Trung tâm gây ồn đối diện phòng bu
Thiết bị chống ồn Madein Denmak (Đan Mạch)
Không nghe !
Hehe... khi nàng chưa thịnh nộ !
Ở đời có lắm chuyện oái oăm,
người muốn nghe thì trời bắt phải điếc, người thính tai nhưng không muốn nghe
những điều khó chịu lại phải tự làm điếc mình.
Bu có ông bạn ở cùng chung cư, đã từng đứng
đầu một cơ quan xịn ngoài thành phố cảng Hải Phòng. Ông không đụng đến máy tính nhưng tin tức
trong nước, ngoài nước, trên báo lề phải, lề trái, ông nói vanh vách. Lâu lâu ông đến phòng bu đàm đạo chuyện nhân
tình thế thái, chuyện kim cổ đông tây.
Bu có nhận xét, cứ mỗi lần như thế ông lừa lừa thế nào để được ngồi phía
tay trái bu. Hể bu nói, ông há miệng, nhướng mắt lên ra điều chăm chú lắm. Sau
này mới biết ông gần như điếc tai trái,
chỉ nghe được tai phải. Mới qnen ông đâu
hơn một năm mà thấy tình trạng nghễnh ngãng ông bạn nặng thêm lên. Mỗi lần chuyện
trò bu buộc phải tăng “volum” ông mới nghe thủng.
Mới đây ông bạn Hải Phòng ấy dẫn đến bu
một ông nghe bảo người Quảng Trị, “để ba
chúng ta làm quen nhau mà chuyện trò cho đỡ cô đơn”, ông Hải Phòng mở đầu như vậy.
Ông Quảng Trị cao lớn, da đỏ như đồng hun, mặt mày quắc thước ra bộ trí thức lắm. Bu đẩy chén trà về phía ông bạn mới, hỏi:
- Quảng Trị, vậy bác ở huyện nào.
- À …à.. tui mấy chục năm ở nam bộ chỉ loanh quanh Sài
Gòn, rồi miền đông, miền tây chớ chưa sang Lào bao giờ. Nghe thế, ông Hải Phòng
ghé sát tai ông Quảng Trị gào lên:
- Ông ấy hỏi bác ở huyện
nào…
- Á …à…à …tui ở huyện Hải Lăng.
Hóa ra hai tai ông Quảng Trị
điếc còn trầm trọng hơn ông Hải Phòng. Cả
buổi đàm đạo hôm ấy chủ nhà và khách cứ phải tăng “volum” hết cỡ, ông Quảng trị
cũng gào lên để được nghe chính tiếng nói của mình. Người qua kẻ lại ngoài hành lang liếc mắt
nhòm vào phòng bu, tưởng là ba ông già gây chuyện cãi nhau… hihihi.
***
Thế nhưng chính bu tui cũng
bị vợ kêu vì tội …điếc!
Số là cách nay chừng nửa
năm, bên kia đường Nguyễn Thái Học đối diện phòng bu ở mọc lên cửa hàng Điện
máy. Người ta câu khách bằng cách lải nhải
về sự hạ giá hàng hóa, kèm theo mở nhạc giật gân, bục bục… bùng bùng… Thứ “bom
nguyên tử nổ chậm” ấy lọt vào sáu cửa sổ
nhà bu, tra tấn từ sáng cho đến chín giờ tối. Đã nhiều lần bu cất công sang điều
đình, hoặc gọi điện nhắc nhở nhưng không làm thủng tai được các chú Dienmay.com chỉ biêt có lợi nhuận, không cần biết đến văn
hóa doanh nghiệp là gì. Thấy ông bố vợ
khổ sở vì ồn, cậu con rể nhanh nhẫu kiếm cho một thiết bị chống ồn công nhiệp cực
xịn Madein Denmak (Đan Mạch). Nhét cái này vào hai tai thì âm thanh ta bà mười
phần biến đi chín, tám, chỉ còn lại một, hai.
Một hôm bu tui đang thả hồn theo chuông mõ ông A Di Đà ở cõi Tịnh độ xứ Tây
phương thì bà xã hầm hầm xô cửa bước vào, môi miệng nàng cử động liên tục. Bu chưa kịp định thần để hiểu được tai họa gì sắp xẩy ra. Cho đến khi nàng “cưởng chế” tháo thiết bị chống
ồn ở hai tai chồng ra, bu tui mới vở nhẽ:
Vợ và con gái đã thi nhau gọi điện thoại cả chục lần từ lầu 5 lên lầu 6 bảo xuống ăn cơm.
Huhuhu… ở xứ mình có câu ca “ta nghe trong
gió vi vu nhiều chuyện lạ”, lần này ứng
nghiệm vào bu rồi, đang yên đang lành phải tự làm điếc đi mới sống nổi.
--------------------
(1)
Tái bản có sửa chữa
Hì... Người điếc thật sướng hơn người cố tình làm điếc là ở chỗ đó.
Trả lờiXóaNgười điếc thật thì người khác phải chiều.
Người cố tình làm điếc (như bác Bu) thì khi bà xã hầm hầm, phải nhanh chóng nghĩ cách mà chiều bà xã đi thôi!
Mấy hôm nay NT mê mẩn vào CHUYỆN KỂ NĂM 2000 của Bùi Ngọc Tấn, cũng bị điếc như bác Bu. Con gái gọi ăn cơm, mẹ bảo: "Ờ, ờ, chờ mẹ chút, để ra tù xong đã nhé." Nó bảo: "Chắc mẹ điếc rồi, con bảo ăn cơm cơ mà!" He he...
Hai tai muốn điếc
XóaLoa kia nhạc riết
Nghe mà điên tiết
Khúc dưới cũng điếc
Cuộc đời dài miết
Còn chi luyến tiếc ?
Cô giáo ơi chúc mừng cô được đọc chuyện kể năm 2000, muộn còn hơn không Bây giờ đã có Hậu chuyện kể năm 2000 (Thời biến đổi ghen) sách này tin bên Tây, bu tui đang đọc.
XóaBùi Ngọc Tấn xứng đáng được Nobel văn chương lắm.
Em đọc Hậu chuyện kể năm 2000 rồi mới tò mò đọc Chuyện kể năm 2000. Rất hay!
XóaCô giáo ơi
XóaBùi Ngọc Tấn còn có Biển và chim bói cá được Pháp trao giải, Người chăn kiến...
"Bùi Ngọc Tấn Viết về bạn bè" theo bu tui là quyển sách cực hay, NT đọc từ từ, đọc rồi nên đọc lại. Bạn của ông là những nhà văn tâm huyết trong đó có Dương Tường là nhà văn hóa lỗi lạc, một thời đã phải bán máu để cứu sống gia đình. Bu tui bàng hoàng khi ông Tấn mất và đã đọc lại những sách của ông ..
"Viết về bè bạn" quả là một món ăn phải nhấm nháp từ từ, giống như ta ăn cốm Vòng: ăn thong thả từng ít một để cảm nhận hương của đất, của trời.
XóaĐọc bài viết về Mạc Lân, NT phải ngồi ngẫm rất lâu về cái sự đời bởi mình đã từng đi viết thuê như thế. Viết mà phải cho người khác kí tên, viết mà phải "tuyệt đối bí mật, không được nói ra đâu nhé." Và NT phải bí mật để bán chữ kiếm tiền.
Thời gian sau này, khi vào Hội lại bị nhùng nhằng nhiều chuyện không đâu vào đâu. Bài gửi không được in, có ba nhà văn có tên tuổi đọc và khẳng định: "Hãy đưa đây mình kí tên dưới bản thảo của NT, đảm bảo in được ở bất kì tạp chí nào!" Nhưng em không đồng ý. Chán rồi, dạy học kiếm cơm thôi bác Bu ạ.
Một xã hội mà cái viết cũng đến mức như NT nói thì quả là có 1 0 2 !!! Làm sao mà xã hội đó tiến được, càng biết càng thấy ngán ngẩm :-(((
XóaHoá ra cô giáo Nhật Thành Hồ cũng có đận truân chuyên ghê.
XóaBu tui có viết thư tình hộ cho vài cô cậu, không được xu nào bị (được) một người đẹp đấm vào lưng huhu
He he...viết hộ thư tình, viết hộ thư đánh ghen, viết hộ thư để hòa giải...là nghề của cô giáo rồi! Chỉ có viết cho mình là thất bại thôi!
XóaCũng chẳng truân chuyên gì đâu, thích thì nhận viết, không thì thôi. Nhưng nhiều khi nghĩ cũng buồn cười. Số là các cuộc thi tuyên truyền, thi tìm hiểu thường làm theo hình thức sân khấu hóa, các đơn vị đều phải có kịch bản. Mà kịch bản là phải tự sáng tác. Có khi NT viết cho cả mấy đội thi với nhau, nghĩa là mình tự thi với mình vậy. Những trường hợp này phải tuyệt đối bí mật người viết, lộ ra là phạm qui, là cắt giải. Ngoài tiền viết thuê thì đội được giải còn bối dưỡng thêm cho "kẻ giấu mặt". Cũng vui chứ.
Nhưng viết bài cho các vị lãnh đạo kí tên thì chỉ được cảm ơn thôi!
Sá chi cái chuyện dưới trên
Trả lờiXóaCứ cho điếc cả để lên lão làng
Ngồi trong xó bếp một sàng
Sao bằng lên Lão ngang hàng quan viên
Thời buổi này có khi bị điếc cũng hay, hì hì!
Trả lờiXóaChỉ điếc không thôi thì sợ không đồng bộ PNH à hihi
XóaRứa là phải vừa điếc vừa đui sao bác Bu? Có khi đó cũng là một cách để mình yên sống vậy. Thời nay, nhìn và nghe chuyện đời thiệt khổ lắm thay!
XóaCó lẽ nên giả điếc giả mù giả câm thôi nhỉ.
XóaNói chuyện với người điếc thì phải vặn volum hết cỡ.
Trả lờiXóaNói chuyện với người không điếc mà vặn hết cỡ là hỏng chuyện ạ :D
Tùy cơ ứng biến mà Linh Lan
XóaBác Bu viết một bài ngăn ngắn gửi báo điện tử xem có hiệu nghiệm với cái thèng dienmay.com kia ko?
Trả lờiXóakkkkkkkkkkk.
Trả lờiXóaEm hình dung gương mặt " nàng thịnh nộ " của chú Bu khi kêu hoài chú không nghe. hí hí
Em nghía nảh kỹ, thấy chú Bu và cô có khuôn miệng cười giống nhau ghê ( dĩ nhiên cô cười đẹp hơn chú vì cô là phái đẹp mà ). Hì hì.Tính ra ở gần chú Bu sướng hén, nhất là khi chú Bu tiếp 2 vị cao thủ đó á. nói gì khỏi cần rình nghe chi cho mệt. hì hì
Chắc chi cô cười đẹp hơn CKN ơi hihi
Trả lờiXóaChàng xinh, nàng lại càng xinh
Trả lờiXóaXem ra hai bác nhà mình cùng tươi
Tấn tuồng sắp kết thúc rồi
XóaThôi thì cũng gắng mà tươi với đời.
Đừng bi quan rứa bác ơi
XóaCòn phong độ lắm nên đời còn xuân
Khúc nào cũng cứ thanh tân
Cứ ngan ngát thắm cứ tần ngần say
Chú Bu làm cháu nhớ đến mấy quý tử nhà cháu, thường xuyên đeo tai nghe và để mẹ phải nổi cơn thịnh nộ giống cô nhà chú, khi gọi bọn nó xuống phòng ăn!
Trả lờiXóaBây giờ chú mách cháu cách trị tội cái bọn tiểu yêu tự làm điếc này với nhé!Hi hi..
Chúng nó được điếc vì hạnh phúc nghe nhạc
Trả lờiXóaCòn chú khốn khổ vì ồn
Mẹ chịu khó gặp từng đứa chứ đừng trị tội nó
Hihi, sang nhà bác Bu, đọc bài này thấy vui vui lạ. Hóa ra, cách để lắng nghe cuộc sống, đôi khi lại là tĩnh lặng. Mặc dù đời thì nhiều tạp âm lắm, bác Bu nhỉ?
Trả lờiXóaVề bên này, tìm chút bình yên sau những xô bồ, chúc bác Bu luôn vui khỏe ạ.
4 tháng rời blogspot nay bạn trở về, thấy chốn xưa đường cũ có gì khác không.
Trả lờiXóaBạn nói đúng lắm, không phải nghe những gì không đáng nghe mới sống nỗi.