4 Tấm ảnh Bình minh Nhật Lệ
Ngôi nhà bu hiện ở sắp phải giả từ
Bu tui hồi còn đánh nhau với Mỹ ...hihihi!
Sáng nay đi bộ trên bờ sông Nhật Lệ, bu tui thầm gọi: Nhật Lệ ơi, ta sắp giả từ Ngươi để vào định cư trong nam. Từ nay sáng sáng ta không còn thấy Ngươi mờ ảo trong sương sớm rồi từ từ hiện ra lấp lánh dưới ánh mặt trời. Ta không nhìn thấy Ngươi bằng mắt nhưng vẫn nhìn thấy Ngươi trong tâm tưởng. Ở đó có tiếng oa oa chào đời của ta hơn nữa thế kỉ trước. Có hình ảnh ta trên con thuyền nhỏ đi đánh dấu vị trí thủy lôi của Mỹ thả từ cửa sông vào đến thành phố. Ta còn nhìn thấy máu đồng đội loang đỏ trên từng ngọn sóng…Nhật Lệ ơi ! bu tui muốn được bạn bè blog nghe thấy tiếng gọi đó, muốn được các bạn thấy một phần bu trong sóng nước dòng sông huyền thoại này…
Mươi lăm năm trở lại đây một số người viết vể Quảng Bình cho ra đời khá nhiều sách địa chí làng xã, di tích và danh thắng. Thống kê sơ sơ đã có gần 20 quyển. Chẳng hạn "Địa chí Bảo Ninh", "Địa chí làng Thuận Bài", "Địa chí xã Thanh Trạch" của Nguyễn Tú. "xứ Ròn - Di Luân thời gian và lịch sử" của Thái Vũ và Trần Đình Hiếu...Xa hơn nữa là "Những bài học lịch sử Quảng Bình 1937" của Lương Duy Thứ. "Địa lý lịch sử Quảng Bình - 1902" của Léopold Cadiere. "Ô Châu cận lục -1553" của Dương Văn An...Nhưng trong ngần ấy sách (kể cả những quyển chưa liệt kê ra ) Không thấy có tác giả nào chuyên tâm nghiên cứu các con sông và xuất xứ tên gọi của nó như là một đối tượng của chuyên ngành Địa-Văn hoá.
Tôi làm nghề bắc cầu qua sông, đã nhiều lần ngụp lặn trong cái đẹp mê hồn của những Kiến Giang, Đại Giang, Linh Giang, Nhật Lệ... nhưng như một kẻ phụ tình, không hiểu biết gì những cái tên lấp lánh trong kí ức suốt mấy mươi năm. Mãi đến gần đây, mới biết được sông Nhật Lệ từng có tên Đại Uyên và sông Ròn từng có tên Đồ Lê. Không hiểu Đại Uyên Và Đồ Lê đã phải là tên "quai nôi" của hai con sông này chưa? Chỉ biết là hai cái tên cổ ấy được ông Lê Đại Nguyên sống ở triều Lương Võ Đế (505-5430) ghi trong sách "Thuỷ kinh chú" (1). Thực ra ông Đại Nguyên chỉ làm cái việc chú giải bộ sách "Thuỷ Kinh" từ thời nhà Hán (111 trước CN đến 43 sau CN) . Vào thời này người Hán đã "Diệt được Nam Việt lập thành bộ Giao Chỉ - cầm đầu là một viên Thứ sử, đóng đô ở Mê Linh, Yên Lãng - Vĩnh Phúc" (2). Trong bộ Thuỷ kinh, người Hán đã ghi chép rất tường tận về sông ngòi ở chính quốc cũng như ở các vùng đất mà họ thôn tính được. Vậy hai tên Đại Uyên và Đồ Lê hẳn phải được chép từ bản gốc thời nhà Hán cách nay ngót 2000 năm.
Rõ ràng tên gọi Nhật Lệ xuất hiện sau sách "Thuỷ kinh chú" của Lương Võ Đế, nhưng cụ thể là vào ngày tháng năm nào thì chỉ có các bậc đại thức giả mới trả lời được. May thay, kẻ thiển học này dò ngược lịch sử và tìm được tự dạng hai chữ Nhật Lệ trong bộ sử cổ nhất của nước ta viết bằng chữ Hán là "Đại Việt sử ký toàn thư" do sử gia Lê Văn Hưu viết xong từ năm 1272 cuối đời Trần Thánh Tông. Ở mục Bản kỷ toàn thư quyển III trang 47, tờ 37a-b, sử quan Lê Văn Hưu viết: 秋 七 月 占 成 國 人 具 般 等 逃 歸 其 國 至 日 麗 寨 人 執 送 京 師 (thu thất nguyệt Chiêm Thành quốc nhân Cụ Bàn đẳng đào quy kỳ quốc chí Nhật Lệ trại nhân chấp tống kinh sư) nghĩa là :"Mùa thu tháng bảy, người nước Chiêm Thành là bọn Cụ Bàn trốn về nước, đến trại Nhật Lệ bị người trại ấy bắt được giải về Kinh sư" (3).
Trích dẫn câu trên là một công đôi việc: Khẳng định được tự dạng chữ Lệ ( 麗 ) trong rất nhiều chữ Lệ của người Hán, có nghĩa là đẹp đẽ, rực rỡ. Lại tính gần đúng, cũng con sông ấy được mang tên Đại Uyên từ thời Hán (111- 43) đến sau thời Lương Võ Đế (543 - ? ) khoảng 1200 năm. Lại mang tên Nhật Lệ từ thời Lê Văn Hưu đến nay là 738 năm. Thực ra còn lâu hơn thế, vì khi sử quan Lê Văn Hưu đặt bút viết sách thì hẳn là tên Nhật Lệ đã có trước đó rồi.
Trích dẫn câu trên là một công đôi việc: Khẳng định được tự dạng chữ Lệ ( 麗 ) trong rất nhiều chữ Lệ của người Hán, có nghĩa là đẹp đẽ, rực rỡ. Lại tính gần đúng, cũng con sông ấy được mang tên Đại Uyên từ thời Hán (111- 43) đến sau thời Lương Võ Đế (543 - ? ) khoảng 1200 năm. Lại mang tên Nhật Lệ từ thời Lê Văn Hưu đến nay là 738 năm. Thực ra còn lâu hơn thế, vì khi sử quan Lê Văn Hưu đặt bút viết sách thì hẳn là tên Nhật Lệ đã có trước đó rồi.
Tôi vẫn nghĩ một người không thông thạo Hán học cho lắm cũng trả lời ngay được Hồng Hà là sông đỏ, Hương Giang là sông thơm. Nhưng hỏi Nhật Lệ là gì hẳn anh ta không trả lời chóng vánh được. Lại nữa, Nhật Lệ là từ Hán Việt nhưng theo tôi không nhất thiết do người Hán đặt ra. Mà có thể họ đọc "trại" tên (gì đó) của tộc người Mã Lai - Đa Đảo đã từng sinh sống ở vùng này. Chả nhẽ một tộc người đã từng làm nên văn hoá Sa Huỳnh, Bàu Tró, dựng nên quốc gia Lâm Ấp (năm 196) (4) lại không có tên gì để gọi con sông của xứ sở ? Nhà nghiên cứu Nguyễn Tú đã kê ra 33 từ Chăm có âm na ná tiếng Việt Quảng Bình. Chẳng hạn Thuk (lặng lẽ, bình yên) rất gần với tên chợ "Thùi" ở làng Thạch Bàn huyện Lệ Thuỷ. Brong (lỗ rổng trong thân cây) mà người nuôi ong ở Quảng Bình vẫn gọi là "bọng ong" (5). Vậy Người Lâm Ấp trước đây gọi sông Nhật Lệ là gì? Có lẽ phải chờ hậu thế kiến giải ! Ta hãy bằng lòng với từ Hán Việt Nhật Lệ rất gợi cảm, đã từng làm nao lòng không biết bao văn nhân, thi sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, tự cổ chí kim.
Số người giải thích nghĩa hai chữ Nhật Lệ khá nhiều với nhiều cách khác nhau. Nhìn chung người ta tra nghĩa tự vị của từng chữ rồi ghép lại. Phải cái chữ Hán đồng âm dị nghĩa nên mỗi cách ghép lại tạo ra một nghĩa khác nhau.
Trong từ điển Thiều Chữu có dẫn ra hai chữ nhật. Chữ thứ nhất (日) nghĩa là ngày, là mặt trời. Chữ thứ hai ( 馹 ) nghĩa là chạy ngựa trạm. Nhưng Lệ thì có đến ...17 chữ, chỉ xin dẫn ra vài chữ làm ví dụ: Chữ thứ 9 ( 淚 ) là nước mắt, chữ thứ 14 ( 蠣 ) là con hàu, chữ thứ 17 ( 麗 ) là rực rỡ đẹp đẽ. Do vậy, người cho lệ là con hàu thì bảo Nhật Lệ là ngựa trạm qua bãi hàu. Mới nghe thấy có lý vì địa danh Quán Hàu nằm trên đường thiên lý vượt qua sông Nhật Lệ. Người khác hiểu lệ là nước mắt lại cho rằng Nhật Lệ là ngày buồn, ngày của nước mắt, rồi viện ra hai chuyện tình lâm li trong lịch sử để minh hoạ: Rằng năm 1044 vua Lý Thái Tông đưa quân vào đánh Chiêm Thành chém được vua Chiêm là Sạ Đẩu, bắt sống thứ phi của Sạ Đẩu là nàng Mỵ Ê đưa về Đại Việt. Đoàn chiến thuyền của Lý Thái Tông hành diện đến Lý Nhân, vua sai nội nhân thị nữ gọi Mỵ Ê sang hầu. Nàng phẩn uất, ngầm quấn chăn vào người rồi nhảy xuống sông tự vẫn. Xác nàng trôi về phương nam, dạt vào sông Nhật Lệ... Lại vào năm 1306 tức 263 năm sau vụ Mỵ Ê, vua Trần Anh Tông muốn giữ hoà hiếu với Chiêm Thành bèn gả công chúa Trần Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân. Phải vâng lệnh cha lấy người mình không yêu, nàng Huyền Trân khóc suốt cuộc hành trình từ Đại Việt vào đất Chiêm. Nước mắt nàng dâng đầy thành sông Nhật Lệ...Nhưng tuyệt đại đa số người ta giải thích Nhật Lệ (日 麗 ) là "Ngày Đẹp". Nghe ra không ổn, vì tên một con sông sao lại đưa đơn vị thời gian là ngày vào ? Với lại muốn là ngày đẹp thì tính từ đẹp (Lệ) phải đứng trước danh từ ngày (Nhật) thành ra Lệ Nhật, cũng như tính từ thơm (Hương) đứng trước danh từ sông (Giang) để có Hương Giang vậy.
Thực ra trong văn phạm chữ Hán chữ "Lệ" có thể đóng nhiều vai. Khi là động từ nó chỉ sự phụ thuộc, kèm theo, liên quan. Khi là tính từ hoặc danh từ nó chỉ sự đối xứng, đẹp đẽ, rực rỡ (6). Nếu quan niệm chữ Lệ trong Nhật Lệ là tính từ thì Nhật Lệ không phải là một từ kép để chỉ con sông, mà thành ra một câu có nghĩa: Mặt trời (thì) rực rỡ. Đối tượng quan sát ở đây là mặt trời nói chung. Vì đứng trên núi, đứng ở biển, hoặc bay trong không trung mà thấy mặt trời mọc đều nói được như thế. Cũng giống như người xưa viết 風 和 日 麗 (phong hoà nhật lệ) tức là gió (thì) êm, mặt trời (thì) rực rỡ. Gió và mặt trời ở đây cũng chung chung, không chỉ vào một nơi nào cụ thể. Do vậy tôi vẫn nghỉ rằng Nhật Lệ trong trường hợp này là một danh từ kép chỉ một con sông cụ thể ở thành phố Đồng Hới Quảng Bình. Nó được ghép bởi một danh từ đơn (Nhật) với một danh từ đơn khác (Lệ) và ngầm hiểu có đại từ sở hữu "chi" ( 之 ) ở giữa. Cũng như khi ta nói "nhân tài" ( 人才) hoặc "nhân lực" (人 力 ) là ta đã giản ước đi chữ "chi" ( 之 ) của hai mệnh đề "nhân chi tài" và "nhân chi lực", tức tài của người và sức của người.
Trong quá trình viết bài này tôi may mắn được ông Ngô Đức Thọ (7) đưa cho tham khảo quyển "Nhật Dụng từ điển" của Đài Bắc xuất bản 1990. Ở mục chữ Lệ (麗) là danh từ, tác giả sách dẫn ra một câu thơ của Hồ Thiên Du: 日 之 麗 不 無 之 燭 也 ( nhật chi lệ bất vô chi chúc giả) nghĩa là : sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời thì không nơi nào là nó không chiếu đến được. Lấy ba chữ đầu 日 之 麗 (nhật chi lệ) và giản ước đi chữ chi ( 之), ta có từ 日 麗 (nhật lệ) có nghĩa là SỰ RỰC RỠ CỦA ÁNH MẶT TRỜI. Hẳn là người xưa đã đứng ở bờ nam dòng sông nhìn về hướng đông là cồn cát Bảo Ninh những lúc mặt trời mọc. Khi mặt trời nhô lên khỏi đụn cát thì con sông chạy theo hướng nam bắc lấp lánh sáng trên một chiều dài hàng trăm mét. Người Đồng Hới vẫn có cái thú ra bờ sông ngắm mặt trời mọc. Dẫu có đến ngàn lần thì cứ vẫn háo hức như là mới thấy lần đầu. Vâng, đấy là Nhật Lệ, là dòng sông làm nặng lòng nhiều tao nhân mạc khách của vùng đất miền Trung.
Số người giải thích nghĩa hai chữ Nhật Lệ khá nhiều với nhiều cách khác nhau. Nhìn chung người ta tra nghĩa tự vị của từng chữ rồi ghép lại. Phải cái chữ Hán đồng âm dị nghĩa nên mỗi cách ghép lại tạo ra một nghĩa khác nhau.
Trong từ điển Thiều Chữu có dẫn ra hai chữ nhật. Chữ thứ nhất (日) nghĩa là ngày, là mặt trời. Chữ thứ hai ( 馹 ) nghĩa là chạy ngựa trạm. Nhưng Lệ thì có đến ...17 chữ, chỉ xin dẫn ra vài chữ làm ví dụ: Chữ thứ 9 ( 淚 ) là nước mắt, chữ thứ 14 ( 蠣 ) là con hàu, chữ thứ 17 ( 麗 ) là rực rỡ đẹp đẽ. Do vậy, người cho lệ là con hàu thì bảo Nhật Lệ là ngựa trạm qua bãi hàu. Mới nghe thấy có lý vì địa danh Quán Hàu nằm trên đường thiên lý vượt qua sông Nhật Lệ. Người khác hiểu lệ là nước mắt lại cho rằng Nhật Lệ là ngày buồn, ngày của nước mắt, rồi viện ra hai chuyện tình lâm li trong lịch sử để minh hoạ: Rằng năm 1044 vua Lý Thái Tông đưa quân vào đánh Chiêm Thành chém được vua Chiêm là Sạ Đẩu, bắt sống thứ phi của Sạ Đẩu là nàng Mỵ Ê đưa về Đại Việt. Đoàn chiến thuyền của Lý Thái Tông hành diện đến Lý Nhân, vua sai nội nhân thị nữ gọi Mỵ Ê sang hầu. Nàng phẩn uất, ngầm quấn chăn vào người rồi nhảy xuống sông tự vẫn. Xác nàng trôi về phương nam, dạt vào sông Nhật Lệ... Lại vào năm 1306 tức 263 năm sau vụ Mỵ Ê, vua Trần Anh Tông muốn giữ hoà hiếu với Chiêm Thành bèn gả công chúa Trần Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân. Phải vâng lệnh cha lấy người mình không yêu, nàng Huyền Trân khóc suốt cuộc hành trình từ Đại Việt vào đất Chiêm. Nước mắt nàng dâng đầy thành sông Nhật Lệ...Nhưng tuyệt đại đa số người ta giải thích Nhật Lệ (日 麗 ) là "Ngày Đẹp". Nghe ra không ổn, vì tên một con sông sao lại đưa đơn vị thời gian là ngày vào ? Với lại muốn là ngày đẹp thì tính từ đẹp (Lệ) phải đứng trước danh từ ngày (Nhật) thành ra Lệ Nhật, cũng như tính từ thơm (Hương) đứng trước danh từ sông (Giang) để có Hương Giang vậy.
Thực ra trong văn phạm chữ Hán chữ "Lệ" có thể đóng nhiều vai. Khi là động từ nó chỉ sự phụ thuộc, kèm theo, liên quan. Khi là tính từ hoặc danh từ nó chỉ sự đối xứng, đẹp đẽ, rực rỡ (6). Nếu quan niệm chữ Lệ trong Nhật Lệ là tính từ thì Nhật Lệ không phải là một từ kép để chỉ con sông, mà thành ra một câu có nghĩa: Mặt trời (thì) rực rỡ. Đối tượng quan sát ở đây là mặt trời nói chung. Vì đứng trên núi, đứng ở biển, hoặc bay trong không trung mà thấy mặt trời mọc đều nói được như thế. Cũng giống như người xưa viết 風 和 日 麗 (phong hoà nhật lệ) tức là gió (thì) êm, mặt trời (thì) rực rỡ. Gió và mặt trời ở đây cũng chung chung, không chỉ vào một nơi nào cụ thể. Do vậy tôi vẫn nghỉ rằng Nhật Lệ trong trường hợp này là một danh từ kép chỉ một con sông cụ thể ở thành phố Đồng Hới Quảng Bình. Nó được ghép bởi một danh từ đơn (Nhật) với một danh từ đơn khác (Lệ) và ngầm hiểu có đại từ sở hữu "chi" ( 之 ) ở giữa. Cũng như khi ta nói "nhân tài" ( 人才) hoặc "nhân lực" (人 力 ) là ta đã giản ước đi chữ "chi" ( 之 ) của hai mệnh đề "nhân chi tài" và "nhân chi lực", tức tài của người và sức của người.
Trong quá trình viết bài này tôi may mắn được ông Ngô Đức Thọ (7) đưa cho tham khảo quyển "Nhật Dụng từ điển" của Đài Bắc xuất bản 1990. Ở mục chữ Lệ (麗) là danh từ, tác giả sách dẫn ra một câu thơ của Hồ Thiên Du: 日 之 麗 不 無 之 燭 也 ( nhật chi lệ bất vô chi chúc giả) nghĩa là : sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời thì không nơi nào là nó không chiếu đến được. Lấy ba chữ đầu 日 之 麗 (nhật chi lệ) và giản ước đi chữ chi ( 之), ta có từ 日 麗 (nhật lệ) có nghĩa là SỰ RỰC RỠ CỦA ÁNH MẶT TRỜI. Hẳn là người xưa đã đứng ở bờ nam dòng sông nhìn về hướng đông là cồn cát Bảo Ninh những lúc mặt trời mọc. Khi mặt trời nhô lên khỏi đụn cát thì con sông chạy theo hướng nam bắc lấp lánh sáng trên một chiều dài hàng trăm mét. Người Đồng Hới vẫn có cái thú ra bờ sông ngắm mặt trời mọc. Dẫu có đến ngàn lần thì cứ vẫn háo hức như là mới thấy lần đầu. Vâng, đấy là Nhật Lệ, là dòng sông làm nặng lòng nhiều tao nhân mạc khách của vùng đất miền Trung.
************
(1): Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh NXB Thuận Hoá 1994
(2): Lịch sử Việt Nam tập I-NXB KHXH 1976
(3): Đại Việt sử ký toàn thư NXB KHXH năm 1998
(4): Lịch sử Việt Nam tập I- nhiều tác giả NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1983.
(5): Sử ký Quảng Bình của Nguyễn Tú 1996
(6): Hán văn GKT tập I- NXB Đà Nẵng 1997của Võ Như Nguyện và Nguyễn Hồng Giao.
(7): Ông Ngô Đức Thọ nguyên công tác ở Viện Hán Nôm , người đã thâm niên trên 50 năm dịch chữ Hán.
Multiply : 19:47 28/10/2011
Đèn rớ giàn trên sông Nhật Lệ (ảnh của Gió heo may)
Trả lờiXóaChưa một lần đến dòng sông Nhật Lệ.
Trả lờiXóaDù chưa lần đến Nhật Lệ
Trả lờiXóaSẽ vì bạn mãi nhắc về Nhật Lệ ơi!
Bác Bu ngày xưa chắc làm bao bạn nữ ngất ngư quá! :))))
Trả lờiXóaCòn phải lói...:)
XóaEntrry nào của Bác Bu, LT cũng phải đọc nhiều lần mà chưa chắc hiểu hết. :))
Trả lờiXóaHuhuhu bu tui nhất ngư thì có
Trả lờiXóaPhải suy nghĩ chút xíu thế mới nhớ lâu hehehe
Trả lờiXóaTôi cũng đã được mấy lần ngắm bình minh trên sông Nhật Lệ, nên ngả theo cách giải nghĩa Nhật Lệ là mặt trời rực rỡ. :-)
Trả lờiXóaSắp sửa từ giã một nơi mà mình đã gắn bó hơn nửa đời chắc là bác Bu xao xuyến lắm đây... Hihi!
Anh Bu lại làm Gió nhớ con sông Nhật Lệ một buổi tối mùa hè cách đây 3 năm _
Trả lờiXóanhớ cái đèn tí xíu đơn độc trên dòng sông đêm ...mà nó trở thành nỗi ám ảnh trong cái đêm Gió ở lại thành phố Đồng Hới mùa hè năm ấy ...nhớ mảnh trăng lấp loáng trên những tán lá đỏ quạch dọc bờ sông Nhật Lệ .Hy vọng có ngày trở lại ...nhưng có lẽ còn lâu ...Và anh Bu thì lại đang thì thầm từ giã Đồng Hới .."Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn" anh Bu nhỉ ?
Cái tên Nhật Lệ tự nó đã nên thơ. Marg cũng thích nghĩa Ánh mặt trời rực rỡ vì đã được ngắm những tia sáng mặt trời tỏa xuống dòng sông bàng bạc lấp lánh , đẹp lắm ...
Trả lờiXóaVẫn chưa viết gì cho bác cả, sáng nay qua chôm của Marg đem qua đây tặng bác Bu..hihi
Trả lờiXóaVui sao buổi mới làm quen
Trả lờiXóaXinh xinh cô gái dịu hiền bên ta
Buồn sao lúc phải lìa xa
Tưởng như ta với hồn ta giả từ
Nhật lệ với bu còn hơn cả một người đẹp PNH à
Rất yêu mà phải rời xa thì buồn ghê lắm anh Bu nhỉ?
Trả lờiXóaKhông sao, mỗi năm lại về nhìn lại dòng sông thân yêu sẽ có nhiều cảm xúc hơn.
Dù có đi đâu thì bác Bu vẫn là người con ưu tú của Quảng Bình, vẫn là người bạn tri kỷ của dòng sông Nhật Lệ mãi thôi!
Trả lờiXóaAnh qua xem xem M có thể dời entry đó về đây đc không nhé!
Trả lờiXóaĐã xem rồi và rất cảm ơn thịnh tình của bạn
Trả lờiXóaHình như bu cảm thấy mình có lỗi gi đo với Nhật Lệ
Trả lờiXóaThân tặng anh chị Bulukhin
Trả lờiXóaNhân - 遷移 Thiên Di - một sự thay đổi lớn trong cuộc đời
Bên dòng Nhật Lệ mấy mươi năm
Cuống rún, cành nhau, nơi mẹ nằm
Tuổi thơ, bạn hữu.. còn cả đó
Gian truân, biến cố.. đã xa xăm..
Nay bạn về hưu, quanh chỗ nằm..
Hai già u ẩn, ngóng trẻ thăm
Chúng lớn, lại theo đời cơm áo
Người già, theo con, những xa xăm..
Người đi, hồn ngóng về nơi ấy
Nước sông hôm ấy.. có vơi đầy
Sương rơi buổi sớm dầy hay mỏng
Hoàng hôn có.. đỏ rực chân mây !
Chia tay Nhật Lệ, ai vấn vương..
Nắng sớm lóng lánh trong hạt sương..
Hồn ai bịn rịn rời cố quận.
Thiên di ngoảnh lại chút vương vương..
"Cùng ngoảnh lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.."
Ta về miền biển, mới bể dâu
Bên con bên cháu, chẳng buồn đâu..
Lâu lâu nhìn lại.. ôi! Nhật Lệ !
Mãi ở trong lòng chứ mất đâu..
Tặng anh chị Bulukhin nhân cuộc Thiên Di vĩ đại từ Quảng Bình về miền biển này của anh chị. Xa bạn cũ, thì sẽ có thêm bạn mới.. như vậy là có cả bạn cũ và bạn mới. Hạnh phúc sẽ nhân đôi lên đó.
Hình ảnh là chôm từ album của Marg. Marg ơi! xem như nhân chuyến dời nhà của anh chị Bu vào ở bên con cháu, hai chị em mình tặng anh Bu entry này nhé! hihi..
Chúc anh chị có cuộc thiên di về nơi ở mới với đầy hạnh phúc.
TTM
PP. Thứ Bảy, 29/10/2011
Buồn hơn là mỗi năm không còn đủ sức khỏe mà về thăm những gì mình yêu quý...Không mong nhưng điều đó cứ đến từ từ hàng ngày anhkim01à !
Trả lờiXóaTuyệt vời
Trả lờiXóaLoa nghe nhạc bu đã đóng gói mà phải mở ra để thưởng thức
TTM quả là nhanh nhạy và có tấm lòng vàng với bạn bè (cho dù bạn đang rất ảo ...nảo hehehe)
Ảo thật anh Bu ạ..
Trả lờiXóaGiữa ngổn ngang các thùng sách, loa nhạc nằm dưới gầm bàn, Thu Hà vẫn say sưa ngắm hình ảnh và nhạc phẩm QBQTƠ của bạn tặng. Anh bảo em cảm ơn chị ấy lắm, nàng dặn hai lần như vậy
Trả lờiXóaMarg rất vui được chị huynhtran rủ rê chia sẻ tâm tình với bác Bu nhân chuyến dời nhà của hai bác Bu . Mong bác Bu bớt ... ảo nảo . Để mai đây niềm vui nơi miền đất mới sẽ là ... thiệt tình , bác Bu heng ((-:
Trả lờiXóaHehehe vì có chữ ảo nên thêm vào chữ nảo cho vui mà
Trả lờiXóaTTM à
Trả lờiXóaGiữa ngổn ngang các thùng sách, loa nghe nhạc dưới gầm bàn, Thu Hà vẫn say sưa xem hình và nghe nhạc bạn tặng. Anh bảo hộ, em cảm ơn chi M lắm. Hà nhắc lại đến mấy lần...hihihi
(Nhờ bạn thu nhỏ tấm ảnh hộ nhé)
tungbachnui said
Trả lờiXóaAnh Bu ve voi Vung tau. Quang binh Ba ria gan nhau cang gan. Tam xa Nhat le, song Gianh. Phong nha dong .deo Ngang xanh sac troi. Thien di theo van cuoc doi. Vung tau ay cung la noi dat lanh. Ban be Mul doi theo anh. Cho anh mau on va nhanh post bai.
Anh Núi làm thơ tặng anh Bu hay quá, để M viết lại cho có dấu nhé.
"Anh Bu về với Vũng Tàu
Quảng Bình Bà Rịa gần nhau càng gần
Tam xa Nhật Lệ, sông Gianh
Phong Nha động, đèo Ngang xanh sắc trời
Thiên di theo vận cuộc đời
Vũng Tàu ấy cũng là nơi đất lành.
Bạn bè Mul dõi theo anh.
Chờ anh mau ổn và nhanh post bài.."
TBN
Viết xong M thấy hay anh Núi ạ.
Để M mang qua tặng anh Bu hộ anh Núi nhé.
Thấy anh chị vui thế là M cũng vui lây rồi.
Trả lờiXóaCũng cám ơn tình bạn thân thương của anh chị dành cho bạn bè ở trên Mul này.
Em rất cảm động trước tấm lòng yêu quý quê hương với dòng Nhật Lệ của anh bulukhin, và em cũng cảm động với những chia sẻ của các anh các chị thân hữu dành cho anh. Nhưng em lại rất mừng vì tháng nào em cũng ra Vũng Tàu nên có hy vọng gặp anh ! Vậy được không anh bulukhin ?
Trả lờiXóaQuốc Tuấn và Ngọc Tú cùng nằm đọc bài này. Nhìn chung chỉ hiểu phần chữ màu đỏ, màu xanh thì mù mịt cụ ạ
Trả lờiXóaHihihi thì là vì có chữ" thiệt" nên cũng thêm vào chữ" tình" cho vui ấy thôi bác Bu à ((-:
Trả lờiXóaVinh dự vô cùng nếu được gặp andropause ở Vũng Tàu
Trả lờiXóaThiệt tình tình thiệt là vui
Trả lờiXóaCòn vui ảo nảo là tui khác người
Khi vui ai cũng phải cười
Có khi vui quá lệ rơi đôi dòng
Cuộc đời thế có ngược không ??
Trả lờiXóaCó khi chúng nó lại mù tịt chữ mầu đỏ mà lại hiểu rõ chữ màu xanh hihihi
bác Bu hồi trẻ sáng láng thế...:D
Trả lờiXóaAnh chi Bu. Vợ chồng em tối nay nở nhạc này và đọc bài của anh. Em vừa mừng anh em gần nhau hơn vừa bùi ngùi nhớ quê. Nhớ lạ lùng. Chúc anh chị và đại gia đình lên đường thung dung hạnh phúc
Trả lờiXóaHehehe cũng tàm tạm thôi
Trả lờiXóaNhớ lắm Hoàng Kim Ơi
Trả lờiXóaCái ngày "không đủ sức khỏe" cũng còn lâu mà anh Bu.
Trả lờiXóaĐời người như bóng câu qua cửa sổ mà anhkim01
Trả lờiXóaNdnn chưa kịp thăm Nhật Lệ của hai Bu...
Trả lờiXóaAndo ơi, tháng mười một có đi VT không cho ndnn đu theo với :D
Trả lờiXóaNĐNN vẫn còn nhớ đường đến nhà bu ???
Trả lờiXóaTặng bác Bulukhin bài thơ:
Trả lờiXóaChớp mắt
Chớp mắt là giấc ngủ trưa
Từ hôm ấy đến ngày xưa rất gần
Lúc em dậy phía cuối xuân
Tuổi thơ chớp mắt tần ngần ngó theo
Thuyền không có mái để chèo
Chớp mắt bờ đã trôi vèo qua sông
Búng ngón tay có thành không
Hành tâm chớp mắt một dòng trắng bay
Chớp mắt là lúc đang say
Mà như đã tỉnh từ ngày hôm qua
Chớp mắt vừa biết đi xa
Cùng lúc cùng chỗ của ta bây giờ
Có gì không để vẩn vơ
Có chăng chớp mắt… ơ hờ ! không ta !
"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở,
Trả lờiXóaKhi ta đi đất bống hóa tâm hồn"
Mượn thơ cụ Chế để chia sẻ với bác Bu
Cảm ơn sự chia sẻ của bạn bikien
Trả lờiXóaNgay ban di doi, troi bong mua
Trả lờiXóaBong xe khuat giua lan mua thua
Thoi danh xa nhe! Xa Nhat Le
Hen ngay tro lai voi chon xua..
Đêm nay đêm ngủ cuối cùng
Trả lờiXóaTrong ngôi nhà cũ bên dòng sông quê
Mà sao nhà bổng rộng ghê
Không bàn không ghế ti vi tủ giường
Vòng quanh chỉ thấy những tường
Buồng cau sai trái như tuồng buồn thiu
Hai hai năm mấy sớm chiều
Mấy thăng trầm với mấy điều buồn vui
Hai con lớn ở xa xôi
Mẹ già nằm lại chần đồi cuối thôn
Đất quê đã hoá tâm hồn
Sụt sùi mưa gió bồn chồn bước đi
Cuộc đời là cuộc thiên di
Cũng mong cũng hẹn ra đi để về
Thắp nhang mộ mẹ con thề
Thiên di lần cuối là quê mẹ nằm
Được một đêm ở Sài Gòn mưa như trút nước hở anh chị Bu ơi!
Trả lờiXóaHôm nay về VT đầy nắng ấm anh nhé!
Hôm nay lắng nghe Quảng BÌnh ca thời oánh Mỹ và ngược dòng lịch sử xứ Quảng để theo bác tầm nguyên chữ Nhật Lệ. Em chưa tra cứu những luôn nghĩ đó là sự rực rỡ của mặt trời. Quê bác nghèo nhưng hay chữ, đã nghèo thì đặt tên thật đẹp, mất gì của bọ, nghe cho nó sướng... Còn Hồng hà, rất buồn là dịch từ chữ Sông Đỏ do Pháp đặt bác ạ. Còn truyền thống thì qua mỗi địa phương lại có tên khác nhau, sông Thao, sông Cái.... Còn cái tên Nhị Hà, Nhĩ Hà tán là như cái tai bao quanh thủ đô, nhưng trong Vân đài loại ngữ, cụ LQĐ bảo bên Tàu có sông Nhĩ Hà... Ta đặt theo chăng?
Trả lờiXóaVậy là chú đã xa dòng sông Nhật Lệ để hành phương Nam thật rồi sao chú! Ra đi với bao lưu luyến, nhớ thương chú ha. Nhưng cuộc đời là những chuyến đi, chú vào Nam với các con cháu, rồi ngày nào đó chú sẽ lại quay về thăm nơi quê nhà chú ha!
Trả lờiXóaChú đang ở đâu vậy chú? Chú hành phương Nam rồi, hy vọng có ngày con được gặp lại chú! Mấy hôm nay con đang công tác ở Vũng Tàu. Phải chi mà chú đang ở VT thì hay biết mấy! Chúc cô chú nhiều sức khỏe!
Tôi người miền nam, hơn 20 năm trước cũng có lần ghé thăm sông NL, lúc ấy khá bận bịu nên không cảm nhận được hết vẻ đẹp. Nay, nhân đây có chút thắc mắc về cái tên Nhật Lệ của con sông này, không biết có bắt nguồn từ sự tích hay ẩn chứa điều gì không?
Trả lờiXóaChúc anh cùng gia đình vui khỏe.
Đọc ngược lên trên mới thấy Torovn cũng thắc mắc như mình nhỉ
Trả lờiXóaTrong bài viết trên bu tui đã dẫn giải về cái tên sông Nhật Lệ. Nếu chỉ nói một câu thì nó là sự rực rỡ của ánh nắng mặt trời. Thân ái mời bạn đọc bài viết và cho thêm ý kiến nhận xét
Trả lờiXóaOh! Xin lỗi vì thấy khá dài nên lười đọc, nay đã hiểu. Thử mường tượng đứng trước dòng sông lúc mặt trời mọc thì nghĩa Nhật Lệ như anh phân tích là chính xác.
Trả lờiXóaBạn đã đọc một bài vừa dài vừa lắm tích tẩm chứng tỏ bạn đã rất yêu Nhật Lệ - dòng sông huyền thoại của miền trung đất nước. Cảm ơn bạn lắm lắm. Chúng ta còn gặp nhau nhiều nhiều
Trả lờiXóa@huynhtran:
Trả lờiXóaMấy bức hình Nhật Lệ của bác/anh/chị quá tuyệt vời...
Đặc biệt là bức ảnh nhìn từ máy bay!
cảm ơn KB
Trả lờiXóaMời bạn về thăm Vũng Tàu của hai bu vậy.
Trả lờiXóaChợt nhớ hôm xưa bác dời nhà
Trả lờiXóaĐến nay thoắt đó.. bao hôm đã
Xa dòng Nhật Lệ xa nhà cũ
Về bên trời biển có nhớ.. xa.
Giờ vào multiply mới biết bác vào nam rồi, buồn thiệt!
Trả lờiXóaTặng Bác bức hình cháu chụp Nhật Lệ năm ngoái.
Bác mới làm công dân Vũng Tàu một tháng nay. Cảm ơn cháu đã ghé thăm bác
Trả lờiXóaHai Bác Cháu làm bể mất cái nhà rồi..!
Trả lờiXóaĐịnh không nói nhưng rồi vẫn phải nói ra thôi.
Có nên chạy qua nhờ bạn Longthanhhm sửa lại không nhỉ!
Long Thành vốn là thợ chữa máy tính khá lắm, có nên nói không nhỉ.
Trả lờiXóaNên chứ, vì đây là một entry có tính cách lịch sử gia đình của anh mà.
Trả lờiXóaCháu Thành cho bác xin những tấm ảnh to vừa phải không làm giản màn hình ra nhé, bác cảm ơn.
Trả lờiXóaBác resize lại đẹp quá, lâu cháu ko vào nên ko để ý, bác thông cảm nhé :))
Trả lờiXóaLâu lắm mới gặp cháu Thành, cảm ơn cháu ghé thăm nhé
Trả lờiXóa67 comments:
Trả lờiXóaVậy là bác Bu xa Nhật Lệ hai năm rồi. Hẳn là nhớ Nhật Lệ lắm đây.
Trả lờiXóaNhật Lệ vẫn có trong Bu như vẫn nhớ lắm thôi
XóaNhật.Lệ còn nổi tiếng với hình ảnh Mẹ Suốt trong bài thơ " Mẹ Suốt" của Tố Hữu.
Trả lờiXóaPhusa chưa từng nhìn thấy con sông Nhật Lệ nhưng trong tưởng tượng thì đó là một con sông to, đẹp và hiền hoà.
Bài viết rất hay bác Bu ạ
Cái tên Nhật lệ vừa thơ vừa nhạc làm bu tui mê mẫn mới viết ra cái bài này,, đọc lai thấy chưa nói được gì cả huhuhu
Trả lờiXóanghe cảm xúc quá
Trả lờiXóahạt điều rang muối vietnuts