Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

VỀ MỘT BẢN DỊCH BÀI THƠ HOÀNG HẠC LÂU CỦA THÔI HIỆU



Hoàng Hạc lâu  nhìn xa (ảnh nét)


Hoàng Hạc lâu cận cảnh (ảnh nét)



Nhà thơ Thôi Hiệu (704-754) làm thơ không nhiều, nhưng
chỉ với hai bài “Trường Can hành” và “Hoàng Hạc lâu” thì tên tuổi ông đã ở đỉnh cao chói sáng trong nghệ thuật thơ Đường. Chả thế mà nhà thơ tiên Lý Bạch cảm xúc trước cảnh sắc lầu Hoàng Hạc, muốn làm thơ ngợi ca nhưng đành phải gác bút thốt lên “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu” (Trước mắt có cảnh đẹp mà không thể làm thơ được, vì ở trên đã có bài thơ của Thôi Hiệu rồi).

Nguyên văn chữ Hán bài Hoàng Hạc lâu:

 崔颢
黄 鶴 樓
昔 人 已 乘 黄 鶴 去
此 地 空 餘 黄 鶴 樓
黄 鶴 一 去 不 復 返
白 雲 千 載 空 悠 悠
晴 川 歷 歷 漢 陽 樹
芳 草 萋 萋 鸚 鵡 洲
日 暮 鄉 關 何 處 是
                                煙 波 江 上 使 人 愁

Nhà thơ Tản Đà phiên âm, dịch xuôi,  và dịch thơ:
           
          Hoàng Hạc lâu

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
                     Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ.
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị ?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
                                    
                                   Lầu Hoàng Hạc

Người xưa đã cưỡi hạc bay đi rồi.
Ở chỗ này đây chỉ còn trơ lại một ngôi lầu tên là Hoàng Hạc.
Hạc vàng đã bay đi rồi không trở lại nữa.
Mây trắng ngàn năm vẫn bay lơ lửng hoài.
Bên dòng sông khi trời tạnh, hàng cây đất Hán Dương trông rõ mồn một.
Trên bãi Anh Vũ cỏ thơm mọc mơn mởn xanh tươi.
Lúc trời chiều, đứng ngắm cảnh, tự hỏi đâu là nơi quê nhà?
Khói tỏa trên sông sóng gợn khiến cho người ta sinh ra mối buồn rầu trong lòng.

                      
       
     Lầu Hoàng Hạc

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu ?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ !
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng  hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ?

(Ngày Nay số 134
29.10.1938)

Gần một thế kỷ nay, rất nhiều người đã dịch Hoàng Hạc lâu ra quốc ngữ nhưng bản dịch của Tản Đà được mọi người cho là xuất sắc nhất. Trong “Lời bạt: Thơ Đường và các bản dịch thơ Đường của thi sĩ Tản Đà” (1) Giáo sư Trần Thanh Đạm viết: “Bản dịch Hoàng Hạc lâu của Tản Đà có thể được xem là mẫu mực thành công của nghệ thuật dịch thơ trong giao lưu văn chương cuả mọi thời đại”.
     Tuy nhiên sự sáng tạo là vô hạn, đầu thế kỷ 21, nhà giáo Phan Nhật Chiêu, giảng viên Đại học KHXH và NV tp. Hồ Chí Minh,  người nhiều năm giảng dạy Đường thi, đã dịch lại bài thơ này và được từ điển Wikipedia giới thiệu bên cạnh các tên tuổi  như Ngô Tất Tố, Khương Hữu Dụng, Trần Trọng Kim. Để mô tả tài năng dịch thuật của ông Nhật Chiêu,  nhà sư Thích Thanh Thắng mượn câu thơ của Trần Nhân Tông “Nhất hồi niêm xuất nhất hồi tân” (Mỗi lần chạm tay vào là một lần mới tinh) (2) để ví von ca ngợi.  Và đây là bản dịch của Phan Nhật Chiêu trong Wikipedia:
                                       
                                Lầu Hoàng Hạc

Chở tiên đi, cánh hạc vàng
Bỏ hư không lại còn Hoàng Hạc lâu
Hạc vàng mất hút thiên thu
Để ngàn năm trắng mây từ từ trôi
Sông tình cây Hán Dương tươi
Bờ Anh Vũ  cỏ xanh ngời ngời xa
Quê hương đâu? Bóng dương tà
Trên sông khói sóng còn ta với sầu.

Xem ra, câu “thử địa không dư Hoàng Hạc lâu” mà dịch là “bỏ hư không lại còn Hoàng Hạc lâu” thì có mới nhưng không hơn gì “Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ” của Tản Đà.  Riêng câu thứ nhất và câu thứ năm thì người dịch đi quá xa nguyên tác làm giảm mức độ thi vị của bài thơ. “Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ”  nói người xưa đã cưỡi hạc đi mất rồi, là nỗi xót xa của tác giả trước thời thế: Cái rực rỡ huy hoàng của một thời không còn nữa, tất cả đã theo cánh chim hạc bay vào cõi vô cùng vô tận... Nó không chỉ là sự xê dịch cơ học thường tình của con thuyền chở khách xuôi ngược trên dòng sông, như ông Nhật Chiêu nói: “Chở tiên đi, cánh hạc vàng”. Hai chữ “tích nhân”  ( - người xưa) trong câu “Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ” của Thôi Hiệu không được người dịch quan tâm tới, làm câu thơ mất hết vẻ xa xăm, khắc khoải.  Câu thứ  năm “Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ” được ông Nhật Chiêu dịch là “Sông tình cây Hán Dương tươi” thì thật lạ lùng. Không rõ ông hiểu thế nào là “sông tình”? Nếu cho “tình” là tên sông thì tại sao ông không viết  hoa chữ ấy  mà lại viết thường? Và nếu không là tên sông thì “sông tình” chỉ có thể là sông tình yêu chứ không còn cách hiểu nào khác.  Cả hai trường hợp “tình” là tên sông hoặc “tình” là tình yêu  cũng đều  chứng tỏ người dịch chưa hiểu được thi tứ của Thôi Hiệu. Chữ tình () gồm chữ thanh () và bộ nhật () có nghĩa là tạnh, và “tình xuyên” ( ) phải hiểu là sông tạnh. Thi sĩ Tản đà dịch:

“Hán Dương sông tạnh cây bày
 Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non”

Là nói cái bao la của đất trời làm cho con người cô đơn đến độ  lạc cả quê hương:     

“Quê hương khuất bóng  hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ?”
     
     Theo thiển ý, với bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu thì bản dịch của Tản Đà cho đến nay là đỉnh cao duy nhất chưa ai vượt nổi, và “là mẫu mực thành công của nghệ thuật dịch thơ trong giao lưu văn chương cuả mọi thời đại” như Giáo sư Trần Thanh Đạm đã nhận  xét.



----------

1) Lời bạt trong tập Thơ Đường Tản Đà dịch, Nhà xuất bảnTrẻ, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh 1998.
(2) Dẫn theo http://Vietbao.vn bài  “Bàn tròn văn học về Nhật Chiêu”

















47 nhận xét:

  1. Thật ra thì Thơ đường niêm luật chỉnh chu, người dich thơ cũng không nên thoáng quá mà thoát khỏi cái lề luật của thơ đường. Cụ Tản Đà là người đã dịch thơ đường thành thơ lục bát! Hình như bắt một cô gái phương tây bảo "Mày là người việt"
    Dịch thơ khó vô cùng Người đàng mình thì cứ ai có chút chức sắc hoặc nổi tiếng thì nhất cử nhất động đều là chân lý. Sùng bái cá nhân nên chăng. Thơ đường dịch và giữ được niêm luật của thơ Đường mới là tuyệt. Theo Sỏi bản dịch của cả hai người thiên về kỹ thuật của thơ chứ không sát nghĩa như mong muốn. Nhiều chuyện lắm thôi nói liều chút mong các đại huynh lượng thứ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dịch là sáng tác lần thứ hai, người thưởng thức sáng tác lần thứ 3. Hai ngôn ngữ khác nhau thì không thể sát rạt 100% được.
      Tuy nhiên cho đến nay bài thơ này chưa ai dịch hay hơn Tản Đà được

      Xóa
  2. Trả lời
    1. Tình xuyên là "sông tạnh" mà dịch là "sông tình" thì sai so với nguyên bản rồi. Mà muốn hay thì trước tiên phải đúng, đấy là thiển kiến của bu tui.
      Cảm ơn bạn ghé thăm và gửi lại còm.

      Xóa
  3. Đoạn phiên âm của Tản Đà thiếu câu cuối, bác Bu ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn dungNobita đã phát hiện một thiếu sót chết người
      Bu đã thêm vào rồi.
      (Ngày hôm qua bị lỗi thế nào đó, phải làm đi làm lại, tự nhiên biến mất đi một câu)

      Xóa
    2. bạn dung Nobita siêu thật

      Xóa
  4. Mãi bây giờ thì bài viết này mới được hiện lên
    Phù Sa đã đọc đi dọc lại hai lần , rất chăm chú, thấy bài phân tích rất chi tiết, tác giả có dẫn chứng bằng chữ Tàu, dù không hiểu nhiều về nghĩa Hán nhưng PS thấy cũng .... có ly.
    PS thì không dám bình luận gì đâu vì đây là trao đổi phê bình của các bậc cao thủ am hiểu về thơ đường, chỉ đọc để biết thêm một chút chút thôi
    Chúc cả nhà bác Bu chiều chủ nhật vui vẻ ấm áp, hạnh phúc,

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu lại muốn nhà thơ Phusa đọc kỹ và cho vài lời chỉ giáo, cảm ơn nhiều nhiều

      Xóa
    2. Ối..... đâu dám sư phụ ơi
      Phusa hỏi còn chưa xong nữa là hoc, bác cứ đùa.... làm PS mắc cỡ với thiên hạ chết
      Èo..... lại còn ......nhà thơ nữa. PS đã trình bày rất chân thành rồi đoá bác Bu

      Xóa
    3. Gọi thế để bạn nổ lực làm nhà thơ thứ thiệt mà hehehe

      Xóa
  5. Lâu rồi tôi không đọc thơ nên không dám "bình". Người ta nói "dịch là phản", dịch văn xuôi đã khó, dịch thơ càng khó hơn, thơ Đường Trung Hoa có những niêm luật đặc trưng, ý tứ cũng phải theo niêm luật. Thơ lục bát Việt Nam cũng thế, khó lòng mà chuyển từ thơ Đường sang thơ lục bát hay ngược lại mà hoàn hảo, cho nên đọc ai cũng thấy hay, mà bác Bu phân tích cũng rất hay nữa :-))

    Trả lờiXóa
  6. Dịch từ thơ Đường của Tàu sang thơ lục bát của Việt là cực khó. Trong rất nhiều người dịch thì Tản Đà là người xuất sắc .
    Trong bài này bu muốn nói một giáo sư dạy Đường thi sao lại hiểu tình xuyên 晴 川 là sông tạnh thành ra sông tình.

    Trả lờiXóa
  7. Bác Bu ới ời
    Sáng sớm sang gõ cửa nhà bác đây nè
    Bác đưa cái link http://vietbao.vn, PS vào tìm hai lần chả thấy gì, toàn chuyện hình sự thôi, đọc cái này qua cái kia.... quên luôn cả lối về mà có thấy cái bài này ở đâu đâu bác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ do một sự nhầm lẫn nào đó thôi chớ bu tui không gửi link http://vietbao.vn cho bạn làm gì cả. Cái sự dốt vi tính thì mọi sơ suất có thể xấy ra, bạn thông cảm nhé

      Xóa
    2. Không phải gởi cho PS mà PS theo cái chú thích dướii bài viết của bác ấy

      (2) Dẫn theo http://Vietbao.vn bài “Bàn tròn văn học về Nhật Chiêu”

      Xóa
    3. Bu trở lại http://Vietbao.vn cũng không tìm thấy . Lạ thật.
      Bu lại Vào địa chỉ:
      http://xusomientrang.vnweblogs.com/post/17953/301334
      thì thấy chính bài của bu đã đăng trên Multiply đã lâu lắm. Bài trên Blogspot mà PS đọc là bu đã sửa chữa lại cho hoàn hảo hơn.
      Trang XỨ SỞ MIỀN TRĂNG đăng bài của bu mà họ không thèm ghi tên tác giả. Cũng lạ nữa

      Xóa
    4. PHU SA à

      Đã tìm ra rồi, mời vào http: http://vietbao.vn/Van-hoa/Hoang-hac-lau/40015048/106/

      Xóa
    5. Phusa đọc rồi bác ơi
      Phải nói tác giả viết bài này thật là uyên thâm về thơ Đường, Phân tích thật tài tình.
      Phusa cố gắng đọc và cố gắng hiểu và thấy tác giả phân tích và chúng minh ở cả hai bài ( trên blog và trên Vietbao) rất chuẩn xác.
      Xin hỏi " khí không phải", Phusa " nghe đồn" bài này do chính bác viết á? Nếu có gì ko vùa ý mong bác bỏ qua cho ạ.

      Xóa
    6. Không phải nghe đồn (thực ra chỗ bạn có ai biết bu mà đồn) mà bu viết trên Multiply nay sửa chữa phần sau đưa lên blog này. Các vị http://xusomientrang.vnweblogs.com/post/17953/301334
      đăng lại bài cũ của bu nhưng không ghi nguồn đó là sự xâm phạm bản quyền. PS đọc phần sau của hai bài (trên XỨ SỞ MIỀN TRĂNG và VỀ MỘT BẢN DỊCH BÀI THƠ HOÀNG HẠC LÂU CỦA THÔI HIỆU trên blogspot này sẽ thấy bài mới này kỹ càng hơn, thấu đáo hơn.
      Bu tui không muốn viết những điều quá sâu về chữ nghĩa trên blog này mà chỉ viết chung chung có tính chất phổ thông thôi. Sắp tới đây có thể bu sẽ viết về Thơ Bạch Cư Dị (Bài Trì thượng) Thơ Trương Kế (Bài phong Kiều Dạ bạc). Thú vị hơn là nói đôi lời về một bài ca dao trong tập TỤC NGỮ CA DAO DÂN CA VIỆT NAM của học giả Vũ NGỌC PHAN. Ông Phan đưa ra một bài cho là ca dao Việt Nam nhưng thực ra là dịch của Tàu hihihi... Mời bạn đón đọc.

      Xóa
    7. Ơ.....thế ra Phusa đang được tiếp cận với NHÀ NGHIÊN CÚU VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC lón đây, Thật ngưỡng mộ, thảo nào phong cách nhận xét của bác rất....khác. Nhưng quả thật khi đocj bài này, PS nghĩ là bác sưu tầm cơ, nhưng thấy mọi người comment khen bác thì PS ngờ ngợ...nên mới hỏi thật bác. (PS đi tìm nguồn mà bác chú thích là cũng vì lí do ấy, hihi)
      Vậy thì xin đuọc bày tỏ lòng nguõng mộ bác một cách chân thành. Phusa cũng thích và học rất tốt về môn văn nhưng phê bình một tác phẩm nào ngoài chương trình học ra thì....chưa.
      Chúc bác khoẻ và có nhiều bài viết hay để cống hiến cho bạn đọc và góp phần bổ sung vào nền VHVN

      Xóa
    8. Nói "NHÀ NGHIÊN CÚU VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC lón" thì làm bu tui giảm thọ rồi hhuhu. Biết chi viết nấy cho bạn bè đọc chơi thôi

      Xóa
  8. Hihi...
    Cái gì mà thuộc về "kiến thức" thì nhưthị chỉ có "kiến ngủ" thôi!
    Nên chỉ biết đọc thôi...
    Thông cảm cho NT, anh Bu nhé?


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
      Ru nàng Như Thị mơ màng đêm nay
      ...

      Xóa
  9. Đọc xong cả bài viết của bác Bu lẫn các cmt và reply, phải nói là bác Bu rất chịu khó, cả trong tìm tòi lẫn suy nghĩ. HN chưa được đọc bản dịch của nhà thơ Nhật Chiêu, đọc xong bản dịch sao nghe êm tai thế! nhưng xuống bên dưới thì thấy bác Bu có lý vì những phân tích và chứng minh rành rẻ của mình. HN nghĩ, nên chăng, bác Bu gửi bài này đến Kiến thức ngày nay hoặc Giáo dục và Thời đại để mọi người được đọc cho vui?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Hồng Ngọc gợi ý hay lắm,
      nhưng bu tui lại có tội lười
      hihihi

      Xóa
  10. Ngày mới đầu tuần, sang thăm và chúc anh một tuần mới bình an, vui vẻ, hạnh phúc và mọi việc luôn tốt đẹp.

    Trả lờiXóa
  11. "Theo thiển ý, với bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu thì bản dịch của Tản Đà cho đến nay là đỉnh cao duy nhất chưa ai vượt nổi.."

    Gió cũng đồng ý với anh Bu về điểm này..
    Thật ra khi dịch lẽ ra phải tôn trọng hình thức bài thơ .. Cụ Tản Đà đã dịch bài thơ Đường của Tô Hiệu sang bài Lục bát nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai dịch hay hơn có lẽ vì cụ đã chuyên chở nguyên vẹn cái ý tứ của Hoàng Hạc Lâu..
    Biết đâu thế hệ sau sẽ có bài dịch Hoàng Hạc Lâu cũng bằng thơ Đường hay như thế anh Bu nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể như thế lắm gió à, kiến thức là vô tận mà.

      Xóa
  12. Trả lời
    1. Mời bạn đọc Lã Bất Vi và hối lộ nơi cửa Phật qua e mail

      Xóa
    2. Phusa đọc ngay khi nhận được thông báo bác ạ
      Bài viết rất chuẩn, phân tích lý luận rõ ràng, dễ hiểu, hợp lý hoàn cảnh nhân vật, xã hội và hợp ý người đọc.
      Thực ra lịch sử TO thì PS không rành lắm, nhưng Lã Bất Vi là nhân vật nổi tiếng trong lịch sử TQ là kẻ " biết sai khiến đồng tiền làm theo ý mình" và XH ta, kể cả TQ chuyện đó đã thành phổ biến, trở thành uy lực của nhưng người " Mạnh vì gạo, bạo vì tiền"
      Bài viết rất hay, bác đăng lên cho bà con đọc với, Phusa đọc và rất ấn tượng đấy
      Phục tài bác luôn

      Xóa
  13. THơ đường thì Gái em chỉ có đọc mà thôi không dám bình vì không biết hehehe..chú anh buổi tối thật vui!

    Trả lờiXóa
  14. Nhật mộ hương quan hà xứ thị ?
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

    Cảm ơn bác Bu cho giáo được đọc lại bài thơ bất hủ Hoàng Hạc Lâu và bản dịch tuyệt vời của cụ Tản Đà!
    Lúc nào đọc 2 câu cuối giao cũng rưng lòng, dù mình ko phải "hà xứ thị?"
    Chúc bác ngủ ngon!

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Bu tui đi trên QL1 qua Bình Thuận dừng xe chụp ảnh các tuốc bin điện gió và có gặp một người đẹp đi ngược chiều gió, không biết có phải là giaolang hay không.

      Xóa
  15. bay lên trời cánh chim vàng
    hư không bỏ lại với hoàng hạc lâu
    hạc vàng mây biển ngầu ngầu
    cho ngàn năm trắng mây nhàu nhục trôi
    sông tình dương hán xa xôi
    cỏ xanh anh vũ ngọt môi người là
    quê hương đâu bóng dương tà
    trên sông khói một là đà sầu tôi ...
    (anh Bu ơi, cho Mộc họa theo các cụ một chút nghe, kính mong anh và các bạn đại xá cho mộc cái tội phạm úy đó, kính)

    Trả lờiXóa
  16. Tôi hoàn toàn tán thành với bác Bu!
    Tôi đã còm mà không thấy hiện nên còm lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lần đầu được đón nhà văn Vũ Nho đến thăm là quý hóa lắm
      Cảm ơn bác nhiều

      Xóa
  17. Cái lỗi lớn nhất trong bản dịch của Nhật Chiêu là dịch "Tình xuyên" thành "sông tình". Bài dịch có lỗi TO như thế không thể khen được. Nhất là lại dịch sau người xưa cũng hơn nửa thế kỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ấy vậy mà người ta ca ngợi ông Nhật Chiêu hết lời mới lạ bác Vũ Nho ạ

      Xóa
  18. Như chúng ta biết, Tản Đà 1889-1939 - Alexandre de Rhodes vào năm 1651 đã soạn Từ Điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) cho người Bồ Đào Nha sử dụng, nhưng phải đến thế kỷ thứ 18 thì tiếng Việt mới được trau chuốt và phổ cập như ngày nay - Nói đến điều này để thấy rằng Ông Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu được thừa hưởng Nho học và chữ Quốc ngữ, ông đọc và hiểu chữ Hán như ta đọc và nói tiếng Việt ngày nay, cho nên việc dịch từ Hán ra Việt là điều dễ dàng với Ông, và ông là một nhà thơ nên bài dịch thơ là tuyệt tác là điều dễ hiểu, ta chỉ việc đọc thuộc từng từ Hán và ngâm nga lời dịch thơ của ông cũng đã đủ ý rồi.

    Tuy nhiên điều muốn nói là "đầu thế kỷ 21, nhà giáo Phan Nhật Chiêu, giảng viên Đại học KHXH và NV tp. Hồ Chí Minh, người nhiều năm giảng dạy Đường thi, đã dịch lại bài thơ này.."

    M đồng ý với anh Bu trong câu : 晴川歷歷漢陽樹 tình xuyên lịch lịch hán dương thụ không thể dịch thành :

    "Sông tình cây Hán Dương tươi " được.

    - tình 晴 : Tạnh, lúc không mưa gọi là tình.
    - xuyên 川 : là con sông, là dòng nước từ khe núi chảy ra.
    - lịch lịch 歷歷: rõ ràng.
    Nghĩa của cả câu này theo văn nói là "khi con sông trong trời tạnh lộ rõ ràng cả rừng cây ở Hán Dương"

    Do vậy, Tản Đà dịch:

    Nghĩa: Bên dòng sông khi trời tạnh, hàng cây đất Hán Dương trông rõ mồn một.
    Thơ: Hán Dương sông tạnh cây bày,

    Thì đã là rõ cả nghĩa và đầy ý thơ rồi. Chứ bà già mà dịch nữa thì lại lôi thôi hơn nữa đó anh Bu à :)

    Hán Dương sông tạnh lộ rừng cây
    Anh Vũ cỏ non xanh tận trời...

    Tản Đà dịch : "Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non." thì M cũng dịch lại theo thể thơ 7 chữ (chưa niêm theo luật) là "Anh Vũ cỏ non xanh tận trời" cũng được chứ sao anh Bu nhỉ? hihi




    Trả lờiXóa
  19. Chữ và nghĩa là hai chuyện khác nhau. Giỏi chữ là giỏi chữ mà giỏi nghĩa là giỏi nghĩa. Dù sao giỏi chữ cũng còn cố gắng lắm mới giỏi được nghĩa. Phê phán Nhật Chiêu thì dễ, hiểu hết biên giới của nghĩa mà ông ấy dịch thì chẳng dễ đâu. Vậy nên, bớt cái tâm phê phán thì mới hiểu được vì sao chữ "tình" không chỉ có nghĩa là tình yêu. Nó còn có nghĩa là vô lượng thiên địa tương duyên. Tình ở đây là tương duyên, vô tận tương duyên. Cho nên chữ "tận", nghĩa là "tạnh" đó chính là làm hiện ra vô lượng mối tương duyên ý cảnh, đất trời và tâm người.

    Trả lờiXóa