Phải trả lời sai để vua còn khoe tài văn hay chữ tốt của mình chớ?

    -Chị M. Tại sao chữ quốc ngữ "phải được chính các nhà ngôn ngữ học của VN ta chuyển đổi mới có giá trị về lịch sử"? Ở nước ta theo lịch sử, chính thức có 3 thứ chữ được sử dụng, Hán, Nôm, Quốc ngữ (có vài nhà nghiên cứu cũng đưa ra giả thuyết có chữ thuần Việt, nhưng chưa được xác định). Chữ Hán của người Tàu, họ truyền sang khi xâm lược nước ta, chẳng qua chỉ là công cụ cai trị. Chữ Nôm của người mình nghĩ ra, nhưng cũng chỉ bắt nguồn từ chữ Hán. Còn chữ quốc ngữ, bắt nguồn là do các cố đạo sáng chế, mục đích truyền đạo.

    Trên tinh thần yêu nước, thì chữ nào cũng có "vấn đề", nhưng nếu nói chữ quốc ngữ không có giá trị lịch sử (vì không phải do người Việt chuyển đổi), thì không đúng. Ba thứ chữ kể trên chữ nào về mặt lịch sử cũng có giá trị. Bởi vì chữ nào cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, cùng với lịch sử mấy ngàn năm của nước Việt. Đã có biết bao nhiêu sách vở của người Việt được viết bởi 3 thứ chữ ấy, hoặc biết bao nhiêu sách vở bàn về ba thứ chữ này. Chữ quốc ngữ chắc chắn sẽ là thứ chữ dài lâu của người Việt, hiện hơn 80 triệu người Việt đang dùng, chẳng lẽ lại không có giá trị lịch sử?

    Trả lờiXóa
  22. Về tiện dụng thì quốc ngữ là số 1.
    Các cụ sử dụng Hán Nôm đã lâu, chứa đựng trong thư tích cả một quá khứ văn hiến mà đứt quãng, con cháu không đọc được nữa. Thật đáng tiếc! Phải không các bác!

    Trả lờiXóa