Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

NẾU BẠN CÓ BỘ KINH THI CỦA NXB VĂN HỌC QUÝ I - NĂM 2004

                   Kinh Thi tập I. NXBVH quý I năm 2004

 

                                     Trang 94 quyển thượng tập I

 

 

 

 

Bu sang nhà anh Hoàng Kim  nghe cô giáo Cao Nguyên thỏ thẻ:

 

"Thầy ơi, còn một bài PHIẾU HỮU MAI, CNB post từ lúc bên 360 tới bên này mà hổng có ai ghé đọc hết....."

 

 

Mới nghe thấy chữ PHIẾU trong PHIẾU HỮU MAI Bu tui đã thấy ngờ ngợ, vì trong tập Kinh Thi (quyển thượng của nhà xuất bản Văn học ấn hành quý 1 năm 2004) do ông Tạ Quang Phát dịch, ông Nguyễn Xuân Tảo (vốn là biên tập viên văn học cổ điển Trung Quốc … hiệu đính (1)) không viết "Phiếu hữu mai" mà viết "Biểu hữu mai". Tại các trang 94, 95,96  của sách trên in 3 chương "Biểu hữu mai". Bu chỉ chép lại đây nguyên văn cả chữ quốc ngữ lẫn chữ vuông chương I để các bạn tham  khảo .

 

CHƯƠNG I

 

 標 有 梅

 

 求 我 庶 士

 迨 其 吉 兮


Biểu hữu mai

 

Biểu hữu mai

Kỳ thực thất hề

Cầu ngã thứ sĩ

Đãi kỳ cát hề


Dịch nghĩa

 

Quả mai đã rụng

Ở trên cây, quả mai mười phần chỉ còn lại có bảy

Kẻ sĩ tìm đến chỗ em để cưới

Hãy kịp ngày tốt này.


Dịch thơ

 

Hôm nay mai đã rụng rồi,

Giảm đi còn bảy phần mười trên cây.

Sĩ phu tìm đến em đây.

Kịp trong ngày tốt lo ngay cho mà.


Chú giải của Chu Hy (2)

Chương này thuộc phú.  biểu rớt, rụng     mai, tên cây mai, hoa trắng, quả như quả hạnh mà chua.   thứ chúng, các vị.     đãi, kịp.    cát, cát nhật ngày tốt .

    Nước phương nam (3) chịu sự giáo hóa của Văn vương. Con gái chỉ biết lấy chữ trinh tiết trung tín để giữ mình, lo cho mình gả chồng không kịp thời  mà phải chịu nhục vì kẻ ngang tàng vô lễ. Cho nên  nói rằng : Quả mai đã rụng,  còn lại trên cây đã ít rồi thì biết rằng mùa mai đã qua và đã quá muộn vậy. Hỏi kẻ sĩ tìm đến để cưới em có lo kịp ngày tốt lành mà đến hay không.

***

Về ý nghĩa nhân văn do Chu Hy chú giải bu tui tâm phục khẩu phục, không còn gì phải bàn. Nhưng do bất cẩn mà các nhà làm sách xuyên tạc lời chú của Chu Hy. Các vị viết ra chữ "tiêu" lại phiên âm là "biểu", rồi gán cho biểu là rớt, rụng. Một sự lạ nữa là tựa đề bài thơ bằng quốc ngữ viết "biểu hữu mai", nhưng chữ Hán viết là "tiêu hữu mai"( ).Chữ tiêu (標, gồm bộ mộc   và chữ phiêu (4)) có nghĩa là ngọn cây, cái mũi nhọn, cớ sao các nhà làm sách chữ nghĩa đầy mình gọi là chữ biểu.  5 chữ  biểu của người Tàu dưới đây  không hề có nghĩa rụng, rơi:


(biểu) chia cho…

(biểu) trong từ biểu tử là con hát, gái điếm

(biểu) ở ngoài…  

(biểu) khăn quàng cổ…

(biểu) Đồng hồ đo thời gian…

 

Thực ra "biểu" và "tiêu" đều sai. Rớt, rụng,  phải là phiếu (搮, gồm bộ thủvà chữ phiêu 票). Từ điển Thiều Chữu giải thích chữ phiếu (搮) như sau:"Rụng, trong Kinh Thi có thơ Phiếu mai (梅) nói về sự hôn nhân phải cập thời. Nay ta gọi con gái sắp lấy chồng là phiếu mai vì cớ đó".  Một bài thơ chỉ có 16 chữ mà Nhà xuất bản Văn học sai quá nhiều. Tên bài thơ là "Phiếu hữu mai" thì viết "biểu hữu mai", nhưng chữ "biểu" lại phiên âm ra "tiêu"  thành "tiêu hữu mai". In xong sách các học giả chữ nghĩa đầy mình không đọc lại để in thêm phần đính chính xin lỗi người đọc. Cô giáo Cao Nguyên hơi kém vui khi thấy không ai ghé đọc bài thơ Phiếu hữu mai (有 梅) bên anh Hoàng Kim làm bu tui nghỉ bụng, em nào quá kén cá chọn canh thì hãy quan sát cây mai. Xuân sắc các nàng na ná như cây mai ra quả. Rụng ba còn bảy không sao, rụng bảy còn ba là có vấn đề, đến rụng chín còn một thì …thì…coi như rụng hết, không còn chi mà nói nữa, huhuhu!)

   

Các bạn đã đọc Kinh Thi, đặc biệt là người đẹp TTM uyên thâm Hán học có ý kiến gì khác chỉ giáo thêm cho Bu tui được sáng tỏ.  Đa tạ lắm thay.


------------------------------------------------------------


Chú thích của Bulukhin       

(1)  Trích lời Nhà xuất bản Văn học năm 2004

(2)  Chu Hy, một học giả nổi tiếng thời Thuần Hy, Nam Tống 1174-1190

(3)  Nước phương nam:  Bài thơ Phiếu hữu nam nằm trong phần THƠ CHU NAM . Chu là tên nước nhà Chu, nam là các nước chư hầu ở phương nam do Văn Vương trị vì

(4) Người Tàu có 7 chữ phiếu. Trong bài này dẫn ra hai chữ có liên quan :

- (phiếu) nghĩa là rơi, rụng…

- (có 3 cách đọc: Phiêu là nhẹ nhàng. Phiếu là chứng chỉ. Tiêu là lửa bay)

Đọc tiếp ...