Vách đá ở động Phong Nha
( Ảnh của Thành Huế)
Bạn ấy là PNH, chụp ảnh chuồn chuồn, hoa bướm, đẹp tuyệt, nhưng Bu muốn gọi “bạn hoa súng” vì ảnh hoa súng của bạn đẹp không kém gì ảnh hoa bướm, mà Bu lại rất yêu loài hoa này. Hôm nay bạn Hoa Súng hỏi Bu một câu thú vị : “Tôi muốn hỏi Bu về TÍNH CÓ, tức cái có đồng nghĩa với TÍNH KHÔNG chứ không phải phản nghĩa”
Trước hết tạm chưa nói đến sự đồng nghĩa giữa có và không mà chỉ nói vắn tắt cách hiểu thông thường hai từ đó.
1- CÓ: là từ biểu thị trạng thái tồn tại nói chung Có ai đến đây. Cơ hội ngàn năm có một
2- KHÔNG: Là từ biểu thị ý phủ định đối với điều được nêu ra sau đó (có thể là một hiện tượng, sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất hoặc tính cách) Không một bóng cây. Không ai nói gì cả. Không thầy đó mầy làm nên. Máy không chạy. Người không được khỏe.
1- Sắc: Chỉ thân và lục căn (6 giác quan) mắt, tai, mũi, lưỡi, thân , ý.
2- Thụ: Cảm giác
3- Tưởng: Nhận biết các cảm giác
4- Hành: Hoạt động của tâm lý sau khi có tưởng
5- Thức: Bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ với 6 giác quan.
Cho dù nói về “sắc” nhưng Bu phải dài dòng về ngũ uẩn để dẫn tới “sắc” là “không”. Phật giáo cho rằng con người được tạo thành từ 5 cái uẩn đó không gì khác hơn là một sự giả hợp, không có một cái “ta” thực sự đứng đằng sau con người đó tức là vô ngã. Tri kiến về tính vô ngã của ngũ uẩn là một trí kiến rất quan trọng, nó có thể đưa đến giải thoát. Đại sư người Đức Ni -a -na Ti-lo-ka trình bày như sau về tầm quan trọng đó. “Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và sẽ tiếp tục vô tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung lại chúng không thể tạo thành một cái gì gọi là cái ta. Ngoài chúng ra, không còn cái gì được gọi là một thể của cái ta độc lập với chúng để ta tạm gọi là cái ta. Lòng tin có một cái ta, có một nhân cách độc lập chỉ là một ảo tưởng” (1) Joseph Goldstein cũng viết “Cái mà chúng ta gọi la cái ta chỉ là ngũ uẩn hiện hành vô chủ” (1). Nhà Phật còn tính ra rằng trong một ngày thân ta đổi thay, thay đổi, nghĩa là chết đi sống lại...có tới 6.400. 099.980 lần, tính gần đúng cho một giây thân ta thay đổi 1.481.504 lần! Vậy thì PNH và Bulukhin là người nào trong số gần một triệu rưởi lần thay đổi trong một giây đồng hồ ấy. Chúng ta có mà vẫn không. Không ở đây không phải là trống rổng, mà là không có thật như ta nhận thức. Cái mà bạn gọi có (hữu) chỉ là “giả hữu” mà thôi. (2) Huhuhu!
(1) Dẫn theo Nguyễn Tường Bách và Chân Nguyên trong Từ điển Phật Học
Đúng là Phật học mênh mông .... chưa đủ sức để ngộ hết anh Bu ạ . Gió cũng một lần tìm hiều về chữ "Sắc" trong Phật học ...Hôm nay biết thêm về Ngũ uẩn ...Và không biết bao giờ mới hiểu hết ý nghĩa của ngũ uẩn trong Phật học được _ như anh Bu trích :
Trả lờiXóa: "Phật giáo cho rằng con người được tạo thành từ 5 cái uẩn đó không gì khác hơn là một sự giả hợp, không có một cái “ta” thực sự đứng đằng sau con người đó tức là vô ngã. Tri kiến về tính vô ngã của ngũ uẩn là một trí kiến rất quan trọng, nó có thể đưa đến giải thoát .."
Chưa đủ tĩnh tâm để đọc và cảm nhận những kiến thức bổ ích bác viết trong bài, lại cũng huhuhu!
Trả lờiXóaCuộc sống mênh mông, cái gì cũng hay, từ con khủng long to tướng thời tiền sử, đến con chuồn chuồn nhỏ bé thời này... Cám ơn bác Bu đã tận tình giải nghĩa cho một câu hỏi có phần "dở hơi" của tôi. Tự nhiên tôi lại chợt nhớ đến một câu chuyện thiền, chẳng liên quan gì đến chuyện này. Có người đến hỏi sư: Đạo là gì? Sư trả lời cũng bằng một câu hỏi: Ăn cơm chưa? Cho nên có dịp là tôi lại đi nghe dế kêu và ngắm chuồn chuồn bác ạ.
Trả lờiXóaGởi thêm một bông hoa súng vào hòn non bộ nhà bác.
Trả lờiXóaEm đọc từ đầu đến cuối rồi đọc lại, không hiểu được gì cả bác Bu ạ. Nhưng cũng biết sơ sơ "sắc" là gì. Muốn hiểu những điều này chắc phải qua Phật pháp nhập môn.
Trả lờiXóaNgay cả hai chữ "Phật pháp" Zip dùng cũng chưa chắc đã đúng. Đạo Phật cao thâm quá.
Câu chuyên của trên 25 thế kỉ nó mênh mông là phải Gió à
Trả lờiXóaBu nghỉ khác đọc phật pháp làm người ta tĩnh tâm hơn
Trả lờiXóaCâu hỏi của bạn không dở hơi tí nào mà là câu hỏi hay, nó đã chạm vào ruột gan Phật giáo rồi
Trả lờiXóaCảm ơn bạn tặng hoa súng. Hôm nay định lấy một tấm ảnh hoa bướm của bạn minh họa nhưng ảnh gì thì bạn cũng không nhìn thấy được. ôi ,máy với chả móc
Trả lờiXóaXin hỏi bác Bu thêm tí nữa, triết lý của "Nhà Phật" (Phật giáo, để tạm phân biệt với Đức Phật, một con người giác ngộ), đã tính ra được tỉ tỉ lần cái gì đó mà bác Bu đã dẫn, con số tỉ đó là "thực nghiệm" mà có như kiểu số "Pi" của khoa học tự nhiên, hay chỉ là thuần túy suy tư. Nếu chỉ là suy tư và không thể chứng minh những con số tỉ đó có liên quan đến gì trong đời sống, thì chắc ai trong chúng ta cũng đưa ra được con số có khi còn vĩ đại hơn. Vậy thì con số tỉ đó có giá trị gì?, hay chỉ để mà chơi.
Trả lờiXóaVà thêm một điều nữa, nếu cái gọi là "Hữu" chỉ là "giả hữu", thì cái gọi là "Vô" cũng sẽ chỉ là "giả vô". Vậy có Hữu thật và Vô thật không? Rối quá bác Bu à, huhuhuhu!
Đúng là phải nhập môn vì nó trừu tượng và rắc rối quá. Nhưng càng đọc nhiều kinh sách càng thấy mình không biết gì huhuhu.
Trả lờiXóaCâu hỏi này của bạn có hai phần
Trả lờiXóa1- những con số của nhà phật
2- Giả hữu thì có giả vô không?
Bu nói ngay cái mục 2 còn mục 1 để lúc khác nhé.
Bát nhã tâm kinh nói sắc tức là không, không tức là sắc. Nôm na: có tức là không, không tức là có. Vậy thì không có cái vô mà chỉ là giả vô thôi. Cũng như không có hữu mà chỉ có giả hữu thôi vậy. Thì ông Bu vẫn trao đổi với ông PNH qua blog đấy thôi. làm sao mà vô cho được? Nhưng trong một giây mà có đến gần 1.5 triệu lần ông Bu và ông PNH thay đổi thì ông Bu thực sự là ông nào và ông PNH thực sự là ông nào mới được chứ.
Trời, bác Bu ơi, vậy thì ai là ông Bu? cũng như ai là ông PNH?, và ngược lại ông PNH là ai?, và ông Bu là ai? Thôi thôi, tôi sẽ lại rủ lão Đèn lồng đỏ đi ngắm và nghe chim hót vậy, cà phê ngon, chim hót veo von, cái này chắc chắn là thật, bảo đảm với bác, hihi!
Trả lờiXóaCái ảnh minh họa của bác là ảnh của anh Thành Huế ạ :)
Trả lờiXóabác thêm vào dưới ảnh cho nó hoàng tráng.
longthanhhm có ý kiến gì về bài này không??
Trả lờiXóaHIhi... Bác Bu nói câu này đúng ý Zip ghê luôn. Rắc rối quá là Zip tịt luôn, chạy luôn. Zip có thể thích những gì sâu sắc lắng đọng qua những gì giản dị nhẹ nhàng và có thể cảm nhận. Rắc rối cao thâm quá, Zip ngán lắm :)
Trả lờiXóa@zipposgvn, ông bạn zip xem vậy mà có lý, có lẽ cái đích thực là "Đạo", "Giác ngộ", "Chân như"... là gì đó rất đơn giản, chứ không "quá rắc rối" như những gì sách vở đã viết, sách vở, triết học..., có khi chỉ là một "trò chơi chữ nghĩa", hihi!
Trả lờiXóaBạn PNH và bạn ZIP.
Trả lờiXóaTước đây ông Thích ca bảo đại ý 49 năm rao giảng ta chưa nói gì cả là muốn nói vạn pháp vô thường và sắc tức thị không không tức thị sắc.
Nhưng sau khi Thích Ca tịch diệt 3 tháng, ông Ca Diếp lập nghị hội lần thứ nhất phân công ông A Nan suy nghĩ và nhớ lại những gì Phật dạy mà chép thành kinh. Ngày nay các học viện Phật giáo dạy ra các tiến sĩ cũng cần đến kinh sách đã có. Thực ra giác ngộ là cái mặt trăng mà kinh sách là ngón tay trỏ. Nếu không có ngón tay trỏ thì làm sao thấy mặt trăng cho được. Kinh sách không thể không có cho người nhập môn là vậy
Phật giáo mênh mông quá, mỗi thầy lại "giác ngộ" một kiểu nên chúng sinh mỗi người theo mỗi thầy, dẫn đến ngày càng xa dời gốc hơn. Thôi thì sống tự nhiên như cây cỏ vậy...
Trả lờiXóaSao Bu vừa giảng đạo vừa huhuhu vậy nhỉ...
Trả lờiXóaĐâu có sống được như cây cỏ TORO ơi
Trả lờiXóaVì nghỉ cái thân mình chỉ là vọng tưởng thôi thì cũng buồn lắm
Trả lờiXóaZip đọc bác Bu lâu nay cũng học hỏi được vài điều hay từ những entry. Bác Bu đọc nhiều hiểu nhiều và từng trải. Tại cái "tạng" của Zip là giản dị xuê xoa cho nên khi đọc những gì quá tầm của mình thì Zip thấy có nhiều điều chưa hiểu nổi. Chưa hiểu nổi nhưng Zip vẫn luôn ghi nhận ở bác Bu một tấm lòng của bậc đàn anh đi trước.
Trả lờiXóaCảm ơn những nhận xét thật bụng của Zip
Trả lờiXóaBác Bu, hay là ngài Thích Ca sau 49 năm giảng đạo, lúc sắp tịch nói câu xưa nay ta chưa nói gì cả, là câu nói thật nhất của ngài? Tựa như những người khá nổi tiếng bây giờ chỉ đến lúc cuối đời mới viết hồi ký, nói ra những gì mà bấy lâu nay mình vẫn im lặng?
Trả lờiXóaNếu những câu hỏi hay những gì tôi viết nó lung tung quá, bác cũng "niệm tình" nhé, hihi!
Theo Bu trong 49 năm ông ấy nói thật chứ không xạo. Nhưng nếu nhận là có nói tức ông ấy chưa phá được ngã chấp, cho nên ông phải nói không. Tức là theo đúng lí thuyết có mà không không mà có đấy thôi.
Trả lờiXóaCháu đọc xong entry ni của bác, là có. Mà chẳng hiểu chi hết, là không :((
Trả lờiXóaThiệt đúng có là không mà không là có!
MTV thích anh Bu trả lời các comments. Cũng ko hiểu được là bao nhiêu cũng sáng ra được một chút. Thôi thì cuộc đời sắc sắc không không, sống gửi, thác về đúng ko ạ?
Trả lờiXóa25 thế kỉ Phật giáo để lại cả núi sách, phải đọc nhập môn trước khi đụng đến sắc không, Có lẽ Bác viết một bài khác nói chuyện thêm với PNH về "ta" và "tôi" cho dễ hiểu hơn chăng
Trả lờiXóaThác về thì đúng rồi nhưng về đâu ở ngả ba đường đây ???
Trả lờiXóaA, thỉnh thoảng Zip có đọc Krisnamurti. Zip thích Krisnamurti từ hồi còn trẻ lận. Không hiểu Kris có phải là một môn phái của Phật pháp hay không. Đoc ông ấy thích lắm, gần gũi, rất đời, dung dị nhẹ nhàng nhưng thâm sâu.
Trả lờiXóaBu đã đọc ông Krisnamurti này trong đó có quyển Tự do đầu tiên và cuối cùng thuộc loại hóc búa. Ông ca ngợi tự do và có vẻ như không chấp nhận bất cứ một thể chế chính trị nào. Ông đi tìm cái tuyệ đối nhưng không cổ súy chư hành vô thường chư pháp vô ngả như Thích Ca. Thế mà người ta vẫn bảo ông là Phật sống.(thời ông chưa qua đời)
Trả lờiXóaCố gắng kéo bác Bu ra khỏi cái "tháp ngà của chữ nghĩa và sách vở" nhưng không được, haha! Nhưng vẫn mong muốn được đọc tiếp những gì bác Bu viết. Hỏi bác Bu thêm tí xíu này nữa, bác Bu hồi nào giờ luôn "viết có sách, mách có chứng" rất nghiêm túc chứ không nói năng cà tàng như tôi, nhưng những gì bác đã trích dẫn trong sách vở, có phải " cũng là chính kiến của bác hay không? Hay đó chỉ thuần túy là những trích dẫn?", bởi tôi nghĩ 2 điều này khác nhau xa lắm, chẳng hạn tôi cũng đọc nát nước kinh thánh hay nhiều thứ kinh khác, vẫn kính Chúa trời, yêu thích chúa Jesus, Kính Trời Đất, Kính và thích đấng Thích Ca, các vị Bồ Tát... Nhưng những suy nghĩ của mình (của cái Ta và cái Tôi), về Thượng đế, Giác Ngộ... lại không hề giống như các kinh sách đã viết. Đôi lời ruột gan bộc bạch cùng bác.
Trả lờiXóaTôi đang ở ngả ba đường chưa biết sẽ bước tiếp vào đâu
Trả lờiXóaÔng Trần Phương giáo sư học Nga về, lại là phó thủ tướng, trong nhà không có cả bàn thờ bố mẹ. Và chỉ tin vào thực nghiệm cùng các công thức toán lí. Nhưng sau khi được cô Hằng dẫn đi tìm mộ em gái và được em gái, anh trai nhập vào cô Hằng nói chuyện với ông thì ông tin vào linh hồn, vào năng lượng siêu nhiên. Ông đã viết thư lên Đảng và nhà nước cho tập trung các nhà ngoại cảm lại thành lập trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người,. Bu có vài quyển của trung tâm này, hể đọc vào là nổi cả da gà, sởn cả tóc gáy.... Đọc quyển đạo Phật và khoa học tôi không thể hình dung được thiên tài ông Thích Ca và các tổ.. Hầu hết các lỉnh vực khoa học như nguyên tử, các hạt, vật chất, phản vật chất, lỗ đen, thiên hà nở, sóng điện từ, la de, viển vọng kính và vô số những thứ khác nữa phật giáo đã đề cập đến chỉ bằng tu tập, chiêm nghiệm chứ không bằng thí nghiệm. Đến như Albert Einstein phải nói về đạo Phật thế này: "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được với các nhu cầu khoa học hiện đại, thì đó sẽ là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học vì Phật giáo bao trùm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học". Nhưng đấy phải là Phật giáo thứ thiệt, còn phật giáo giả hiệu thì không nói làm gì. Cái khó là kinh nào thứ thiệt, kinh nào giả hiệu thì tôi dang lò dò tìm xem. Những gì tôi viết như vô thường, vô ngã, trí tuệ, trí huệ, ngộ, giác ngộ, chỉ là nhập môn thôi. Bạn cũng như tôi, tin vào cái ta, cái tôi quá nhiều, đến mức không thể nhận ra ta và tôi chỉ là giả tưởng, nó có nhưng không thực như ta tưởng. Riêng vụ này thì tôi tin. Cái tôi hoang mang là sự giải thoát, là niết bàn. Không có kinh sách nào nói được niết bàn là gì cho rốt ráo. Đại thể là một nơi không có sinh lão bệnh tử, không có luân hồi , không có khổ và sướng, là nơi hoàn toàn tịch tĩnh và vô nhiễm. Các nhà sư lí luận tràng giang đại hải sau đó bảo ngon ơ: Niết bàn là cái vô cùng vô tận không thể dùng ngôn ngữ đời thường mà diễn tả được. Chưa ai từ niết bàn trở về để dùng ngôn ngữ loài người mà diễn đạt. Cho nên nói niết bàn là gì không khác nào nhét cái vô biên vào trong một cái hộp các tông !!! Tôi có tật tích cóp sách, thói quen này có từ hồi trẻ, riêng sách Phật giáo chiếm khá nhiều, và đang tiếp tục mua thêm. Tôi đang tìm tông tích ông A Di Đà, ông này lạ lắm, và tôi cũng nghi ngờ lắm. Ấy vậy mà không hiểu tại sao 2 bệnh nhân ung thư gan
sắp vào quan tài, chỉ niệm Nam mô A Di Đà Phật mà sống lại mạnh khỏe. Chính hai ông này kể lại sự tình cho mọi người nghe. Có lẽ tôi phải ghi rõ tên hai đĩa này để bạn PNH mua về xem thử chơi.
(một trong hai ông này là đạo thiên chúa 3 đời). Hy vọng được tra đổi dài dài với PNH qua Blog hoặc ở cà phê chim ....hihhhi.
Aa, có thế chứ, đây chính là bác Bu, ông bạn già nói, chứ không phải sách vở nói, hihi! vâng, rất muốn được trao đổi, học hỏi nơi bác nhiều vấn đề trong cuộc sống, như những gì bác đã dẫn... Vô thường, vô ngã, huệ, trí huệ, ngộ, giác ngộ... chỉ là nhập môn, nhưng là nhập môn của gì? Triết học về Phật giáo?, hay thực sự là ĐẠO (Chân lý, Chân như, tôi muốn viết in hoa chữ này) . Nếu là triết học Phật giáo thì chẳng phải bàn, nhưng nếu là nhập môn của ĐẠO thì tính sao với trường hợp của ngài Huệ Năng, Tổ thứ 6 thiền tông Trung Hoa, khi ngài được trao y bát chứng Ngộ lúc còn là chú tiểu không biết đọc biết viết, làm công việc quét sân gánh nước trong chùa? Hay như ngài Lâm Tế, một thiền sư nổi tiếng khác, nói với tăng chúng câu tâm huyết, đại ý: "chỉ có những đứa ngu mới đọc kinh"?.
Trả lờiXóaHaha, hôm nào bác vào Saigon chúng ta lại đi uống cafe ngắm chim nhé.
1- Tôi đang làm cái việc học Phật, học để biết Phật giáo là gì, chứ không nhất thiết trở thành tín đồ của đạo này. Do vậy tôi từ chối không quy y tam bảo làm Phật Tử. Mà đã học thì đi từ dễ đến khó, phần đầu tiên tôi gọi là nhập môn.
Trả lờiXóa2- Tôi sở hữu quyển 2500 năm phật giáo do Giáo sư P .V Ba pat chủ biên được 27 giáo sư cực giỏi ở các trường đại học danh tiếng trên thế giớ viết. Sách do bộ môn thông tin và tuyên truyền Ấn Độ tại Tara Press, New Delhi ấn hành 1999, đã tái bản đến 8 lần, điều đáng nói không vị nào trong 27 giáo sư là Phật tử. Họ là thấy làm sách mà Bu là cậu học trò nhỏ của họ vậy.
3- Có dịp ta nói thêm về ông Huệ Năng và ông Lâm Tế. Huệ Năng là một ngoại lệ còn phát biểu của Lâm Tế ta nên hiểu là một thứ công án thiền. Cách nói của các công án là bí hiểm hóa để cho người nghe hoảng hồn. Đọc kinh là ngu khi theo kinh răm rắp mà không hiểu thêm những gì ngoài chữ nghĩa, vì bản thân nó cũng chỉ là giả tướng và vô thường, tức cái phần không trong sắc sắc không không. Ta cũng không vì nghe ông Lâm Tế mà quay lưng với kinh Phật, thậm chí tôi còn mua thêm. Không đọc mới thấy mình ngu, cái ngu của thân tâm tồn tại ta gọi là sắc. Và cũng không vì thế mà ta bảo ông Ca Diếp chỉ thị cho ông A Nan chép ra kinh sau khi Thích Ca tịch diệt thì hai ông ấy là đồ ngu. Lại không thể cho rằng ngày nay hàng trăm học viện Phật giáo trên toàn thế giới này gồm toàn một lũ ngu !
Dĩ nhiên chúng ta phải hiểu cái câu nói của ngài Lâm Tế là một công án thiền, chứ không phải là ngài chê những người đọc kinh sách (cho dù tương truyền trong thiền đường của ngài chẳng hề có kinh sách và đọc kinh kệ như những nơi khác), cũng như những câu chuyện thiền như vầy, một ông Tăng hỏi Hòa thượng Động Sơn: Phật là gì? Sư đáp: Ba cân mè. Cũng câu hỏi này thì ngài Vân Môn lại nói: que cứt khô. Và biết bao nhiêu câu chuyện thiền có vẻ rất nghịch lý đến nhiều khi báng bổ khác, chẳng hạn Thiền sư chẻ tượng Phật đốt để sưởi ấm, sư cô ngồi lên trên quyển kinh... Ngay cả truyền thuyết Đức Phật trao y bát cho ngài Ca Diếp cũng khá ly kỳ, Phật thuyết pháp không nói chỉ giơ một đóa hoa lên, tăng chúng ngơ ngác chỉ duy có ngài Ca Diếp tủm tỉm cười, thế là Phật chọn Ca Diếp để trao y bát, có gì trong nụ cười của Ca Diếp đến nỗi ngài được chọn để trao y bát? Cũng như Thần Tú, thần thông quảng đại kinh sách làu làu, thế mà Ngũ Tổ lại chọn Huệ Năng, một chú tiểu mù tịt chữ nghĩa để truyền y bát, "tín chỉ" của sự giác ngộ. Những điều này có vẻ như muốn nói, ngoài những điều uyên thâm, uyên bác... đến khó lòng hiểu được của những bộ kinh sách đồ sộ nơi đạo Phật, thì hình như còn có một "Đạo Phật" khác, đơn giản hơn, ít "chấp" vào kinh kệ, câu cú, giáo luật, nhưng cũng thú vị, ly kỳ chẳng kém...
Trả lờiXóaKhông biết bác Bu có nhận thấy thế không?
Thấy các bác bàn thú vị quá. Tui không hiểu biết gì cả, nhưng nếu cần chắc cũng có thể tìm ra tư liệu, kể cả kinh sách, và "diện bích" vài tuần hay vài tháng để hiểu ra một vài điều trọng yếu, cái tui thích chính là thái độ trao đổi hết sức nhã nhặn của hai ông anh uyên bác. Cứ như 2 vị vừa đánh cờ vừa đàm đạo, nhàn tản như không, nhưng người này biết rõ trong bụng người kia nghĩ gì và khẽ tủm tỉm cười thầm.
Trả lờiXóaBàn về Phật giáo từ góc độ của người "nhập môn" như anh BU, từ tốn, mạch lạc, không thiên kiến, có lẽ là cách giúp chúng ta biết thêm một số điều bổ ích, anh H thì luôn bám sát cuộc sống và có lẽ là người phản biện giúp những kiến thức anh Bu trình bày khi có một bạn nào đó hỏi, trở nên dễ tiếp thu hơn với nhiều người chăng?
Vài cảm nghĩ bất chợt. Mong hai ông anh tiếp túc...đánh cờ! :-))
A, có ông bạn Đèn lồng đỏ ở đây nữa, vui quá, ông này nói thế mà không phải thế, cũng là một "cao thủ" trong làng chữ nghĩa đây, mời... đánh cờ chơi. Hi hi.
Trả lờiXóaThật ra bàn đến đây thì đã khá rõ những vấn đề:
- Chuyên về Phật giáo (đạo Phật), là một hệ thống phức tạp bao gồm các chức sắc (tôn giáo), kinh kệ, đền chùa, giới luật, giáo luật, tụng niệm, cầu khấn... có thể ví như da của Phật giáo.
- Chuyện về từ ngữ, chẳng hạn Chấp, Ngã, Vô Ngã, Sắc sắc không không... những "mật nghĩa, mật chỉ...", trong Đạo Phật, những triết lý của Phật giáo, có thể ví như "Thịt" của Phật giáo.
- Chuyện về NGỘ, GIÁC NGỘ, CHÂN NHƯ... cái cảnh giới cao nhất đạt được của người tu hành trong đạo Phật, (hoặc nhiều khi không hề tu hành), người ta cho là đã đạt đến "An Nhiên Tự Tại" "Bổn Lai Diện Mục"... Điều này được ví như "Cốt tủy" của Đạo. Những câu chuyện của Phật giáo chứng minh lắm khi đạt được đến cái "tuyệt đối" này, lại chẳng liên quan gì đến hai điều trên.
- Và một điều nữa mà bác Bu đã nói trong cái còm dài nhất của entry này là chuyện cô Hằng nhà ngoại cảm, nói nhanh, tôi có xem một phim tài liệu về cô Hằng, do đài ngoại quốc National geographic chiếu về đi tìm hài cốt (có lẽ nhiều bạn cũng đã xem), cái cảm giác của tôi là "ảo thuật", nhiều hơn là sự thật, tôi nói có lẽ là theo cảm tính. Nhưng chuyện ngoại cảm này không hề mới nơi nước ngoài, sách vở đã nói cho ta biết từ lâu 2 cường quốc là Liên Xô (thời chưa tan rã), và Mỹ đã bỏ ra rất nhiều tiền của, công sức, cùng sự trợ giúp của nền khoa học tiên tiến nhất của họ, để mong ứng dụng cái ngoại cảm trong những công việc tình báo, phản gián, truy tìm tội phạm (chính là các cơ quan phản gián lừng danh KGB của LX, CIA, FBI của Mỹ), thành công thì quả thật ngoại cảm sẽ giúp cho họ giải quyết gần như mọi vấn đề của họ. Kết quả thu được chỉ là con số không to tướng, chương trình phải bỏ, những cái chúng ta tin, thì bằng vào thực nghiệm, khoa học... lại chứng minh không hề đáng tin cậy, hoặc chỉ là... lừa đảo.
- Chuyện cuối cùng là chỉ bằng vào cầu khẩn, tụng niệm mà khỏi được bệnh hiểm nghèo, y học đã bó tay (điều này thì đạo nào cũng có, không riêng gì Phật giáo), nhiều khi tưởng khỏe chỉ là thời gian bệnh tạm ngưng hành, sau đó cũng không cứu được. Cũng có những trường hợp hy hữu y học ghi nhận thật sự khỏi, không thể giải thích, giới khoa học cũng nói đấy là phép lạ. Nếu người bệnh có lòng tin, bằng tụng niệm, cầu khẩn rồi tương ứng với chuyện khỏi bệnh, thì có lẽ chính NIỀM TIN mãnh liệt đã cứu họ, chứ cũng không chứng minh được Thượng Đế đã cứu họ. Bởi niềm tin của con người khác nhau, chứ Thượng Đế thì không thể khác. Sao Thượng Đế nhân từ không cứu giúp tất cả chúng sinh đang trầm luân trong bể khổ...?
Vài lời bộc bạch cùng bác.
Nói chuyện Phật Giáo với PNH xem như ôn lại bài vở, thú vị lắm.
Trả lờiXóa1- Bạn vào chùa lúc các thấy thuyết pháp hoặc chỉ nói chuyện thông thường bao giờ cũng nghe câu cữa miệng Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( hoặc nam mô A Di Đà Phật) Trong đó Nam mô là tiếng Phạn. Viết theo kí tự La tinh là Namô, người Tàu phiên âm thành Nam vô ( 南 無, và không hiểu sao người ta đọc thành Nam mô ). Hai từ này có nghĩa là quyết chí vâng theo, tôn kính phật mà gửi đời mình cho Phật. Còn Mâu Ni cũng là tiếng Phạn nguyên dạng là Mouni, người Tàu phiên âm thành Mâu Ni ( 牟尼 ) nghĩa là tịch mịch, tịch nhiên, người có trí tuệ, thánh nhân. Xem vậy mới thấy trong ngôn ngữ giao tiếp, các phật tử, các La hán và Bồ tát tôn kính Phật biết bao. Nhưng khi nói Phật là cứt khô theo Bu không còn là ngôn ngữ giao tiếp thông thường nữa mà đã đi vào giáo lý nhà Phật. Chính Phật dạy “vạn vật đồng nhất thể” vậy thì Phật và cứt khô về bản thể là giống nhau.
2- PNH đã biết quá rõ về thầy Huệ Năng, tuy nhiên tôi muốn nói việc ngài được truyền y bát lúc còn là thiếu niên không có mấy chữ nghĩa. Y bát ở đây là 3 chiếc áo (không thấy nói đến quần?) và một chiếc bát để khất thực. Đây là những dụng cụ tối cần cho một người sống được để tu hành. Nó không thể hiện một phẩm chức gì trong Phật giáo như đại đức, thượng tọa , hòa thượng. Truyền y bát khác xa với truyền Tâm ấn. Sau khi thành tổ thứ 6 của thiền tông Trung quốc ngài có rất nhiều học trò, xuất sắc nhất là Thanh Nguyên Hành Tư và Nam Nhạc Hoài Nhượng. Huệ Năng cũng là tác giả của các tác phẩm chữ Hán đượ gọi là “Kinh” một danh từ thường chỉ được dùng chỉ những lời nói, bài dạy của đức Phật, đó là “Lục tổ Đại sư pháp đảo đàn kinh” một tác phẩm với ý nghĩa rất sâu xa về thiền.
3- Tên đầy đủ của sư Lâm Tế là Lâm Tế Nghĩa Huyền, người sáng lập phái Thiền tông Lâm Tế. Tông này ngày nay là một trong hai tông của Thiền vẫn còn tồn tại ở Nhật Bản. Vài mươi năm lại đây Lâm Tế tông được truyền bá rộng rãi đến phương Tây với vô số kinh sách. Lâm Tế Nghĩa Huyền nói đọc kinh là ngu chỉ là một công án.
Lâu lắm mới thấy bạn đèn đỏ tỏa rạng nhà Bu ...
Trả lờiXóaNghiêng mình kính nể hai bác về kiến thức uyên thâm! Em không biết gì để tham gia cả chỉ đọc và cảm nhận được cái tâm của người viết và người phản biện thôi. Cũng mong bác Bu có lúc nào rời khỏi cái "tháp ngà chữ nghĩa" ra đàm đạo ở quán cà phê Hà Nội hay Sài Gòn thì chắc còn thú vị hơn nhiều.
Trả lờiXóaThú vị thiệt, hai bác đang sống nhăn răng mà có người đã nghiêng mình . Bạn có khoái không PNH ơi hehehe..
Trả lờiXóaMột giọt nước trên bàn tay khô là có, nhưng một giọt nước rớt trên đại dương mênh mông thì "dường như" là không. Nên có và không cũng chỉ là tương đối, có so với cái gì và không so với cái gì. Nên có cũng là không và không cũng là có là vậy.
Trả lờiXóaNgài Thích Ca sau 49 năm rao giảng đã "tuyên bố" ta chưa nói gì cả cũng là thế. Em nghĩ vậy không biết có đúng không bác Bu?
Có những lúc em làm việc này việc nọ giúp người này người nọ, họ nhớ cám ơn mình hoài (có), nhưng em thì quên lâu rồi, cứ nghĩ là việc nhỏ xíu, không có gì phải nhớ (không). Em cũng thấy ngộ ngộ với suy nghĩ này và lúc đó tự nhiên em liên tưởng đến câu "Sắc tức thị không, không tức thị sắc" .
Viết đến đây thì em đọc đoạn này trong sách "Nghĩ từ trái tim" của BS Đỗ Hồng Ngọc : "Không (synyata) trong Tâm Kinh không phải là "không" trong trong tiếng Việt (hàm ý trái với nó). Không của Tâm Kinh là sự trống rỗng - emtyness - như vũ trụ, như bầu trời không mây, khoảng trống của ngôi nhà, khoảng rỗng bên trong một lọ hoa... Không ở đây chỉ nghĩa là "không có tự tính riêng biệt" mà là do duyên hợp của các yếu tố sắc - tâm, tác động qua lại trong "ngũ uẩn" mà tạo ra cái Ta (Ngã). Nói khác đi, cái Ta không có tự tính. Cái Ta do duyên sinh và biến đổi, thay đổi liên tục trong cả thời gian và không gian... (trang 69)
Mênh mông, mênh mông ... Em đọc đi đọc lại "ngũ uẩn" bao nhiêu lần mà sao vẫn thấy mênh mông, mênh mông huhuhu
Đọc Bác Bu và bác PNH rất thú vị, dẫn dụ và đối đáp rất tài tình. Hai bác kiến thức thâm sâu, một bày tỏ rõ chính kiến, một "viết có sách, mách có chứng" đã khiến em lưu lại nơi đây hơi bị ... lâu hìhì.
Trả lờiXóaBác PNH có viết "Sao Thượng Đế nhân từ không cứu giúp tất cả chúng sinh đang trầm luân trong bể khổ...?" Em thì kiến thức cạn xịt, nhưng cũng "dám" nghĩ là mỗi người đều có nhân, quả, nghiệp, báo, phước đức riêng, không ai giống ai. Mỗi một suy nghĩ, một lời nói, một hành động của mình đều tạo ra nghiệp lành hay nghiệp dữ rồi . Vả lại "niềm tin" vào Thượng đế cũng không người nào giống người nào, "hành động" của họ để được chuyển nghiệp ra sao cũng một trời một vực. Như bác Bu phước đức cực lớn nên có "bồ tát" hiện thân là vợ hiền lo củi lửa sớm hôm, sáng tối tắt đèn có nhau hihihi
Bác Bu ơi, có thể nào cho em mượn những cuốn sách của trung tâm này được không? Em muốn thử một phen nổi da gà, sởn tóc gáy. Em có niềm tin và đang tìm hiểu đấy ạ.
Trả lờiXóaBác Bu có xem phim "Linh hồn Việt cộng" chiếu trên VTV năm ngoái không? Anh Việt Cộng này được giải oan và cũng được bà Phan Thị Bích Hằng giúp tìm hài cốt. Có một người lính Mỹ như thế, có một bà mẹ người Mỹ như thế ...
http://clip.vn/watch/Phim-tai-lieu-Linh-hon-Viet-cong,WjNy
Chữ nghĩa lộ cộ lại làm bác hiểu sai ý em rồi, thôi cho em xin rút lại hai chữ "nghiêng mình" nhé, huhuhu, hic hic hic, hìhìhì
Trả lờiXóa:D
@bulukhin, @nguyenthuthuy1401, haha, trong entry này thì bác Bu cho tôi làm "mặt trái của tấm huy chương" nhé. Rất vui mừng được thuthuy "nghiêng mình", bởi mai mốt đến lúc... thật sự muốn có người... nghiêng mình lại không thể tìm ra được người, hehe!
Trả lờiXóa@huyentrannguyen, thấy bạn huyentran lâu nay bên nhà bác Bu, nhân dịp này làm quen với bạn, những gì bạn nói đến như nhân, quả, nghiệp, báo, phước đức... vẫn thường được nhắc đến trong các kinh sách Phật giáo như bạn đã biết... tỉ như làm điều lành (gieo nhân lành) sẽ gặp được điều lành (hái quả ngọt), và ngược lại. Điều này theo tôi, có ý nghĩa như những bài học Đức dục hoặc Công dân giáo dục chúng ta học thời bé vậy, và là điều tốt, giúp cho con người trở nên sống tử tế hơn với nhau.
Trả lờiXóaCòn chuyện "Sắc tức thị không/ không tức thị sắc/ Có có không không/ Không không có có/ Có cũng như không/ Không cũng như có", như bạn nói có một giá trị tương đối, và giá trị này có lẽ chỉ hiện diện trong triết lý, triết học. Ở ngoài đời thật nếu trong túi tôi KHÔNG có tiền, chắc chắn tôi không thể vào siêu thị mua hàng như trong túi tôi CÓ tiền được. Hì hì, lý sự tầm xàm với bạn chơi.
Cứ theo lẽ thông thường Bu tui vô quan tài trước thuthuy, lúc đó có ai nghiêng mình cũng đâu có biết, cho nên bạn nghiêng trước thế này là Bu tui vô cùng cảm động, Bạn rút lại ngôn từ thì buồn lắm đấy. huhuhu.
Trả lờiXóaNhân bác Bu có nói tới nhà bác học Einstein, cũng có một câu chuyện như thế này. Có người hỏi Einstein: Ông tin là có Chúa không? Nhà bác học đáp: Có. Lại hỏi tiếp: Thế Chúa ở đâu? Thay vì chỉ lên trời như thông thường Einstein chỉ lên đầu mình. Thì ra đối với nhà bác học Chúa hiện diện trong tâm trí của mình chứ không phải ở một nơi chốn cụ thể nào đó. Điều này giống như bên nhà Phật: Tất cả từ một tâm này mà ra.
Trả lờiXóa