Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

HẦU CHUYỆN THẤY THÍCH TRÍ GIẢI VỀ CHỮ NHẪN .

 Các từ điển Hán Việt dùng để tham khảo

Tìm về cội nguồn chữ Hán của Lý Lạc Nghị và Jim watrs

Người hầu chuyện thầy Trí Giải


Theo đường dẫn  http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/05/chu-nhat.html của bạn truonghoanluyen72 cấp cho, bu đã đọc bài viết của thầy Thích Trí Giải bàn về chữ NHẪN. Sau đây là trích đoạn ý kiến của thầy

 Trong chữ Hán: chữ Nhẫn được hình thành từ (tâm) + (nhận) = Chữ (tâm) (Nhận) nghĩa là sự nguy hiểm, mũi nhọn, chém giết. Nhẫn có nghĩa là nhịn. Như làm việc khó khăn cũng cố làm cho được gọi là kiên nhẫn 堅忍.Nhẫn là lòng khoan dung độ lượng. Tại sao chữ nhận (nhận) nằm trong chữ Tâm gọi là nhẫn. Tức là người tạo chữ muốn nói. Trong cuộc sống hằng ngày tâm mình thường hay tiếp xúc nhiều thứ nguy hại như tham, sân, si, ngã mạn, ganh ty…Chúng ta luôn thức tỉnh những thứ làm nguy hại đến tâm tu hành. Do vậy chúng ta nhẫn nhịn. Sau này người viết chữ thường hay viết chữ Nhẫn như sau: tâm + đao + bộ chủthành chữ Nhẫn đao nghĩa con dao, là chỉ cho sự nguy hiểm. Nó được ví như tâm sân phiền não có tính chất nguy hiểm đến tâm tu hành. Nó tìm ẩn bên trong cái Tâm. Người tu chữ Nhẫn cần có (chủ) tức là làm chủ cái nguy hiểm, làm chủ cơn sân giận. Khi viết chữ Nhẫn bộ chủnày nằm trên bộ đao . Ý nghĩa này rất hay muốn Nhẫn thì chú ta phải làm chủ cái nguy hiểm (bộ chủ nằm trên bộ đao) Muốn có được bộ chủ này đòi hỏi chúng ta phải tu tập. Thấy được bản chất của cơn sân giận là nguy hiểm luôn tiềm ẩn bên trong tâm (căn bản phiền não). Nó làm cho tâm con người nổi sân một cách điên rồ. Nên khi gặp hoàn cảnh chướng ngại chúng ta biết “Nhẫn” một chút. Nếu không một khi tâm sân nổi lên thì tình cảm gia đình sứt mẻ, tình bạn bè xa nhau. Chúng ta luôn thấy rằng tâm sân chính là kẻ thù độc hại lớn nhất của tâm. Một khi tâm sân nổi lên đốt hết cả rừng công đức, chỉ cần một ngọn lửa nhỏ có thể đốt cháy cả khu rừng, “nhất niệm sân tâm khởi, bát vạn chướng môn khai”. Vậy làm cách nào để thắng được tâm sân, và thực hành “Tâm nhẫn”. Chúng ta chỉ cần đi tìm (chủ) để bỏ con đao trong tâm 

****

1-  Trước hết phải nói rằng:  “Chữ Nhẫn được hình thành từ  (tâm) + (nhận) = ” như ý kiến của thầy Trí Giải là không sai nhưng không hoàn toàn đúng. Bu đã tìm trong 5 quyển từ điển Hán Việt và quyển “Tìm về cội nguồn chữ Hán” (của Lý Lạc Nghị (Tàu) và Jim Waters (Mỹ))  thấy như sau:

- Các từ điển của Trần Văn Chánh (tr.742), Nguyễn Tôn Nhan (tr. 139), Thiều Chữu (tr. 50),  chữ đọc là nhận.

- Các từ điển của Trần thị Thanh Liêm (tr.436), của Đào Duy Anh (tr.67) chữ đọc là nhẫn

- Sách Tìm về cội nguồn chữ Hán (tr. 481), chữ vừa đọc nhận vừa đọc nhẫn. Cụ thể,  khi nói về chữ nhẫn (忍) có nghĩa là nhẫn nại thì      đọc là nhẫn (người Hán có 10 chữ Nhẫn, mà chỉ là 2 trong 10 chữ đó)

- Điều cẫn lưu ý là:  Chữ cho dù đọc nhẫn hoặc nhận, thì các từ điển trên đều giải nghĩa là: Mũi nhọn cứng. lưỡi đao cứng, gọi chung các loại binh khí. Giết.

2- Thầy Trí Giải Viết “Sau này người viết chữ thường hay viết chữ Nhẫn như sau:  tâm + đao + bộ chủ thành chữ  Nhẫn…Người tu chữ Nhẫn cần có (chủ) tức là làm chủ cái nguy hiểm, làm chủ cơn sân giận. Khi viết chữ Nhẫn bộ chủ (丶)  này nằm trên bộ đao

    Viết như vậy là thầy Trí Giải nhầm lẫn bộ trong chữ Hán với bản thân chữ Hán.  Nên nhớ rằng người Hán có vào khoảng 7000 chữ thường dùng, trong khi chỉ có 214 bộ.  Bộ chữ Hán xếp theo thứ tự từ 1 nét đến 17 nét. Mỗi chữ Hán chỉ thuộc về 1 trong 214 bộ, và chỉ thuộc về 1 bộ mà thôi.  Đừng nghĩ rằng để viết được 7000 chữ Hán  thì phải có 7000 bộ, mà chỉ cần  214 bộ là đủ. Vì chẳng hạn bộ thủy () có trong 326 chữ, bộ hỏa () có trong 126 chữ, bộ nhất () có trong 22 chữ…Thực ra, 214 bộ cũng là 214 chữ, chỉ khi  nào những chữ đó đứng kèm một chữ khác để chỉ một nghĩa nào đó thì nó được gọi là bộ, còn khi đứng một mình thì nó không còn gọi là bộ nữa. Ví dụ chữ thủy () là nước, nhưng khi đứng bên trái chữ công () thì chữ thủy đó được gọi là bộ thủy, nó cùng với chữ công () tạo thành chữ giang () tức là sông, trong đó bộ thủy chỉ nghĩa, chữ công chỉ âm đọc ( ba chấm bên trái chữ công là một cách viết chữ thủy).  Trở lại những chữ ta đang bàn thì chữ Nhận (hoặc Nhẫn ) gồm có chữ đao () và bộ chủ () chứ không phải là bộ đao (1). Riêng chữ Nhẫn 刃 (hoặc Nhận) thì đao () không đóng vai trò bộ như thầy Trí Giải nói, mà nó là một chữ  thông thường.  Nên nhớ rằng chữ Nhẫn (忍) với nghĩa nhẫn nại, gồm có chữ nhẫn (hoặc nhận) và bộ tâm (). Muốn tra chữ Nhẫn như vừa nói, ta phải tra bộ tâm () chứ tra bộ đao () hoặc bộ chủ () thì có sống đến vô lượng kiếp sau cũng không thể tra được.

3- Thầy Trí Giải cho rằng “Người tu chữ Nhẫn cần có chủ () tức làm chủ cái nguy hiểm, làm chủ cơn sân giận”. Vậy là thầy đã gán ghép ý nghĩa tu hành vào trong cấu tạo chữ Hán. Bộ chủ () trong chữ Nhẫn 刃 (hoặc nhận) hoàn toàn không có ý nghĩa chủ trong chủ yếu, chủ đạo, chủ đích, chủ thuyết như thầy nghĩ…Mời thầy nghe ông Thiều Chữu giải thích bộ chủ (): “ Phàm vật gì cần có phân biệt,  sự gì cần biết nên chăng, lòng đã có định, thì đánh dấu chữ chủ để nhớ lấy”. Đánh dấu để nhớ thì không ăn nhập gì với làm chủ cơn sân giận cả.

        Để làm rõ hơn cấu tạo chứ Nhẫn (hoặc Nhận) bu giới thiệu trang 481 sách “Tìm về cội nguồn chữ Hán”.  Chữ Nhẫn được minh họa bằng một lưỡi dao cong, trong đó phần sắc của dao được đánh dấu bằng hình tròn có nhiều vạch song song. Chính cái hình tròn ấy dần dà biến hóa thành bộ chủ tạo  nên chữ nhẫn (hoặc nhận). Đây là chữ điển hình cho loại chữ “chỉ sự” như thuyết minh đã mô tả.

 

 Mời click đúp vào hình để thấy rõ hơn

 

 4- Do việc chữ Nhẫn gồm bộ tâm với chữ nhẫn (hoặc nhận) nên thầy Thích Trí Giải lại cho rằng người tạo ra chữ đã gửi gắm vào đó ý nghĩa giáo dục trong tu hành.  Thực ra bộ tâm ở đây thuần túy chỉ về con người nói chung chứ không hàm ý con người tu hành trong đạo Phật.  Từ điển Thiều Chữu kê ra 245 chữ có bộ tâm, chả nhẽ 245 chữ ấy cứ phải giáo dục con người về một chí hướng nào đó. Thầy sẽ phân tích được tính giáo dục gì trong chữ kị () có nghĩa ghen ghét, đố kị, sợ. Chữ này có bộ tâm () ở dưới và chữ kỷ () ở trên. Tâm chỉ về con người, kỷ chỉ 1 can trong 10 can (Giáp, ất ,bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý), và khi chỉ về mình trong tự kỷ ám thị. Kị là chữ “hài thanh”, tâm () chỉ nghĩa, kỷ () chỉ âm đọc. Ta cũng không tìm thấy tính giáo dục gì trong chữ xung () là lo lắng. Bộ tâm ()(2) bên trái chỉ con người, chữ trung ( ) bên phải  chỉ âm đọc, nó thuần túy là chữ “hài thanh”.  Chữ Nhẫn () ta đang nói đến cũng là chữ “hài thanh”. Bộ tâm ()  ở dưới chỉ nghĩa, chữ nhẫn () ở trên chỉ âm đọc. Trang 483 sách “Tìm về cội nguồn chữ Hán” (dưới đây) khẳng định điều đó.

   

 Mời click đúp vào hình để thấy rõ hơn


Trong trường hợp cần thiết, thầyThích Trí Giải có thể nhân sự tình cờ của cấu tạo chữ Nhẫn (忍) để hoằng hóa Phật pháp, tuy nhiên không thể quy cho người tạo ra chữ nhẫn là cốt để truyền thụ giáo pháp cho chúng sinh.

 

  ******

 

(1):  Chữ đao () có lúc cũng trở thành bộ đao để tạo nên khoảng 80 chữ được liệt kê trong từ điển Thiều Chữu như các chữ:    phân: chia. thiết: cắt. Hoa: chèo thuyền. lợi: sắc, lợi lộc. Chuyển: Đẵn, chặt……

(2): 忄, 心 đều là chữ tâm, cũng có lúc nó trở thành bộ tâm

 

 

76 nhận xét:

  1. Em đã hiểu rồi ạ. Chính là em cũng tin rằng nghĩa tượng hình của Nhẫn là thế. Hic

    Trả lờiXóa
  2. Bạn lưu ý:
    - Chữ Nhẫn hoặc nhận (刃, mũi dao nhọn ) là chử CHỈ SỰ
    - Chữ Nhẫn 忍 (nhẫn nại) là chữ HÀI THANH
    Hình ảnh cái lưỡi dao là minh họa cho việc CHỈ SỰ chứ không phải chữ TƯỢNG HÌNH

    Trả lờiXóa
  3. Hihi, chữ Hán có muộn nhất là khoảng gần 2.000 năm trước Công nguyên, mà Phật giáo chỉ ra đời cách khoảng 500 năm trước CN (sớm nhất), và du nhập vào Trung Hoa khoảng hai thế kỷ trước CN... Điều này cũng đủ trả lời... Cái nhìn và giải thích của sư Thày Thích Trí Giải về chữ Nhẫn không phải là của nhà nghiên cứu như bác Bu :-))

    Trả lờiXóa
  4. Hoan hô ý kiến của PNH,
    Chính bu tui cũng định đề cập đến chi tiết bạn nói nhưng thấy dài quá nên thôi. Chữ giáp cốt (trong hinh chụp) có từ đời nhà Thương, trước công nguyên chừng 1700 năm, và trước Phật Thích ca đản sinh chừng 1200 năm. vậy thì thầy Trí Giải cho rằng người tạo ra chữ nhằm để giáo hóa Phật pháp thì nghe có vô lý đùng đùng không ??

    Trả lờiXóa
  5. Bạn lưu ý:
    - Chữ Nhẫn hoặc nhận (刃, mũi dao nhọn ) là chử CHỈ SỰ
    - Chữ Nhẫn 忍 (nhẫn nại) là chữ HÀI THANH
    Hình ảnh cái lưỡi dao là minh họa cho việc CHỈ SỰ chứ không phải chữ TƯỢNG HÌNH

    Trả lờiXóa
  6. Khi Phật giáo chưa bén rễ tại Trung Hoa thì Đạo đức kinh, Kinh Thi, Kinh dịch... đã phổ biến, tức là hệ thống chữ Hán đã hoàn chỉnh, vậy thì không có lý do gì tư tưởng Phật giáo tác động vào trong việc hình thành chữ Hán được cả.
    Giải thích chủ quan về chữ nghĩa như sư Thày thật sự là không nên, nó khiến cho những người muốn tìm hiểu dễ sai lạc.

    Trả lờiXóa
  7. M Đang dùng điện thoại online, M đọc qua rồi, ngày mai về tới nơi ở sẽ vào tham gia với anh sau.

    Trả lờiXóa
  8. "Ý nghĩa này rất hay muốn Nhẫn thì chúng ta phải làm chủ cái nguy hiểm (bộ chủ nằm trên bộ đao)". Chỉ nguyên cái cách giải thích này của sư Thày đã quá sai, tuy chữ Nhẫn bao gồm chữ Nhận (thuộc bộ Đao) và chữ Tâm (thuộc bộ Tâm) ghép lại mà thành, và chữ Nhẫn thuộc bộ TÂM chứ không thuộc bộ ĐAO, nếu tra chữ Nhẫn theo bộ, phải tra ở bộ TÂM, về chữ nghĩa sư Thày cũng đã sai sót, cái sai về điều cơ bản không được sai của một người học chữ Hán.

    Trả lờiXóa
  9. Gió có 1 năm học tiếng Hán ở Văn Khoa bây giờ sau 40 năm thì quên hết rồi anh Bu ơi nhưng biết rằng chữ viết của tiếng Hán rất tượng hình . Gió nhớ vài chữ như : chữ LAO gồm chữ vi + nhân, chữ VẤN gồm khẩu + môn phải ko anh Bu ?
    Lâu quá rồi ...giờ thấy anh Bu với bác ngochieppham bàn hay quá !

    Trả lờiXóa
  10. Trước năm 75 tôi cũng có học chữ Hán. Nhân cơ hội này tôi cũng muốn tự ôn lại đôi chút về chữ Hán, chẳng hạn về cách cấu tạo, hình thành chữ Hán, nhiều bạn nghĩ chữ Hán là chữ TƯỢNG HÌNH, điều này là đúng nhưng không hẳn là như thế, TƯỢNG HÌNH chỉ là MỘT trong NHIỀU cách cấu tạo nên một chữ Hán, có 6 cách: Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Hình thanh (chiếm tới 80% chữ Hán), Chuyển chú, và Giả tá.
    Ý nghĩa như thế nào bạn nào muốn tìm hiểu hãy hỏi chủ nhà... Hì hì.

    Trả lờiXóa
  11. Cám ơn bác , chắc Gió phải hỏi cả bác nữa :)

    Trả lờiXóa
  12. Trước năm 75 tôi cũng có học chữ Hán theo giáo trình hàm thụ của ĐH Văn Khoa Saigon, mà chắc cũng như bạn, quên hết trơn rồi :-))

    Trả lờiXóa
  13. Gió học ban "Văn minh Việt Nam" nên Hán Văn cũng chỉ là một trong nhiều giáo trình khác ...Nhưng hồi đó mê lắm , cứ rèn viết cho đẹp, cho vuông vắn trong một ô vở...Giờ quên ráo :)

    Trả lờiXóa
  14. Hồi đó tôi nhờ bạn bè học ở Văn khoa Saigon gởi cho sách học chứ tôi chưa bao giờ học ở đấy, tuy mỗi lần về phép Saigon đều có ghé Văn khoa, Luật, hay Dược... rủ bạn đi bát phố, uống cafe. Những quyển sách học ấy đã không còn, tôi chỉ còn giữ lại được bộ sách Tự học chữ Nho của GS Đào Mộng Nam, xuất bản tại Saigon năm 1973. Thỉnh thoảng giở ra tra vài chữ.

    Trả lờiXóa
  15. Dạ , hiểu !!! :))
    Hồi nớ có cách học hàm thụ cũng hay bác H nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  16. Rất hay, tôi có đăng ký học cả Esperanto (Quốc tế ngữ), được gởi cho tài liệu học miễn phí, cái học hồi xưa hiệu quả mà không tốn quá nhiều tiền như bây giờ.

    Trả lờiXóa
  17. Vâng, và học ra học vì người học có cơ hội tự tìm tòi khám phá ở nhiều nguồn, có khi học từ bạn mình nữa . Nói chuyện học với bác nhớ linh tinh ngày xưa ..:(

    Trả lờiXóa
  18. Bây giờ có mạng Internet rất hay, và có cả những người như bác Bu hay bạn đây lại càng hay nữa, giúp cho ta có thể ôn lại, hay tìm hiểu thêm những gì chưa rõ hoặc chưa biết. Người ngày xưa ngoài cái học ở trường thì còn cái tự học, bây giờ các bạn trẻ có nhiều phương tiện hơn nhưng... lười hơn :-))

    Trả lờiXóa
  19. Dạ, có khi lười vì phương tiện quá nhiều !
    Gió xin add rồi nhá Bác ! Thôi gọi bác là anh như anh Bu cho tiện :)

    Trả lờiXóa
  20. Cám ơn bạn, chắc cũng khuya rồi, chúc bạn ngủ ngon.

    Trả lờiXóa
  21. Chỉ một chữ Nhẫn thôi, mà cả đời cố làm tròn trịa còn khó hơn xây cả tòa nhà.

    Trả lờiXóa
  22. Bạn PNH và bạn gió

    5 giờ sáng bật máy lên thấy hai bạn chuyện trò bu rất vui. Vui vì tệ xá mình có người đến chơi, lại vui vì hai bạn của bu gặp nhau, mà bạn của bạn là bạn. Hai bạn có chỗ giống nhau, viết lách điềm đạm, thâm trầm. Là dân bắc kỳ chính cống mà chưa một lần về bắc...Thương nhớ 12 của Vũ Bằng chưa đủ mạnh để dứt hai bạn ra khỏi mảnh đất Sài thành...Nhưng chưa không phải là không....
    Bu đi bộ buổi sáng đây, trong ngày nay sẽ reply ý kiến các bạn nhé

    Trả lờiXóa
  23. Bạn NY à

    Trước đây người ta hâm mộ chữ Tâm, chữ Đức,.. thường viết thư pháp treo nghiêm túc trong nhà. Dạo này chữ Nhẫn lên ngôi vì nó khuyên người ta một phương pháo sống. Có tâm có đức mà không đủ nhẫn thì đôi khi chẳng được gì...Nhẫn được trong cuộc sống khó hơn xây một tòa nhà là chắc chắn rồi

    Trả lờiXóa
  24. 4.8 này Gió sẽ bay ra Hà Nội, dự kiến một hành trình vội vàng trong 10 ngày và chắc sẽ nhấm nháp cái "thương nhớ 12" của Vũ Bằng anh Bu ạ...
    Cám ơn ngôi nhà nhỏ của anh Bu vì ở đây Gió biết thêm một người bạn lớn _ lớn theo nhiều nghĩa_ và vui vì biết thêm anh PNH cũng là một người con đất Bắc xa quê lâu ...như Gió

    Một ngày mới thật vui anh Bu ơi !

    Trả lờiXóa
  25. @Bác Bu, @gioheomay, trước hết phải cám ơn bác Bu cho nhờ nhà cửa để có dịp trò chuyện với bạn Gió đây. Thấy bạn gioheomay ở bên nhà các bạn đã lâu ấy chứ nhưng chưa có dịp trò chuyện nhiều.
    Trước năm 75 bạn gioheomay đã học Văn khoa Saigon thì có lẽ cũng thuộc thế hệ như tôi và các bạn bè của tôi, còn chuyện "lớn" thì ở đây có bác Bu là "Lớn" thôi, kể cả tuổi đời và chuyện sách vở, tôi vào đây cũng học thêm nhiều điều từ bác Bu đấy chứ.
    Chúc các bạn một ngày Chủ nhật vui vẻ :-)))

    Trả lờiXóa
  26. Hôm nay em ốm nằm nhà thấy ẻn mới của bác Bu mà chóng mặt quá chưa đọc được. Chỉ thấy vui nhà bác Bu là đất lành nên đã tương ngộ được hai người bạn quý là chị Gió và bác Hiệp. Tiếc là chị Gió ra HN đợt này đúng đợt em phải đi công tác nếu không em cũng rất muốn được tâm hồn mình dịu mát hơn nhờ làn gió heo may mát lành đấy ạ!

    Trả lờiXóa
  27. Cám ơn thuthuy ...
    Hà Nội mình cũng có nhiều bạn blog nhưng chắc ko gặp mặt đủ vì với đất Bắc thì 10 ngày không thể biết hết , đi hết ...Nhưng lòng bồi hồi quá . Mình xa quê khi còn đỏ hỏn ..mọi hình ảnh đều nằm trong sách vở và những câu chuyện kể của bố mẹ nhưng yêu HN như yêu một phần máu thịt mình ...Hy vọng một lần khác thuythuy hén :)

    Trả lờiXóa
  28. Đọc nick Gió heo may em cảm nhận là lúc nào Miền Bắc quê hương cũng ở trong lòng chị vì Gió heo may là đặc sản chỉ ở Miền Bắc mới có. Chúc chị có một chuyến đi thật thú vị ạ

    Trả lờiXóa
  29. Nghe tin gió bay ra Hà Nội bu cũng bồi hồi như chính mình sắp được đi vậy, Hà Nội lạ lắm gió à, cứ xa đi là nhớ. Nhớ cơn mưa mùa hạ vừa vuốt mặt vừa đạp xe ra hồ Tây. Chung quanh chẳng có ai, chỉ có trời với nước. Nhớ cái góc đường Cổ Ngư nơi Tố Tâm và Đạm Thủy chia tay nhau trong nước mắt. Nhớ hôm cùng anh bạn mua bánh tôm hồ Tây về nhà..hai đưa nhìn nhau rồi gói bánh mang ra Hồ Tây ngồi ăn trên ghế đá thấy sao mà ngon lạ. Hà Nội bây giờ cao lớn lắm, song cái cốt cách Tràng An đang còn, vẫn còn, mong bạn có những kỉ niệm đẹp với Thăng Long ngàn năm của dân Việt mình nhé.

    Trả lờiXóa
  30. Cám ơn thuthuy, mình nghĩ rằng nhất định là sẽ nhiều cảm xúc :)

    Trả lờiXóa
  31. Gió lên lịch cho 10 ngày dựa vào gợi ý của 2 người bạn , vì đi tự túc ko theo công ty DL nên Gió nghĩ rằng sẽ đỡ mệt và thích hơn.. Cám ơn anh Bu nhiều . Gió nghĩ là sẽ có nhiều điều để kể khi về

    Trả lờiXóa
  32. Đang chờ TTM còm, chắc là nhiều ý kiến hay lắm đây

    Trả lờiXóa
  33. Bu tui cảm ơn các bạn thì đúng hơn
    Bu tự nhận có già mà chưa có lớn
    Hihihi

    Trả lờiXóa
  34. Lâu lâu ốm nằm nhà một bữa để thấy sức khỏe là của riêng ta cố mà giữ gìn. Cứ nhìn cu em diện bộ đồ đồng phục trường Ams là khỏe ra rồi

    Trả lờiXóa
  35. Phải là người có kiến thức uyên thâm như bác Bu thì mới bật lại được bài giảng của thầy Thích Trí Giải về chứ Nhẫn. Đúng là chữ Nhẫn có trong chữ Hán trước khi Phật giáo ra đời, nhưng sau này các Phật tử tu tập theo đạo Phật thì chữ Nhẫn được đạo Phật soi sáng trở nên có ý nghĩa hơn và các Phật tử cũng được lợi lạc hơn nhiều khi áp dụng chữ Nhẫn đó khi hành xử trong đời thường, đúng không ạ?

    Trả lờiXóa
  36. Có thể căn cứ vào cấu tạo chữ nhẫn để nói chuyện tu hành, bu chỉ xin thầy Trí Giải đừng cho rằng người tạo ra chữ cốt để dạy chúng sinh.
    thuy đọc thêm đối đáp giữa bu và PNH thì thấy rõ ....

    Trả lờiXóa
  37. Đúng là có thể mang ý nghĩa của chữ Nhẫn để hoằng hóa tư tưởng Phật giáo, chứ không nên giải thích "cách cấu tạo chữ Nhẫn" bằng triết lý nhà Phật, có lẽ Sư thày nhầm lẫn ở điểm này...

    Trả lờiXóa
  38. Bác lý giải cho cái hiện tượng cả nước thi nhau treo chữ Nhẫn, chả kể Phật tử hay vô đạo là sao... Bên chữ Nhẫn, bên chữ Tâm cũng không hiếm. Hii...

    Trả lờiXóa
  39. Nhưng chắc chữ HÀNH cũng quan trọng không kém anh Bu nhỉ ...Nếu chỉ Nhẫn không Hành e chữ Tâm và Đức cũng không yên ổn :(

    Trả lờiXóa
  40. Em luôn thích đọc những entrry của anh Bu.
    Thứ nhất là anh Bu viết rất dể hiểu những kiến thức cao mà em không biết hoặc chưa bao giờ được học và đọc đến.
    Thứ hai là những comment trao đổi lý thú của các anh chị làm chị được hiểu biết thêm nhiều điều.
    Mong anh Bu và các anh chị có nhiều entrry và trao đổi để em có thêm những kiến thức mà bản thân đã không có được nha. :)

    Trả lờiXóa
  41. 1- Sau khi thắng Mỹ, đ/c Tổng bí thư nói từ nay không còn ai dám xâm chiếm Việt Nam nữa. 4 năm sau Tàu tiến đánh Việt Nam gọi là cho Việt Nam bài học.
    2- Lãnh đạo đất nước bảo chế độ ta tốt đẹp, tự do dân chủ gấp trăm ngàn lần chế độ Tư bản, CNXH sớm đưa cơm no áo ấm và hạnh phúc đến cho toàn dân ..
    Tất cả những hứa hẹn đó 37 năm nay chưa thấy đâu, chỉ thấy thua xa các nước láng giềng, Cho nên dân Việt Nan ta đua nhau treo chữ NHẪN để khuyên nhau cố mà chiu đựng, cố mà nhẫn nại, đừng có viết báo lề trái, đừng có mít tinh biểu tình làm mất trật tự an toàn xã hội..
    3- Cỡ nhà báo TORO biết thừa, chẳng qua muốn thứ hỏi bu cho vui thôi

    Trả lờiXóa
  42. Anh Bu ơi! cuối tuần vừa rồi M và hai bạn nhỏ đã đi trong mưa và trong nắng rất chói chang đẹp đẽ ở PP.. về đến nhà lại đi đón đoàn khách nữa.. hihi bà già mệt nhưng lại không thấy mệt, vẫn vào đọc chữ Nhẫn của anh Bu viết... và rồi ngồi ngẫm nghĩ... NHẪN.

    Hôm nay vẫn bận, nhưng tranh thủ vài phút vào đây viết vài từ, kẻo M lại lu bu với công việc mà kéo dài chữ NHẪN ra..

    Chữ Nhẫn theo Lục thư của người TQ thì đáng lẽ thuộc thể "形聲字" "Hình thanh từ", và người TQ còn có một câu cách ngôn như sau:
    格言:“忍字心頭一把刀”
    cách ngôn :“Nhẫn tự tâm đầu nhất bả đao ”

    À M lại bận rồi, sẽ suy nghĩ tiếp vì sao người TQ lại dùng từ đáng lẽ ở đây, sẽ vào tham gia tiếp với anh sau nhé!

    Trả lờiXóa
  43. Tùy tâm trạng, tùy nhu cầu theo đuổi một chí hướng nào đó mà người ta treo chữ. Người lâu nay chỉ lý thuyết suông, nói mà không làm thi treo chứ HÀNH (行 ) như bạn nói là phải. Người chỉ biết chạy theo vật chất, cho đến khi vở mộng thì treo chữ XÃ ( 社 ), ý nghĩa chữ này bu đã nói trong một ẻn dạo tết. Lại có người treo chữ KHÔNG ( 空 ) để luôn luôn hiểu rằng nó là triết lý tối cao của đạo Phật.

    Trả lờiXóa
  44. Bu cũng rất thích những bài viết về mọi điều giản dị trong cuộc sống của Lan. Sự chân thành mộc mạc trên từng con chữ của bạn là sức thu hút mọi ngườ, trong đó có bu.

    Trả lờiXóa
  45. Em thích câu comment này của anh Bu.
    Đúng là người VN mình giỏi nhất là chữ Nhẫn.

    Trả lờiXóa
  46. 1- Hai chữ "đáng lẽ" thấy bạn tô đậm do bạn nhấn mạnh hay do người Tàu nhấn mạnh?
    2 - Nếu không là hài thanh thì chữ gì bạn cho biết luôn
    3- Người TQ là người nào, học giả hay một người nào đó thích thì nói chơi
    4- Bu khẳng định nhẫn là chữ HÀI THANH dựa vào ý kiến hai học giả Lý Lạc Nghị và Jim Waters. Ông Lý Lạc Nghị có trích ngang: "sinh 1937 tại tỉnh Quảng Đông Trung quốc, Giáo sư chủ nhiệm bộ môn nghiên cứu Viện nghiên cứu ứng dụng Ngôn ngữ Văn tự của Viện Khoa học xã hội Trung quốc"
    5- câu bạn trích 格言:“忍字心頭一把刀”
    Nhẫn tự tâm đầu nhất bả đao. Bu tui hiểu là: "Trên đầu chữ tâm cầm một cây đao ấy là chữ nhẫn". Như vậy cũng chưa phản bác lại rằng chữ nhẫn không phải là chữ hài thanh
    6- chữ 刃 người Tàu đọc là rèn, khi có thêm bộ tâm 心 thành ra chữ 忍 ,đọc là rěn, Rõ ràng 刃 chỉ âm đọc và 心 chỉ nghĩa, đấy là nguyên lý chữ hài thanh.

    Trả lờiXóa
  47. Đó là theo trang bách khoa của Trung Quốc, họ dùng từ đáng lẽ, nên M tô đậm lên và đang suy nghĩ vì sao họ lại dùng từ đáng lẽ đó anh Bu ơi!

    Trả lờiXóa
  48. Vậy đúng là nguyên lý của chữ 形聲字 Hình thanh từ hay Hài Thanh từ như anh nói đó anh Bu ơi!

    Trả lờiXóa
  49. Đó là trang của báo hàng ngày, nguyệt san, tạp chí,... bạn có thể dẫn cho cụ thể hơn được không.
    Những gì về học thuật bu tui muốn biết thật cụ thể để học hỏi thêm

    Trả lờiXóa
  50. Vì M không có sách ở đây, nên M vào trang Bách Khoa để xem,
    http://baike.baidu.com/view/633.htm
    Anh vào đọc khái niệm của Lục Thư nhé.
    六書的概念

    六書一是指漢字的造字方法,即 象形、
    指事、
    會意、
    形聲、
    轉註、
    假借”。
    另外,六書還是江蘇省里下河地區民間的一種藝術形式。

    Trả lờiXóa
  51. Tối về M sẽ vào bàn thêm về chữ Nhẫn với anh sau nhé.

    Trả lờiXóa
  52. Bạn huynhtran thân mến ơi
    Hài thanh, Hình thanh, Tượng thanh cùng một ý nghĩa,
    Thường người ta hay dùng từ Hài thanh

    HÀI THANH là mục thứ VI trong phép lục thư của người Tàu mà các sách giáo khao vẫn viết.

    Trả lờiXóa
  53. Vâng, hôm nay M mới biết chữ Hài Thanh, vì M cũng chưa đọc mấy quyển sách này đó anh Bu ạ.

    Trả lờiXóa
  54. Cảm ơn bạn đã giới thiệu
    Bu hiện có quá nhiều sách tiếng Việt nói về phép luc thư. Sách tiếng Tàu để tham khảo mà học ngoại ngữ thôi. Chữ đọc lỏm bỏm thêm khổ ra hihihi
    Bạn xem câu cách ngôn của Tàu bu dich như dưới đây đã Việt hóa chưa ? Nếu chưa nhờ bạn dịch hộ
    Nhẫn tự tâm đầu nhất bả đao. Bu tui hiểu là: "Trên đầu chữ tâm cầm một cây đao ấy là chữ nhẫn"

    Trả lờiXóa
  55. 格言:“忍字心頭一把刀”
    cách ngôn :“Nhẫn tự tâm đầu nhất bả đao ”
    Chữ Nhẫn xem ra thật lạ kỳ
    Trên đầu Tâm ấy đội thanh đao.

    Xem ra muốn cắt đi điều gì đó
    Phải xem Nhẫn ấy, chữ đi cùng..

    Để tối M rãnh sẽ đem một loạt chữ đi cùng với chữ Nhẫn vào đây. Vì sau chữ Nhẫn phải kèm theo một chữ thì mới hết ý nghĩa của chữ Nhẫn này.

    Trả lờiXóa
  56. Anh xem M dịch vậy đã Việt hóa chưa nhé!

    Trả lờiXóa
  57. “忍字心頭一把刀” “Nhẫn tự tâm đầu nhất bả đao ”
    Hay dịch nghĩa thì : Trên đầu chữ TÂM có chữ ĐAO là chữ NHẪN.

    Trả lờiXóa
  58. "Vì sau chữ Nhẫn phải kèm theo một chữ thì mới hết ý nghĩa của chữ Nhẫn này." Có phải là chữ Tâm không chị M.? :-)))

    Trả lờiXóa
  59. Đúng rồi đó anh H ơi! Bản thân chữ Nhẫn chỉ có nghĩa là nín nhịn, nhưng có thêm chữ đi theo nữa thì mới hết ý nghĩa của từ này.
    Như Nhẫn Tâm, Nhẫn Nại...

    Trả lờiXóa
  60. Để M về tìm quyển này đọc cho đỡ khổ vì phải đọc chữ gốc.. hihi

    Trả lờiXóa
  61. Tức bu tui dịch đúng phải không ạ??
    (chứ bả là cầm, nắm, bạn dịch là có thì cũng được, cho dù nó không sát văn bản gốc )

    Trả lờiXóa
  62. Các nhà thư pháp vẫn viết chữ nhẫn cho mọi người treo...
    Mời bạn đọc hai câu sau đây để thấy chữ nhẫn có thể đứng một mình.

    忍 一 时 風 平 浪 静
    退 一 步 海 闊 天 空

    (Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh
    Thoái nhất bộ hải khoát thiên không)

    Bạn dịch ra Việt ngữ thật hay cho chúng sinh chiêm nghiệm được chăng??

    Trả lờiXóa
  63. 一把刀 nhất bả đao : ba chữ này dịch có nghĩa là "1 con dao" đó anh Bu ơi!

    幫我拿一把刀 bang ngã nã nhất bả đao : trong văn nói có nghĩa là "giúp tôi lấy hộ con dao"

    Trả lờiXóa
  64. Hehehe...
    Sách này do NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI in từ 1997 bán ở hiệu sách Tràng Tiền Hà Nội. Khi bu mua chỉ còn lại duy nhất một quyển.
    16 năm nay chưa thấy in lại, nếu phát hiện thấy bán ở nhà sách bu sẽ mua biếu bạn một quyển, chắc bạn không từ chối...

    Trả lờiXóa
  65. huynhtran said
    “忍字心頭一把刀” “Nhẫn tự tâm đầu nhất bả đao ”
    Hay dịch nghĩa thì : Trên đầu chữ TÂM có chữ ĐAO là chữ NHẪN.


    Vâng anh dịch cũng đúng với ý của câu cách ngôn ấy. Còn M dịch cũng có thể dịch lại theo ý anh là:
    Trên đầu chữ TÂM có CON DAO là chữ NHẪN.

    Trả lờiXóa
  66. Thế thì còn gì hân hạnh bằng nữa hở anh Bu ơi!

    Trả lờiXóa
  67. Anh Bu reply lại với đủ màu sắc, xuống dòng dễ nhìn, nhìn đẹp mắt và rõ ràng lắm.

    Vâng, để M sẽ biên dịch ra thuần Việt, mong anh đừng cười nhé.

    Trả lờiXóa
  68. 忍 一 时 風 平 浪 静
    退 一 步 海 闊 天 空
    Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh
    Thoái nhất bộ hải khoát thiên không

    Chỉ cần NHẪN MỘT LÚC thì gió yên sóng lặng
    Chỉ cần THOÁI MỘT BƯỚC thì thấy biển rộng trời xanh.

    hay cũng có thể:

    Hãy nhẫn nhịn một chút thì phong ba bão táp cũng lặng yên
    Hãy lùi lại một bước thì ta sẽ thấy trời biển thật trong xanh rộng mở..

    Trả lờiXóa
  69. Như vậy được chưa anh Bu ơi! hay để suy nghĩ lại để viết thành thơ... hii

    Trả lờiXóa
  70. Trước đây bu đã dịch

    Nhẫn một chút gió yên sóng lặng
    Lùi một bước biển rộng trời cao

    Mong được đọc thơ dịch của bạn

    Trả lờiXóa
  71. Trước đây bu đã dịch

    Nhẫn một chút gió yên sóng lặng
    Lùi một bước biển rộng trời cao

    Mong được đọc phần dịch thơ của bạn

    Trả lờiXóa