Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

NGHIỆT KÍNH ĐÀI


Kinh Chú Đại Bi


Từ câu 1 đến câu 39


Từ câu 40 đến câu 84



Bu tui ở Thung lủng hồ Suối Vàng Đà Lạt ngày 30.4.2014 


Hồ suối Vàng Đà Lạt

1-  Ông bạn Trần Luân của bu nguyên là một nhà báo mẫn cán, tài năng, anh chỉ viết những gì mình tâm đắc,  mình tin, chớ không viết theo mệnh lệnh cấp trên, hoặc những gì mơ hồ huyễn hoặc. Vậy mà sau ngày về hưu Luân không quan tâm gì đến sự đời  lại mê mẫn đạo Phật đến độ cực đoan. Suốt ngày ghi ghi chép chép những pháp thoại của các nhà sư  môn phái Tịnh Độ, một lòng sùng kính đức A di đà.  Sổ tay ghi chép của Luân đã thành một chồng cao dễ đến mười quyển.  Vợ Luân cũng mê đạo Phật không kém nhưng mấy lần đã nhắc chồng “ghi  rồi anh phải đọc và suy ngẫm chớ ghi  bỏ đó mà làm gì”. Mỗi lần Luân gọi đến là bu nơm nớp sợ, sợ không trả lời nỗi những thắc mắc hóc hiểm về đạo Phật của cậu ta. “Ông bu ơi tại sao Quán Thế Âm bồ tát trong kinh Bát Nhã có khi lại kêu là Quán Tự Tại” …“Này bu à, hóa ra Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam chớ không phải người Tàu như ông nói” …Vụ quê quán thầy Huệ Năng chưa ngã ngũ thì trước tết giáp ngọ Luân lại gọi đến “Tui đọc đâu đó một bài nói về đạo Phật thấy có mấy chữ NGHIỆT KÍNH ĐÀI, nó là cái chi vậy ”.  Biết là khó nhá, nhưng bu chắc mẩm trong sáu quyển Phật  Quang Đại từ điển (gần 2400 trang của Linh Sơn, Đài Bắc)  thì gì  mà chẳng có,  hóa ra tìm nổ con mắt mà chịu thua. Mở sang Phật học từ điển (Đoàn Trung Còn), Từ điển Phật học ( Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách), Từ điển Hoa Linh Thoại (mạng) và nhiều nhiều nữa ... cũng bó tay luôn. Mỗi lần Luân gọi đến “đòi nợ” thì bu đánh trống lảng, hoặc khất lần…May thay  mấy ngày  đầu tháng tư 2014 bu “ngâm cứu” CHÚ ĐẠI BI để tham gia “bình loạn” mật ngữ  “OM MA-NI PAD- ME HUM” (Án ma ni bát mê hồng) bên nhà PNH mới thở phào nhẹ nhõm, hihi… NGHIỆT KÍNH ĐÀI  đây rồi.
2-  Bu xin mở ngoặc nói vài dòng về Chú Đại Bi.  Tên đầy đủ của nó là Đại Bi Tâm Đà La Ni của Quán Thế Âm bồ tát nói trước Phật Tổ, kinh gồm 84 câu 415 chữ Phạn được phiên âm ra Hán Việt, đọc lên nghe xủng xoảng như xe ben trút đá hộc. Bạn tò mò muốn biết thì bu xin dẫn ra ba câu đầu (1,2,3) và ba câu cuối (82,83,84)
   
     Câu 1: Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da                                                                  
     Câu 2: Nam mô a rị da                                                                                
     Câu3: Bà lô yết đế thước bát ra da                                                               
    ……….                                                                                                                  
     Câu 82: Mạn đà la                                                                                     
   Câu 83: Bạt đà da                                                                                                  
     Câu 84: Ta bà ha
   
  Theo hòa thượng Thích Tuyên Hóa (1918 – 1995, Tàu)  thì năm  1969  ông là nhà sư đầu tiên luận giải Chú Đại Bi ở Hoa Kỳ.  Như câu  số 3  “Bà lô yết đế thước bát ra da” ông giảng là “Quán Chiếu, quán sát   một cách rộng khắp và tự tại” (bu vắn tắt). Đấy cũng chính là ý nghĩa   danh hiệu Quán Thế Âm bồ tát, lắng nghe âm thanh ở cõi thế gian để cứu độ một cách tự tại.
3-Trước khi tiến hành chú giải 84 câu Chú Đại Bi  Hòa thượng Thích Tuyên Hóa  đọc một bài kệ thuyết minh ý nghĩa của thần chú

Đại bi đại chú thông thiên địa                                                             
Nhất bách nhất thiên thập vương hoan                                                      
Đại từ đại bi năng khứ bệnh                                                                   
Nghiệt kính nhất chiếu biến cao huyền

 Nghĩa  là:                                                                                        Thần chú Đại Bi có công năng thông cả thiên đường thấu đến địa phủ.  Người nào thường trì niệm chú này mỗi ngày 108 biến, niệm 1000 ngày (khoảng 3 năm) như thế thì có thể chữa lành tất cả mọi tật bệnh.  Và làm cho đài gương chiếu tội sáng ngời ngời. (vắn tắt)
Riêng câu thứ tư “Nghiệt kính nhất chiếu biến cao huyền”  hòa thượng giải thích  “...Trong địa ngục có một đài gương báo tội gọi là NGHIỆT KÍNH ĐÀI. Nếu quý vị gây một nghiệp ác nào thì nghiệp ác ấy sẽ hiện rõ trong đài gương kia. Cũng giống như hình ảnh đang hiện ra trên màn ảnh xi nê vậy. Ví như một kẻ sát nhân thì trong gương báo tội ấy sẽ hiện lên cảnh hung thủ đang giết người. Nếu người ấy gây nghiệp trộm cắp, hay đốt phá nhà cửa thì trong Nghiệt Kính Đài sẽ hiện rõ cảnh tội đồ trộm cắp, đốt nhà…Còn nếu quý vị không gây tạo ác nghiệp thì chẳng có gì hiện ra trong trong kính đó cả.  Quý vị trì tụng thần Chú Đại Bi 108 biến mỗi ngày, liền trong 3 năm (khoảng 1000 ngày) thì những nghiệp ác quý vị gây ra trước đó trong Nghiệt Kính Đài được xóa sạch. Nơi địa ngục sẽ treo lên tấm bảng ghi rằng: “Người này đã từng trì tụng Chú Đại Bi, tội báo của người này đã được hóa giải toàn bộ”. Bấy giờ tất cả quỷ thần trong địa ngục đều cúi đầu lễ bái sùng kính người trì chú này như lễ bái sùng kính chư Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai .                                                         
       Thần lực của Chú Đại Bi thật là không thể nghỉ bàn”

***

Ghi thêm:

Xong vụ  Nghiệt kính đài, Luân ta hoan hỉ mời bu thưởng thức  trà Ô Long và lai rai chuyện trên trời dưới đất.
Luân: Ông ạ, tưởng tượng có cái kính báo tội ấy đặt ở Hà Nội, thì hay nhỉ
Bu: Đặt  kính vừa xong thì bọn trùm cá mập cho đệ tử đập nát tan tành
Luân: Ừ nhỉ, không thế thì nó chết hết à… 


Bu: Ông yên chí, kính báo tội ấy vẫn đang hoạt động dưới địa phủ, nó rọi chiếu khắp nhân gian. Không chỉ đạo Phật, mà đạo Nho cũng nói “tiền lộ định tri thiên hữu nhãn”. Không ai thoát được lưới trời đâu. Đến như Thái Tử Tất Đạt Đa sau khi đã thành Phật Thích Ca còn phải chịu  chín lần quả báo nữa là

Luân: Hả…vụ Phật bị quả báo tui chưa nghe thầy nào giảng
Bu: Mục Cữu Não (chín lần phiền muộn) trang 1173 của Phật Quang Đại từ điển có ghi chín lần Phật bị quả báo, nói hết thì dài quá, bu chỉ nói quả báo lần thứ hai cho ông nghe chơi thôi.

“ Đời trước Phật là một lãng nhân ăn chơi, từng dụ dỗ một dâm nữ là LộcTướng đến đến khu vườn nơi mà vị Phật Bích Chi tu đạo hằng ngày để hành lạc, xong rồi giết nàng Lộc Tướng mà gieo vạ cho Phật Bích Chi, cho nên đời này Phật phải chịu quả báo bị vu oan đã giết nàng Tôn Đà Lợi”

Cô vợ Luân bình: Quả báo thế là quá nhẹ, em cho là mạng đền mạng mới phải, luật pháp nhà Phật còn nương nhẹ đức Phật quá.

Ông chồng đế vào: Thì xử lý nội bộ mà em …hihihi


56 nhận xét:

  1. Cám ơn... hòa thượng Thích Thiện... Bu, haha, mấy vụ này thì chỉ có bác Bu mới tìm ra thôi. Thỉnh thoảng tôi chỉ đi lòng vòng nhìn vào kinh sách cũng đủ tá hỏa.
    Cái Nghiệt kính đài này mà chiếu rọi đến nước ta thì hay phải biết, nhưng mà có khi nó phải hoạt động... quá công suất mà "đứt bóng" không chừng :-(((

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là vì cây mà dây leo không có bài của PNH thì bu cũng không sờ đến Chú Đại Bi mà làm gì hihihi

      Xóa
  2. Tôi tra trên mạng nơi trang Bách khoa Tri thức thấy có một bài ngắn nói về Nghiệt kính đài. Thấy nói như thế này (tôi chép nguyên văn):

    "Tại điện Tân Quảng Vương có một tấm gương lớn gọi là Nghiệt kính đài. Người chết soi vào đó, bao nhiêu hành vi của mình lúc sinh thời nhất nhất hiện ra. Những nạn nhân của mình, nhất là những kẻ đã bị mình giết, đều hiện ra tấm gương đó để đòi mạng. Phán quan và quỷ sứ chỉ vào tấm gương đó mà ghi phúc tội của mọi người. Các linh hồn không thể nào chối cãi được.".

    Vậy cái Nghiệt kính đài này có lẽ tương tự như màn hình máy tính bây giờ (hoặc như cái màn hình tivi cỡ lớn 100 inch), nguyên bộ chắc phải có thêm máy ghi hình, đĩa DVD hay ổ cứng để lưu trữ hình ảnh, khi cần là quỷ sứ chỉ cần gõ tên, tuổi nhấn Enter là băng đĩa, ổ cứng đã ghi hình cho xem là hết chối cãi :-)))))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn PNH đã cung cấp thêm thông tin để các bạn tham khảo.
      Từ lâu nay bu tui chưa đụng đến Bách khao tri thức đúng hơn là bây giờ mới nghe PNH nói... huhuhu

      Xóa
  3. Đúng là Trống đăng văn hay Nghiệt kính đài rất cần cho dân lành, giúp ngăn ngừa bọn ác nhơn đông đảo hiện nay bác Bụ ạ...

    Trả lờiXóa
  4. Cái này nghe hay ghê nha! Bác Toro NPK bình luận ngây thơ quá, nếu có cái "nghiệt kính đài" ấy, những ai vẫn còn chút tự hào rằng mình là "lành" thì nay... mất nốt, "nghiệt kính đài" soi mãi mà chẳng thấy người lành, vì lành đến như Đức Phật mà còn hiện lên chín vụ gớm ghê. Hic hic hic...

    Trả lờiXóa
  5. Bọn ác nhân hiện nay có lẽ phải cho chúng xơi kẹo đồng TORO ơi chứ kính cung không ăn thua rồi

    Trả lờiXóa
  6. Hôm nay sang thăm anh Bu được đọc thêm bài viết của anh nói về Kinh Chú Đại Bi cú giải thật hay !. Quả thật em là một phật tử thường hay tụng và nghe Kinh này , nhưng không tài nào có thể thuộc nỗi ! Thuộc chỉ được vài câu đầu là không tài nào ...có lẽ tâm của em chưa sáng và nghiệp chướng còn quá nặng nề nên không có đủ duyên để có thể thuộc được ...mẹ của em thường khuyên em nên cố gắng đọc hay tụng thường xuyên hai quyển Kinh : Kinh Phổ Môn và Chú Đại Bi để tâm có thể được nhẹ nhàng hơn ...em thật hư ...vào thời điểm này ...không biết lúc nào sẽ có thể đọc được bởi lẽ khi đọc hay tụng mà tâm không được an ...thì chẳng khác nào làm để lấy lệ ư ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tâm chưa an thì chỉ có cách HỈ XẢ nhiều nhiều thôi NT à như thế mới thuộc Chú đại bi được

      Xóa
    2. Huhu ...em đang cố gắng Hỉ Xả nè anh Bu ơi ...

      Cảm ơn anh đã có lời khuyên thật bổ ích anh Bu nhé !

      Xóa
    3. Cứ thêm một tuổi con người đi thêm một đoạn đến chỗ kết thúc.
      Vậy nên tạo ra cuộc sống thanh thản thoải mái để có TỊNH ĐỘ mỗi ngày.
      Còn khi nào cũng ưu tư lo lắng buồn phiền tức góp phần tự kết thúc sớm chính mình vậy

      Xóa
  7. Bạch sư phụ, chữ này bần tăng cũng chưa nghe, chưa thấy, chỉ nghe chữ "minh kính đài" trong bài kệ kể chuyện ngũ tổ Hoằng Nhẫn chuẩn bị truyền y bát và xuất hiện 2 bài của Huệ Năng và Thần Tú. Chuyện bạn Trần Luân mơ kính này đặt ở Hà Nội thì bác đã trả lời, HN chỉ mơ giá mà có mười mấy BÀ biết chuyện này, biết có cái kính này sẽ là điều tốt nhất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có kính này bán ở đâu thì phải tuyệt mạt với các bà Hồng Ngọc ơi
      Lộ ra thì đắt mấy các bà cũng mua hihihi

      Xóa
  8. Hè Hè Sỏi vừa nhìn thấy cái thẻ khách mời đi dự đại lễ phật đản ở chùa Bái Đính, Thẻ của nhân viên có chữ PHỤC VỤ thì không có cái mã vạch điện tử , còn thẻ khách mời có mã vạch để camera nhận diện anh là khách giả hay khách thật. Hóa ra NGHIỆT KÍNH ĐÀI chính là cái camera... Âm phủ mà công nghệ cũng hiện đại quá bác BU nhỉ!
    Thôi thế như bọn mình "Người trần mắt hột" cũng còn có hi vọng ở sự công bằng ... Nay mai bọn tham nhũng xuống âm phủ tha hồ mà khóc, tha hồ mà dãy dọn trong vạc dầu ...Hì!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kính này hiện đại hơn cả Camera nữa Hòn Sỏi ơi
      Bạn có đến dự lế Vesak ở chùa Bái Đính không
      Bu và bà xã đã đến đây một lần

      Xóa
  9. Em qua thăm bác Bu. Trong người còn vướng vất vì đợt ốm vừa xong nên hẹn lần sau vào đọc bài Nghiệt Kính Đài của bác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mong Yên Vũ chóng trở lại bình thường sau đợt ốm vừa qua
      Để làm nhiều thơ hay và chụp nhiều ánh đẹp

      Xóa
  10. Mộc ghé thăm anh, bài nầy Mộc chỉ đọc loáng thoáng thôi, không hiểu lắm nên không dám bình luận gì ạnh nhé, nhân đây Mộc kính mới anh ghé lại nhà Mộc xem bài BÁ ĐẠO LÀ GÌ ? và cho ý kiến anh nhé, Mộc biết anh rất rành vụ nầy mà. Thanh kiu anh Mộc zìa đây!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Mộc ghé thăm
      Bu tui sang đọc liền hihi

      Xóa
  11. Cháu thăm chú Bu, biết thêm được một loại kính nữa: Kính báo tội!
    Chắc sẽ có rất rất nhiều người sẽ sợ loại kính này, phải không chú Bu ơi?

    Trả lờiXóa
  12. Cảm ơn Chu Ngọc đã ghé thăm
    Quốc nạn tham nhũng là một bằng chứng chứng tỏ người ta không sợ bất cứ cái gì cả phải không??

    Trả lờiXóa
  13. Đã là người thì có lầm lỗi, nhưng nếu biết sửa thì quá tốt. Chỉ sợ tội lại chồng thêm tội...

    Trả lờiXóa
  14. Cám ơn bác Bu về câu chuyện!
    Có lẽ bây giờ người ta không tin, (hoặc ít người biết, ít người tin) có Nghiệt kính đài cho nên cái ác mới tràn lan chăng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có điều lạ thế này bác ạ
      Khoảng 95 % phật tử tin vào những gì kinh sách nói,( mà đức Phật nói đến 30 ngàn bài kinh chớ không ít.) Người ta tin có kính báo tội, có Tây phương cự lạc...nhưng vẫn đầy rẫy tham sân si.
      Bu thì cho tất cả địa ngục, ngạ quỷ, kính báo tôi, Tây phương lạc chỉ là mô hình hóa cái tâm của con người.
      Mà hình như bọn tội ác, bọn tham nhũng, không tin vào tôn giáo nào cả hay sao ấy???

      Xóa
    2. Cầu Tre cũng nghĩ như bác Bu ạ. Nghiệt kính đài chính là ở trong tâm thức mỗi người. Ở cõi sống, người tin thì nó hiện rõ, người không tin thì không hiện rõ.
      Còn khi thể xác đã tan biến hết đi, hết cả tham sân si, chỉ còn mỗi linh hồn thì gương ấy sẽ hiện lên mồn một, và người ta không thể không đối diện với nó, không thể trốn chạy khỏi nó.
      CT nghĩ gì nói vậy, mong bác bu đừng cười nhiều CT ạ. :)

      Xóa
    3. 1- Không hiểu sao không vào được blog CẦU TRE??
      2- Phật giáo nói không có linh hồn vĩnh cửu, vì có cái vĩnh cửu thì thuyết vô thường sụp đổ. Sau khi chết có thần thức thoát ra khỏi xác và nghiệp sẽ đưa thần thức đi đầu thai ở kiếp khác. Nghiệp là khả năng do chính con người lúc sống tạo ra....Cho nên chết không phải là hết.theo quan niệm của Phật giáo.

      Xóa
    4. Vâng, vậy có phải trước khi nghiệp đưa thần thức đi đầu thai thì nó phải tự đối diện với mình và nghiệt kính đài minh kính đài xuất hiện không ạ?!

      Xóa
    5. 1- Theo kinh chú đại bi thì: “Trong địa ngục có một đài gương báo tội gọi là NGHIỆT KÍNH ĐÀI. Nếu quý vị gây một nghiệp ác nào thì nghiệp ác ấy sẽ hiện rõ trong đài gương kia. Cũng giống như hình ảnh đang hiện ra trên màn ảnh xi nê vậy"
      Kính này hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Các vị quỷ thần trong địa ngục xem vào kính để đánh gái tội trạng của mỗi người khi xuống địa ngục.
      2- Một khái niệm khác trong Phật giáo là Nghiệp lực. Tạm xem nghiệp lực là phép công đại số âm và dương. Nếu kết quả dương (việc thiện) nhiều thì nghiệp lực mạnh, kết quả âm (việc ác) nhiều thì nghiệp lực yếu. Nghiệp lực cực mạnh sẽ dẫn thần thức giải thoát khỏi sinh lão bệnh tử tức khỏi luân hồi như đức Phật Thích ca. Nghiệp lực kém hơn thì đưa thần thức đầu thai vào kiếp người, kiếp A tu la, kiếp súc sinh hoặc ngạ quỷ... Nếu còn làm kiếp người thì còn khổ, còn luẩn quẩn trong vòng sinh lão bệnh tử, còn luân hồi. Đương nhiên muốn giải thoát thì phải chân tu....

      Xóa
  15. Ông chồng đế vào: Thì xử lý nội bộ mà em …

    Câu kết của bác Bu làm em nhớ tới hình thức xử lý nội bộ của trần gian mình. Cứ khi nào có tội là được kỷ luật bằng cách chuyển chỗ ngồi. Từ vị trí thấp lên vị trí cao hơn, cao mãi… cho đến khi thăng không nổi nữa thì thôi. YV em mà được như vầy thì chắc cố mà tạo ra tội chồng tội để được cam tâm tình nguyện chuyển chỗ ngồi cho đỡ mọi chân lại chẳng phải chịu trách nhiệm, hậu quả gì bác Bu nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất vui vì Yên Vũ là người đầu tiên quan tâm đến phần cuối bài viết, mà đó là điều bu tui muốn nói tới. Xử lý nội bộ không chỉ là luật pháp trần gian mà cả luật pháp nhà Phật nữa. Khi đọc Tây du kí ta thấy nhiều vật nuôi của các vị trong thiên triều ngọc hoàng trốn ra khỏi chuồng về trần gian tác oai tác quái. Đến chừng Tôn Ngộ không vạch trần tội ác phải đền tội thì các ông chủ trên trời xuống xin tha để xử lí nội bộ hihi hihihi

      Xóa
    2. Bác Bu nhắc làm YV em lại nhớ ngày nhỏ đọc Phong Thần. Truyện có nói đến hai phái Xiển giáo và Triệt giáo với sự phân biệt đối xử giữa người và thú, cách luận công, tội bất công bằng, chỉ dựa vào vấn đề "giai cấp" là chủ yếu.

      Rồi YV em miên man nghĩ tới nhiều vấn đề nổi cộm của lịch sử như chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai, chế độ diệt chủng Phôn Phốt, chủ nghĩa bài Do Thái và nạn diệt chủng người Do Thái.... Nguyên nhân là do đâu? Vì sao giữa những con người, giữa những dân tộc với nhau lại luôn có những mâu thuẫn, bài xích và muốn tiêu diệt lẫn nhau như vậy?

      Phải chăng nguyên nhân sâu xa, cơ bản nhất là quyền lợi kinh tế và mục đích duy nhất là lợi ích bá chủ khu vực, thế giới chứ không phải vì cái sĩ diện vỗ ngực xưng danh ta là số 1..

      Quay trở lại với hai phái Xiển giáo, Triệt giáo trên. Đơn giản mà nghĩ thì con người, thần tiên đại diện Xiển giáo kia luôn cho rằng mình là người tài giỏi nhất, khuynh loát được cả lịch sử thì chẳng dại gì, chẳng cam tâm để một loài thú nào đó hoặc một hạ nhân nào đó đứng đầu, dắt mũi mình. Muốn được ăn trên, ngồi trốc thì phải đè bẹp một lượng lớn "muông thú, hạ nhân" đã được thần tiên đánh đồng để chúng phục dịch mình chứ.

      Nhưng sự chèn ép thái quá của thần tiên khiến cho cuộc phân tranh giữa hai phái sẽ là mãi mãi vì "con giun xéo lắm cũng phải quằn" mà. Bác Bu nhỉ? :)

      Nghĩ sâu hơn một chút về cuộc phân tranh giữa hai phái Xiển và Triệt để thấy rằng... nguyên tắc vàng: Công bằng, bình đẳng có lẽ chỉ xảy ra ở thời nguyên thủy mà thôi. Đáng buồn là nước ta vẫn thường bị đánh đồng vào cái liên minh Triệt giáo kia và một cuộc phân tranh dù ở trên phương diện, hình thức nào cũng khó lòng mà chấm dứt được.

      Xóa
    3. 1- Nếu Yên Vũ đọc Phong thần diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết dựa trên quyển Vũ Vương phạt Trụ bình thoại in từ đời Nguyên, sách nói về sự suy thoái của nhà Thương để nhà Chu lên nắm quyền. Phong thần cực kì hấp dẫn vì nó xào xáo lịch sử với thần thoại huyền thoại lại làm một...
      2- Dù sách nói về Chu diệt Thương thì chung quy cũng là chuyện về con người với đầy đủ mọi cái hay cái dở của nó. Bu liên hệ với con người thời nay để thấy con người là một động vật quá thanh cao nhưng cũng quá bỉ ổi và tàn ác
      3- Các mâu thuần giữa con người đi đến đổ máu chung cục là
      - Mâu thuẩn giữa dân với các nhà cầm quyền tham nhũng bóp nghẹt tự do dân chủ: Ly bi, Xi ri, Ai cập
      - Mâu thuẩn tôn giáo và sắc tộc. Hồi giáo Xi ai và Hồi giáo Sun ni tiêu diệt nhau thấy rõ ở I rắc
      - Mâu thuẩn vì quyền lợi dân tộc đi đến táng tận lương tâm cướp nước đồng chí.
      Công sản Tàu đang từng bước xâm lược Việt Nam
      - ....
      Gói gọn các mâu thuẩn ấy lại và nói theo đạo Phật là CON NGƯỜI VÔ MINH. Thấy cái tôi quá lớn trong khi không hiểu được "Chư hành vô thường chư Pháp vô ngã"
      4- Thuyết vô ngã của đạo Phật mới nghe thấy lạ, vô lý nhưng nghĩ cho cùng không có gì sai. Có Bu không? có. Có Yên Vũ không? có, nhưng hai người có đó mà không thật có chỉ là quy ước thôi, tại sao vậy Tại vì vạn vật vô thường. Khi Yên vũ ngồi vào máy gõ cho bu đến khi gõ xong thì đã thành một Yên Vũ khác rồi, thậm chí khác rất xa Yên Vũ đầu tiên, và bu đây khi gõ xong mấy dòng này cũng đã có một bu khác rồi. Một dạo bu lên Thái Nguyên vào một nhà hàng uống bia, cô gái phục vụ đọc bu nghe hai câu lục bát mà bây giờ nghỉ lại thấy còn sợ cô ấy
      Thở ra chẳng hẹn thở vào
      Thở ra ta khác thở vào khác ta
      Đúng vậy, sau một nhịp thở thôi ta đã khác ta rồi. Nhà Phật tính ra trong một giây đồng hồ con người đổi thay tức chết đi sống lại tới 740.752 lần.. hehe.. thế thì ai là bu ai là Yên Vũ chỉ trong một giây thôi???
      5- Không có cái tôi với đầy đủ tự tính của nó nhưng người ta vẫn dùng mình làm chuẩn cho người khác, bắt kẻ khác theo mình mà không được thì giết nhau kể cả đưa vũ khi nguyên tử ra dọa nhau. Tham sân si dẫn tới vô minh dẫn tới tàn sát nhau là vậy đó.

      Xóa
    4. CT nghe hai người nói chuyện hay quá ngồi hóng giờ xinn phép được nói leo vài câu ạ 😊

      Xóa
  16. Nói vô ngã là nói ở vi mô còn nói hữu ngã là do nhìn ở tầm vĩ mô chăng. Một đằng là nhìn đối tượng chủ yếu trong quan hệ với chính nó và một trong quan hệ với cái bên ngoài không phải nó. Mà đâu là bên trong, bên ngoài, đâu là nó, đâu không phải là nó thì thấy rất rõ mà cũng có thể không thấy. VD nhhư có Bác. Bu có CT mà cũng không phải như bác Bu dẫn... Đến đây CT lại nghĩ tới ngài Anhxtanh ạ :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- VÔ NGÃ ( 無 我 ) mà bu diễn giải khi trả lời với Yên Vũ thuần túy của nhà Phật từ đó đã có cách nay 2500 năm, còn vi mô và vĩ mô là những từ xuất hiện sau năm 1932. Trong Hán Việt từ điển của ĐÀO DUY ANH xuất bản 1932 không có hai từ VĨ MÔ và VI MÔ. Về ý nghĩa lí thuyết cũng như thực tiễn không thể quan niệm VÔ NGÃ là nói VI MÔ còn nói hữu ngã là do nhìn ở tầm VĨ Mô được.
      2- Từ điển tiếng Việt bộ mới định nghĩa vĩ mô và vi mô như sau
      * VĨ MÔ: Đối tượng có quy mô lớn, được coi là cao nhất trong hệ thống, phân biệt với vi mô
      * VI MÔ: Đối tượng có quy mô nhỏ được coi là thấp nhất trong hệ thống, phân biệt với vĩ mô
      3- Khi diễn giải vô ngã với Yên Vũ là bu chỉ nói theo cách mình hiểu, còn nói theo từ điển Phật học thì dài hơn. Bu chép lại một phần định nghĩa của từ điển để Cầu Tre tham khảo (chép hết quá dài và không cần thiết)
      VÔ NGÃ ( 無 vô : không, 我 ngã : tôi ) Là một giáo pháp cơ bản của đạo Phật cho rằng không có một ngã, một cái gì trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong sự vật. Theo đạo Phật cái ngã, cái "tôi" cũng chỉ là một tập hợp của "năm nhóm" tức ngũ uẩn, luôn luôn thay đổi, mất mát, và vì vậy "tôi" chỉ là một sự giả hợp gắn liền với cái khổ....sự ràng buộc vào một cái ta là nguồn gốc mọi khổ đau, phải phá bỏ vô minh đó mới đạt giải thoát
      4- Trong định nghĩa này có nói đến ngũ uẩn, nó là 5 nhóm tạo thành con người với toàn bộ thân tâm, ngoài ngũ uẩn ra không có cái gì gọi là cái "ta" .
      Ngũ uẩn gồm:
      - Sắc: chỉ thân và 6 giác quan
      -Thọ: là cảm giác
      - Tưởng: nhận biết được thế giới khách quan
      - Hành : ham muốn hoặc ghen ghét
      - Thức: hiểu biết, phân biệt sự vật
      Thọ tưởng hành thức là những cái trừu tượng không sờ mó nắm bắt được.
      Chỉ có sắc là thân xác cụ thể, sắc gồm: Đất, Nước, Gió, Lửa
      Đất là xương thịt
      Nước là máu và các chất lỏng
      Gió là hơi thở
      Lửa là nhiệt độ (thân nhiệt)
      Đất nước gió lửa trong con người luôn biến động. Thọ tưởng hành thức biến động
      Vậy con người ta là một thực thể thay đổi trong từng giây. Bu tui gõ xong mấy chữ này khác quá xa với bu khi bắt đầu mở máy ra... trong một giây đồng hồ con người đổi thay tức chết đi sống lại tới 740.752 lần là vậy
      Vì bạn CẦU TRE quan tâm đến VÔ NGÃ thì bu nói thêm chớ không thể nói hết trong trả lời này. Mong có dịp nói nơi khác và lúc khác vậy.

      Xóa
    2. Chào anh Bu!
      Hôm nay ghé thăm anh, mạo muội còm một chút. Vẫn biết kiến thức anh sâu rộng nhưng với cửa từ thì cho TT nêu vài ý hoàn toàn cá nhân (không thuộc kinh điển).
      Vô ngã không phải là không có cái tôi. Nếu ngã chân thật thì bất biến, hằng còn lại phạm vào ý niệm vô giác vô tri, nếu ngã mà biến dịch thì không có tự tánh, đồng với lông rùa sừng thỏ. Thế nên Thế tôn dựng lập tâm để thay cho từ chân ngã.
      Vô ngã là lìa ngã - phi ngã (ta và cái không ta), vô ngã là nghĩa "ưng vô sở trụ"
      Bài viết trên của anh TT đọc rất kỹ và cảm ơn anh cho biết cái màn hình máy tính ở điện Diêm la một cái tên có lịch sử rõ ràng.
      Kính chúc anh vui khỏe.

      Xóa
    3. Ở trên bu tui giải thích hai chữ Vô ngã 無 vô : không, 我 ngã : tôi Còn định nghĩa nó theo phật giáo lại khác " Là một giáo pháp cơ bản của đạo Phật cho rằng không có một ngã, một cái gì trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong sự vật. Theo đạo Phật cái ngã, cái "tôi" cũng chỉ là một tập hợp của "năm nhóm" tức ngũ uẩn, luôn luôn thay đổi, mất mát, và vì vậy "tôi" chỉ là một sự giả hợp gắn liền với cái khổ....sự ràng buộc vào một cái ta là nguồn gốc mọi khổ đau, phải phá bỏ vô minh đó mới đạt giải thoát" (Từ điển Phật học của Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách)

      Xóa
  17. CT cám ơn bác Bu đã khai sáng cho CT. Mong rằng CT sẽ được bác Bu và mọi người tiếp tục chỉ giáo ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi phương châm của bu biết thưa thốt không biết dựa cột nghe
      Mấy chữ bí hiêm SMS của bạn khai sáng bu viết Nghiệt kính đài liên quan Chú đại bi
      Vậy thì thì bu tui mới được khái sáng chớ

      Xóa
  18. Cảm ơn bác Bu đã trả lời YV khúc triết, thấu đáo và chí lý.
    Em rất thích câu: nói theo đạo Phật là CON NGƯỜI VÔ MINH.
    Em thấy đạo phật nhắc tới Vô Minh và tấm màn vô minh của loài người.
    Em lại liên tưởng đến học thuyết The veil of ignorance của John Rawls. (Trang viết về học thuyết Tấm rèm vô minh của John Rawls: http://hammeringshield.wordpress.com/2013/03/04/903/).
    Em cũng chỉ biết sơ qua về học thuyết này, còn đạo phật thực sự em chưa dành thời gian tìm hiểu nên không biết gì.
    Em muốn hỏi rằng, có điều gì liên hệ giữa Vô Minh trong phật giáo và Vô Minh trong học thuyết của John Rawls. Sự giống và khác nhau cũng như tính kế thừa của học thuyết trên đối với ý nghĩa của khái niệm vô minh trong đạo phật?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Bu tui chưa có dịp tìm hiểu học thuyết Tấm rèm vô minh của John Rawls nên không thể so sánh như bạn đề nghị. Hiện Yên Vũ đã có biết sơ qua về thuyết đó thì bu chỉ nói thêm khái niệm vô minh của đạo Phật để bạn tự so sánh lấy. Như vậy bạn sẽ hiểu sơ bộ vô minh của nhà Phật mà bu thì không mất thì giờ tìm hiểu thuyết của ông John Rawls .
      2- Vô minh ( 無 明 ) theo nghĩa từ điển Hán Việt là không sáng, tức u ám, tối tăm.
      Trong Phật giáo vô minh chỉ sự u mê không thấu hiểu được ba giáo pháp quan trọng là: Tứ diệu đế, Tam bảo, và nguyên lý Nghiệp
      - Tứ diệu đế là bốn chân lí cao cả gồm: a) Khổ đế: chân lí về sự khổ, b)Tập khổ đế: chân lí về sự phát sinh của khổ, c) Diệt khổ đế: Chân lí về diệt khổ, d) Đạo đế: chân lí về con đường diệt khổ. (ngài Đạt Lai Lạt Ma XIV có viết quyển TỨ DIỆU ĐẾ song ngữ Anh Việt dày 375 trang, ở đây bu cực kì vắn tắt)
      - Tam bảo: Là ba cơ sở chính của Phật giáo gồm a) Phật, b) Pháp , c) Tăng
      Phật: Bậc giác ngộ. Pháp: Giáo pháp của bậc giác ngộ. Tăng: Những người xuất gia tu hành
      - Nghiệp: là “hành động” (ngoặc kép ý rằng gần đúng vì quá khó gải thích). Nghiệp là khái niệm vô cùng quan trọng trong đạo Phật, dùng chỉ quy luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả. Theo đạo Phật mỗi tác động (nghiệp) dưới một điều kiện nhất định sẽ tạo thành một quả. Một khi quả đó chín sẽ rơi trở lại người tạo ra nó. Muốn thành quả, một nghiệp phải là tốt (thiện) hay xấu (bất thiện). Lưu ý: Tác động (nghiệp) phải do cố ý. Vì sự cố ý đó, một nghiệp để lại một dấu vết nơi tâm thức của người tạo nghiệp, và tâm thức đó sẽ hướng theo sự tạo tác của chính mình. Thời gian để một quả chín muồi có thể kéo dài rất lâu và chính nó tác động lên sự tái sinh và làm loài hữu tình, trong đó có con người cứ lưu mãi trong luân hồi.
      Một nghiệp được gây ra hoặc bằng một hành động thuộc thân, thuộc tâm hay ngôn ngữ. (thân, ý , khẩu) Như thế khi người ta cố ý làm cái gì thì đã tạo ra nghiệp, không nhất thiết việc làm đó có xảy ra hay không. Chính tư tưởng đã tạo ra nghiệp. Một hành động sẽ không gây nghiệp nếu nó hành động mà không xuất phát từ tham sân si. Một nghiệp tốt có thể có thể mang lại kết quả tốt trong một sự tái sinh. Tạo nghiệp tốt không có nghĩa nghĩa chấm dứt tái sinh. Muốn thoát khỏi luân hồi con người phải từ bỏ nghiệp tốt lẫn xấu. Nghiệp làm con người tái sinh trong một cuộc đời, một hoàn cảnh nhất định, nhưng hành động con người trong một cuộc đời đó vẫn có tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người. Nghiệp là một khái niệm khó hiểu bạn nên đọc nhiều sách Phật giáo trong đó coa quyển Tu cho sạch nghiệp của Hòa thượng Thích Thanh Từ”

      Xóa
    2. Trong comment trên bác Bu có nhắc đến Tam bảo, với giải thích theo như sách vở Phật giáo: Tam bảo: Là ba cơ sở chính của Phật giáo gồm a) Phật, b) Pháp , c) Tăng
      Phật: Bậc giác ngộ. Pháp: Giáo pháp của bậc giác ngộ. Tăng: Những người xuất gia tu hành.

      Tam bảo là 3 cơ sở chính của Phật giáo, điều này không sai, Tam bảo là 3 thứ báu trong Đạo Phật, cũng rất đúng. Nhưng có phải Phật giáo chỉ có Tam bảo đó? Thế còn "Chúng sanh?" (không phải Phật, không phải Pháp, cũng không phải kẻ xuất gia), Chúng sanh có phải là "Bảo" không? Hay chỉ là một thứ u mê không đáng được nhắc đến? Khi có câu nói này được cho là của Đức Phật "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". "Phật sẽ thành", chúng sanh chính là Phật của tương lai.

      Nhà thơ (Nguyễn Đức Sơn) có mấy câu thơ: "Nếu không có quỷ ma/ Khó bề thấy được Phật". Điều này có vô lý không? hay xem ra rất hữu lý. Không có Vô minh, làm sao có Giác ngộ? Cho nên nếu nói Niết bàn, Cõi trời Đao Lợi, chốn Cực Lạc... là thiêng liêng, thì Mười tám tầng Địa ngục, Ngục A tỳ, Cõi Vô minh... cũng thiêng liêng không kém..

      Mạo muội góp vui với bác Bu :-)))

      Xóa
    3. Bạn PNH à
      Không có chúng sinh vô minh thì không có Thích ca, cũng như không có dương thì không có âm...âm dương hài hòa thì xã hội mới thái bình được

      Xóa
    4. Cho nên Phật giáo (Đông phương) nói "Vô ngã", tôi nói theo nghĩa đơn giản nhất bác Bu đã viết bên trên VÔ NGÃ ( 無 vô : không, 我 ngã : tôi ), thông điệp của Đông phương bác bỏ cái Tôi (Ta) ban đầu, để tìm đến một cái Ta vĩnh hằng về sau. Trong khi phương Tây nói "Be yourself", hãy là Ta. Hãy là chính Mình. Người phương Tây không đi đường vòng như người phương Đông. Mỗi một "phương" sẽ tìm được con đường cho bản thân mình... :-)))

      Xóa
  19. Em cảm ơn bác Bu đã trả lời comment rất nhanh chóng. Để em từ từ vừa đọc vừa suy ngẫm. Chứ em không có thông tuệ lắm nên chưa thể hiểu ngay được những gì bác Bu viết. :)

    Trả lờiXóa
  20. Làm ác cho lắm vào, rồi niệm Chú Đại Bi, mọi tội lỗi xóa sạch, quỷ sứ cũng phải cúi đầu... Ôi trời 1 nói thế thì cứ việc ngày làm ác thoải mái, đêm về lôi Chú Đại Bi ra niệm, vậy là xong . Vậy niệm thế để làm gì ? hy vọng là trong Chú ấy có phần nào ghi chú câu : khi niệm Chú mà tâm không tịnh thì không thể nào niệm được không chú Bu hén ? chớ ác quá sao tâm an nỗi.
    Em thì không biết một chút xíu gì về đạo Phật, và cũng không có đạo. Nhưng có những cái ...thấy nó lẩn quẩn sao á.
    Em ví dụ nha. Em nghe có câu " ác giả ác báo ". mình gây tội với ai đó, thì chết xong, đầu thai phải chịu bị người ta trừng phạt, trả tội cho những gì mình đã gây với họ. Và em lại thắc mắc, nếu vậy, khi họ làm điều ác dí ta ở kiếp này, có phải họ cũng đang gây tội, để rồi kiếp sau lại trả ? cứ thế thi đến bao giờ hết ? Oan oan tương báo đến khi nào mới dứt.
    Và đúng là nhẹ tênh và bỏ lửng như câu kết, rầm rộ thế cuối cùng vẫn là " xử lý nội bộ mà em ". Làm em nhớ xem phim Tề Thiên. Yêu quái xuống trần gian quậy toàn là ...của nhà trời. bị túm đầu thì...tự dưng có thần tiên xuất hiện nhận hàng, rồi hốt mang dzìa trời để " dạy bảo lại ". Vậy là xong. Còn như yêu quái mà có xuất thân từ trần thế, đến như Tề Thiên cũng từ đá mà ra, lên trời quậy có một phát, là trời làm ầm ĩ, lôi hàng ngàn thiên binh thiên tướng, rồi...phạt nằm đưới núi đè 500 năm chưa đủ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CÓ KHI NÀO có cái còm rất hay chứng tỏ bạn đọc khá kỹ., bu tui cảm ơn nhiều
      Mấy lần sang đọc Có Khi nào và để lại nhận xét nhưng chủ nhà bận nhiều việc quá không đọc đến ....

      Xóa
    2. Ý, chú Bu nói thía làm em hoảng hồn chạy dô liền nè.
      Thiệt lòng là em buổi sáng, khoảng từ 5- 6 giờ sáng là thời gian vào blog. Nghía nhà em một chút, rồi tranh thủ chạy sang thăm nhà mọi người. Mà đọc bài ở nhà các chú, các anh chị bè bạn thì hay đọc ...lâu, nhiều khi, ngó nhà bạn còn nhiều hơn nhà mình nữa. Với lại có 1 mình, em cũng bận công việc cty, rồi con cái, thêm một dạo em bị thất tình mặt buồn như hủ mít luôn ... Nên em nhiều khi trả lời hơi chậm các comment của mọi người. Nhưng mà, nhận xét nào em cũng đọc và yêu quý chúng. bởi vì, các chú, các anh chị, các bạn có quý, có nghĩ tới mình thì người ta mới đến nhà đọc và để lại cho em lời chia sẻ. Thú thiệt là nhiều khi em hổng thấy mọi người, em cũng buồn, cũng nhớ muốn chít chớ bộ !

      Em xin lỗi nếu việc em trả lời còm mừ chậm làm chú Bu hổng được vui. chú Bu đừng giận em nghen ! Thành thật xin lỗi thiệt mà. Chú bu đừng giận em nữa nha ! Nha chú !!!!!!!

      Xóa
    3. Giận thì nhà thơ không làm thơ cho mà đọc, buồn lắm....
      không dại gì đi giận thi sĩ tài năng như Có Khi Nào

      Xóa
    4. Hi hi..Giờ mới biết có cách xưng hô: chú và em..nghe thiệt là dễ thương Thùy ui! Em làm chị ấm ức quá chừng nha..Chắc chắn là chú Bu ưu tiên em hơn chị rùi..hì hì..

      Xóa
    5. Ngoài bắc người ta gọi bác xưng em mà, chú thì còn là đàn em của bác
      Chú bu không ưu tiên Võ Đan Thùy đâu mà cô ấy sáng kiến ra thế. Nghe dễ thương thật sao, thế mà chú không để ý... hihi

      Xóa
  21. Trang sang thăm anh Bulukhin Nguyễn...em rất vui gặp lại anh...chúc anh cùng gia đình luôn hạnh phúc....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ khi Zahu sập tiệm nay mới gặp lại cái ava tuyết trang xinh đẹp...
      Cám ơn sự ghé thăm của bạn, hẹn gặp nhau nhiều nhiều nhé

      Xóa