Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

CHÂU VỀ HỢP PHỐ



Ba quyển La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn NXB Giáo dục 1998. Tổng cộng 4149 trang


Hoàng Xuân Hãn 1908-1996


Hoàng Xuân Hãn 1930


Bà Nguyễn thị Bính 
(phu nhân Giáo sư Hoàng Xuân Hãn)


Ông Hoàng Xuân Hãn tiếp Đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy  Paris tháng 11. 1989 


Các vị lãnh đạo Đảng và Chính phủ trong lễ tang Giáo sư Hoàng Xuân Hãn



Học giả Hoàng Xuân Hãn (1908 - 1996) là bác học số một Việt Nam ở thể kỷ 20. Ông hội đủ các kiến thức uyên bác về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Những kiến giải của ông về Lịch sử, Văn học, Hán Nôm,  Giáo dục,  Lịch pháp … có tính thuyết phục cao và giá trị lâu dài.  Ông là người Việt Nam định cư tại Pháp từ 1950 cho đến khi qua đời 1996 nhưng vẫn giữ được cốt cách một người Hà Tĩnh Việt Nam, giản dị, thuần hậu, nhân ái, từng ngày từng giờ đau đáu hướng về tổ quốc và dân tộc.  Sau khi ông  qua đời, nhà nghiên cứu Hữu Ngọc cùng nhà văn Nguyễn Đức Hiền sưu tập biên soạn bộ sách LA SƠN YÊN HỒ HOÀNG XUÂN HÃN gồm ba tập dày tổng cộng 4149 trang do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành 1998.  Trong 328 trang đầu của tập 1 là các bài viết của người thân, bạn bè, nhà nghiên cứu, và học trò của ông. Ở trang 297 là bài phỏng vấn VỌNG CỐ NHÂN của đạo diễn điện ảnh danh tiếng Trần Văn Thủy.  Đọc bài này bu hơi thất vọng, một đạo diễn cự phách cỡ Trần Văn Thủy ngồi trước núi Thái Sơn tri thức như bác học Hoàng Xuân Hãn mà không khai thác được bao nhiêu điều gan ruột của ông.  Nhưng  mới đây bu đọc  sách  NẾU ĐI HẾT BIỂN  của Trần Văn Thủy mới hay rằng bài phỏng vấn Giáo sư Hoàng Xuân Hãn bị Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội thiến đi một đoạn khá dài khi cụ Hãn nói về  cải cách ruộng đất.  Ở xứ mình nó thế, kị nói sự thật, cho dù sự thật ấy đã qua đi nửa thế kỷ. 
      Bài viết của đạo diễn Trần Văn Thủy khá dài, bu chỉ trích một đoạn trong đó có phần bị NXB Giáo dục thiến. 

***
  
- Thưa hai bác. Hai bác yêu nhau từ bao giờ ạ ?
Ông bà bổng buột cười như con trẻ. Bà kể rằng:
- Thuở ấy chúng tôi cùng du học qua Pháp bằng tàu thủy. Tàu đi trên biển được ít ngày thì ông ấy  đã để ý đến tôi rồi.  Qua Pháp chúng tôi có lòng với nhau. Tôi biên thư về Hà Nội xin ý kiến của thầy mẹ. Thầy mẹ tôi biên thư bảo tôi hỏi xem anh ấy tuổi gì. Lúc ấy tôi hỏi: “Anh tuổi gì ạ?” thì ông ấy bảo: “Tôi tuổi con vịt”. Thế là tôi cũng biên thư  về Hà Nội thưa với thấy mẹ tôi: Anh ấy tuổi con vịt.
      Kể đến đây cả hai ông bà đều cười ra nước mắt. Tôi bổng nhận ra  bà vẫn giữ được những nét đẹp của tuổi xuân thì mặc dù bà đã ở tuổi ngoài 80.
     Tôi hỏi ông:
- Thưa bác, sống ở nước ngoài đã ngần ấy năm sao bác chỉ viết sách bằng tiếng Việt?
- Tôi không có ý viết sách bằng tiếng nước ngoài để mưu cầu danh lợi. Tôi viết sách bẳng tiếng Việt cốt để cho đồng bào ta, con cháu ta đọc. Đọc để mà biết lịch sử, tin tưởng vào tổ tiên, cha ông mình. Còn người nước ngoài muốn đọc sách của tôi thì họ phải học tiếng Việt. Nếu họ không học được, tôi giảng cho mà hiểu.
(Phần chữ màu nâu tiếp theo là đoạn bị NXB Giáo dục cắt bỏ) 

Trước ống kính máy quay, ông cũng đã trầm tư kể lại những mất mát to lớn của gia đình ông ở quê nhà trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Ông đặc biệt quan tâm đến sự thịnh suy  của nông thôn Việt Nam. Ông nói:
- Sau cải cách ruộng đất đã có sửa sai. Ông cụ đã nhìn thấy cái sai. Vậy là may.  Cái hậu quả của sai lầm trong cải cách ruộng đất không chỉ trên bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa. Theo chỗ tôi  hiểu cái mất mát lớn nhất bởi những sai lầm trong cải cách ruộng đất là nó đã phá vở mất nông thôn Việt Nam và phá vở mất lòng tin.
      Tôi mạnh dạn hỏi ông:
- Thưa bác, cháu hỏi thế này, nếu  không phải xin bác bỏ quá.  Cháu chưa hiểu được tại sao những người như bác có những mất mát ít nhiều bởi những lầm lẫn của chế độ, vậy mà vẫn bền lòng hướng về đất nước, gắn bó với quê hương, thuận hòa với thể chế?
      Ông im lặng một khắc rồi ngước lên, tiếng nói vẫn pha giọng miền trung:
- Chẳng phải riêng tôi mà có lẽ đó là một nét chung  của dân tộc Việt mình. Cái lòng ái quốc của dân Việt mình nó lớn lắm. Cho dù có buồn phiền, thương tổn, riêng tư gì nhưng đứng trước cái vận mệnh, cái thịnh suy của đất nước thì đều bỏ qua cả.Tôi vẫn muốn nói rằng cái lòng ái quốc của dân Việt mình nó lớn lắm.

 Bu tui đánh máy lại đoạn bị thiến và kẹp vào bài viết của Trần Văn Thủy ở tập 1 La Sơn Yên Hồ  Hoàng Xuân Hãn như châu Hợp Phố (Hợp Phố châu hoàn : Những cái quý hóa không thể mất đi được, trước sau cũng quay về với chủ nó)


       

29 nhận xét:

  1. Đạo diễn Trần Văn Thủy là một người tử tế. Những phim ông làm đạo diễn "Chuyện tử tế', "Hà Nội trong mắt ai" và gần đây được đọc "Nếu đi hét biển" của ông' ... tôi đều rất tâm đắc.
    Có lời thoại trong phim Chuyện tử tế: "chỉ có loài súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của con người, và chăm lo riêng cho bộ da của mình"
    .
    Riêng về học giả Hoàng Xuân Hãn, tôi chưa đọc được nhiều, chỉ xem các bài viết về ông. Cảm ơn 'Châu về Hợp Phố'

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu tui hiện có tập NẾU ĐI HẾT BIỂN của Đạo diễn Trần Văn Thủy. Tập sách tạo ra hai cách nhìn khác nhau giữa một bên là người trong nước và một bên là người Việt ở nước ngoài.
      VanPham đã đọc Bên Thắng cuộc của Huy đức chưa ? Cũng hai cách nhìn như vậy.

      Xóa
    2. Tôi đã đọc cả nhưng mới chỉ cảm nhận theo kiểu 'vừa đi đường vừa kể chuyện'.
      Vâng. Cũng hai cách nhìn ...

      Xóa
  2. Lại một entry nhiều thông tin bổ ích, cảm ơn bác Bu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hy vọng khi tái bản lại bộ sách La Sơn Yên Hồ Hoàng xuân Hãn người ta không sợ sự thật nữa mà in đủ như phần bu tui thêm vào
      Cảm ơn nguoigia online ghé thăm

      Xóa
  3. Bài viết hay quá anh Bu ơi ..
    Gió đọc đến đâu cứ xúc động lạnh toát người đến đó.. Không cần phải to tiếng, cốt cách và lòng yêu nước của ông ẩn trong câu từ giản dị "- Chẳng phải riêng tôi mà có lẽ đó là một nét chung của dân tộc Việt mình. Cái lòng ái quốc của dân Việt mình nó lớn lắm. Cho dù có buồn phiền, thương tổn, riêng tư gì nhưng đứng trước cái vận mệnh, cái thịnh suy của đất nước thì đều bỏ qua cả.Tôi vẫn muốn nói rằng cái lòng ái quốc của dân Việt mình nó lớn lắm."

    Tình yêu nào cũng giản đơn như thế thôi kể cả tình yêu nước hén anh Bu.
    Cám ơn anh Bu về bài viết

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rứa thì bu tui cũng có tâm trạng giống Gió khi đọc trả lời phỏng vấn của giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Bu rất khoái câu: "Tôi viết sách bẳng tiếng Việt cốt để cho đồng bào ta, con cháu ta đọc. Đọc để mà biết lịch sử, tin tưởng vào tổ tiên, cha ông mình. Còn người nước ngoài muốn đọc sách của tôi thì họ phải học tiếng Việt. Nếu họ không học được, tôi giảng cho mà hiểu". Đúng là yêu tiếng Việt yêu dân Việt theo cái cách hơi "gàn gàn" của ông đồ Nghệ Tĩnh" mà như thế mới là Hoàng Xuân Hã của Đức Thọ Hà Tĩnh chứ... hihihi.

      Xóa
  4. Nhẽ ra bác Bu không nên post bức ảnh "Các vị lãnh đạo..." vì dù là ảnh thật, nhưng bản chất là "diễn" thật, nên rất giả tạo và phản cảm. Khi Hoàng Xuân Hãn còn sống, có ý định hiến toàn bộ thư viện của ông cho VN, cụ thể là cho Nghệ Tĩnh quê ông, nhưng không ai quan tâm cả. Khi ông mất, thư viện đó đã không thể trở về VN được nữa. Thật là một điều đáng tiếc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng có khi cần có thêm bức ảnh đó để chứng minh thêm một điều khác nữa Nano Bobi ạ ..:)

      Xóa
    2. Bu nghỉ kỹ trước khi post tấm ảnh đó lên.
      1- Dù cộng sản cos cực đoan đến cỡ nào thì họ cũng phải thừa nhận nhân cách, tài năng, và tấm lòng của Hoàng Xuân Hãn đối với dân tộc và đất nước. Dẫu sao họ cũng là con người có chút nhân ái tối thiểu
      2- Còn nếu họ cố tình diễn thì cũng để mọi người thấy được tập thể diễn viên ấy gồm những ai, được cái hay mặt mũi mấy vị này thì ai ai cũng biết...

      Xóa
  5. "chúng tôi có lòng với nhau", hihi, tôi thích câu này của bà HXH, người xưa nói thế, "có lòng, phải lòng", chứ chẳng có "yêu, iếc" gì cả.

    Còn chuyện những sự thật lịch sử không được phép nói ra, trong đây bác Bu dùng chữ "thiến", thì... thiếu gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm qua nay M cũng suy nghĩ về từ "thiến" này, lúc đầu thì M nghĩ là chữ "thiều", nhưng sau đó thì không phải như thế, mà là một sự cố tình.

      Theo M nghĩ thì đó là một cách dùng chữ độc đáo của bác Bulukhin. Phải dùng là "thiến" thì bản chất của việc cắt bỏ mới thay đổi, vì khi chỉ đơn thuần dùng chữ "cắt đi" thì chỉ mới mất sự vật còn bản chất vẫn còn đó.

      Bác Bu dùng chữ Thiến, theo thiển nghĩ của bà già thìbác Bu muốn diễn tả ý chủ quan của người cắt đi là muốn mất đi cái tinh túy nhất của tác phẩm! Nhưng ý dân là ý trời, nên dù có thiến đi, thì cái tinh túy của tác phẩm vẫn còn đó. Cho nên ở câu kết bác Bu đã viết:

      " Bu tui đánh máy lại đoạn bị thiến và kẹp vào bài viết của Trần Văn Thủy ở tập 1 La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn như châu Hợp Phố (Hợp Phố châu hoàn : Những cái quý hóa không thể mất đi được, trước sau cũng quay về với chủ nó)"

      Xóa
    2. Bạn PNH
      Bu cũng rất thích cùm từ "có lòng với nhau", nghe nó dân dã và rất Việt Nam . Hóa ra đủ kiến thức sang du học Pháp mà bà Bính không biết thiên can địa chi là gì. Chàng lừa cho tuổi con vịt mà cũng tin, lại còn biên thư về Hà Nội hỏi thầy mẹ hihihi

      Xóa
  6. Một nhân cách lớn, đọc bài phỏng vẫn và nghe kể qua giọng văn bác Bu vẫn thấy ở cụ một nét thâm trầm, mực thước của các cụ đồ nho xứ Nghệ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những người như vậy hiếm lắm Thủy à
      Mà cái giáo dục ngày xưa nghe bảo phản khoa học, phản động, sao lại tạo ra những con người tuyệt vời như Hòang Xuân Hãn và nhiều người khác nữa ...

      Xóa
    2. Cám ơn bác Bu đã cảm nhận như vậy và không buồn che giấu ý nghĩ của mình ((-:

      Xóa
  7. Bạn TTM Gốc Mai

    Cái chữ "thiến" đó là lời của Đạo diễn điện ảnh Trần văn Thủy chứ không phải của bu. Bạn nhận xét rất hay về chữ thiến này. Thiến ác hơn là cắt bỏ. Thiến làm thay đổi giới tính của con vật giống đực như Trâu bò, chó, mèo, gà...Sau khi thiến các con vật này béo múp míp để con người giết thịt. Cắt bỏ đôi khi lại có ích như cắt bỏ khối u, cắt bỏ ruột thừa...Trần Văn Thủy là đạo diễn nổi tiếng với hai bộ phim Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế...

    Trả lờiXóa
  8. @ Chị Bà già, "thiến là cắt đi cái tinh túy nhất", Chị Bà già cứ nhìn mấy ông hoạn quan xưa ắt rõ, hehe!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng mà bản chất hai trường hợp "thiến" rất hkác nhau: Quan hoạn là tự nguyện thiến để được vào phục vụ các ái thiếp. Còn trường hợp bài của TVT là bị đè ra mà thiến, nghĩa là "đau hơn hoạn", Hề hề. Cũng may mà sau khi thiến lại chưa bị nhét thêm mấy hòn sỏi vào như các cụ ngày xưa thiến chó (nghĩa là bịa thêm một đoạn văn với nội dung hoàn toàn ngược lại của bản gốc để gây hiểu lầm cho người đọc...).

      Xóa
    2. Bạn PNH ơi! thì Bà già cũng nói là "mất đi cái tinh túy nhất của tác phẩm" mà.. hihi còn chuyện của Thái giám thì bà già cũng có nghiên cứu qua phim ảnh rồi, rõ là tội cho giống đực nhỉ? hihi!

      Xóa
    3. Tôi viết "thiến là cắt đi cái tinh túy nhất", là nói theo ý của chị Bà già bên trên đó chớ, hihi! Trời còn nghiên cứu thiến qua phim ảnh nữa, chị Bà Già ác chiến thiệt, hehe!

      Xóa
    4. Haha.. thì mấy bộ phim TQ chiếu đầy trên TV, gần đây còn có bộ phim chiếu về hoàng đế Khang Hi, người bạn thiếu thời của ông, khi Khang Hi lên làm vua, thì người bạn này không được vào hoàng cung nữa, rồi vì quá yêu ông mà vị đó đã tự thiến mình làm Thái giám để được hầu hạ ông cả đời! Cũng thật là hay!

      Xóa
  9. cuối tuần vui nhé Bu ơi
    nếu buồn thì tạm ngả nhờ vai em ...

    Trả lờiXóa
  10. - Bà Nguyễn thị Bính:"...ông ấy đã để ý đến tôi rồi", "chúng tôi có lòng với nhau", "Tôi biên thư về Hà Nội thưa với thấy mẹ tôi"...
    -Giáo sư Hoàng Xuân Hãn: "Tôi không có ý viết sách bằng tiếng nước ngoài để mưu cầu danh lợi. Tôi viết sách bẳng tiếng Việt cốt để cho đồng bào ta, con cháu ta đọc. Đọc để mà biết lịch sử, tin tưởng vào tổ tiên, cha ông mình. Còn người nước ngoài muốn đọc sách của tôi thì họ phải học tiếng Việt. Nếu họ không học được, tôi giảng cho mà hiểu."
    - Phạm Duy:
    Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
    Mẹ hiền ru những câu xa vời
    À à ơi! Tiếng ru muôn đời
    Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
    Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
    Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
    Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
    Tôi yêu tiếng ngang trời
    Những câu hò giận hờn khôn nguôi
    Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi
    Vững tin vào mộng đẹp ngày mai...
    (Tình ca-1952)
    - Đề nghị Bác Bu đừng đặt tên entry CHÂU VỀ HỢP PHỐ, mặc dù nó rất hay và thâm trầm vì đầy điển tích!Hehe (bản quyền của Bác Bu lại mượn tạm vào đây,hehe!)

    BẾN CŨ

    [img] http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/37/l/pMnjvkc0RPdcv1AK3BsqPg.jpg [/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bức hình thật là tuyệt Ruchung@ ạ.

      Xóa
    2. Cuối bài bu có giải thích điển tích Châu về Hợp Phố nên ai cũng hiểu được,

      -----------
      (Hợp Phố châu hoàn : Những cái quý hóa không thể mất đi được, trước sau cũng quay về với chủ nó)

      Xóa
  11. Như thị em dựa cột mà nghe!
    Hihi...

    Trả lờiXóa
  12. Nhà bu chỉ có tường chứ không có cột, mời ngồi vào ghế vậy.

    Trả lờiXóa