Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2009

CON NÍT HAY CON SÍT


images


Bên nhà TORO có cuộc tranh luận thú vị về bài Trống Cơm - dân ca quan họ Bắc Ninh . “Một bầy tang tình con sít” hay “một bầy tang tình con nít”. Chủ nhà TORO có đưa lên một bài nghiên cứu khá tỷ mỷ của một người bên Tây khẳng định là nít, nhưng xem ra chưa thuyết phục được mọi người. Bu tui trước sau như một, vẫn nghỉ là “con sít” chứ không phải là “con nít”.

  * Trong dân ca quan họ, nếu cứ hỏi nhau từ này là gì, câu này là gì thì hầu như ai cũng bí rì. Chẳng hạn “ấy mấy lội” thì “ấy mấy” là gì ? Chẳng gì cả, mà chỉ là tiếng đưa đẩy hoặc lấy đà cho câu hát uyển chuyển mềm mại. Đấy là chưa kể có những câu hoàn chỉnh nhưng vô nghĩa như trong bài “Bắc kim thang cà lang bí rợ, cột qua kèo là kèo qua cột, chú bán dầu qua cầu mà té, chú bán ếch  ở lại mà chi, con le le đánh trống thổi kèn, con bìm bịp thổi tọ ti tè tò te”. Ngay hai chữ kim thang đã tối nghĩa rồi, mà phải là kim than mới đúng. Từ điển Huỳnh Tịnh Của (năm 1895 trang 976) giải thích : Ngựa kim than là ngựa kim sẫm màu, và ở  trang  86 giải thích: “cà lang lúa” tức bó lúa chất đống cao. Đây là bài đồng dao xuất xứ từ Nam  chi”, tức là hỏi sao chú bán ếch không té theo chú bán dầu cho luôn thể !  Bọn le le thấy thế không thương cảm lại mừng vui “đánh trống thổi kèn”…Nữ sĩ tài danh Hồ Xuân Hương chữ nghĩa đầy mình vẫn “ngang nhiên” làm một câu thơ thất luật:  “một đèo một đèo lại một đèo” (Đèo Ba Dội). Theo luật “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” thì chữ đèo thứ tư phải trắc, chữ một thứ sáu phải bằng. Vậy mà từ cuối thế kỉ 18 cho đến đầu thế kỉ 21 này người đời vẫn khen là hay! bộ, và lâu nay hầu như ti vi, sân khấu cứ trình diễn “Bắc kim thang cà lang bí rợ…” mà không hiểu nó là gì. Chưa kể mấy câu sau tàn nhẩn, thiếu tình người: “Chú bán dầu qua cầu mà té, chú bán ếch ở lại mà

*  Đã có nhiều người hát:  một bầy tang tình con xít tức chính là con sít, vì người bắc gọi “làm sao” thànhh “làm xao”, chữ S biến thành chữ X, “sít” mới thành ra “xít”, chứ hoàn toàn không phải con bọ xít có mùi hôi. Sít là giống chim kiếm mồi trong nước, không đi thành bầy, nhưng làm sao lại không có chuyện nhiều con sít ngẫu nhiên cùng kiếm ăn trên cùng một vị trí?  Nhện cũng không chăng tơ thành bầy nhưng nhiều con nhện tình cờ cùng chăng tơ trên một cành cây (chẳng hạn) . Vậy, một bầy tang tình con nhện là đúng chứ sao. Mà dân gian nói  một bầy tang tình con nhện được thì tại sao lại không nói  được một bầy tang tình con sít ? Ở đây chúng ta phải chấp nhận sự tương đối của ngôn ngữ như đã nói trên.

*  Khi xét con sít hay con nít mà chỉ chăm chú vào thuần túy tu từ, hay ngôn ngữ không thôi là phiến diện. Bốn ô nhịp sau đây diễn tả trạng thái lội trong bài Trống cơm viết theo gam la trưởng (ba dấu thăng cho các nốt : pha, đô, xon) (1).


DSCN0555

 

Ba chữ lội có cấu tạo như nhau, tức là mi luyến lên pha thăng. Mi pha cách nhau nửa cung nhưng do pha đã thăng lên rồi nên  quảng hai mi pha này vừa chẵn một cung. Tức là sự nấp nhô của trạng thái lội ở mức lăn tăn, đều đều, vừa phải. Nếu là bầy con nít lội, mình ngập nước nhưng chân còn đi được trên đáy sông, hoặc ao hồ thì làm sao mà nhấp nhô như âm nhạc mô tả được? Chỉ có  con chim sít với bộ lông vũ dày cộm mới nhấp nhô như vậy thôi .

 

(1) Ghi theo sách Dân ca tập 7 xuất bản tháng 8 năm 1960.  Tiếc là trong bản  này vẫn in là con nít.  

 

 

1 nhận xét:

  1. Nhóm AC&M này hát là "con sít" nè bác Bu ơi....CNB thích nghe họ hát bài này lắm....

    Trả lờiXóa