Tháp That Luông ở thủ đô Viêng Chăn
Đấy là nhận xét của bà chủ nhà hàng Đồng Xanh ở thủ đô Viêng Chăn. Bà tên là Kim Thanh người Sài Gòn, đã định cư ở Viêng Chăn trên 20 năm, có quốc tịch Lào. Hỏi tại sao bà không cho con về Sài Gòn học đại học mà lại học ở Viêng Chăn, bà bảo, về Sài Gòn bọn nhỏ dễ hư lắm. Học ở đây gần nhà với lại xã hội ít tệ nạn . Bà chỉ vào đám học trò đi qua trước cửa nhà hàng nói tiếp, anh xem bọn trẻ đi học ngoan ngoản, không gây bậy, không nói tục, không đánh nhau. Người Lào từ bé chí lớn không nói to, không cãi lộn…Họ sùng đạo Phật, cả nước chưa tới 6 triệu dân mà có đến 1400 ngôi chùa, tính ra cứ hơn 4000 dân có một chùa. Trong nhà không dư dã gì nhưng họ sẵn lòng cúng dường chùa và các nhà sư
Nhà sư khất thực

Sư hành lễ
Chùa đầu tiên bu đến thăm có tên Xi Mường, đến để xem hiện tượng lạ. Một đôi chim hạc cứ chiều chiều bay về đậu trên mỏm núi đá trong khuôn viên . Một con đậu ở phía đông, một con đậu ở phía tây, ngủ lại qua đêm, sáng hôm sau cả đôi lại bay đi kiếm ăn tận đẩu đâu không ai biết.
Chùa Xi Mường
Chim hạc ở chùa Xi Mường (phía đông mõm đá)
Chim hạc ở chùa Xi Mường (phía tây mỏm đá)
Trong nội điện chùa Xi Mường bu gặp một cô gái Lào đang sắp đĩa hoa qủa cúng Phật. Nàng quỳ, đầu cúi sát nền nhà vô cùng thành kính. Khi biết có người đang quan sát mình, nàng ngoái nhìn khách với nụ cười rất tươi. (Đúng là người Lào dể thương thiệt, hehehe..)
Quỳ thành kính
Tươi cười tiếp khách
Bu đánh liều hỏi, Nọong hủ pha xa Việt bò (Em có biết nói tiếng Việt không) nàng trả lời bằng tiếng Việt lơ lớ, em nói được ít thôi. Nghe bảo chùa Xi Mường này thiêng lắm ? Thiêng nhiều nhiều anh à. Em đang cầu Phật điều gì đấy? Ồ cầu nhiều nhiều. Nói xong cô gái có vẻ ngượng ngùng, như sợ khách hỏi thêm cái điều nàng đang cầu xin. Sau đó mới biết ở nội điện chùa Xi Mường có một phòng chuyên cho chị em hiếm muộn đến cầu được làm mẹ. Bu thầm niệm Nam mô bổn sư Thích Ca mâu ni Phật, mong ngài giúp cô gái Lào xinh tươi nọ sớm toại nguyện.
Ở Viêng Chăn không thấy nhà cao ngất ngưỡng như Sài Gòn và Hà Nội, có lẽ do người Lào không ưa cái gì ngổ ngáo, thái quá. Công trình Phật giáo đồ sộ nhất thủ đô là tháp Thạt Luông và một số chùa gần khu vực tháp.
That Luông
Kiến trúc ở quảng trường That Luông
Vườn Phật ở Viêng Chăn (4 ảnh trên)
Du khách ở vườn Phật
Người bán vé vào vườn Phật
Đại lộ Lan Xang to đẹp nhất Viêng Chăn. ở đây có có đài chiến sĩ vô danh còn gọi là Khải Hoàn môn rất hoành tráng. Trong 30 mét chiều của cao lòng tháp có rất nhiều tầng bán bách hóa và hàng lưu niệm
Khải hoàn môn
Các kiến trúc gần Khải hoàn môn (3 ảnh trên)
Những ngày ở Viêng Chăn , buồn chân, bu la cà sang Noọng Khai bên Thái Lan, thời gian làm thủ tục nhập cảnh ở đây quá lâu, đứng ê chân, phải lấy máy ra chụp vu vơ cho đỡ sốt ruột
Xếp hàng làm thủ tục vào Noọng Khai (Thái Lan)
Qua cầu Hữu nghị Lào Thái (cờ Thái phía trước)
Phố chợ Noọng Khai
Thú vị nhất là bu được trở lại cầu Nậm Nhôm ở bản PhaTha tỉnh Khăm Muộn. Cách nay 20 năm bu đã đưa quân sang Khảo sát Thiết kế cầu này. Cầu bê tông cốt thép ứng suất trước không lớn lắm, thế mà đơn vị bu phải nằm lại đây cả tháng trời vì địa tầng đáy sông quá phức tạp. Cứ khoan xuống vài ba thước là gặp đá, không phải đá liền khối mà đá mồ côi, và vô số các hang cát tơ. Phải khoan theo kiểu xăm bàn cờ mới vẽ được kết cấu địa tầng để đặt móng mố, trụ.
Cầu Nậm Nhôm
Công ty 479 Việt Nam
Cầu Nậm Nhôm bu thiết kế cách nay 20 năm
Ở bản Pha Tha Khăm Nuộn
Sông Nậm Nhôm
Xóm nhà bờ tây sông Nậm Nhôm, nơi cô Bua Khăm ở cách nay 20 năm
Bu và đám kỹ sư, công nhân ở nhờ nhà dân phía bờ đông. Quản lí bếp ăn là anh chàng Hiếu điển trai, vui tính, có biết vỏ vẻ dăm câu tiếng Lào. Do việc cậu ta thường vào bản mua thực phẩm, nên quen biết khá nhiều người Lào, trong đó có cô Bua Khăm chừng 18 tuổi, người cao ráo, trắng trẻo tóc tết đuôi sam, đôi mắt đen láy nhưng sao cứ phảng phất một nỗi buồn xa vắng. Một buổi sáng tinh mơ, sương mù trắng trời, bu ra sông đánh răng, rửa mặt, bổng thấy phía trước lờ mờ một bóng người rẽ nước đi từ bờ phía tây sang, một cô gái hai tay vừa từ từ hạ váy xuống, vừa tiến vào bờ, tay phải cô cầm một bó hoa rừng, không biết là hoa gì. Lạ, người Lào ở bản Pha Tha đến rau thơm, hành, tỏi, họ cũng trồng trong vỏ bom bi treo trên nhà sàn để hái cho nhanh đỡ phải xuống đất, thì mấy ai trồng hoa. Lúc ấy Lào đang là mùa khô, chắc cô Bua Khăm phải vào tận rừng xa có suối chảy mới tìm được loại hoa hiếm hoi này. Trưa hôm ấy bu hỏi Hiếu, em Bua Khăm có việc gì mà sang gặp chú mày sớm thế, dạ cô ấy sang mừng sinh nhật em. Tôi thăm dò, con gái Lào hay không, cu cậu chỉ cười cười. Người Lào thật thà như đếm, chú hứa với họ điều gì thì cố mà thực hiện cho được nghe chưa, dạ, em biết. Những đêm trăng sáng, chàng trai Việt sóng đôi cô gái Lào đi dạo bên bờ sông Nậm Nhôm trông đến là dễ thương…Sau đó Hiếu đi lao động bên Hàn quốc, Không biết có liên lạc gì với người đẹp Bua Khăm năm xưa nữa không.
Trưa ở bản Pha Tha cảnh vật sao mà đìu hiu. Mấy ngôi nhà phía bờ tây tịnh không một bóng người. Chẳng gặp ai để hỏi, ừ nhỉ, mà có gặp thì Lào Việt đâu có biết tiếng nhau! Nhắc chuyện xưa cách nay 20 năm bu chưa hết tâm trạng ái ngại. Sinh nhật quân mình mà cả đơn vị không ai hay biết, một cô gái Lào lại biết rõ và mang hoa sang tặng từ tinh mơ mờ đất. Bà chủ nhà hàng Đồng Xanh nói đúng, người Lào tình nghĩa và dễ thương thiệt.
Dễ thương thật.. Vào đọc sau nhé anh Bu ơi!
Trả lờiXóaVẫn rãnh viết bài đó sao?
To Ro nhắc khéo bác cứ loanh quanh mãi ở Cổng Trời vậy sao, nên trưa nay bu quyết tâm sang tận Thái Lan...hehehe. Đến chỗ ở mới may ra có bài khác được, đọc tạm nhé.
Trả lờiXóa:) dễ thưong
Trả lờiXóaĐất nước phật giáo là thế!
Trả lờiXóaCô bán vé vào vườn Phật, cô Bua Khăm, cô cầu được làm mẹ, hay thủ đô Viêng Chăn dễ thương đây.
Trả lờiXóaNiềm tin tôn giáo còn hơn không có gì đẻ mà tin
Trả lờiXóaNghe chuyện của bác cứ buồn buồn, buồn vì những mất mát, nhớ nhung không có ngày trở lại... Bao giờ ta mới trở lại cái hồn nhiên, chân chất nhỉ?! VN cũng nhiều chùa, có chùa tượng Phật nhứt Đông Nam Á, nghe quảng cáo thế, mà tính Phật đi đâu mất tiêu rồi...
Trả lờiXóaBác làm em cũng nhớ cái cô Bua Khăm...
Em về phơi kỷ niệm xưa
Trả lờiXóaMuối thời con gái làm dưa ăn dần
:D
Bu toan "kỷ liệm" buồn chết đi được. hihi
Nhìn nhịp cầu, nhìn sông Nậm Nhôm bu cũng nhớ người đẹp Bua khăm Lắm TORO à
Trả lờiXóaBuồn ngọt ngào không bi lụy thì chưa đến nỗi chết đâu Sói ơi
Trả lờiXóaTrước hết bỏ đôi chim vào đây cho lớn tí đã..
Trả lờiXóaChim hạc ở chùa Xi Mường (phía đông mõm đá)
Chim hạc ở chùa Xi Mường (phía tây mỏm đá)
Anh Bu mà.. giúp đỡ thế thì cô gái Lào xinh tươi ấy chắc sẽ sớm toại nguyện rồi..hiiii
Trả lờiXóaĐôi chim hạc này làm M nhớ đến chim Hồng Hạc trong quyển "Hồng Hạc.." của thầy Huyền Diệu ở xứ Phật quá.
Trả lờiXóaVậy mà mới nhìn tưởng như cầu mới xây chứ anh Bu ơi!
Trả lờiXóaLàm cho anh Bu đã bao năm qua rồi mà cứ ngẩn ngơ bùi ngùi..thấy mà tội..hihi
Trả lờiXóaTấm hình này đẹp nè anh Bu ơi!
Trả lờiXóaHehehe ...Đúng là chim lớn nhìn thích hơn
Trả lờiXóaTấm Phật nằm này đẹp ghê anh Bu ơi! M thích lắm.
Trả lờiXóaBu cầu nguyện Phật giúp chứ bu tui làm gì được Huhuhu
Trả lờiXóaỪ thì đẹp rồi, nhưng người đẹp ngồi cầu Phật kia không đẹp sao ??
Trả lờiXóaChịu thua anh Bu rồi đó nha..haha
Trả lờiXóaDầm cầu không bị mưa nắng phá hủy nên có vẻ mới, bạn nhìn tấp biển ghi tên cầu (bằng tiếng Anh) mới thấy nó cũ lắm rồi.
Trả lờiXóaVới lại tuổi trưởng thành của bê tông trên 100 năm, vậy 20 năm đang là tuổi thiếu niên mà
Thấy cảnh cũ mà vắng bóng người xưa bùi ngùi lắm chứ
Trả lờiXóaBiết mình thua là đã thắng hehehe
Trả lờiXóaThầy Huyền Diệu xây chùa Việt bên Nê Pan ???
Trả lờiXóaM đưa vào đây cho lớn tấm hình mà không nhìn thấy ngày tháng anh Bu ơi!
Trả lờiXóaĐúng rồi anh ạ, sau khi chùa VN xây thì bây giờ nơi ấy là khu vực mỗi nước đều đến xây chùa đó anh Bu ơi! Anh có quyển sách ấy chưa? M quên tựa mất rồi, nói về việc hình thành khu Quốc Tự ở đó.
Trả lờiXóaBạn TTM à cầu này công ty Tư vấn KSTK của bu thiết kế nhưng phía Lào hợp đồng với công ty 479 của Tổng 4 (ở Vinh) thi công khoảng 1990 -1991 gì đó. Bu chỉ nhìn thấy nó trên giấy, cho đến chuyến đi vừa rồi mới nhìn thấy nó trên thực địa. Được trở lại đây bu thú vị vô cùng . Không hiểu sao trên tấm bảng này người ta không ghi năm xây dựng
Trả lờiXóaBạn TTM à cầu này công ty Tư vấn KSTK của bu thiết kế nhưng phía Lào hợp đồng với công ty 479 của Tổng 4 (ở Vinh) thi công khoảng 1990 -1991 gì đó. Bu chỉ nhìn thấy nó trên giấy, cho đến chuyến đi vừa rồi mới nhìn thấy nó trên thực địa. Được trở lại đây bu thú vị vô cùng . Không hiểu sao trên tấm bảng này người ta không ghi năm xây dựng
Trả lờiXóaBạn TTM à cầu này công ty Tư vấn KSTK của bu thiết kế nhưng phía Lào hợp đồng với công ty 479 của Tổng 4 (ở Vinh) thi công khoảng 1990 -1991 gì đó. Bu chỉ nhìn thấy nó trên giấy, cho đến chuyến đi vừa rồi mới nhìn thấy nó trên thực địa. Được trở lại đây bu thú vị vô cùng . Không hiểu sao trên tấm bảng này người ta không ghi năm xây dựng
Trả lờiXóaBạn TTM à cầu này công ty Tư vấn KSTK của bu thiết kế nhưng phía Lào hợp đồng với công ty 479 của Tổng 4 (ở Vinh) thi công khoảng 1990 -1991 gì đó. Bu chỉ vẽ nó lên giấy, cho đến chuyến đi vừa rồi mới nhìn thấy cầu trên thực địa. Được trở lại đây bu thú vị vô cùng . Không hiểu sao trên tấm bảng ghi tên cầu người ta không ghi năm xây dựng
Trả lờiXóaCó lẽ trong mấy dân tộc Đông Dương thì người Lào hiền nhất, hehe không biết hồi đó bác bu đem quân đi xây cầu bên đó có cua được em Lào nào không?
Trả lờiXóaHồi cu cậu nhóc tì tôi vào đại học học ở Xã hội nhân văn, được lớp cắt cử "kềm cặp" mấy em SV Lào sang học, nhìn hình mấy em SV Lào, rồi những vật nho nhỏ như móc khóa, bóp... mấy em tặng cu cậu, bà xã tôi chỉ sợ phải sang Viêng Chăn... cưới dâu... Hehe!
Có cô con dâu Viêng Chăn thì hay quá chứ sao, cái chắc chắn là cô ấy không cãi to tiếng với mẹ chồng
Trả lờiXóaVâng, nên M thấy tiếc đó anh! Nếu xây dựng những công trình công cộng mà ghi ngày tháng thì hay lắm nhỉ, để người đời sau biết được niên đại của nó.
Trả lờiXóaMà anh gọi "Bạn TTM à" làm M giựt mình đó hihiii
Các cô gái Lào trong entry này đều đẹp . Không biết đa số các cô gái Lào đều đẹp như vậy không nhỉ .
Trả lờiXóaMarg thích các tượng trong vườn Phật , trông hay lắm .
Ngày xưa VN mình sang xây cầu cho Lào chắc là làm "nghĩa vụ quốc tế" thôi phải không bác Bu . Rồi dầm cầu bê tông ứng suất trước là chở từ VN sang luôn ha bác ?
Ghé thăm anh Bu , Mừng anh vừa thăm Lào. Chép tặng anh bài thơ "Tháp vàng, hoa trắng, nắng Mekong" đã được anh khen ngợi là chỉ bảy chữ mà nêu được ba biểu tượng cao nhất của Lào. Đối với những ai chưa có dịp đến Lào thì bài viết "Người Là dễ thương lắm" của anh Bu đúng là một cẩm nang văn hóa du lịch . Ai đã đến rồi thì thấy bài viết của anh Bu như viết cho riêng mình. Xin chép chung hai bài này vào trang DẠY VÀ HỌC http://dayvahoc.blogtiengviet.net để mọi người cùng đọc.
Trả lờiXóaTháp vàng, hoa trắng, nắng Mekong
"That Luang", "Champa", "golden light in Mekong River" là những ấn tượng khó quên về đất nước Lào. That Luang (tháp vàng) là biểu tượng quốc gia. Cham pa (hoa trắng) là sắc hoa sứ thanh khiết mà người Lào rất mến chuộng. Nắng vàng rực rỡ trên sông Mekong tạo nên vẻ đẹp kỳ ảo của Viên Chăn. Uống bia Lào, ăn mực và nhâm nhi cà phê Việt, ngắm nắng chiều dát vàng trên sông xanh mà bờ sông bên kia là Thái Lan, để lắng nghe nhịp sống chậm rãi và yên bình.
Tôi vui được tham dự Hội nghị Nghiên cứu Sắn Quốc tế lần thứ Tám (8th Asian Cassava Research Workshop) tổ chức tại Viên Chăn8 nên đã cảm khái viết bài thơ này; Đồng thời, lưu lại một số hình ảnh về đất nước Lào và hội nghị tại đây
THÁP VÀNG, HOA TRẮNG, NẮNG MEKONG
Tháp vàng, hoa trắng, nắng Mekong
Ấn tượng Viên Chăn thật lạ lùng
Nơi đâu hối hả, đây trầm lắng
Một vùng đất Phật ở ven sông .
Nhớ thuở Nguyễn công gây nghiệp lớn
Ai Lao thường mở lối đi về
Trung Hưng thành tựu nhờ chung sức
Núi thẳm, lòng dân đã chở che
Dân Việt ngàn năm xuôi lấn biển
Tựa lưng vào núi hướng về nam
Thoáng chốc nghìn năm nhìn trở lại
Tháp vàng, hoa trắng, nắng Mekong
Hoàng Kim
Nghe anh Bu kể là biết ngay người Lào dễ thương....
Trả lờiXóaCứ nghe kể cách người ta cúng dường, cách người ta cười nói đã thấy bình yên anh Bu nhỉ ?
Dường như xã hội nào tin và làm nhiều điều hướng về đạo pháp thì cứ như họ hiền lành hẳn phải không anh Bu ?
@ Hình như tỷ số người đẹp thì Lào khá hơn Miến Điện và Cam Pu Chia
Trả lờiXóa@ Cái vườn Phật ấy do một đại gia xây dựng cách nay khoảng 50 năm bằng xi măng cốt thép. Nội dung cả vườn là một thứ Phật thoại, có lẽ phải đọc cả ngàn chuyện tiền thân đức Phật, giai thoại về đức Phật mới hiểu được. Vườn không có mgười thuyết minh. Lạ
@ Làm nghĩa vụ Quốc tế là việc các nhà lãnh đạo từ cao đến thấp. Hồi ấy bu làm giàm đốc một công ty Tư vấn Khảo sát thiết kế giao thông. Phải nuôi trên 100 quân nên ai thuê mới làm. Với cầu Nậm Nhôm cũng vậy. Có điều Lào khôn vặt mỗi lần đòi thanh toán (như HĐ kí kết) họ đòi trích phần trăm khá nặng
@ Cách nay khoảng 20 năm Quốc lộ 12 từ Quảng Bình sang Khăm muộn chưa thông xe năng được. Đơn vị thi công là công ty 479 ở ngoài Nghệ An, chắc là họ chỡ dầm UST theo đường 7 lên
"Nơi đâu hối hả, đây trầm lắng"
Trả lờiXóaLà một nhận xét rất xác đáng về Viêng Chăn. Có lẽ do dân họ sùng đạo Phật. Ở nhà , ra chợ, đi đường...cứ như đang đi vào chùa vậy. Cũng có thể dân Lào chưa tiếp xúc với nền sản xuất công nghiệp hiện đại nên họ chẳng việc gì mà vội vàng. Blog day và học của Hoàng Kim không có chỗ comment ??
@ Bu thấy các nước mà đạo Phật là Quốc giáo như Thái, Cam Pu Chia, Lào, Miến Điện thì phong thái người dân na ná nhau. Hiền lành, ung dung, hiếu khách
Trả lờiXóa@ Bu đến Lào rất nhiều lần nhưng vừa rồi mới đến Viêng Chăn. Ấn tượng nhất chuyến đi là trở lại bản Pha Tha, nhìn dòng sông nhỏ mà dễ thương, đi bách bộ qua chiếc cầu mình vẽ ra bây giờ mới nhìn thấy, nhớ lại tình bạn Lào Việt của Hiếu và nàng Bua Khăm...
Anh Bu ơi! người Thái, người Lào và người Campuchia, thì M chưa ở qua 2 nơi kia, chứ ở Campuchia thì M vẫn suy nghĩ về đất nước này đó anh ạ.!
Trả lờiXóaHàng năm ít nhất một lần M vẫn đi về làng quê ở Campuchia, chùa chiền thì làng nào cũng có, từ từ mà cúng dường đóng góp lại xây chùa để cùng hướng về cõi Phật.. Nhưng trong cuộc sống khác nữa của họ, sao M vẫn có những gì bất ổn, vẫn có những khập khễnh đó anh Bu ơi!
Chỉ cần một người lôi kéo thì họ có thể tập trung lại ném đá vào nhà máy mà không cần biết là làm như vậy đôi với sự việc, đối với pháp luật thì việc làm đó có đúng hay sai !!
Và cũng không hiểu sao lại có thể có thời kỳ diệt chủng ghê rợn nhất của thời đại như thế..
Và còn nhiều thứ khác nữa, nếu anh nhìn thấy những khu nhà riêng mới xây dựng bây giờ của .. của ai đó M kg biết.. mỗi căn nhà khoảng gần nửa hecta đất, nhỏ nhất cũng 1 công đất... và anh đã thấy cuộc sống của dân chúng ở vùng biển hồ Tonle Sap rồi..
Thì ta sẽ thấy nhiều cái khập khễnh trong cuộc sống và nhận thức của họ ở nơi này.. Còn đến chùa, thì hình như bây giờ họ đến chùa chỉ để cầu phước! cầu may, cầu giàu có... mà cái ngũ giới cơ bản nhất của giáo lý Phật giáo hình như .. hình như chỉ một số ít rất ít người trong số họ còn nhớ mà thôi.. Nên M vẫn không hiểu lắm anh Bu ạ.
Chuyến du lịch đầy cảm xúc xưa và nay của Bác Bu làm mọi người cũng vui theo kìa.
Trả lờiXóaEm cũng nghe nói người Lào rất dể thương và thật thà chân chất. Phải chi đất nước nào trên trái đất này cũng hiền lành và dể thương như vầy thì đâu cần mơ đến tiên cảnh chi cho mệt, bác Bu ha.
"đâu cần mơ đến tiên cảnh chi cho mệt"
Trả lờiXóaLantran nói rất đúng, lên tiên cảnh buồn lắm, ông Từ thức lấy vợ tiên vậy mà vẫn bỏ về sống cõi trần gian đấy thôi. Tiên cảnh hoặc cõi Tịnh độ là do mình tạo ra trên mặt đất này.
Cho nên học giả Osho tóm tắt chỉ một câu " BÂY GIỜ VÀ Ở ĐÂY"
những chia sẻ về đất nước Lào....thấy dân Lào dễ thương :)
Trả lờiXóaNữ thần đã đến thăm nhà
Trả lờiXóaVô danh như thế đã là có danh
Vô danh nên quá kiệm lời
Trả lờiXóaNữ thần ở mãi trên trời buồn không
nụ cười đã chứa vạn lời
Trả lờiXóahỉu nhau là đủ cần chi nói nhiều
Nữ thần đang ở dưới trần
Trả lờiXóaNụ cười như thể mùa xuân hẹn về
Bu tui là gả nhà quê
Có gì thất thố không chê là mừng
Nước Lào qua chuyện bác Bu kể đúng là hiền hoà, dễ thương thật!
Trả lờiXóaNgồi trong miệng bức tượng bác Bu đang cầu cho quốc thái dân an hay là đang cầu điều chi đây? :D
Nước Lào có biên giới với Miến Điện, bu cầu cho nước Lào học tập Miến Điện bước ngay ra khỏi cái bóng của Tàu. Còn nước Việt ta có cầu gì thì cũng thế thôi...
Trả lờiXóaVIỆT LÀO HAI NƯỚC CHÚNG TA
Trả lờiXóaTÌNH SÂU HƠN NƯỚC HỒNG HÀ, CỬU LONG.
QUAN HỆ VIỆT-LÀO TỪ XƯA ĐẾN NAY VẪN TỐT ĐẸP ANH NHỈ. NGƯỜI LÀO THUẦN TÍNH, TỐT TÍNH LẠI MỘ ĐẠO. ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI LÀO HIỀN HÒA. GẦN ĐÂY TQ MUA CHUỘC LÀO GHÊ LẮM, LÀO LỌT VÀO TẦM NGẮM VÀ CŨNG LÀ MIẾNG MỒI NGON ĐỐI VỚI TQ RỒI Ạ. VN KO THAY ĐỔI GÌ ĐƯỢC NỮA SAO HẢ ANH? BUỒN VÀ ĐAU NHỈ!!!!
LÀO LỌT VÀO TẦM NGẮM VÀ CŨNG LÀ MIẾNG MỒI NGON ĐỐI VỚI TQ RỒI Ạ
Trả lờiXóaVà VN TA CŨNG KHÔNG KHÁ GÌ HƠN. VẤN ĐỀ LÀ TA THỈẾU MỘT LÝ THƯỜNG KIỆT < MỘT LÊ DUẪN
Đọc lại bài bày của bác BU, sau chuyến đi thêm nhiều điều nhưng lo cho Lào bác ạ. Không biết trước làn sóng toàn cầu hóa, VN, Tàu khựa sang nhiều, họ còn giữ được sự yên bình trong trẻo đến bao giờ...
Trả lờiXóaPhải làm mọt tua MIến Điện TORO ơi
Trả lờiXóaVâng, tiếc là chuyến trước không đi được cùng bác. Bây giờ Miến mở cửa cũng khác một chút xíu so với hồi bác đi rồi đấy ạ.
Trả lờiXóaNên di Miến một chuyến thôi
Trả lờiXóa