Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2009

BÀN THÊM VỀ BÀI "CÓ ĐÔI" CỦA BẠN PNH

 

DSCN0301

 

BU (+) và BU (-)

 

 

 

Bạn PNH vừa post  Entry “CÓ ĐÔI”, trong đó chủ yếu giới thiệu hoa và quả:  Nhánh sứ có hai bông, cành xoài có hai quả, cành bưởi có hai trái …với chú thích như sau:

 

Phàm sinh ra trong cõi đời cái gì cũng phải có đôi mới vui, sách vở chép rành rành kể từ thời hỗn mang Thượng đế tạo ra Đàn ông rồi Đàn bà, đến lúc Ngài nổi cơn thịnh nộ làm ra trận Đại hồng thủy nhấn chìm tất cả, nhưng vẫn "mật báo" cho ông NOE biết để mang theo trên thuyền lánh nạn mỗi thứ một cặp, sinh sôi nảy nở tiếp tục cuộc sống trên trái đất cho đến ngày nay...

Cây cỏ hoa trái, và cả đôi dép nữa, cũng đâu vô tình...

 

Và đây là Còm của danghongky:

Có đôi như hai mặt âm dương của vạn vật, như quy luật sinh tồn, vừa là chân lý vừa là cái đẹp và ý nghĩa cuộc sống. Vụ này hơi lãng mạn xa xôi đó nghen .

 

*

* *

Bu tui muốn phát triển thêm ý kiến của Bạn danghongky rằng: “có đôi như hai mặt âm dương của vạn vật, như quy luật sinh tồn”. Vâng, chính người Trung Hoa từ thời Ân, khoảng 1200 năm trước Tây lịch cũng đã nghĩ như vậy và họ mô hình hóa dương là một vạch liền, âm là một vạch đửt (xem hình) rồi sắp đặt chúng lại thành thiên cổ kỳ thư KINH DỊCH - một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung Hoa, chỉ sau kinh Thi và kinh Thư.

 

 DSCN0733

 

Người xưa quan niệm, thoạt đầu vũ trụ chỉ là một khối mung lung gọi là Thái cực. Thái cự sinh ra lưỡng nghi  (tức âm và dương). Lưỡng nghi sinh ra tứ tượng (nhật, nguyệt, tinh, thần, tức  mặt trời, mặt trăng, định tinh, và hành tinh) (1). Tứ tượng tạo ra bát quái (tám quẻ): Càn (trời), Ly (lửa), Cấn (núi), Tốn (gió), Khôn (đất), Khảm (nước), Đoài (đầm), Chấn (sấm).  Thực ra, cái nọ sinh ra cái kia là do  chúng chồng lên nhau cho “có đôi” như Bạn PNH nói.  Đây là việc khá nhiêu khê nên xin bạn vừa đọc vừa xem hình ảnh cho đỡ rối rắm.

CHỒNG ĐÔI LẦN 1 (xem hình)

* Cho dương chồng lên dương, rồi cho âm chồng lên dương ta được 2 hình 1 và 2,  tức Thái dương và Thiếu dương.

* Tiếp tục cho âm chồng lên âm, rồi cho dương chồng lên âm ta có thêm 2 hình 3 và 4, tức Thái âm và Thiếu âm

Như vậy, chồng cho "có đôi" lần 1 ta có được tứ tượng: Thái dương, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm, tượng trưng cho 4 thành viên vũ trụ đã nói trên. 

 

 DSCN0739

 

CHỒNG ĐÔI LẦN 2 (xem hình)

* Cho dương lần lượt chồng lên 4 hình trên theo thứ tự 1,2,3,4, ta có: Càn (I), Ly (II), Cấn (III), Tốn (IV)

* Tiếp tục cho âm (vạch đứt) lần lượt chồng cũng 4 hình đó theo thứ tự 3,4,1,2 ta có : Khôn (V), Khảm (VI), Đoài (VII), Chấn (VIII).  Tám hình có tên: Càn, Ly, Cấn , Tốn, Khôn, Khảm, Đoài, Chấn  có tên là  Bát quái (bát = 8, quái = quẻ)

 

 DSCN0735

 

 CHỒNG ĐÔI LẦN 3 (xem hình)

* Nói ngắn gọn: Lấy một trong tám quẻ tự chồng lên nó, sau đó lần lượt chồng lên 7 quẻ còn lại (làm như vậy cho cả 8 quẻ)  ta được tổng số hình:  82 =  64,  tức 64 quẻ. Để cho đỡ rườm rà Bu tui chỉ vẽ tượng trưng 4 quẻ: quẻ số1: Thuần càn, quẻ số 2: Thuần khôn……quẻ số 63: Kí tế, quẻ số 64: Vị tế (bạn nào muốn biết 64 quẻ là những gì Bu tui sẽ nói thêm vào dịp khác)

 

 

DSCN0736

 

*

* *

Những gì Bu nói ở trên, là nhằm minh họa thêm về sự "có đôi" mà  bạn PNH và bạn danghongky đã đề cập đến, chứ không tham vọng giảng giải về Kinh dịch. Người Trung Hoa cổ xưa và không ít kẻ hiện nay dùng 64 quẻ này để giải thích toàn bộ thế giới, làm rõ cái đã qua, xem xét cái sắp tới, tiên đoán thành bại mọi sự việc…Quốc kì Hàn Quốc ở chính giữa là vòng tròn  âm dương, 4 chung quanh (nếu tính đối xứng)  là các quẻ trong bát quái: Càn (trời), Khôn (đất), Ly (lửa), Khảm (nước) (xem hình)

 

                           DSCN0738

 

 Với lá cờ ấy người Hàn đã đưa đất nước họ trở thành con rồng châu Á, mà ta còn lâu mới được như vậy. Cho nên chúng ta có  bỏ công tìm hiểu xem thử, Kinh dịch và 64 quẻ ấy có những bí mật gì  cũng cần lắm chăng??

----------------------------------------------------

(1) Thời xưa người ta chưa biết mặt trăng là một hành tinh của trái đất.

28 nhận xét:

  1. e cũng có đọc kinh dịch. Rất thích triết lý phương đông trong đó. Nhưng ko dám đọc nhiều sợ .. "tẩu hỏa nhập ma"! :) Ngoài ra kinh dịch rất khó đọc nên ko đọc nhanh được, ngày 3, 4 trang là giỏi lắm rồi!

    Trả lờiXóa
  2. Anh Bu quả là vật lộn với mấy tấm hình cũng mệt mỏi thật! Em gửi anh tấm ảnh anh xem là âm hay dương nghen, hay là trong âm đã có dương và ngược lại?

    Trả lờiXóa
  3. Có đôi của danghongky trử tình và thiết thực hơn.
    Xem tấm ảnh thấy tươi mát ngày thứ 7.hehehe

    Trả lờiXóa
  4. Bác Bu xem tấm ảnh trên thuộc quẻ gì? hihi
    Từ đồ vật vô tri, đến cỏ cây hoa lá, chim muông còn có đôi huống chi là con người. Cặp đôi nâng đỡ, nương tựa vào nhau, làm tôn vẻ đẹp của nhau lên, sinh sôi nảy nở làm thành vòng đời bất tận.

    Trả lờiXóa
  5. Trong 64 quẻ dịch từ "thuần càn" cho đến "vị tế" không thấy có quẻ này bạn ơi. Hay tạm gọi là QUẺ ĐẤU KHÂU vậy. hehehe

    Trả lờiXóa
  6. Em có ý kiến. "Có đôi" nhiều điều hay . Núi có núi đôi, Kinh Dịch có âm dương. Sinh vật có đực cái. Người có nam nữ. Đọc lời cảm nhận của bác Bu, chợt dưng em nhớ lời thơ của Hữu Thỉnh:

    THƠ VIẾT Ở BIỂN

    Anh xa em
    Trăng cũng lẻ
    Mặt trời cũng lẻ
    Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
    Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

    Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
    Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
    Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
    Dù sóng đã làm anh
    Nghiêng ngã
    Vì em...

    Trả lờiXóa
  7. ...
    Xóm ta đi giữa hai sườn núi
    Đôi ngọn nên langf gọi núi đôi
    Anh vẫn đùa em sao khéo thế
    Núi chồng núi vợ đứng song đôi
    ....
    Anh Hoàng Kim có thích bài Núi Đôi của Vũ Cao không??

    Trả lờiXóa
  8. - Mấy kinh Dịch gì đó thì CNB dốt trân, ở xứ CNB kêu là "dốt như me"....
    - CNB thích cả hai bài của ông Hữu Thỉnh và Vũ Cao, nhưng... thôi, xin kiếu về ạ. Tủi thân rồi........

    Trả lờiXóa
  9. Nhìn quốc kỳ của Hàn Quốc có thể nhận thấy rõ nhất là họ khác ta ở chỗ không đoạn tuyệt với quá khứ "phong kiến suy tàn". Biết trân trọng giá trị của quá khứ nên họ có tiềm năng để xây dựng đất nước chăng...

    Trả lờiXóa
  10. Cảm ơn bạn TORO, đã đi guốc được trong bụng tác giả khi viết bài này.

    Trả lờiXóa
  11. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe! Xem ra em bấm quẻ sẽ rất "lời" khi được học hỏi Bác Bu miễn phí hèhè . Í mà em đang lưỡng lự không biết nên xưng bằng em hay ... con hihi. Em xưng theo mẹ Bầu Bí, mẹ Bầu Bí xưng theo anh Hồng Đăng hihi

    Trả lờiXóa
  12. @huyentrannguyen: Anh đi, ông này nói toàn chuyện "rêu phong cổ kính" chứ bên ngoài phong độ trẻ trung lắm, bạn ổng toàn 8X, 9X không thôi à! :-))

    Trả lờiXóa
  13. Lạy ông đèn đỏ cả tơi cả nón, nói khẻ thôi, cảnh sát trưởng vớ được câu này là chết tôi đấy. huhuhu.

    Trả lờiXóa
  14. Hehe, người hùng thế mà nhát! :-))

    Trả lờiXóa
  15. Hôm nay mới có thời gian lướt thăm nhà hàng xóm, nhân chuyện "có đôi" xin góp một thông tin: Trong vũ trụ, sao ba mới là sao gắn kết bền vững...?

    SAO ĐÔI - SAO BA

    Một sao đôi được tạo thành
    Không có vệ tinh xung quanh
    Với nhau là bạn đồng hành
    Chẳng thể là em và anh

    Sao đôi vẫn thua sao ba
    Hai sao bay sát sao xa kết liền
    Gắn như một kiếp tiền duyên…
    Vũ trụ thật khác với trên đời này!

    Trả lờiXóa
  16. Cảm ơn thông tin của bạn minhanh83.

    Trả lờiXóa
  17. Cái này bác Bu nói quá đúng rồi. New FTT chỉ bổ sung một điểm nhỏ, đó là trong âm có dương và trong dương có âm. Cái này giải thích được nhiều hiện tượng trong tự nhiên. Cũng là triết lý của phương đông. Trong đúng có sai và trong sai có đúng. Hay giải thích hiện tượng đồng giới (gay, pede...).... Vậy nên không có đúng tuyệt đối, cũng không có sai tuyệt đối...Tóm lại là mọi chân lý đều là tương đối, đó là mộtchân lý tuyệt đối.

    Trả lờiXóa
  18. Bu rất tâm đắc với ý kiến bạn ngocuong 1960, mong có dịp gặp lại bạn

    Trả lờiXóa
  19. Em bắt chước chị Huyền Trân, kiếm cái cột mà dựa rồi từ từ học; gồng mình chai mặt không tủi thân bỏ zìa như chị Hai cao Nguyên! :))

    Trả lờiXóa
  20. Cháu phải "ồ" lên khi đọc entry này. May nhờ có bác Bu mà biết chút ít điều thú vị. Cháu vẫn nghe về Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng...mà không biết nó gần gũi đến thế. Đây chính là sơ khai của toán học nhị phân, của công nghệ máy tính bây giờ còn gì. Đã đôi lần cháu nhấc lên đặt xuống cuốn Kinh dịch mà không dám mua (vì đắt quá, hic). Chắc bây giờ hơi mê mẩn rồi bác Bu ạ. Nghe nói bản dịch của cụ Ngô Tất Tố là bản dịch tốt phải không bác Bu ?

    Trả lờiXóa
  21. Em cũng có đọc qua Kinh Dịch nhưng cứ thấy nó rối bời, hì hì, tại cái tính nóng nảy mà. Cách lý giải của anh rất thú vị, dễ hiểu. Nếu chịu khó chiêm nghiệm thì sẽ rút ra được nhiều điều hay.
    Em thích cả hai bài thơ Núi Đôi ( của Vũ Cao) : " Xuân Dục - Đoài Đông hai cánh lúa, Bữa thì em tới bữa anh sang "
    và Thơ tình ở biển ( Hữu Thỉnh)
    " Biển vẫn cậy mình dài rộng thế; Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn"

    Trả lờiXóa
  22. @ Bạn LeTe
    Ông Ngô Tất Tố dịch nguyên xi tiếng Tàu ra, ông phan Bội Châu cũng gần như thế. Bạn nên đọc NGUYỄN HIẾN LÊ. Học gỉa này lúc viết hình dung mình là người đọc nên diễn đạt rất dễ hiểu. Sau khi đọc NHL bạn quay về hai vị trên mới ngộ ra được. Sau đó bạn phải đọc nhièu nhiều nữa trong đó có cuốn Chu dịch và năng lượng cảm xạ học. Tóm lại là nhiêu khê lắm lắm....

    Trả lờiXóa
  23. Tấm hình "đôi" ở đường hoa Nguyễn Huệ đoạn có trồng mấy cây cau kiểng trông rất có đôi ạ!
    hihi

    Trả lờiXóa
  24. Phuthuycatala
    Một cao một thấp như đôi đũa lệch thế mà có người khen đại: đẹp đôi! hihihi.

    Trả lờiXóa
  25. Xem "có đôi" xong, em Còi cũng nhứt quyết phải...có đôi!

    Trả lờiXóa
  26. Thong thường thì bên 360, em vào nhà anh coi entry rồi lẳng lặng chạymmất tiêu vì thật ra vấn đề anh bàn luôn vượt quá sự hiểu biết của em.
    Ở đây vừa đọc vừa suy nghĩ cho biết thêm đôi chút thôi nhưng vẫn comment để khi đi ra cũng không thấy ngại.
    Chắc lâu lâu em sẽ ghé vào mà đọc cho hiểu thêm, chứ thật tình đọc một lần vẫn chưa hiểu thấu.

    Người có đôi có cặp
    Vạn vật cũng cặp đôi
    Nhân duyên trong vạn cỏi
    Âm dương mãi hợp hoà.
    (Lan Trần)

    Trả lờiXóa
  27. Có người ngày xưa hay gọi bà xã là 'Bu nó ơi'. :)
    Ngày trước có thời gian làm ở Bảo tàng, tìm được quyển sách về kinh Dịch, cũng đèo bồng lấy chân nhang bắt chước tập bói cỏ thi.
    Giờ thì quên hết rồi. :))

    Trả lờiXóa
  28. Mấy tấm hình minh họa ở bài này bị mất rồi anh Bu ơi!

    Trả lờiXóa