Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

PHONG NHA LÀ GÌ ?

Bến thuyền đi động Phong Nha

Thạch nhũ động Tiên Sơn

Thạch nhũ hình tháp Chàm (động Phong Nha)

Thạch nhũ hình Phật Bà (động Phong Nha)

Thạch nhũ Tóc Tiên (động Phong Nha)

Suối nước Moọc  động Phong Nha



1- Muốn biết vẻ đẹp kỳ ảo của động Phong Nha, các bạn hỏi bác Google sẽ biết được ngay. Bài này bu chỉ quan tâm đến tên gọi Phong Nha, điều mà không phải ai cũng nói đúng, kể cả nhân viên hướng dẫn du lịch. Phong Nha là một từ Hán Việt, thông thường người ta vẫn nghĩ phong là gió (phong thủy, phong ba) nha là răng (nha khoa, nha sĩ). Thực ra, chữ Hán có tới 17 chữ phong và 9 chữ nha, vậy nếu cứ  ghép phong là gió với nha thì chỉ là một phương án lựa chọn trong nhiều cách lựa chọn khác. Có lần một khách ngoại quốc bất thần hỏi người hướng dẫn du lịch Phong Nha là gì, anh này nghĩ nha là gia (nhà) nói trại đi nên giải thích “Phong Nha is the house of wind” (nhà gió). Một nhân viên hướng dẫn khác có đọc sách nói về thắng cảnh Việt Nam, bảo rằng phong là gió, nha là nhũ đá từ trên cao tỏa xuống chi chít như những chiếc răng, vậy “Phong Nha is tooth of wind” (răng gió). Có người đọc tiểu thuyết “Phong nhũ phì đồn” (mông to vú nẩy) của Mạc Ngôn lại suy ra Phong Nha là “vú gió”, hihihi

2- Như đã nói, Phong Nha là từ Hán Việt, vậy muốn biết nghĩa Phong Nha phải xét tự dạng của nó trong sách chữ Hán xưa nhất. Tìm trong “Ô CHÂU CẬN LỤC” là cuốn sách địa chí viết về dãi đất từ Quảng Bình đến bắc Quảng Nam của Dương Văn An ra đời từ 1555 được gọi là xưa lắm. Tiếc thay,  trong đó cụ Dương Văn An gọi động Phong Nha là ….động Chân Linh!! Phải đến 221 năm sau (1776) Lê Quý Đôn mới viết hai chữ Phong Nha trong sách  PHỦ BIÊN TẠP LỤC. Sách này nguyên chữ Hán, do nxb Khoa học xã hội ấn hành 1977 (1). Ở trang 83 ông viết “Châu nam Bố Chính (có) hai tổng. (riêng) Tổng Trứ Lễ 17 xã, 7 phường, 6 trang: …Gia lộc nội,  gia lộc ngoại, Câu hợp, Kim sơn, Phong nha, Gia chiêu….”. May thay, học giả Phan Thuận An là người đã tiếp cận với sách PHỦ BIÊN TẠP LỤC bằng chữ Hán. Ông cho hay hai chữ Phong Nha ở sách này có tự dạng: 衙. Trong đó  Phong  là đỉnh núi () còn nha () là nha môn. Sau này, các sách Đồng Khánh Địa dư chí lược (1888), Đồng Khánh Ngự lãm Địa dư chí đồ (in ở Tokyo 1943, tập hạ, huyện Bố Trạch), Đại Nam Nhất thống chí (1909, quyển 8, tỉnh Quảng Bình) thì tự dạng Phong Nha viết như PHỦ BIÊN TẠP LỤC của Lê Quý Đôn, (tức phong (): đỉnh núi, nha (): nha môn). Riêng chữ nha (衙) từ điển Khang Hy giải  thích : “Phàm bài liệt thành hàng hữu tự nha tham giả giai viết nha” (phàm những gì sắp xếp thành hàng trông giống như các quan lại sắp hàng ở nha môn đều gọi là nha)

3- Một điều lý thú là trong từ điển Từ Nguyên có dẫn ra một câu thơ của Trần Tạo, một thi sỹ đời Tống sống cách nay khoảng 800 năm. “Cao sơn như thọ chúng  phong nha” (Đỉnh núi cao xếp đều đặn thành từng dãy như các quan đứng sắp hàng để nhận lệnh thượng cấp). Nhà thơ đời Tống làm thơ theo cảm hứng, hoàn toàn không vì một địa danh nào . Thực ra, bên Tàu không có nơi nào gọi là Phong Nha.  Bởi vậy Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình là địa danh độc nhất vô nhị vậy.
    Cũng theo PHỦ BIÊN TẠP LỤC của Lê Quý Đôn thì Phong Nha là tên một trang ở miền núi tương đương đơn vị làng ở miền xuôi. Các nhà nghiên cứu người Pháp như Buoffier (1930), Antoie và Michel (1932) , Madeleine Colani (1936) kết luận Phong nha vốn là tên làng, mới được dùng đặt tên cho động sớm nhất khoảng năm 1920.
    Du khách đứng trên cầu Xuân Sơn nhìn về thượng nguồn sông Son sẽ thấy vô vàn đỉnh núi đá vôi nhấp nhô như vô tận.  Nơi ấy tàng chứa hàng trăm hang động nổi tiếng thế giới như  Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường, Sơn Đoòng…Tạo hóa xếp hàng các đỉnh núi ở đây đợi chờ tổ chức Liên Hiệp Quốc từ hàng trăm triệu năm nay, mãi đến thế kỷ 21 mới được  UNEXCO xưng tụng và cấp chứng chỉ “Phong Nha kẻ Bàng di sản Thiên nhiên thế giới”.  

------------------------------------------------------
(1)Do các ông Đổ Mộng Khương, Nguyễn Trọng Hân, Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch. Đào Duy Anh hiệu đính


61 nhận xét:

  1. Em có lên Phong Nha rồi, dưng máy dỏm quá, tay máy kém, không chụp được vẻ đẹp của nó. Và thiệt lòng là em thấy ở ngoài nó cũng không đẹp như trong ảnh.
    Đọc bài chú Bu, em mới biết những ý nghĩa xung quanh cái tên Phong Nha. dù là do người ta tự suy diễn, nhưng cũng góp phần làm phong phú thêm câu chuyện xung quanh về nơi này.
    thăm chú Bu chút, em dìa. Cả nhà mình vui khỏe chú nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngoài động Phong Nha còn rất nhiều động tuyệt vời nữa, chuẩn máy ảnh tốt đi lại làn nữa CKN ơi

      Xóa
  2. Bài viết của bác Bu mở ra những suy nghĩ hay đây. Theo entry trích dẫn sách Ô Châu Cận Lục thì tên đất Phong Nha với tự dạng chữ Hán 峰 衙 (trang Phong Nha - làng Phong Nha), ít nhất đã có từ khi sách ra đời (1555), sau đó đã được chép lại trong Phủ biên tạp lục, Đại Nam nhất thống chí... Trong đó Phong là đỉnh núi (峰) còn nha (衙) là nha môn, không liên quan gì đến phong là gió và nha là răng. Tên "động Phong Nha" ngày xưa gọi là "động Chân Linh", và chỉ mới được gọi gần đây, sớm nhất là 1920.

    Như vậy nghĩa của "Phong Nha" (tên đất - trang Phong Nha), hiểu theo tự dạng là "những đỉnh núi sắp hàng nhấp nhô trông như những nha môn". Tuy không giải thích trực tiếp, nhưng cũng có thể hiểu ý bác Bu là tên "động Phong Nha" (mới gọi sớm nhất 1920), cũng đồng nghĩa với cách giải thích của tên đất Phong Nha.

    Đến đây tôi có một vài băn khoăn muốn hỏi bác Bu:

    1- Về tên đất Phong Nha (trang Phong Nha - làng Phong Nha), trong sách xưa tự dạng chữ Hán viết là 峰 衙 thì chắc chắn có ý nghĩa như bác Bu đã giải thích (phong là đỉnh núi, nha là nha môn), không thể giải thích theo phong là gió, nha là răng. Điều này thì hoàn toàn đồng ý với bác Bu.

    2- Nhưng đến tên "động Phong Nha" (tên động ngày nay được gọi từ khoảng 1920, xưa gọi là động Chân Linh), thì chữ "Phong Nha" này có sách nào viết tự dạng là 峰 衙, như tên đất Phong Nha hay không? Hay chỉ được viết bằng quốc ngữ?

    Đặt câu hỏi như vậy vì tôi cũng có những suy nghĩ:

    Khi đọc Đại Nam Nhất Thống Chí (bản của NXB Lao Động & TT Văn hóa Đông Tây-2012). Tôi thấy chép nơi mục nói về các động ở Quảng Bình:
    - Động chùa: ở phía Tây huyện Bố Trạch 41 dặm, thuộc trang Phong Nha...
    - Động Chân Linh: ở phía Tây huyện Minh Chính 11 dặm, thuộc địa phận xã Lệ Sơn Thượng...
    Ô Châu cận lục chép: động này ở nguồn Chân Linh châu Bố Chính...

    Như vậy động Chân Linh mà ngày nay đuọc gọi là động Phong Nha không ở trên đất (trang) Phong Nha xưa. Trang Phong Nha là nơi có Động chùa ở huyện Bố Trạch, trong khi động Chân Linh (động Phong Nha ngày nay) ở huyện Minh Chính.

    Ngày nay đúng là có nhiều người hiểu và giải thích chữ Phong Nha là gió và răng, gió thổi qua hang động giữa những thạch nhũ trông như những chiếc răng. Khi tôi đến và đứng trong hang động Phong Nha thì tôi cảm thấy cách giải thích này rõ ràng cũng có cái lý của nó. Nhà văn Sơn Nam trong một quyển sách của ông cũng đã nghiêng về cách giải thích này. Trang Wikipedia cũng nêu hết ý nghĩa của các cách giải thích, và chỉ nêu chứ không nghiêng về cách giải thích nào.

    Tôi nghĩ nếu phải hướng dẫn du khách, người hướng dẫn viên du lịch khi đến động Phong Nha nên nêu hết những cách giải thích về ý nghĩa của chữ Phong Nha cho du khách nắm, nếu chưa có một cách giải thích được công nhận là chính xác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Để trả lời câu hỏi rất hay của PNH bu tui sẽ post bài "Xin đừng nhầm động Phong Nha đã từng có tên Chân Linh" dài khoảng 4 trang bu viết cách nay 10 năm đã từng đăng trên một số báo và tạp chí...bu đang biên tập lại cho hợp với bạn đọc blog
      2- Cho đến nay chưa ai biết cái làng Phong Nha được đặt tên ấy từ bao giờ. Chỉ biết rằng thời ông Dương Văn An (1514-1591) chưa có tên Phong Nha. Có lẽ Lê Quý Đôn (1726-1784) là người đầu tiên viết chữ Phong Nha lên giấy sau khi Phong Nha được đặt cho tên làng. Người ta lấy tên làng đặt cho tên động vào khoảng 1920 khi người Pháp đến nghiên cứu Phong Nha. Trước đó vua Minh Mạng có sắc phong cho thành hoàng động, và động được gọi là động Thầy Tiên.

      Xóa
    2. Tôi chờ bài "Xin đừng nhầm động Phong Nha đã từng có tên Chân Linh" mà bác Bu sẽ biên tập lại, để được hiểu rõ thêm.

      Xin có một thiển ý về entry bác Bu viết bên trên. Thực ra thì không mấy người biết PHONG NHA với nghĩa PHONG là đỉnh núi, NHA là nha môn, trong tên gọi của trang Phong Nha. Mà đại đa số người Việt hiểu PHONG NHA là gió và răng, trong tên gọi động Phong Nha. Tôi cũng là một trong những người hiểu như thế, tuy tôi cũng biết qua sách vở tên "trang Phong Nha" mà Phủ Biên Tạp Lục đã ghi thì chữ PHONG là đỉnh núi và chữ NHA là nha môn.

      Trong entry bác Bu có viết "nếu cứ ghép phong là gió với nha là răng để chỉ tên động Phong Nha là tùy tiện và võ đoán". Tôi có thể khẳng định với bác Bu khi tôi hiểu như thế, hoàn toàn không tùy tiện và võ đoán, bởi những lý lẽ sau:

      Một trong nguyên tắc đầu tiên của môn Địa danh học, tên địa danh được đặt dựa trên đặc điểm của chính bản thân đối tượng được đặt tên (như hình thể, địa thế khu vực theo thiên nhiên, hoặc nơi đó có cây cối đặc trưng...). Chẳng hạn miền Nam ở Vũng Tàu nơi bác Bu tên Vũng Tàu có nghĩa là cái vũng, cái vụng cho tàu bè trú ngụ. Núi Lớn, núi Nhỏ là hình thể của núi, Bãi Trước, Bãi Sau là vị trí của bãi... Tên Ngã ba Cây Thị thì ở nơi Ngã ba đó có trồng hàng cây thị...

      Sông Hương ở Huế, có người giải thích tên đặt là do ngày xưa nước sông có mùi hương thơm của một loài cỏ "thạch xương bồ" gì đó có ở thượng nguồn. Đúng hay sai chưa rõ nhưng cách giải thích nghe cũng có lý của nó. Sông Nhật Lệ ở Quảng Bình, thì có giải thích Nhật là mặt trời, Lệ tráng lệ, huy hoàng. Bình minh ở Đồng Hới tôi ra sông Nhật Lệ ngắm mặt trời mọc, ánh mặt trời sớm mai chiếu rọi trên dòng sông, mới thấy cách giải thích hoàn toàn có lý.

      Ngay cả tên PHONG NHA (trang Phong Nha, làng, thôn Phong Nha), viết PHONG là đỉnh núi, NHA là nha môn, cũng là dựa trên hình thể bác Bu đã giải thích trong entry "Du khách đứng trên cầu Xuân Sơn nhìn về thượng nguồn sông Son sẽ thấy vô vàn đỉnh núi đá vôi nhấp nhô như vô tận". Chữ PHONG NHA trong "trang PHONG NHA" giải thích như thế là hợp lý. Hợp với nguyên tắc đặt tên Địa danh.

      Nhưng đến chữ PHONG NHA trong "động PHONG NHA", thì ý nghĩa của PHONG là Gió và NHA là răng lại hoàn toàn phù hợp. Ai đã từng đến động Phong Nha thì ấn tượng lớn nhất không thể quên là đứng ở trong động nghe gió thổi ù ù, và nhìn những thạch nhũ từ trên xuống, từ dưới mọc lên trông như những chiếc răng nanh, chẳng có tí tẹo nào ý nghĩa đỉnh núi và nha môn cả. Như vậy hiểu Phong là Gió và Nha là Răng là hoàn toàn hợp lý, hợp với cả nguyên tắc đặt Địa danh của ông cha ta ngày trước.

      Nói như thế tôi không có ý khẳng định suy nghĩ của rất nhiều người Việt Nam về ý nghĩa của tên Phong Nha trong động Phong Nha là Đúng, mà chỉ muốn nói những suy nghĩ ấy là hoàn toàn có lý, chứ không "tùy tiện và võ đoán" như bác đã khẳng định.

      Hì hì!

      Xóa
    3. 1- Trước hết phải hiểu Phong Nha là từ Hán Việt
      2- Và phải hiểu thêm rằng chhữ Hán có ít nhất 17 chữ phong và 9 chữ nha
      3- Khi muốn hiểu phong nha là gì thì người ta xem trong sử sách ông cha đã gọi nó là gì??? Với người viết là bu tin vào phong là đỉnh núi, nha là nha môn như ông Phan Thuân An đã mục sở thị bản chữ Hán của Lê Quý Đôn. Đương nhiên người viết là bu tin vào ông Lê Quý Đôn. Chắc chắn LQĐ cũng ghi lại cái tên đã có trước đó.
      4- Nếu dùng PBTL làm chuẩn thì ghép "gíó răng" là võ đoán, tùy tiện.
      5- Mọi người có cách nhìn sự vật theo cách nghĩ của mình, theo nền tảng văn hóa của mình. Tại động Phong Nha đã có chuyện: Khi người thuyết minh bảo một khối thạch nhũ là tóc tiên thì ông dân chài Bảo Ninh cãi đó là đầu con tôm hùm, anh nông dân vùng Lương Yến khẳng định đó là trái mướp đắng (khổ qua)
      ...

      Xóa
    4. Nói thêm
      - Tóc tiên là do cơ quan du lịch QB đặt ra
      - Phong Nhà là cuộc họp các vị quan nhà trời là do người xưa đặt ra và ông LQĐ ghi lại. Ông này chúa hay cãi nhưng không thấy ông ta phán gì.
      - bạn PNH và nhiều người khác có quyền không chấp nhận người xưa chứ sao.

      Xóa
    5. 1- Trước hết phải hiểu Phong Nha là từ Hán Việt
      2- Và phải hiểu thêm rằng chữ Hán có ít nhất 17 chữ phong và 9 chữ nha
      3- Khi muốn hiểu phong nha là gì thì người ta xem trong sử sách ông cha đã gọi nó là gì??? Với người viết là bu tin vào phong là đỉnh núi, nha là nha môn như ông Phan Thuân An đã mục sở thị bản chữ Hán của Lê Quý Đôn. Đương nhiên người viết là bu tin vào ông Lê Quý Đôn. Chắc chắn LQĐ cũng ghi lại cái tên đã có trước đó.
      4- Nếu dùng PBTL làm chuẩn thì ghép "gíó răng" là võ đoán, tùy tiện.

      1-/ Bác Bu nói như trên là rất đúng, nhưng bác có một nhầm lẫn trong cách đặt câu hỏi ở tựa entry và cách trả lời như trên. Tựa entry là câu hỏi "PHONG NHA LÀ GÌ?", một câu hỏi về "chữ nghĩa" chung chung thì tôi sẽ trả lời PHONG NHA là từ Hán-Việt, gồm 2 chữ PHONG và NHA ghép lại, chữ PHONG trong tiếng Hán co đến 17 chữ, chữ Nha 12 chữ (Từ điển Hán-Việt của Nguyễn Tôn Nhan), với nhiều nghĩa khác nhau, chứ không nói PHONG là Gió và Nha là Răng, hoặc nói PHONG là Đỉnh núi, NHA là Nha môn..

      Nhưng tiếp sau đó bác viết ngay về "Động PHONG NHA", và cách trả lời của ý nghĩa từ PHONG NHA của các hướng dẫn viên du lịch trong "Động PHONG NHA", rồi từ cách KHÔNG xét đó là cách giải thích của PHONG NHA trong "Động PHONG NHA", bác Bu lại quay về câu hỏi chữ nghĩa PHONG NHA chung chung của tựa entry, và ý nghĩa của chữ PHONG NHA trong sách của Lê Quý Đôn và cách mà ông PTA đã giải thích trong "Trang PHONG NHA", có tự dang chữ Hán PHONG là đỉnh núi và NHA là Nha môn để nói cách hiểu PHONG là Gió và NHA là Răng là "võ đoán tùy tiện".

      2-/ "bạn PNH và nhiều người khác có quyền không chấp nhận người xưa chứ sao.". Cái này bác Bu cũng nhầm nữa, trong những cái còm bên trên, tôi hoàn toàn chấp nhận cách giải thích của người xưa với "Trang PHONG NHA" mà bác đã viết trong entry, nhưng chỉ không chấp nhận cách bác nêu vấn đề như bác Bu đã viết.

      Những lầm lẫn ngay từ cách đặt vấn đề, cách giải thích của bác Bu là ở chỗ đó.

      Xóa
    6. 5- Mọi người có cách nhìn sự vật theo cách nghĩ của mình, theo nền tảng văn hóa của mình. Tại động Phong Nha đã có chuyện: Khi người thuyết minh bảo một khối thạch nhũ là tóc tiên thì ông dân chài Bảo Ninh cãi đó là đầu con tôm hùm, anh nông dân vùng Lương Yến khẳng định đó là trái mướp đắng (khổ qua).

      Với câu còm như trên của bác Bu, thì chính bác đã khẳng định chỉ với một khối thạch nhũ "tóc tiên" mà đã có nhiều người hiểu khác nhau, huống chi đây là 2 địa danh có vị trí cách nhau (tuy cùng ở QB), tên gọi lại được đặt thời gian khác nhau. Địa thế, hình dáng 2 nơi hoàn toàn khác, và áp cách gọi và hiểu của một nơi này cho nơi kia, rồi khẳng định như thế là "võ đoán và tùy tiện", thì thật là không đúng tí nào, hì hì!

      Xóa

      Xóa
    7. 1- Bu đã nói phải có cái làm chuân (như chính bạn thường dùng các từ điẻn để làm chuẩn khi giải thích một số từ ngữ.)..trong trường hợp này bu tui dùng PBTL của LQĐ do nhà Huế học Phan Thuận An dẫn ra. để làm chuẩn. Ngoài chuẩn đó ra thì những cách giải thích khác là tùy tiện vỏ đoán
      2- Lâu nay người thuyết minh du lịch vẫn gọi khối thạch nhũ ( như hình trên) là tóc tiên bỏ ngoài tai ai đó bảo đầu tôm hùm hay mướp đắng. Cái chuẩn của người thuyết minh là sở văn hóa, hợp với suy nghĩ của nhiều người
      3- Phong nhà là gì? Bu theo PBTL (được PTA giới thiệu) bảo là cuộc họp của các quan. PNH theo chuẩn riêng của mình là gió qua kẻ răng. Câu hỏi có hai cách trả lời ..Tuy trả lời khác nhau đó là sự thường vậy..

      Xóa
    8. Lần nữa tôi lại phải quay lại về "Cách đặt vấn đề" của bác Bu. "Chuẩn" của từ PHONG NHA mà bác Bu muốn giải thích là PHONG NHA nào? PHONG NHA nói chung của từ ngữ (gồm 17 chữ PHONG, 9, hoặc 12 chữ NHA), hay chuẩn của PHONG NHA trong Trang PHONG NHA của LQĐ và PTA? Hay chuẩn của PHONG NHA trong Động PHONG NHA như nhiều người (trong đó có tôi đã hiểu)? Bác cứ lấy cái "Chuẩn" này để giải thích cho cái chuẩn kia, rồi kết luận cái mà người khác đang giải thích ở cái chuẩn kia là "võ đoán và tùy tiện" là không đúng.

      Tôi xin nhắc lại lần nữa là tôi hoàn toàn đồng ý với bác Bu ở cách giải thích PHONG là Đỉnh núi và NHA là Nha môn theo LQĐ và PTA, trong cách giải thích PHONG NHA của Trang PHONG NHA (làng, thôn PHONG NHA). Chứ nếu bác chỉ tách ra riêng chữ PHONG NHA là gì? (từ ngữ PHONG NHA đứng độc lập), thì tôi sẽ trả lời như thế này:

      1/ PHONG NHA, từ ngữ nói chung, là từ Hán-Việt, chữ PHONG gồm 17 chữ, chữ NHA gồm 12 chữ (theo Từ điển Hán-Việt của Nguyễn Tôn Nhan).

      2/ PHONG NHA trong Trang PHONG NHA, trích dẫn theo Phủ Biên Tạp Lục của LQĐ, và giải thích của PTA, thì chữ PHONG nghĩa là Đỉnh núi, NHA là Nha môn là "cuộc họp của các quan" như bác Bu đã giải thích.

      3/ PHONG NHA trong Động PHONG NHA, được nhiều người hiểu Phong là Gió và NHA là Răng, bởi khi đứng trong Động PHONG NHA ta cảm thấy ấn tượng với tiếng gió thổi ù ù, và những thạch nhũ trong hang trông như những chiếc răng.

      Đấy là cách trả lời chính xác cho từ ngữ PHONG NHA nói chung, chứ cứ đặt ra câu hỏi như thế, rồi gắng chỉ chọn một cách trả lời rồi áp cho cái khác thì rõ ràng không đúng chút nào cả..

      Và "Câu hỏi có hai cách trả lời ..Tuy trả lời khác nhau đó là sự thường vậy..". Bác Bu đã nói như thế sao cứ cố "Ngoài chuẩn đó ra thì những cách giải thích khác là tùy tiện vỏ đoán" vậy? (chuẩn giải thích theo MỘT cách, PHONG là Đỉnh núi, Nha là Nha môn, trong Trang PHONG NHA của LQĐ và PTA).

      Cuối cùng thì tôi muốn nói, cuộc "tranh luận" cũng là vui chơi, tôi không hề có ý muốn nói cách hiểu PHONG NHA trong Động PHONG NHA là Gió và Răng như tôi và nhiều người khác hiểu là đúng, mà chỉ muốn nêu tại sao người ta lại hiểu như thế, hoàn toàn có lý do và cách giải thích nghiêm túc.

      Tôi vẫn chờ để xem cách giải thích tên của Động PHONG NHA (có sau)_là được lấy từ tên của Trang PHNG NHA (có trước, cách nhau cả trăm năm), nếu giải thích có căn cứ xác đáng thì tôi sẵn sàng chấp nhận (tuy vẫn thích hiểu theo cách của mình và nhiều người). Hì hì!

      Xóa
    9. Để cho những người quan niệm phong là gió nha là răng không thấy mình tùy tiện và vỏ đoán bu tui đã chữa lại bài viết ......

      Xóa
    10. Hì hì, cám ơn bác Bu...

      Đã lỡ bàn đến đây tôi xin mần tiếp một cái còm nữa, lần này sẽ đứng "cửa giữa" bàn về cả 2 cách giải thích về chữ PHONG NHA của tên gọi Động PHONG NHA. Một là PHONG NHA được giải thích và nhiều người hiểu là Gió và Răng, hai là PHONG NHA được chuyển từ tên gọi Trang PHONG NHA, được giải thích và hiểu là Đỉnh núi và Nha môn như trong PBTL của LQĐ và giải thích của PTA. Còn mấy cách giải thích vớ vẩn của mấy ông làm du lịch là Nhà Gió, hay phì nhũ phì mông gì đó thì đáng được tặng mấy chữ "tùy tiện và võ đoán" của bác Bu.

      Mấy ông làm du lịch VN thường ăn nói linh tinh, tấu hài cho du khách nghe là chính. Hồi năm trước tôi đi Thái Lan (theo tour của một Cty du lịch lớn nhất TP.HCM), khi đi thăm cơ sở Yến sào trên đất Thái, ông HDV giải thích cho du khách nghe chữ "sào" trong yến sào là... những cái cây sào tre để mấy người lấy tổ yến buộc làm thang bắc lên vách núi lấy tổ yến. Thật ngán.

      Trang PHONG NHA hay Động PHONG NHA đều là địa danh, cho nên tôi sẽ giải thích theo môn Địa danh học (theo sách Địa danh học Việt Nam của PGS. TS. Lê Trung Hoa, NXB KHOA HỌC XÃ HỘI - 2011).

      Có hai phương thức đặt địa danh Việt Nam: trong đó mỗi phương thức chia thành nhiều phương thức nhỏ, tôi chỉ lấy phương thức liên quan.

      A/- Phương thức tự tạo: được dùng để đặt tên cho rất nhiều địa danh trên cả nước, dựa vào các đặc điểm của chính bản thân của đối tượng để đặt tên: như hình dáng, đặc của điểm thiên nhiên, kích thước (to, nhỏ), vị thế. các loại cây cỏ có ở nơi đó... Chẳng hạn hòn Phụ Tử, hòn Gà Chọi, hòn Vọng Phu, kênh Tẻ (hình dáng, đặc điểm của thiên nhiên), núi Lớn, núi Nhỏ... (kích thước), Vườn Chuối, Vườn Xoài, Vườn Lài, hẻm Cây Điệp, Ngã ba Cây Thị, Ngã ba Hàng Xanh (đúng là Hàng Sanh, cây Sanh, cây Si, tên cây đặc trưng hay có nhiều ở địa danh)...

      B/- Phương thức chuyển hóa: là phương thức lấy tên của một địa danh được đặt trước chuyển thành tên cho địa danh được đặt sau: ở Sài Gòn có những tên như: Cầu Kiệu được chuyển từ tên Xóm Kiệu (xóm cạnh đó chuyên trồng Kiệu), chợ Cầu Ông Lãnh được chuyển từ tên cầu Ông Lãnh kế đó (cầu do ông Lãnh binh tên Thăng xây dựng). Chợ Ông Ta được chuyển từ tên Ngã ba Ông Tạ gần đó. Chợ Sài Gòn, cầu Sài Gòn nằm trong TP. Sài Gòn trước kia được chuyển từ tên TP. Sài Gòn.

      Lưu ý là theo phương thức chuyển hóa từ tên địa danh gốc sang thành tên địa danh mới, hai địa danh đó thường ở gần kề bên nhau, hoặc địa danh này nằm trong địa danh kia.

      Kết luận:

      1/- Tên Động PHONG NHA được giải thích là Gió và Răng, là được đặt theo phương thức A của môn Địa danh học, lấy đặc điểm thiên nhiên của chính bán thân của Động như tiếng gió thổi, hình dáng của thạch nhũ trông như những chiếc răng.

      2/- Tên Động PHONG NHA được giải thích là lấy từ tên Trang PHONG NHA (PHONG NHA trong Trang PHONG NHA có nghĩa là Đỉnh núi và Nha môn), là được đặt theo phương thức chuyển hóa B của môn Địa danh học, lấy tên một Địa danh đã có trước để đặt tên cho một địa danh khác.

      Như vậy: nếu tôi là hướng dẫn viên du lịch dắt khách đến Đông PHONG NHA tôi sẽ nói cho khách nghe cả hai cách giải thích về tên Động PHONG NHA như trên, và hy vọng khách sẽ hài lòng.


      Xóa
    11. Nếu người làm du lịch có hiểu biết va có văn hóa thì phải thuyết minh làm như bạn nói.
      Khổ thay một số du khách thấy thạch nhũ tròn tròn to to nằm ngổn ngang thì thích gọi là phong nhũ phì đồn (vú to mông nở) đúng là chín người mười ý...

      Xóa
    12. Hihi, bác Bu làm tôi nhớ đến một câu viết của nhà phê bình Vương Trí Nhàn "Tôi nghiệp dư, anh nghiệp dư, nó nghiệp dư". Người hướng dẫn du lịch nghiệp dư, khách du lịch nghiệp dư, những người làm du lịch nghiệp dư nên mọi việc nó đâm thế, và không chỉ có ở ngành du lịch, Giao thông, Y tế, Thương mại, Kỹ nghệ, Giáo dục, Nông nghiệp... Hay nói đúng ra là cả một xã hội nghiệp dư. Hôm nọ xem tivi thấy BT Nông thôn nói chuyện, ông ấy nói về quả vải, vải được mùa, ê hề, thì người nông dân... ê chề vì bán lỗ, bao nhiêu năm rồi cứ lập đi lập lại. Nhưng những người có trách nhiệm của ngành Nông nghiệp bao nhiêu đời cũng chẳng làm được gì ra hồn để cứu người dân, tất cả chỉ là "đang nghiên cứu" phương án. Cũng y như tình hình đất nước bây giờ, hằng ngày ngư dân, tàu chấp pháp khốn đốn (hơn 2 tháng rồi), mà vẫn cứ loay hoay tìm phương án đối phó, chuẩn bị hồ sơ... Huhu!

      Xóa
    13. Lỗi hệ thống
      botay.com

      Xóa
  3. Nhân đây tôi viết thêm về chữ Nha 牙 (răng). Trong sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn (quyển 2 trang 167, NXB Văn Hóa Thông Tin-1995) có viết:

    Đời gần đây lại gọi phủ đình (chỗ công đường) là "nha". Chữ "Nha" vốn viết 牙 (nha là răng) rồi viết sai ra 衙 (nha là dinh thự của quan).
    Thiên Kỳ Phủ trong Kinh Thi có câu: Dư vương chi trảo nha (予 王 之 爪 牙). Nghĩa là: Chúng tôi là quân dũng mãnh (nanh vuốt) của vua. Cho nên lá cờ to ở truốc chỗ đóng quân gọi là "nha kỳ".

    Trong Từ điển Hán-Việt trích dẫn (trên mạng) có giải thích chữ 牙 nha: nghĩa thứ 1 là răng... nghĩa thứ 4 (danh từ) là sở quan, nơi làm việc của quan chức. Như: nha môn 牙門 nha sở.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu đã vào trang 167 tập II sách VĐLN của LQĐ và thấy bạn phát hiện đúng.
      Rất nhiều từ điển ngày nay có ghi nghĩa bộ nha (牙) là nơi quan chức làm việc nhưng xếp vào nghĩa thứ tư, nghĩa thứ nhất vẫn là răng, ngà voi. Chữ nha.衙 này nghĩa thứ nhất vẫn là nơi quan chức làm việc cho dù ông LQĐ bảo là sai.

      Ngày nay chúng ta tra chữ HỒ (trong Hồ Chí Minh) phải vào bộ nhục trong khi đó bà Hồ Xuân Hương gọi họ Hồ của mình là Cổ nguyệt đường chớ không phỉa cổ nhục đường ..

      Xóa
  4. Em chỉ nghe tên thôi, chứ cũng chưa bao giờ đi cả, giờ đọc bài viết này bên nhà anh, thấy hiểu biết thêm về một địa danh.. cảm ơn anh, chúc anh ngày nhiều vui vẻ nha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người đẹp nên vi hành một chuyến để xác nhận thiên đường là có thật

      Xóa
  5. Giáo cũng chỉ nghe nói đến Phong Nha trên các phương tiện truyền thông chứ chưa thực địa. Nhưng quả là nó đẹp thật với cảnh núi rừng trùng điệp hoang sơ. Nhưng Giáo ko thích bố trí đèn màu trong các nhủ đá, nó làm mất vẻ đẹp tự nhiên, có vẻ màu mè. Nếu ko đủ sáng, chỉ nên đặt đèn có tia sáng trắng bình thường, để thấy được màu sắc tự nhiên của thạch nhủ thì hay hơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. giao lang nhận xét rất đúng những người làm du lịch ở đây không đủ hiểu biết như vậy nên da xuyên tạc mất vẻ đẹp thật của nhũ đá.....
      Bạn nên đi một chuyến để mục sở thị Di sản thiên nhiên thế giới của nước nhà

      Xóa
  6. Chú đến Phong Nha nhiều lần chưa? Động này cháu tổ chức cho HS đi tham quan một số lần rồi..HS hỏi cháu cũng chỉ giải thích về tên động đại loại như giải nghĩa từ Hán Việt vậy thôi! Hôm nay sang chú, được khai sáng thêm nhiều..
    Chú khỏe và vui nhé chú Bu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước đây chú là cán bộ kỹ thuật đảm bảo giao thông đường Nguyễn Văn Trỗi qua bến phà Phong Nha. Chú ở một năm bên bờ bắc đối diện động Phong Nha . Sau khi động Phong Nha trở thành di sản thiên nhiên thế giới chú thường dẫn bạn bè ngoài bắc vào trong nam ra đến thăm động Phong Nha không dưới 10 lần

      Xóa
  7. Chịu Ông Bu. không uổng công tầm văn trích cú...Tôi đã tới Phong nha từ thời dấu phà cho bến Xuân sơn, sau cũng thăm thú đôi ba lần. Ấn tượng chữ Phong đậm nét, ví cứ đến hang là có gió ù ù . Còn chữ nha thì chẳng để ý. biết đâu đây là nơi cất dấu nha phiến thì sao? Hi ...Hi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ thấy Nguyen Huu Toan là vui lắm.
      Như vậy động Phong Nha là kỷ niệm sâu sắc của SONG TOÀN rồi
      Mời bạn và PO vào Vũng Tàu để thêm kỉ niệm tuổi già ..

      Xóa
  8. Ôi chời ơi ..động Phong Nha đẹp tuyệt vời dưới ống kính của anh Bu đó cơ !!!! Em chưa đến động này bao giờ ...bây giờ được anh Bu giới thiệu , quả thật đẹp quá chừng luôn !!!

    Ở bên đây , du khách có xuống thăm hang động thì lại bị cấm chụp ảnh , quay phim ...làm cho em hỏng có hứng thú chút nào á ....

    Cảm ơn anh Bu đã giới thiệu một danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của đất nước mình ! Thích thật anh Bu ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bên Tây không cho chụp ảnh hang động là vì sao nhỉ
      Bạn về Quảng Bình tha hồ chụp hang động, chỉ sợ có một số hang không đủ sức mà trèo lên thôi

      Xóa
    2. Dạ , em cũng không hiểu tại sao nữa ? Du lịch tham quan mà hổng được đề lại một kỷ niệm nào cho chuyến tham quan đó , hổng thú vị chút nào anh hén ?

      VN mình ở miền Tây chắc cũng có nhiều hang động phải không anh Bu nhỉ ?

      Xóa
    3. Chứng tỏ Tây xem vẻ đẹp của hang động như bí mật quốc gia.
      Thực ra ai mà làm được cái hang nhân tạo như ảnh chụp? hihi

      Xóa
  9. Ôi ! là thế, chữ nghĩa chẳng đơn giản bao giờ!
    Hì! Sỏi cứ tưởng phong nha là gió răng - Gió thổi qua kẽ răng , Hình dung như một hơi thở, hay nói gọn là mọt tiếng thở dài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở đời không có chi đơn giản cả phải không Sỏi

      Xóa
  10. Tầm nguyên bao giờ cũng thú vị!
    Và xin bác Bu sửa câu đầu tiếng Anh về "Nhà Gió" : house thay cho tooth.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã phát hiện ra nhầm lẫn của bu, nay đã sửa lại.

      Xóa
  11. Cảm ơn bác Bu, giải thích rất rõ ràng!

    Trả lờiXóa
  12. Xem ra giải thích được đúng nguồn gốc địa danh Vn hiện nay là việc khó quá các bác ạ. May thay, Phong Nha nổi tiếng nên được bác Bu quan tâm, chứ vô số địa danh khác ai biết đâu mà lần. Như làng em tên là Hữu Bằng ( bằng cớ), không biết nguồn gốc thế nào. Mới đây trong văn bia có giải thích đây là chữ lấy trong Chu Thư "Hữu bằng, hữu dực, hữu hiếu, hữu đức", nhưng Chu Thư là sách thời nhà Chu, chả nói quyển nào đến đây lại bó tay bác ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này phải hỏi Lý Cường hoặc Tập Cận Bình thôi

      Xóa
  13. M chưa đến động Phong Nha bao giờ, nhưng xem hình ảnh trên báo, trên mạng trong động đầy tiếng gió hú lồng lộng, những nhũ đá trong lòng động cứ đổ xuống như những cái răng... thì M vẫn thiên về việc lấy hiện tượng thiên nhiên để đặt tên cho động Phong Nha này.

    Trả lờiXóa
  14. Chưa ai xác quyết được PHONG NHA (phiên âm Hán- Việt) dùng định danh cho ĐỘNG PHONG NHA có nghĩa Việt (Nôm) là gì, vì:
    - Chưa xác định được âm Hán-Việt PHONG NHA (trong từ Động Phong Nha) thuộc về chữ Hán PHONG NHA (trong rất nhiều chữ Hán Phong Nha) nào.
    - "Phong Nha" nếu dùng để đặt tên cho đích thị "động Phong Nha" thì tìm nghĩa Việt ở chính "hoàn cảnh" của động này; còn nếu nó được đặt tên ăn theo do địa lý từ trang (làng) Phong Nha, hoặc từ dãy núi Phong Nha (nếu có} thì nghĩa gốc của nó phải đi tìm từ "hoàn cảnh" của Trang Phong Nha hoặc dãy núi Phong Nha vậy. Nó như "tỉnh Quảng Bình" và "nước mắm Quảng Bình", thế thôi. Câu chuyện đi tìm địa danh Động Phong Nha / Dãy núi Phong Nha (nếu có)/ Trang Phong Nha, cái nào có trước trong điều kiện tư liệu hiện nay đang rơi vào tình thế của câu chuyện quả trứng và con vịt, không hơn không kém.
    Do vậy nên bảo lưu và tôn trọng mọi cách luận giải địa danh Phong Nha mà ai củng nhọc lòng mới tìm được như đang có. Tuy nhiên, câu chuyện đang bàn là di danh ngữ nghia của ĐỘNG PHONG NHA thì mọi người đều bắt đầu từ đặc điểm, cấu tạo của động này cái đã, đó là lẽ tự nhiên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với bác chung Ru, bài của nhà nghiên cứu PTA được trang Du lịch Quảng Bình đăng lại có thể gây ngộ nhận về ý nghĩa của tên Động PHONG NHA. Chỉ cần đặt đúng vấn đề và một chút lập luận là vấn đề được hiểu một cách hợp lý. Có thể là tên PHONG NHA của Động PHONG NHA được lấy từ tên PHONG NHA của Trang PHONG NHA, nhưng ý nghĩa của Động PHONG NHA vẫn phải tìm từ chính "đặc điểm, cấu tạo của động này cái đã, đó là lẽ tự nhiên", như bác đã viết ở cuối câu comment. "Cáo có mượn danh hùm" (ấy là tôi muốn ví von như thế), đâu có thể thành hùm? Cũng như cầu Ông Lãnh ở Saigon do ông Lãnh binh Thăng xây dựng, nhưng đến khi cái chợ do dân lập ra dưới chân cầu, được mượn tên gọi là chợ Cầu Ông Lãnh, thì cái chợ này đâu phải do Ông Lãnh xây.

      Cũng từ câu chuyện này mà xảy ra một câu chuyện khá khôi hài, đã được viết nghiêm túc trong sách vở đàng hoàng. Có người viết sách về Gia Định xưa nói, Ông Lãnh lập nên cái chợ Cầu Ông Lãnh, có đến 5 bà vợ, ông Lãnh binh này rất giỏi làm ăn, ông ấy tạo cho 5 bà vợ mỗi bà một cái chợ (ở vùng Saigon và phụ cận này có 5 cái chợ mang tên Bà), như chợ Bà Hom, chợ Bà Chiểu, chợ Bà Rịa, chợ Bà Bầu... hết biết luôn.

      Xóa
    2. Có lẽ bu tui phải có thêm môt Entry "Nói thêm về tên động Phong Nha" chăng?

      Xóa
    3. Sẽ hầu chuyện bạn và PNH bằng một bài viết .....

      Xóa
    4. Hoan hô bác Bu viết "Nói thêm về tên động Phong Nha" để học hỏi thêm :-)))

      Xóa
  15. Em qua thăm anh, chúc anh buổi chiều nhiều niềm vui và bình yên

    Trả lờiXóa
  16. Em đã đến thiên đường Phong Nha rồi, nếu suy nghĩ mộc mạc như tất cả những người du lịch bình thường (chứ không phải như những người du lịch uyên bác như bác Bu, Bác Hiệp, bác Ru...) thì nghĩa Phong là Gió, Nha là Răng dễ được chấp nhận hơn ạ.
    Lâu lắm mới vào được đây, chúc Bác Bu và đại gia đình cuối tuần thật vui .

    Trả lờiXóa
  17. Cám ơn bác Bu.
    Cám ơn những lời com của bác Hiệp.
    Xin phép bác Bu cop bài này về trang nhà.

    Trả lờiXóa
  18. Bác Bu lâu lâu mới post bài, mà đã post thì bài nào cũng thú vị và có một dung lượng kiến thức rất đáng quan tâm. Bài này và những trao đổi của các blogger khác nhất là bác NHP đã làm vấn đề được mổ xẻ (gần như) thấu đáo. Cám ơn mọi người. HN cũng đã đến nơi này, cũng mê mẩn trước thiên nhiên kỳ thú của động, cũng thấy di tích đường Trường Sơn, cũng vả mồ hôi leo lên (nghe nói là 492 bậc) của "động khô" nên cái thú vị tăng thêm nhiều. Chỉ khi nào nước mình có Hàn lâm viện ngôn ngữ được điều hành bởi những nhà nghiên cứu có trình độ, lương tâm và nhiệt huyết với việc mình làm - người ta gọi là viện sĩ - và họ kết luận (vì sao động này có tên là Phong Nha?) thì tính khả tín sẽ cao và mọi người dẫ chấp nhận hơn.
    Chuyện địa danh bác NHP nhắc như sông Hương là do mùi Hương của cây Thạch xương bồ ở thượng nguồn sông này thì tập san BAVH (Bulletin des Amis du vieux Hue) cũng nói rằng việc đặt tên sông này từ những người Pháp khi đi ghe lên thượng nguồn vào chiều tối, nghe mùi thơm, khi về lại Huế gọi tên sông là : "Rivière de parfume".
    HN sống ở Nha Trang nhưng cũng không biết là vì sao có tên này mà cũng không có điều kiện tra cứu, chỉ thấy qua sách vở có người bảo là tàu bè đi từ ngoài vào, nhìn từ xa thấy có nhiều Nhà Trắng trên bờ biển, có kẻ nói là chữ này có nghĩa là "sông già" ám chỉ sông Cái đổ ra cầu Xóm Bóng, lại có sách nói do âm tiếng Cham, "Y-a-tran"... Đành biết vậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu tui còn nói tiếp đề tài này mời bác Hồng Ngọc xem và có ý kiến
      Cảm ơn trứớc

      Xóa
    2. Nhân gặp bác HN ở đây nói về địa danh Nha Trang, đúng như bác HN nói trong sách đề cập mấy cách lý giải về tên gọi Nha Trang, chủ yếu:
      - Từ chữ NHÀ TRẮNG như bác đã viết, với lý giải Tây ngày xưa viết chữ không có dấu thành NHATRANG, như SÀI GÒN thành SAIGON, CHỢ LỚN thành CHONON.
      - Từ ngôn ngữ Chăm (vì miền Trung trước đây thuộc Chăm), có nhĩa là "Sôn già", từ NHA (tiếng Chăm YA là nước, sông...)
      - Cũng từ tiếng Chăm YA TRAN có nghĩa là "Sông lau" (lau sậy).
      Trong mấy giả thuyết này thì giả thuyết NHÀ TRẮNG ít được ủng hộ. Có lẽ tôi cũng sẽ viết bên nhà một bài nói chung về địa danh chơi.

      Xóa
  19. Hôm trước em đã đọc bài Đoạn trường khai sinh của Bác, hay quá nhưng chưa kịp còm, hôm nay vào tìm mãi chẳng thấy đâu cả, Bác Bu đã khóa bài viết đó rồi ạ?

    Trả lờiXóa
  20. Thủy vào google gõ "Đoạn trường khai sinh là có ngay"
    Bu rất muốn biết nhận xét cuae bạn.

    Trả lờiXóa
  21. Mộc cũng đi PN nha rồi nhưng về nhà ám ảnh mãi chỗ neo thuyền trong động, lỡ như có cá sấu hoặc thủng thuyền thì không biết mần răng trong không gian chật chội đó, thứ nữa đi sâu vào trong hang lỡ có cục đá nào rơi ra, rớt xuống ... ôi, kinh thật anh nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mộc lo xa cùng phải
      nhưng sông đó không có cá sấu

      Xóa