Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Đọc "QUAN PHẨM VÀ NHÂN PHẨM"


" QUAN PHẨM VÀ NHÂN PHẨM” là tựa đề một chuyên luận của tác giả Nguyễn Hoàng Đức đăng trên Chungta.com. Hiện mới có kì 1 trong số 17 kì của  6 chương. Căn cứ vào độ dài kì 1 mà suy ra thì chuyên luận này dài khoảng 85 trang giấy A4 nhằm chứng minh một quan niệm: “Quan phẩm đặc quyền mà mọi người đều thích, nhưng nhân phẩm mới là giá trị cao nhất và rộng nhất của con người” như tác giả đã viết trong lời nói đầu. 

        Quan phẩm là gía trị người làm quan chứ quan phẩm đâu phải là đặc quyền?  Và cổ kim đông tây có biết bao người treo ấn từ quan chứ đâu có phải mọi người đều thích quan. Dân gian đã nói: “Bộ Binh bộ Hộ bộ Hình, ba bộ đồng tình bóp vú con tôi” và họ mắng vào quan thẳng thừng “Ai ơi nhớ lấy câu này cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”. Nếu nói nhân phẩm là giá trị cao nhất của con người thì còn nghe được, chứ bảo nhân phẩm có giá trị rộng nhất của con người nghe hơi kì cục. Sơ sơ trong lời nói đầu đã thấy tác giả lập ngôn không chặt chẽ, câu kéo lòng thòng, tối nghĩa. Tiến sâu vào bài viết càng thấy những yếu điểm tôi vừa nêu trầm trọng hơn.   

       Ngay đầu bài tác giả viết: “ “Quan phẩm và nhân phẩm” đó là tên gọi được Hán hóa, kì thực nó có thể mang một cái tên thuần Việt hơn: “ Học làm quan và học làm người” ” . Quan phẩm và nhân phẩm là danh từ chung chỉ về giá trị con người chứ không phải là tên gọi như ta gọi anh A ơi, chị B ơi...  Với cách viết trên ta có thể đưa ra một đẳng thức:

Quan phẩm và nhân phẩm = Học làm quan và học làm người

Vế trái thuần túy danh từ, vế phải là động từ,  giữa chúng  không thể có dấu bằng được.  Cũng có thể xem vế phải là nhân, vế trái là quả,  nhân tạo ra quả, cái nọ tạo ra cái kia chứ không thể cái nọ cũng chính là cái kia. Bảo rằng “học làm quan, và học làm người” để giữ gìn được, “quan phẩm và nhân phẩm” thì nghe có lí hơn. Và hình như tác giả không hiểu thế nào là thuần Việt. Thuần là chỉ có một thứ, một loại, tuyệt nhiên không lẫn thứ khác, loại khác vào. Trong mệnh đề “Học làm quan và học làm người” thì các từ:  làm, và, người,  tạm cho thuần Việt. Còn học (), quan ( ) là các từ Hán Việt, thì làm sao gọi nó là thuần Việt được.  Cũng nói thêm, khó tìm cho được một cái gì thuần Việt. Ai đảm bảo trong mỗi chúng ta thuần một dòng máu Việt mà không pha lẫn máu Tàu, màu Mã Lai Đa đảo...  Mấy câu ca dao “Trèo lên cây bưởi hai hoa, bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân, nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, em có chồng anh tiếc lắm thay...”  ta ngỡ như là thuần Việt nhưng thực ra các từ Hán Việt (và gốc Hán Việt) chiếm trên 21%.  Cụ thể : Hái (thái,    ),   hoa ( ), tầm ( ), xuân ( ), biếc (bích, ), xanh (thanh, ). Không hiểu sao tác giả cho rằng  một hệ thống  quan trong sạch là “...hàng ngày tra dầu, vận hành máy móc để cho hệ thống hành chính trơn dầu chạy đều đều”.  Từ điển Thiều Chữu định nghĩa người giữ một việc gì để trị nước gọi là quan.  Trị nước nay gọi là lãnh đạo, tức người làm chính trị, người nắm một vai trò trong toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ  giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, nhằm  duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước.  Xưa nay các quan làm chính trị có lúc chịu tù đày, thậm chí đầu rơi máu chảy, chứ đâu có giản đơn là tra dầu cho bộ máy hành chính chạy trơn tru.

    Nhìn chung kì 1 (trong 17 kì) đầy rẫy những lập luận tùy tiện, ngô nghê, ấu trĩ. Chả thế mà trong phần bình luận ở cuối bài, anh Nguyễn Hùng Cường (Email: hac1232003@yahoo.com) nhận xét : “tác giả làm tôi băn khoăn về việc nghiên cứu và tính cẩn thận của bài viết...”. Anh Kiều Phong (Email: lju_ujl@yahoo.com)  dẫn một đoạn của bài viết: “Và cũng còn có câu đưa ra so sánh cái thú làm quan suy đi nghĩ lại trước sau không bằng cái thú làm người : Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ” và khẳng định “Tư duy sai trầm trọng. Sĩ ở đây không có nghĩa là quan mà là học trò. Trong câu nói cũng chẳng đề cập gì đến thú làm quan hay thú làm người. Chỉ là thân phận học trò mà thôi. Khái quát thế thì kinh.  quá...”.  Theo chungta.com thì nhà thơ Đỗ Minh Tuấn gọi anh (tức tác giả Nguyễn Hoàng Đức) là “Anh hề triết học, chàng Đông Ki Sốt văn chương).  Ngẫm ra cũng phải.

      Có vài bạn muốn biết ý kiến tôi về  “Quan phẩm và nhân phẩm” thì nói thiệt, người gõ mấy dòng này chỉ đọc một kì là đủ, không thể kiên nhẫn để đọc tiếp kì 2 chứ đừng nói là đọc 15 kì tiếp theo. Bạn nào muốn biết “chàng Đông Ki Sốt” Nguyễn Hoàng Đức chiến đấu với cối xay gió văn chương ra sao thì xin mời vào chungta.com xem thử vậy.

27 nhận xét:

  1. Không hiểu sao Khi pots bài lên thì hai địa chỉ Email đổi màu đen và 8 dòng dưới cùng to lên chút xíu, huhuhu. Xin bạn đọc tạm vậy.

    Trả lờiXóa
  2. Bác nói tất tất cả các điều trên đều không còn có gì để có thể chối cãi được.
    Và thực ra ngay khi M chỉ đọc cái định nghĩa của chương đầu và đọc tiểu sử tác giả ở bên cạnh thì thật là hỡi ôi! M phải nhẩm và nhéo vào tai mình tự nhủ hay là mình đã sai!! một luận điểm đã đưa lên công luận (public) như thế thì tác giả phải là TẦM CỠ chứ, thế là lại nhào vô đọc tiểu sử tác giả và vài bình luận kèm thêm bên cạnh ...

    Rồi tự nhủ rằng như mình cũng võ vẽ tí chữ Hán thế mà mình còn không đủ sức đi vào tham luận, nếu lỡ chuyện luận này được đưa vào chương trình học thì sao đây!! (lo quá đó). Nên cuối cùng đành kêu cứu bác thôi... hihi.. may quá hôm nay đã đọc được bài viết của bác rồi...

    Trả lờiXóa
  3. Còn mấy cái đường link thì luôn đổi màu anh ạ! chẳng sao, nhìn thêm đẹp.

    Trả lờiXóa
  4. Cái hình bác sưu tầm thật là hay đó.

    Trả lờiXóa
  5. Em không nhiều chữ lắm, tiếng Việt không giỏi mà tiếng Hán thì coi như không hề biết luôn nhưng cũng thấy câu chữ của tác giả Nguyễn Hoàng Đức có nhiều lọng cọng và không rỏ nghĩa thậm chí còn sai nghĩa nữa, Viết sách chứ đâu phải viết blog cho vui đâu mà nội dung sách này còn có tính giáo dục mà viết vậy thì coi như tiêu lớp trẻ sau này rồi.

    Trả lờiXóa
  6. TTM à

    "nếu lỡ chuyện luận này được đưa vào chương trình học thì sao đây!! (lo quá đó)."

    Nếu bộ Giáo dục đưa chuyên luận này vào dạy cho học trò thì cho họ vào trại tâm thần Châu Quỳ ngay lập tức hehehe..

    Trả lờiXóa
  7. viết vậy thì coi như tiêu lớp trẻ sau này rồi.

    Hehehe Lan Vui vẻ viết hay lắm, hay lắm, hay lắm

    Trả lờiXóa
  8. Cảm ơn sự chu đáo của bạn

    Trả lờiXóa
  9. Chắc Gió phải vào cái chungta.com để xem chút tẹo ...chứ chỉ thấy mấy cái phân tích của anh Bu thôi là đã nổi cả da gà ....

    Trả lờiXóa
  10. “Quan phẩm đặc quyền mà mọi người đều thích,..." Ktay không thích câu này không phải vì Ktay không thích làm...quan mà ngay từ đầu nếu đọc câu này thì Ktay sẽ không đọc tiếp nữa đâu vì ...nó mang tính "đặc quyền" ngay từ "giây phút đầu" rồi ....

    Trả lờiXóa
  11. Bạn nói có lí lắm. Bu phải đọc cho hết vì bạn bè đề nghị và hỏi ý kiến hihihi

    Trả lờiXóa
  12. Hồi trước bạn TTM có gởi cho mình đường link của chuyên luận này và hỏi mình nghĩ sao.Mình không có khả năng phân tích hay như anh Bu được nên chỉ trả lời ngắn gọn cho bạn TTM sau khi đã đọc hết nội dung kỳ 1 rằng xin bạn M đừng phí thì giờ về chuyên luận này vì nó chỉ là ý kiến chủ quan tùy tiện,chẳng có chút giá trị văn hóa học thuật gì !

    Trả lờiXóa
  13. Nhưng thế hệ con em ta, càng ngày càng ít hiểu về Hán Việt hơn, họ sẽ tra cứu trên internet, và tin tưởng vào internet đó.
    Cho nên đưa cả một quyển sách như thế lên nhưng chuyên mục văn học thì thật là tai hại cho lớp trẻ hơn nữa !!

    Trả lờiXóa
  14. Bạn nói đúng lắm.
    Tui đọc và viết do một cô bạn ảo rất "dễ ghét" đề nghị hehehe

    Trả lờiXóa
  15. Trang chungta.com rất cẩu thả trong việc chọn bài.
    Đáng lo cho con cháu chúng ta lắm.
    Ông bà cố mà sống lâu cho con cháu được nhờ hihihi.

    Trả lờiXóa
  16. Mà "dễ ghét" thế sao nè giời ạ!

    Không thích sống lâu đâu... đời cua cua máy, đời cáy cáy đào. Tự nhiên thích nói lo lo cho ra vẻ ta đây thế thôi mà.

    Trả lờiXóa
  17. bulukhin & huynhtran@

    Internet giống như cái chợ với đủ thứ hàng hóa "thượng vàng hạ cám",nhiều thứ còn tệ và hại hơn cái trang trên nhiều !
    Riêng mình thì vẫn tin tưởng ở thế hệ con cháu,vì "Hậu sinh khả úy" mà ! Hehehe...

    Trả lờiXóa
  18. Chỉ sợ không được khả úy khả ố thì buồn lắm

    Trả lờiXóa
  19. Thấy bài tràng giang đại hải thế, em cũng hãi. Như bác phân tích rất đúng, đây cũng là tiểu luận tào lao.
    Theo em hiểu, quan phẩm, nhân phẩm, chữ phẩm ở đây hiểu là phẩm hạnh, phẩm giá, tư cách của quan, tư cách của con người. Đâu có liên quan gì đến học làm quan, học làm người... Hii. Đúng là đa thư ( viết dài) loạn ngôn bác Bu nhỉ.

    Trả lờiXóa
  20. Các cụ bảo đa thư loạn mục, nay loạn thêm ngôn nữa hihihi

    Trả lờiXóa
  21. Cũng phải nói thêm, chungta.com là một trang khá hay, phong phú và bổ ích. Tuy nhiên, họ cũng chỉ tập hợp thôi, chứ không phải là cơ quan báo chí nên hay dở phụ thuộc vào bài viết.
    Các bác xem lại chắc sẽ thấy có nhiều bài hay đấy a.

    Trả lờiXóa
  22. Qua bài này bu tui hơi mất thiện cảm với chungta.com tuy nhiên cũng phải bỏ công đọc thử xem sao

    Trả lờiXóa