Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

NGỘ VÀ GIÁC NGỘ

 

 

 

 

Anh nhà quê vào thành phố

(PNH chụp Bu năm 2009)

 

“Công chúa” Huyền Trân sau khi đọc câu cuối trong bài “trí tuệ và trí huệ” của Bu rằng:  Đạt được trí huệ (tức trí bát nhã) là giác ngộ và là một yếu tố quan trọng của Phật quả” liền đưa ra câu hỏi: Ngộ và giác ngộ có khác nhau không bác Bu ? Em đang suy nghĩ về câu cuối cùng của bác”

Bu phải đặt ngộ và giác ngộ vào hai không gian khác nhau để dễ diễn đạt. Ấy là không gian đời thường và không gian Phật giáo

1- Không gian đời thường:

- Ngộ ( ) là hiểu ra được

Kinh thư có câu:  Nay trời bắt phải đau yếu, không dạy được, không hiểu được (kim thiên giáng tật đãi phất hưng phất ngộ :

今 天 降 疾 矽 弗 興 弗 悟)

- Giác ( ) là biết ra, hiểu ra...

Hán thư có câu: Có việc dấu diếm mà không chịu nói (nếu ) bị phát giác ra,  miễn chức quan ( hữu nặc nhi bất ngôn giác miễn: 有 匿 而 不 言 覺免)

Như vậy, giác và ngộ viết khác nhau nhưng nghĩa na ná nhau.

- Giác ngộ ( 覺悟) : là nhận thức được cái đúng cái sai, làm theo điều  đã xác định là chân lí. So với chữ ngộ thì giác ngộ cũng chỉ sự hiểu biết nhưng kèm theo sự lựa chọn để hành động nữa.

2- Không gian Phật giáo

1- Ngộ (悟): Là một thuật ngữ của phái thiền tông, được dùng để chỉ  sự “nhận thức”, “trực nhận”, “thấu hiểu xuyên suốt”. “Nhận thức” ở đây không phải là sự hiểu biết thông thường, hoặc nhận thức theo các hệ thống triết lí mà chính là sự trực nhận chân lí không có sự phân biệt giữa “người nhận thức” và “vật được nhận thức” (nhân, vật, bất nhị) một danh từ khác đồng nghĩa với ngộ là kiến tính (Bu không nói ở đây vì dài dòng  quá). Nếu nghiên cứu kĩ cách sử dụng danh từ ngộ và giác (Bồ đề) trong các kinh luận người ta có thể thấy được một sự khác biệt tinh tế  trong cách sử dụng. Ngộ thường dùng để chỉ cái kinh nghiệm thức tỉnh trong ý nghĩa ngay tức thì của nó trong khi “giác”  được dùng với ý nghĩa “ngộ thường trực”.

2- Giác ( ). Là danh từ chỉ sự tỉnh thức, tiếng Phạn là bodhi âm Hán Việt là Bồ đề (về chữ giác đã có nói một ít ở chữ ngộ). Giác thường đi với  ngộ thành giác ngộ.

3- Giác ngộ ( 覺悟 ) Là danh từ để chỉ trạng thái tỉnh thức, lúc con người bổng nhiên trực nhận tính không, bản thân nó là không cũng như toàn thể vũ trụ cũng là không. Chỉ với trực nhận đó, con người mới thấu hiểu được thể tính mọi hiện tượng. Tính không ở đây không phải là sự trống rổng thông thường mà nói về thể tính vô biên không thể dùng suy nghĩ, cảm nhận để đo lường, nằm ngoài  cặp đối đãi có - không. Tính không này không phải là một đối tượng để một chủ thể tiếp cận đến vì bản thân chủ thể cũng thuộc vè nó. Vì vậy giác ngộ là một kinh nghiệm không thể giải bày. Người giác ngộ hoàn toàn là đức Phật lịch sử  Thích Ca Mâu Ni, cũng là người bắt đầu giáo hóa cho nên đạo Phật  cũng được gọi là “đạo giác ngộ”

     Nói cho thật ngắn gọn thì ngộ là sự tỉnh thức trong thời gian cực ngắn, còn giác ngộ là sự tỉnh thức thường trực lâu dài trong đó nhận thức được tính không.

     

18 nhận xét:

  1. Hôm qua khi đọc câu hỏi của bạn HT Gió đã mong manh hiểu theo cách mình hiểu nghĩa của từ nhưng không dám trả lời .... Cái mong manh ấy gần như cách giải thích của anh Bu ...nhưng qua bài Gió hiểu thấu đáo hơn cái cảm giác hiểu mong manh của mình ... Cám ơn anh .

    Đúng là từ nhà anh luôn có Thêm chút vốn đem về

    Trả lờiXóa
  2. Mới "viết chưa ráo mực" bạn đã đọc và còm. Cảm ơn Gió nhiều nhiều nhé.

    Trả lờiXóa
  3. Gió luôn canh me nhà anh mà ...

    Trả lờiXóa
  4. @ Gió à
    Cái máy đôi khi không reply được, Bu lại rất dốt máy tính.
    Trả lời ba vụ này khó lắm vì nó quá trừu tượng và rối rắm, thôi thì xem như một liều ba bảy cũng liều vậy. Hehehe..

    Trả lờiXóa
  5. Em cám ơn bác Bu đã nhanh chóng giải đáp thắc mắc của bạn đọc gần xa :))

    Vậy là em hay dùng từ "ngộ" cũng đúng rồi. Nhưng mà em lúc "ngộ" lúc quên thì gọi là gì bác Bu? hehehe

    Trả lờiXóa
  6. Chị Gió ơi, qua nhà bác Bu thấy cái gì ngộ ngộ "vác" về thì cũng gọi là "giác ngộ" nữa đó :))

    Trả lờiXóa
  7. Ngộ là tỉnh thức trong một chớp nhoáng sau đó quên cũng là phải, vì tổng thể bạn chưa giác ngộ, là ngộ lâu dài...

    Trả lờiXóa
  8. Ngộ là sự tỉnh thức trong chớp nhoáng sau đó không còn ngộ nữa thì cũng là thường tình. Tức là nhìn tổng thể bạn chưa giác ngộ

    Trả lờiXóa
  9. "Ngộ" và "Giác ngộ", nếu nói theo thời buổi "A còng" bây giờ có lẽ là "Part", và "System", "Bộ phận" và "Hệ thống", hehe!

    Trả lờiXóa
  10. Mấy hôm nay em đang bị ám ảnh bởi "Nước mội, rừng xanh và sự sống" cùng "Trót đã cho thuê 300,000 ha rừng" Việc Ngộ, Giác ngộ Tỉnh ngộ, Tỉnh thức thật mong lắm thay...,

    Trả lờiXóa
  11. Khi mê tiền chỉ là tiền
    Ngộ rồi mới biết trong tiền có tâm
    Khi mê tưởng thực là tâm
    Ngộ rồi mới biết trong tâm... có tiền.

    Trả lờiXóa
  12. Đồng tiền đi liền khúc ruột, ông cha nói rồi mà hehehe...

    Trả lờiXóa
  13. Nhờ có ngôn ngữ, "đông vật người" mới vượt trên hết thảy mọi động vật như ngày nay. Nhưng ngôn ngữ cũng là một thất bại lớn nhất của con người...

    Trả lờiXóa
  14. Chắc PNH hiểu rất rõ cũng bởi sự nổi giận của Chúa trời mà ngày nay nhân lọai mất bao nhiêu công phu tiền của để học ngoại ngữ, thế mà vẫn chưa thể hiểu được nhau Huhuhu!.

    Trả lờiXóa
  15. Người vẫn còn hừng hực ngọn lửa đấu tranh cho thế quyền hay thần quyền thì có là người đã Ngộ chưa vậy anh Bu?

    Trả lờiXóa
  16. Với đời thường thì Ngộ là hiểu ra được. Vậy những kẻ đấu tranh cho thế quyền hiểu ra được chính thể mình đang cai trị là mục ruổng thối nát , mất dân chủ, xâm phạm quyền con người....để rồi tạo dựng một chính thể khác tiến bộ hơn cũng được xem là ngộ. Nhưng với phật Giáo ngộ là hiểu được, chấp nhận được tính không của vạn Pháp. Đấu tranh cho thế quyền trong đó dùng đến bom đạn, nguyên tử ...để hủy diệt sự sống thì không thể gọi là ngộ được rồi

    Trả lờiXóa
  17. Chú nghiên cứu nhiều vậy bây giờ đã Ngộ ra được điều gì rồi? :)

    Trả lờiXóa
  18. Chú đã Ngộ ra được rằng mình đang trôi nổi trõng cõi vô minh!!!

    Trả lờiXóa