Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

MỘT LẦN ĐẾN MIẾN ĐIỆN (BÀI CUÔI).


                                           Những Chú tiểu đi khất thực buổi sáng

                                             Tượng Phật bằng gỗ ở Miến Điện

                                   

Sáu bài "MỘT LẦN ĐẾN MIẾN ĐIỆN" vừa rồi bu nói những điều mắt thấy tai nghe ở cái xứ sở khuất nẻo và huyền bí. Có thể bạn sẽ hỏi: Tại sao Miến Điện rộng gấp đôi nước Việt, đất đai màu mỡ, tài nguyên dồi dào, dân số chỉ hơn nửa việt Nam, có một quá khứ vàng son làm thế giới nể phục, lại nghèo nàn chậm tiến hơn nhiều nước Đông Nam Á. Anh Cô Cô người Miến hướng dẫn viên du lịch đã trả lời câu hỏi đó không chút dè dặt:  "Thể chế chính trị Miến Điện nhiều năm do quân đội nắm giữ, họ dựa vào súng đạn, đàn áp nhiều cuộc nổi dậy đòi tự do và dân chủ của dân chúng và tăng lữ, đẩy Miến Điện một thời thịnh vượng trở thành một nước nghèo nàn, xứ sở của sự sợ hãi…"

                                   Bu và anh  Cô Cô

Ngày 4 tháng 1 năm 1948 Miến Điện thoát khỏi ách nô dịch thực dân Anh trở thành  nước cộng hòa độc lập với tên gọi Liên bang Myanma do Sao Shwe Thaik làm tổng thống và Unu làm thủ tướng. Dẫu sao thì chính phủ Unu cũng còn được gọi là dân chủ. Nhưng đến 1962 tướng Ne Win đảo chính quân sự và lên nắm quyền suốt 26 năm liền. Ông này theo đuổi chính sách Xã hội chủ nghĩa, thân cộng sản, lấy quốc hiệu Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanma. Đứng đầu phe cộng sản thời bấy giờ là Liên xô và Tàu đang coi nhau như "kẻ thù số một". Mao Trạch Đông chống Liên Xô do việc Khơ rút sốp hạ bệ thần thượng Sta lin. Bản thân Mao đưa ra chính sách Đại nhảy vọt, chỉ trong ba năm làm chết đói 37,55 triệu người, mười năm Đại cách mạng Văn hóa chết thêm 20 triệu, tổng cộng 57,55 triệu, 100 triệu người bị đấu tố (trang 243, sách Mao Trạch Đông ngàn năm công tội của giáo sư Tân Tử Lăng, Thông tấn xã Việt Nam xuất bản).

Thủ tướng Nê Win

Thể chế XHCN của Ne Win thân cộng ngày càng mất lòng dân. Chính vì thế năm 1974 nhân đám tang của U Than (Tổng thư kí Liên hợp quốc người Miến Điện) một cuộc biểu tình lớn đã xẩy ra, quân đội nổ súng đàn áp, máu người đổ đầy đường. Năm 1988 tướng Saw Maung làm đảo chính buộc Ne Win từ chức, lập nên Hội đồng Khôi phục trật tự và luật pháp Liên bang (SLORC). Hội đồng này lãnh đạo kinh tế yếu kém, thẳng tay đàn áp các phong trào đòi dân chủ, phản đối áp bức chính trị, dẫn đến cuộc nổi dậy 8888 (ngày 8 tháng 8 năm 1988), và bị quân đội đàn áp dã man, làm chết 3000 người (theo Trần Viết Đại Hưng, Email: dalatogo@yahoo.com).

 Tuy nhiên cuộc biểu tình 8888 đã dọn đường cho  bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu kyi lãnh đạo thắng hơn 60% số phiếu và chiếm 80% ghế trong Quốc hội. Nhân dân Miến Điện hy vọng có sự đổi đời . Nhưng chính quyền quân sự đã thẳng thừng bác bỏ kết quả bầu cử, không những không trao quyền lực cho (NLD) mà còn giam cầm, quản thúc bà Suu kyi  tổng cộng 15 năm ( trong số 21 năm từ 1990 đến 2011). Chủ trì việc loại bỏ NLD là thống tướng Than Xuề lúc bấy giờ giữ chức phó tổng chỉ huy lực lượng vũ trang, kiêm phó chủ tịch Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang (SLORC). Tháng 3 năm 1992 Than Xuề làm bộ trưởng bộ quốc phòng , tháng 4 năm đó giữ chức chủ tịch (SLORC) tiếp theo làm thủ tướng.


 Thống tướng Tan Xuề

Việc loại bỏ NLD trong bầu cử 1990 và chính sách đàn áp dân chúng của Than xuề làm nhiều nước như Ái nhĩ Lan, Anh quốc, Áo, Ấn độ, Bỉ, Đức, Hoa kì, Ca na đa, Na uy, Hàn quốc, Pháp, Tân tây lan,  Sing ga po, Thái lan, Tây ban nha, Úc…đã có các cuộc biểu tình chống chính quyền quân phiệt Miến Điện. Liên Hiệp quốc, trực tiếp can thiệp bằng ngoại giao. Hội đồng Bảo an  LHQ cử đặc sứ Ibrahim Gambari đến Miến Điện cùng với các nước Đông Nam Á làm áp lực đòi chính phủ quân sự phải đối thoại với thủ lãnh đối lập - bà Aung San suu kyi. 

                                   

Bà Aung San Suu kyi

Mỹ và EU đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế như cấm nhập hàng hóa Miến Điện, hạn chế đầu tư… Nền kinh tế Miến do vậy gặp rất nhiều khó khăn. Có gần 2 triệu người Miến Điện sang lao động kiếm sống ở Thái Lan. Jackie, điều phối viên của MAP cho biết lao động nhập cư phải làm việc quá giờ và được trả lương thấp, thậm chí thấp hơn mức tối thiểu mà chính phủ Thái đưa ra. Họ không có quyền thành lập công đoàn và gặp rào cản về ngôn ngữ. Tính ra người lao động Miến Điện ở Thái thu nhập khoảng 3000 baht (1,2 triệu VNĐ)/ tháng.  Con số đó còn cao gấp đôi những người lao động ở chính quốc. Tại các thị trấn giáp biên về phía nam quán karaoke và nhà thổ nhiều gấp đôi nhà hàng và quán rượu, tệ nạn xã hội vượt tầm kiểm soát của chính quyền sở tại. Một sự thực hiển nhiên, khi còn là thuộc địa Anh (1948 trở về trước) xuất khẩu gạo của Miến  Điện đứng đầu thế giới. Đến năm 2011 dự kiến xuất khẩu 1,5 triệu tấn, chỉ bằng 1/5 số gạo xuất của Việt Nam. Ở SEA Games (1965-1973)  đội tuyển bóng đá quốc gia Miến Điện 5 lần liền giành cúp vô địch, từ đó đến nay trên bảng xếp hạng chỉ là con số không.

 Hai người hành khất ở Miến Điện

Trước áp lực của  Liên Hợp quốc, Hoa kỳ, EU, khối ASEAN và nhiều nước trên thế giới, chính quyền quân phiệt Miến Điện đã chấp nhận tiến hành tổng tuyển cử vào ngày 7 tháng 11 năm 2010.  Ngày 3 tháng 3 năm 2011 Thủ tướng chính quyền quân sự ông Thein Sein tuyên thệ trở thành tổng thống Miến Điện. Tướng Min Aung  Halaing thay thế ông Than Xuề  làm tổng tư lệnh quân đội. Chính phủ mới có 34 bộ, trong đó có 23 bộ trưởng và thứ trưởng vốn là tướng lĩnh vừa mới lột bỏ quân hàm quân hiệu. Dư luận phương Tây cho rằng chính quyền quân sự Myanmar về hình thức đã mở đường cho một chính phủ dân sự sau nửa thế kỉ liên tiếp các chính phủ quân sự nắm quyền. Nhưng chế độ dân sự lần này hoàn toàn không thực chất.


Tổng thống đương nhiệm Thein Shein

 Sau khi nhà cầm quyền Miến Điện dở bỏ lệnh quản thúc tại gia, tháng 7 2011 bà Aung San Suu kyi đã xuất hiện trước công chúng như một trắc nghiệm chính trị. Đi đến đâu bà cũng được nhân dân quây quần đón tiếp.  Chính quyền Miến Điện ngay lập tức cảnh báo sẽ đàn áp nếu có những cuộc tập hợp ủng hộ như trong quá khứ.

   

 Bà San Suu Kyi được nhân dân mến mộ

Nhân dân Miến Điện cũng như những người yêu quý đất nước con người Miến Điện hy vọng vào sự trở lại chính trường của bà Suu Kyi. Chính bà cũng đã lên tiếng đề nghị ASEAN kêu gọi Mỹ và EU dở bỏ lệnh cấm vận đối với Miến Điện. Và tại cái xứ sở đầy rẫy sợ hãi này đã le lói ngọn gió đổi mới.

 

Tháng 1.2011 xuất hiện tấm hình các doanh nhân gặp Thống tướng Than Xuề

Ngày 7.6.2011 Một phái đoàn ngoại giao cao cấp của EU đến Răng gun khởi đầu những cuộc đối thoại về dân chủ và nhân quyền với chính phủ dân sự mới thành lập của Miến Điện. Ngày 15.6.2011  Tồng thư ký Ban Ki-moon của Liên Hiệp Quốc cũng loan báo sẽ lập một văn phòng làm việc toàn thời gian chuyên trách về Miến Điện, để thúc đẩy quốc gia Đồng Nam Á này đổi mới chính trị.

     Mong lắm thay một thể chế dân chủ thực sự cho toàn dân Miến Điện.

25 nhận xét:

  1. BU DỰ ĐỊNH VIẾT "MỘT LẦN ĐẾN MIẾN ĐIÉN SÔ 8" ĐỂ NÓI ĐÔI NÉT VỀ BÀ AUNG SAN SUU KYI - MỘT NỮ ANH HÙNG CỦA NHÂN DÂN MIẾN ĐIỆN.
    NHƯNG XÉT THẤY KHÔNG CẦN THIẾT VÌ BẠN CÓ THỂ TÌM HIẺU TRÊN MẠNG VÀ BÁO CHÍ...

    Trả lờiXóa
  2. Ngồi đọc sử của đất nước Miến Điện qua bài viết của anh đây anh Bu ơi!

    Trả lờiXóa
  3. cảm ơn bác Bu, chúc bác cuối tuần vui :)

    Trả lờiXóa
  4. Bu chỉ tóm tắt vài dòng để minh họa cho lời nói anh Cô Cô thôi mà. Bạn có nhận xét gì bài viết không cho biết nhé

    Trả lờiXóa
  5. Cám ơn tienvy đã ghé thăm tệ xá

    Trả lờiXóa
  6. Đọc bài này đúng là khác những bài trước anh Bu đã viết vế MĐ. Nó không phải chỉ bằng con mắt của một khách du lịch chỉ quan sát bằng mắt mà còn khám phá, tìm hiểu, suy gẫm nữa. Anh Bu giở lại trang sử của đất nước bạn giúp bạn đọc hiểu thêm được những thăng trầm mà Miến Điện trải qua ...nó làm mình nghĩ xa rồi lại nghĩ gần anh Bu ạ ..

    Cái nhà anh Coco này hay nhỉ theo kiểu anh Bu tường thuật :"đã trả lời câu hỏi đó không chút dè dặt" Các hướng dẫn viên du lịch của mình liệu có hiểu lịch sử nước nhà đến vậy và dám trả lời một cách dõng dạc như thế không nhỉ ? Chúc MĐ tìm được một con đường thông thoáng cho tương lai của dân tộc họ ...Và ước mơ thêm chút xíu cho tổ quốc mình ..:)

    Trả lờiXóa
  7. Nếu theo dòng lịch sử của VN và một số nước lân cận thì
    Ở VN, mặt trận Việt Minh đã giành lại chính quyền từ tay Nhật và ngày 2 tháng 9 năm 1945, CT Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    Ngày 7 tháng 5 năm 1954 sau chiến thắng của Việt Minh tại chiến trường Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương chấm dứt ách đô hộ gần một trăm năm của thực dân Pháp tại Việt Nam. VN chia đôi đất nước tại vĩ tuyến thứ 17.
    Ngày 30/4/1975 thống nhất đất nước.

    Nếu không có Đại hội VI năm 1986 làm thay đổi cục diện đất nước thì chúng ta chắc cũng không biết VN của chúng ta sẽ ra sao? Dù rằng đến nay vẫn còn lắm nhiêu khê nhiễu nhương, nhưng chắc chắn cũng sẽ từng ngày tốt lên chăng? Chúng ta cũng mong như thế.

    Do đó, nhìn lại dòng lịch sử của Miến Điện từ năm 1948, qua bài viết của anh Bu, qua đọc thêm tiểu sử của nhân vật nữ anh hùng mà anh Bu đề cập ở bài viết, thì chúng ta cũng mong lắm thay cục diện của đất nước Miến điện sẽ thay đổi, để có một thể chế dân chủ thực sự cho toàn dân Miến Điện anh Bu nhỉ. Mà nhìn tổng thế hiện nay chúng ta thấy rằng sẽ rất cam go lắm phải không hở anh Bu? Ở đây, M thấy 6 công nhân người Miến điện làm việc ở Cty bên đây, nhìn mấy em gái đó làm việc xa nhà, thấy thương lắm anh Bu ạ, lương họ lại thấp hơn lương của 3 công nhân người VN mình nữa..

    Anh làm M lại liên tưởng đến đất nước Campuchia. Vì gần hai năm nay, thời gian sống và làm việc của M ở bên Campuchia dài ngày hơn ở VN, nên quan sát nhiều hơn cuộc sống ở bên đây, mình sẽ không hiểu vì sao ở một đất nước có kỳ quan Angor Wat tầm cỡ, mà tầm vóc của nhân dân lại không hài hòa với tầm cỡ đó. Và ta sẽ nhìn thấy, dọc theo đất nước này, đâu đó những gian truân của đại đa số người dân xứ chùa tháp này, thấy được những chênh lệch quá lớn giữa một bộ phận nhỏ với đa số tầng lớp nhân dân anh ạ.. Cũng khó nói lắm thay..

    Trả lờiXóa
  8. Bạn gió à
    "Đọc bài này đúng là khác những bài trước anh Bu đã viết vế MĐ. Nó không phải chỉ bằng con mắt của một khách du lịch"

    1- Đúng thế gió à, không chỉ thấy và nghe mà còn phải đọc và suy nghỉ. 26 năm chế độ XHCN của Ne Win thân Liên Xô và Tàu thì sụp đổ là phải. Bài học nêu lên cho những ai tối dạ, không hiểu, hoặc không chịu hiểu quy luật khách quan.
    2- Bị Anh quốc đô hộ thì xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, bây giờ thua Việt Nam đến gần 5 lần trong vụ xuất khẩu gạo. Độc lập như thế thì cũng buồn.
    3- Cái anh coco này rất dễ thương, vợ chết , đưa con về nhờ mẹ nuôi hộ. Các em Hà Nội quàng vai bá cổ hỏi có yêu em không thì đỏ mặt tía tai. Cu cậu nói tiếng Anh khá nhưng thiếu chuẩn xác trong các cứ liệu . Nước Miến có tổng thống, thủ tướng, và quốc hội nhưng anh bảo đó là nước quân chủ lập hiến. Ông Than xuề sinh 1933 (79 tuổi) bệnh tật tùm lum thì cu cậu bảo ông này mới có 60 tuổi và rất khỏe mạnh. hihihi!

    Trả lờiXóa
  9. bạn TTM à, bu đi từ biên giới đến Xiêm Riệp gặp bao nhièu là người Campuchia. Nhìn họ, tiẽp xúc với họ, thì không hình dung nỗi 800 năm trước tổ tiên họ xây dựng được Ăng Co làm thế giới ngày nay kính cẩn nghiêng mình. Có người cho rằng có thể loài người ngoài hành tinh xuống xây dựng nên Ăng co hihihi

    Trả lờiXóa
  10. Cộng hòa XHCN Liên bang Miến Điện... Thật đáng sợ bác Bu nhỉ?!
    Lạc đường rồi, "Đã trót lầm đường đừng bước tiếp", hy vọng Miến Điện sẽ đến được con đường dân chủ và phát triển.
    Đề nghị bác Bu và bác Huynhtran nghiên cứu giúp em chuyện Tháp Chàm, tức là xây bằng gạch, y như tháp bên VN, có đến 5 cái liền kề với tháp đá Khmer ở chỗ đền Bakhen, Siêm Riệp. Cái nào có trước ,cái nào có sau ạ... Mối liên hệ nào giữa tháp Chăm VN và tháp Chăm bên CPC?!

    Trả lờiXóa
  11. TORO à không biết TTM thì sao chứ bu không dám hứa trả lời được câu hỏi của bạn. Ở ta có ông Ngô Văn Doanh chuyên viên Viện Đông Nam á viết nhiều sách nghiên cứu tháp Chăm. Bu chưa thấy ông đặt vấn đề như bạn hỏi, hay là TORO hỏi xem ông ta nói sao

    Trả lờiXóa
  12. Thì ra hướng dẫn viên du lịch ở đâu ...cũng rứa anh Bu hén ! :)

    Trả lờiXóa
  13. Năm trước đi Cam Bốt dến Bakheng tôi cũng thắc mắc ở đó có những tháp Chàm bằng gạch giống như Tháp Chàm ở VN, khác hẳn loại kiến trúc bằng đá của người Miên, nghe nói trong quá khứ có những lần người Chàm xua quân chiếm nước Chân Lạp, họ đến đấy rồi xây tháp gạch chăng?
    Còn người Miến Điện mà theo ông Tàu CS là... lúa đời, hì hì!

    Trả lờiXóa
  14. Tui có đến Ăng Co Vát và Ăng Co Thom nhưng không nghe nói đến tháp Bakheng (hoặc có nghe mà quên mất rồi)
    Trả lời câu hỏi của TORO và PNH khó lắm đây.

    Trả lờiXóa
  15. "Đề nghị bác Bu và bác Huynhtran nghiên cứu giúp em"

    Bạn Huynhtran có định trả lời Luật sư nhà báo TORO không??

    Trả lờiXóa
  16. Anh Bu và Toro ơi!

    Để M hỏi anh bạn giảng sư đại học ở bên đây, hỏi xem họ có biết không đã nhé.

    TTM

    Trả lờiXóa
  17. He he he anh chàng TORO ở thủ đô Hà Nội có nhiều giảng sư của viện Đông Nam Á thì cớ sao lại hỏi bu với TTM về vấn đè này nhỉ. ??

    Trả lờiXóa
  18. Toro và anh cũng làm cho M cũng phải tất bật mà đi học hỏi thôi.

    Nhưng anh Bu ơi!, ngay cả lính của M (trình độ đại học), vừa hỏi em nó xem có biết không, thì nó cũng không biết rành về lịch sử về kiến trúc của xứ nó nữa đó, huống chi nhè người ngoại đạo - người chỉ biết thương ngọn cỏ, ngọn cây, ngọn gió hạt sương như M...- mà hỏi, làm khó M rồi.. huhu...

    Tuy nhiên vừa rồi M đi về tỉnh Kampong Chhnang, nơi có làng nghề gốm truyền thống, có đi tham quan cũng chỉ chụp được một xưởng thủ công ... nơi đó lấy đất sét làm...bếp (ông táo) để xuất khẩu thôi...

    Trả lờiXóa
  19. Con đường dân chủ hóa ở MĐ thật lắm chông gai.

    Trả lờiXóa
  20. Mong lắm thay một thể chế dân chủ thực sự cho toàn dân Miến Điện.

    Trả lờiXóa
  21. Mong lắm thay một thể chế dân chủ thực sự cho toàn dân Miến Điện.

    Trả lờiXóa
  22. Anh Bu viết mạch lạc rõ ràng ghê ! Nhờ bài viết của anh mà em co 1the6m kiến thức về Miến Điện.

    Trả lờiXóa
  23. Cảm ơn andropause đã đọc và có lời khen. Thực ra kí sự đi Nhật của bạn có duyên và hấp dẫn hơn nhiều

    Trả lờiXóa
  24. Bất cứ thể chế nào đi ngược lại sự tiến bộ thì luôn làm người dân mệt và khổ và thể chế đó sẽ bị đào thải vào một ngày nào đó dù có ráng thống trị bằng quân sự đi nữa.
    Em cũng mong đất nước MĐ có những thay đổi tiến bộ cho cuộc sống người dân được tốt hơn.
    Em cũng mong các cấp lãnh đạo VN mình có nhiều thay đổi tiến bộ để đất nước cũng như người dân VN kịp bước tiến cùng thế giới (câu này giống khẩu hiệu quá, có điều thật tâm em muốn đất nước mình được phát triển tốt hơn thôi). ;))

    Trả lờiXóa
  25. (câu này giống khẩu hiệu quá, có điều thật tâm em muốn đất nước mình được phát triển tốt hơn thôi). ;)

    Có giống khẩu hiệu nhưng rất chân tình nên thấy hay lắm lanvuive à

    Trả lờiXóa