Thứ Tư, 3 tháng 6, 2009

NẾU BẠN CÓ MỘT BỘ KINH THI CỦA NXB VĂN HỌC QUÝ I - NĂM 2004

 

                             DSCN0779

                                Góc phía nam sân nhà Bu

 

                                   DSCN0780

                                     Góc phía bắc sân nhà Bu

 

                             DSCN0776

          Để gợi nhớ câu thơ "hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa" của Tế Hanh

 

 

Bu sang nhà anh Hoàng Kim  nghe cô giáo Cao Nguyên thỏ thẻ:

"Thầy ơi, còn một bài PHIẾU HỮU MAI, CNB post từ lúc bên 360 tới bên này mà hổng có ai ghé đọc hết....."

Mới nghe thế thôi Bu đã thấy ngờ ngợ, vì trong tập Kinh Thi (quyển thượng) của nhà xuất bản Văn học ấn hành quý 1 năm 2004 do ông Tạ Quang Phát dịch, ông "Nguyễn Xuân Tảo vốn là biên tập viên văn học cổ điển văn học Trung Quốc lâu năm của nxb văn học biên tập lại, hiệu đính rất cẩn thận" (1) không có "Phiếu hữu mai" mà chỉ có "Biểu hữu mai". Tại các trang 94, 95,96  của sách trên in 3 chương "Biểu hữu mai". Bu chỉ chép lại đây nguyên văn cả chữ quốc ngữ lẫn chữ vuông chương I để các bạn tham  khảo, vì mục đích bài này là xét xem chữ PHIẾU,  chữ BIỂU, chữ TIÊU thì chữ nào đúng.

  CHƯƠNG I

 

 

 

 

 

Biểu hữu mai

Biểu hữu mai

Kỳ thực thất hề

Cầu ngã thứ sĩ

Đãi kỳ cát hề

Dịch nghĩa

Quả mai đã rụng

Ở trên cây, quả mai mười phần chỉ còn lại có bảy

Kẻ sĩ tìm đến chỗ em để cưới

Hãy kịp ngày tốt này.

Dịch thơ

Hôm nay mai đã rụng rồi,

Giảm đi còn bảy phần mười trên cây.

Sĩ phu tìm đến em đây.

Kịp trong ngày tốt lo ngay cho mà.

Chú giải của Chu Hy (2)

Chương này thuộc phú.  biểu rớt, rụng     mai, tên cây mai, hoa trắng, quả như quả hạnh mà chua.   thứ chúng, các vị.     đãi, kịp.    cát, cát nhật ngày tốt .

    Nước phương nam (3) chịu sự giáo hóa của Văn vương. Con gái chỉ biết lấy chữ trinh tiết trung tín để giữ mình, lo cho mình gả chồng không kịp thời  mà phải chịu nhục vì kẻ ngang tàng vô lễ. Cho nên  nói rằng : Quả mai đã rụng,  còn lại trên cây đã ít rồi thì biết rằng mùa mai đã qua và đã quá muộn vậy. Hỏi kẻ sĩ tìm đến để cưới em có lo kịp ngày tốt lành mà đến hay không.

***

Về phần ý nghiã nhân văn của chú giải không có gì phải bàn.   Bạn gái nào quá  kén cá chọn canh thì hãy nhìn vào cây mai. Độ xuân sắc na ná như quả mai ấy. Rụng ba còn bảy không sao, rụng bảy còn ba là có vấn đề, đến  rụng chín còn một thì …thì… chẳng còn gì để mà nói nữa. Sự lạ trong bài này là tựa đề bài thơ bằng quốc ngữ là "biểu hữu mai", nhưng chữ Hán viết là "tiêu hữu mai"( ).Chữ tiêu (標) gồm bộ mộc   và chữ phiếu (4) có nghĩa là ngọn cây, cái mũi nhọn, cớ sao các nhà làm sách chữ nghĩa đầy mình gọi là chữ biểu. Mà biểu cũng vô lý nốt.  5 chữ  biểu dưới đây  không hề có nghĩa rụng, rơi:

(biểu) chia cho…

(biểu) trong từ biểu tử là con hát, gái điếm

(biểu) ở ngoài…  

(biểu) khăn quàng cổ…

(biểu) Đồng hồ đo thời gian…

 Như vậy Rớt, rụng  phải là chữ phiếu gồm bộ thủvà chữ phiếu (4) . Chỉ có một bài thơ 16 chữ mà Nhà xuất bản Văn học sai đến hai lần. "Phiếu hữu mai" thành ra "biểu hữu mai", chữ Hán lại viết là  "tiêu hữu mai". Ông Chu Hy, học giả lỗi lạc đời Tống hẳn là không sai, chắc chắn các nhà làm sách "An nam quốc" nhầm lẫn mà không chịu hiệu đính xin lỗi người đọc. Và cô giáo Cao Nguyên post  bài thơ trong Kinh Thi có tựa đề Phiếu hữu mai (有 梅)hoàn toàn đúng. Các bạn có ý kiến gì khác chỉ giáo thêm cho Bu  được sáng tỏ.  Đa tạ.

------------------------------------------------------------

Chú thích của Bulukhin       

(1)  Trích lời Nhà xuất bản Văn học năm 2004

(2)  Chu Hy, một học giả nổi tiếng thời Thuần Hy, Nam Tống 1174-1190

(3)  Nước phương nam:  Bài thơ Phiếu hữu nam nằm trong phần THƠ CHU NAM . Chu là tên nước nhà Chu, nam là các nước chư hầu ở phương nam do Văn Vương trị vì

(4) Người Tàu có 7 chữ phiếu. Trong bài này dẫn ra hai chữ có liên quan :

- (phiếu) nghĩa là rơi, rụng…

- (phiếu) nghĩa là chứng chỉ (phiếu vải, phiếu gạo, phiếu bầu…)

12 nhận xét:

  1. NH nghe Bu giảng giải thấu trọn hết rồi còn đâu ! :)
    Thêm một ý là : Lát nữa phải dừng tay , nghe theo lời Bu khuyên , ra ngắm cây mai thật kỹ ạ .
    :D

    Trả lờiXóa
  2. Hic. Hic. Xin cho CNB có ý kiến chút xíu bác Bu ơi....
    - Bài đó do cô giáo ở ĐH Huế giảng hồi CNB học ngành ngữ văn, thấy thích quá, vì cô giảng hay lắm....
    - CNB lên blog than vãn từ 2006 tới nay, ban đầu post nguyên bài gốc lên thấy không ai đọc(hổng phải chữ vuông như bác, vì hổng quen nó. Hee. Hee.) , bèn post bản dịch, cũng không ai đọc (hình như chẳng ai quan tâm tới bài thơ khó nuốt này). Tết năm nào cũng post lại, cũng hổng ai quan tâm... Tới quen biết bác Bu và thầy Hoàng Kim, nghĩ rằng có thể khoe đúng người biết đọc thơ Đường nên sang nói nhỏ nhỏ....
    - Bây giờ với CNB thì quả mai đã rụng hết chín rồi, chỉ còn có một thôi. Vô vọng rồi đó bác....

    Trả lờiXóa
  3. CNB.
    Tết năm này CNB post tiếp phiếu hữu mai đi có Bu và thầy Kim đọc mà. Thậm chí còn đọc kỹ nữa có ngưpời hiểu mình là vui chứ sao.

    Trả lờiXóa
  4. Tri âm gặp nhau rồi, he he...
    Bác show hàng rất hay... Mấy tấm hình ấy ạ.

    Trả lờiXóa
  5. Comment của PNH và TKO ở YH 360
    * Cái bất tử của con người là tre già măng mọc chứ không phải là sống đời, "măng" nội ngoại của bác Bu "gút" lắm, vậy còn chớ gì nữa mà tre không vào đây để gần măng.

    Wednesday June 3, 2009 - 11:24am (ICT) Remove Comment
    * TKO Offline Những thiên thần của gia đình Buluk thiệt là kháu khỉnh!

    Trả lờiXóa
  6. hihi, đọc cái gì ra nó vận vào người đó nha! cô giáo nghĩ gì vui tươi cho người ta ké với!

    sân vườn nhà bác Bu rất đẹp. K.A. thích những khoảng không gian như vậy lắm nên nhà có nhỏ cũng ráng trồng chút chút cây.

    Trả lờiXóa
  7. Bác Bu cho em xin 2 viên Panadol liều cao hihi

    Trả lờiXóa
  8. Em thì chuyện này chỉ biết đọc thôi chứ không dám nói hiểu được hết bao nhiêu phần.
    Chỉ thích cái nhà bác Bu đẹp quá.

    Trả lờiXóa
  9. Bu trở lại với các bạn đây

    Trả lờiXóa
  10. Mừng bác Bu trở lại. Bên này vẫn vui hơn bác ơi.

    Trả lờiXóa
  11. Nhà chú đẹp quá hà!
    Cái đầu của con hỏng biết có ngấm đựoc chút nào những gì trong bài của chú hông đây nữa...Hic

    Trả lờiXóa