Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

CÁNH CỬA KHÔNG BAO GIỜ MỞ





 Chụp lại minh họa của Đỗ Trung Quân


Tác giả: Thiệu Bảo Kiện (Trung Quốc)

Dịch giả: Thái Nguyễn Bạch Liên

(theo Độc Giả Văn Trích )


Thị trấn cổ Giang Nam có một chung cư bình thường của chín hộ mà ngày ngày người cư trú gặp nhau ngoài sân hoặc bên giếng nước trong vườn. Ngôi nhà họ ở cũng cổ xưa, kiểu dáng hầu như nguyên trạng không mấy đổi thay, có chăng là đồ gia dụng và đồ trang trí nội thất ít nhiều được cách tân mới mẻ. Trong số họ có hai hộ độc thân, một người đàn ông, một người đàn bà, hai căn phòng liền vách.

- Chào, người đàn ông độc thân họ Đặng vấn an người đàn bà quá thì Tuyết Nga mỗi buổi sáng đi ra khỏi nhà.

- Đi à? Chị đáp lại cộc lốc và quay ngoắt với bước chân không hề đổi thay nhanh hay chậm.

    Không biết bao nhiêu lần rồi, người chung cư gặp chị và chỉ nghe một điệp khúc khô khan, vô tình như vậy. Người ta thở dài chán ngán.

Chị họ Phan, Phan Tuyết Nga, cũng phải ngoài bốn mươi rồi, dáng người mảnh khảnh, mong manh, khuôn mặt thon thả, làn da trắng mịn, mặt mũi đoan chính, ăn vận nhã nhặn mà vẫn hợp thời. Chị làm việc ở một cửa hàng bán hoa tươi trên phố Tây Giao. Láng giềng không ai biết vì sao người đàn bà đoan trang nhường ấy mà vẫn ở một mình. Người ta chỉ biết chị có quyền yêu, được yêu mà chưa một lần hôn thú ở cái chung cư nghèo nàn này.

   Còn người đàn ông, anh dọn đến sau chị phải đến năm năm. Anh là họa công cho một rạp chiếu bong, tài nghệ không mấy tiếng tăm, nhưng được cái tận tụy và cẩn thận. Mới bốn lăm bốn sáu gì đó mà trông như ông già tóc bạc luôn luôn rối bời như thể hiếm khi gội chải, lưng đã chớm còng và gầy gò, gầy từ khuôn mặt đến bờ vai và cả bạn tay nữa, duy chỉ có đôi mắt thì luôn luôn rực lên một khát vọng của tuổi trẻ mà thôi.

   Mỗi lần đi làm về anh đều mang theo một bó hoa, khi thì mai quế hoặc tường vi, lúc thì hải đường hoặc mai vàng. Mùa nào thức ấy quanh quẩn tứ thời, cái lọ thủy tinh màu lam trong suốt của anh không khi nào vắng hoa. Anh không quen rong chơi la cà nên xong việc ở sở là về nhà ngay và gần như cấm cung trong căn hộ của mình. Thỉnh thoảng người ta thấy anh ra giếng giặt giũ quần áo, rửa chén bát và lọ hoa. Mỗi lần rửa xong lọ hoa anh múc nước trong ở giếng lên, rót vào lọ, rồi cẩn thận ôm lọ quý về phòng.

    Nói là hai căn hộ liền vách , nhưng giữa chúng là một bức tường dày, mỗi phòng là một thế giới riêng. Phòng của anh bài trí giản đơn với giá sách làm bằng tre, trúc, cao đến đầu người kê cạnh giường ngủ. Trên giá sách là vị trí vĩnh cửu không xe dịch cảu lọ hoa. Còn lại là các bức họa  do anh vẽ hoặc của người khác vẽ, cái treo, cái gác, cái tựa, bề bộn bụi bặm, ngổn ngang và thiếu hẳn sự sắp đặt của bàn tay phụ nữ. Ngược lại lọ hoa thì gia chủ chăm nom tỉ mỉ, không một hạt bụi bám bên ngoài, không một giọt nước thiếu bên trong, và không một bông hoa nào khô héo.

    Người chung cư mong sao có một bận anh về với bó hoa tươi, và chị sẽ bước ra nghênh tiếp đón nhận. Nhưng kì tích ấy đã không bao giờ diễn ra, người chung cư đã không bao giờ nhìn thấy, và họ chỉ còn biết thương cảm cho hai người đang sống cô đơn.

   Một buổi sáng mùa thu, mưa mịt mùng. Người đàn ông cầm dù và như thường nhật chào Phan Tuyết Nga, rồi cũng như thường nhật lại nhận lời đáp “đi à?” , rồi người đàn bà trương dù lao nhanh vào rừng mưa.

    Chiều tối, mưa tạnh, chị đi làm về và không gặp anh ấy nữa. Người ta trên rạp chiếu bóng hớt hải chạy xuống báo tin buồn:  Đặng Nhược Khuê - tên của anh - đang vẽ thì loạn nhịp tim, ngả lăn xuống sàn nhà, đồng nghiệp đưa anh ấy đến y viện thì cũng là lúc anh lịm dần và cuối cùng vĩnh biệt mọi người về nơi thiên cổ. Dân chung cư khóc thương và đôi mắt người đàn bà họ Phan ấy cũng đỏ ngầu.

   Từng vòng hoa, vòng hoa được đưa đến đặt bên linh cửu của anh. Người ta thấy một vòng hoa lớn nhất được kết bằng  nhiều loại hoa tươi, những loài hoa mà sinh thời anh mang về chung cư sau mỗi bận tan sở. Đó là vòng hoa của chị lặng lẽ hiến dâng anh, không hề có một dòng liễn viếng vắt chéo ngang.

   Sân nhà chung cứ vắng bóng người đàn ông bất hạnh tự nhiên trở nên trống vắng lạ thường. Vài ngày sau người đàn bà cũng bỏ chung cư mà đi, đi vội vàng, đường đột và không một lời  từ biệt. Dân chung cứ dọn lại căn phòng của anh, người ta ngạc nhiên thấy trong bộn bề tranh ảnh bụi bặm, chỉ duy nhất còn lại lọ hoa là sáng long lanh, lam biêng biếc và một bó bạch cúc vẫn trắng, vẫn tươi như vừa mới hái cắm vào đó.

   Khi dọn đến giá sách thì ôi chao một cánh cửa, một cánh cửa màu đỏ sậm với nắm kéo màu vàng đồng thông sang nhà chị ấy. À ra thế, những gì mà dân chung cứ từng thông cảm  với người đàn ông xấu số thì giờ đây trở thành phẩn nộ, sự phẩn nộ không nên lời và cũng không lời nào tả nổi.

   Nhưng cũng nhanh như khi người chung cứ nhìn thấy cánh cửa, họ kéo nắm khóa vì muốn minh chứng cho sự ngạc nhiên à ra thế thì ôi chao đó chỉ là một bức họa - một tác phẩm bằng phẳng dán trên tường.

    Một cánh cửa không bao không bao giờ mở được. 

40 nhận xét:

  1. Văn học của Trung Quốc là như thế, sâu lắng, súc tích, và nhân bản... thực là suy nghĩ của những người có văn hóa.
    Khác hẳn với ngôn ngữ của giới cầm quyền...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nhận xét đúng, Thơ và Văn xuôi Tàu có trước ta rất lâu.
      với những thành tựu vô cùng rực rỡ

      Xóa
  2. Tự dưng em tiếc.... Đáng ra phải là ô cửa mở thì...
    Có lẽ, làm được gì cho lòng thanh thản thì làm, đừng im lặng như một thói quen, để rồi. cái hạnh phúc đơn giản là được sẻ chia cứ trôi tuột qua hồi nào không biết.
    Buồn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh chàng Đặng Nhược Khuê tự ti quá mặc cảm quá ...cô Phan Tuyết Nga cũng im lặng quá nên cả hai đành đau khổ vĩnh biệt nhau

      Xóa
  3. Một cánh cửa không bao giờ mở được!
    Một cái kết không có hậu, nhưng là cái kết được mong đợi hơn điều ngược lại! chí ít là cháu nghĩ như thế!
    Câu chuyện này nhắc cháu nhớ tới "Chiếc lá cuối cùng"(O.Hen ry). Người họa sĩ già để lại tác phẩm cuối cùng trên tường, và ra đi vĩnh viễn, nhưng chiếc lá của ông đã kéo cô hoa sĩ trẻ trở lại với cuộc sống..Còn ở đây, cánh cửa đã âm thầm được vẽ trên tường, nó thể hiện mong đợi, khát khao thầm lặng của tác giả..Đáng tiếc là nó không bao giờ mở được! ..Buồn chú nhỉ!
    Chiều an lành chú nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái kết không có hậu nhưng cảnh báo mọi người đừng quá kép kín, sống với nhau cởi mở thân ái hơn...

      Xóa
  4. Câu chuyện thật nhẹ nhàng nhưng cho người đọc được yêu thương.
    Cảm ơn Bu.


    Bu sửa dấu phẩy và ct cho đoạn "làm bằng tre, trúc cao đến đầu người kê cạnh giường ngủ. Trên giá sách là vị trí vĩnh cửu không xe dịch cảu lọ hoa."
    Chúc các bạn vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Vâng, câu chuyện ít nhân vật,súc tích, ngắn gọn mà đầy ắp tính nhân văn
      2- Cảm ơn phát hiện của bạn, bu đã thêm dấu phấy sau chữ trúc

      Xóa
  5. Đây cũng là một truyện được viết theo lối chuyện kể, nhưng có điều là người đọc dễ dàng nhận ra sự sắp đặt của tác giả trong đó.

    Truyện của O. Henry cũng là những truyện sắp đặt, nhưng ở tần số khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đương nhiên tác phẩm văn chương nào cũng chỉ là chuyện kể, nhưng tác giả thực hiện việc kể ấy theo những phương pháp khác nhau. Như trong truyện này thì là phương pháp "người vô hình kể chuyện". Người vô hình này không xâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật, mà chỉ kể về sự kiện và mô tả không gian xảy ra sự kiện, nhưng vẫn không "thờ ơ" được hoàn toàn như đáng lẽ cách quan sát từ xa xa của họ cần như thế, mà thỉnh thoảng vẫn "đặt tên" cho cảm xúc của nhân vật và khi kể chuyện vẫn thốt ra vài từ cảm thán như "ôi chao". Đây là "sự sắp đặt bối rối".

      Ở truyện của O. Henry, người kể chuyện vừa là "người vô hình" vừa là "người biết tuốt". Những người đọc từng trải không khó khăn lắm để cảm thấy sự chênh lệch của truyện với đời sống thực, tức là dấu vết của sự sắp đặt không cần phải che giấu. Nhưng người kể chuyện này xâm nhập vào đời sống nội tâm nhân vật, thêu dệt nên những diễn biến tâm hồn họ, tuy rất đẹp nhưng độc giả vẫn nhận ra "đường kim mũi chỉ". Dù là "thêu dệt", nhưng giá trị những tác phẩm của O. Henry là nó tuyệt đẹp.

      Xóa
    2. Một chuyện kể làm rung động lòng người, làm cho con người yêu cuộc sống, yêu thương nghau, sống tốt hơn lên, được gọi là truyện ngắn văn học, gọi tắt là truyện ngắn. Đương nhiên sách vở báo chí vẫn có những chuyện ngắn dở..có chuyện mà không có văn.
      Truyện ngắn là gì? Từ điển Văn học nói kỹ rồi nhắc lại dài dòng lắm hihi

      Xóa
  6. Câu chuyện nghe sao buồn và đầy xúc cảm ...xúc cảm giữa hai tâm hồn ...có lẽ họ đã nghĩ về nhau trong thầm lặng , thế nhưng giữa họ vẫn là một khoảng cách mà cả hai đã không thể nào mở ra được ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng như bạn nói hai người này là hai thế giới khép kín không đến với nhau được, nỗi niềm của họ phải mang về thế giới bên kia

      Xóa
  7. Cả câu chuyện là ngan ngát những hương yêu thầm lặng.

    Trả lờiXóa
  8. Ghé thăm chị Gio gặp bác Bu bên đó.Mong bác chóng khỏe !Tuần nhẹ nhàng với hai bác .........!

    Trả lờiXóa
  9. Đọc mãi thì thấy BL là một dịch giả có tâm hồn rất thoát. Khoáng đạt và nhẹ. Dịch văn tàu rất cần điều ấy. Mà có được và làm chủ hồn văn sẽ rất trôi chảy, khi đã gọi là dịch thuật cần lắm tài năng. Giá như BL bạn anh thoát cả được dùng một số phương ngữ thì tròn trĩnh.
    Nội dung (cốt chuyện) đẹp theo cái đẹp kinh điển, tình nghệ sỹ thì phải thế...Ly kì và khó có thực tế. Đọc nhẹ nhàng và dễ chia sẻ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạch Liên dich rất nhiều, một thời là dich giả có uy tín của Thanh niên nguyệt san và Kiến thức ngày nay. Tiếc là bạn ấy ra đi sớm quá...

      Xóa
  10. "Khi dọn đến giá sách thì ôi chao một cánh cửa, một cánh cửa màu đỏ sậm với nắm kéo màu vàng đồng thông sang nhà chị ấy. À ra thế, những gì mà dân chung cứ từng thông cảm với người đàn ông xấu số thì giờ đây trở thành phẩn nộ, sự phẩn nộ không nên lời và cũng không lời nào tả nổi.
    Nhưng cũng nhanh như khi người chung cứ nhìn thấy cánh cửa, họ kéo nắm khóa vì muốn minh chứng cho sự ngạc nhiên à ra thế thì ôi chao đó chỉ là một bức họa - một tác phẩm bằng phẳng dán trên tường... Một cánh cửa không bao không bao giờ mở được"
    Nghe nói là truyện ngắn TQ mười mấy năm gần đây đổ lại - hay lắm, mình có đọc truyện 'Khuya này anh không về' , truyện này, v.v..., thấy hay thiệt! Thân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã sang đọc bu
      Truyện Tàu từ xưa đến nay vẫn có nhiều tác phẩm hay
      Tàu đã có hai nhà văn được giải Nobel ấy là Mạc Ngôn và Cao Hành Kiện

      Xóa
  11. Câu truyện đầy tính nhân văn và ý nghĩa, cánh cửa vẽ như nỗi khát khao, dày vò. đau đáu... Giá như nó được mở, thì có lẽ sẽ có một kết thúc tốt đẹp hơn anh nhỉ?
    Em sang thăm chúc anh luôn vui và mạnh khỏe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu chuyện hay ở chỗ nói lên được nỗi khát khao tột cùng của con người và nỗi đau tột cùng của họ

      Xóa
  12. Thời gian không chờ đợi... Hãy cởi mở lòng mình.
    Truyện sâu lắng quá anh Bu ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải cởi mở đừng khép kín quá phải không TORO

      Xóa
  13. Có phải trong lòng mỗi người đều có một vài cánh cửa ko mở!?

    Trả lờiXóa
  14. Cả tuần nay không thấy chú! Có việc gì vậy chú Bu ơi?mong sao mọi điều an lành luôn bên chú, chú Bu nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sức khỏe có phần trục trặc nay tàm tạm rồi Chu Ngọc ạ

      Xóa
  15. Một cánh cửa ... giả nhưng sâu thẳm!

    Trả lờiXóa
  16. -Đời lá cũng như đời người qua bốn cái quy luật sinh trụ hoại diệt... (Bulukhin)
    -Ôi, bạn Bu à, mình bị mất trí nhớ nặng vì nhiều lý do (xem entry 585), lúc đi tắm (mới vừa xong), mình cố gắng nhớ 4 chữ mà bạn nói, nhưng chỉ nhớ được có 2 chữ 'trụ và hoại' à, rồi nhớ chữ 'thành’, tắm xong, mình vào xem lại: té ra là không phải, hi…
    v..v…
    ...Đó là chưa kể nhân vật Yến Nam Thiên (truyện 'Giang hồ thập ác', Cổ Long), nhờ bị Thập Đại Ác Nhân hành hạ và phế bỏ hoàn toàn võ công, mà ông đã luyện được đến tầng thứ 10, hihi...
    Cám ơn bạn Bu, mình buôn dưa lê tí cho vui, chúc bạn tối vui và nhớ xem trận Brazil - Chile nhé, thân.
    (Bạn xem chi tiết trả lời trên của mình trong entry 586 nhé, tối nay mình sẽ ‘mở cánh cửa’ Kinh Dịch và trả lời bạn)

    Trả lờiXóa
  17. Mỗi người chỉ cần một cánh cửa đóng lại cũng đủ theo mãi trăm năm. Và mong trăm năm sau không còn người không biết mở cửa nữa nha đời.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra mỗi người vẫn đang có cánh cửa không bao giờ mở với người khác....

      Xóa
  18. Nghe câu "đi à" của chị Phạm Tuyết Nga nó lạnh lùng, băng giá quá, câu chuyện quá hay và thật buồn cho một kết cục không có hậu.

    Lâu lắm mới vào đây, chúc hai bác luôn sức khỏe và tràn đầy niềm vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy Thu Thuy xuất hiện bu tui thiệt mừng
      Mời sang đọc Đoạn trường ...khai sinh và cho nhận xét

      Xóa
  19. Thăm bác Bu.Bác Bu à, Mụ lém mới đọc MA CHIẾN HỮU hay thật hay, xúc động lắm lắm .Sao có dạo họ mắng ầm ầm nhà văn vì truyện ấy hả bác , em thật chả hiểu

    Trả lờiXóa
  20. lâu mới sang thăm bạn
    cánh cửa không bao giờ mở...
    em ở trong ấy ngục tình giam em
    ................
    chúc vui nhiều
    hẹn gặp cùng chia sẻ

    Trả lờiXóa