Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

BI - TRÍ - DŨNG.






Ngọ môn. Huế



Bu với con gái


Dạo nọ, con gái nói với ba “Cơ quan con có một  anh vẫn hay đọc bài của ba bàn về chữ nghĩa trên blog. Anh ấy ở Sài Gòn nhưng quê trên Tây Ninh. Trong nhà ông bà nội có treo bức hoành phi chữ Hán mà có lần anh nghe ông nội đọc là BI -TRÍ - DŨNG. Anh ấy chưa có dịp về Tây Ninh để chụp lại hình, nay muốn nhờ ba giải thich cho BI - TRÍ - Dũng nghĩa là gì. Thế sao con không bảo anh ấy hỏi luôn ông nội?  Dạ, ông nội anh ấy mất khi anh mới học lớp 2, bà nội thì chữ quốc ngữ còn chưa rành… Ba anh ấy đi bộ đội và đã nằm trong nghĩa trang liệt sĩ.  
       Dưới đây là bài viết bu gửi cho người hỏi  …


1- BI TRÍ DŨNG là ba từ Hán Việt, muốn giải thích được nghĩa của chúng thì phải nhìn thấy mặt chữ, vì người Hán có khoảng:
–7   chữ Bi: . 埤,悲,碑,羆,邳,襬,陂.
–7   chữ Trí:  ,,,,,,.
– 11 chữ Dũng: ,,,,,,,,,傭,臾.
2- Phải chọn ba chữ BI -TRÍ - DŨNG nào trong số các chữ trên cho có nghĩa với một bức hoành phi trong gia đình người Việt. Rõ ràng không thể chọn chữ bi với nghĩa  một giống gấu to, lông vàng phớt, cổ dài. Không thể chọn chữ trí với nghĩa suy nhược đến cùng cực. Cũng như không thể chọn chữ dũng với nghĩa con nhộng.
3- Sau khi cân nhắc bu tui chọn ra ba chữ sau:

     
    BI          TRÍ     DŨNG

( BI ): Đau, khóc không có nước mắt, thương xót.
Nhà Phật không chỉ xót thương giống hữu tình mà cả với   giống vô tình như cây cỏ, loài vật.
(TRÍ): Hiểu thấu sự lý, nhiều mưu kế, tài khéo léo.
(DŨNG): Mạnh mẽ,  gan góc hơn người
4- Với nghĩa  BI - TRÍ - DŨNG như đã chọn thì ai cũng có thể hiểu nội dung bức hoành là lời răn dạy người đời phải biết yêu thương đồng loại, thông minh tài trí, và dũng cảm ngoan cường.
Tuy nhiên, trong hành trình văn hóa Việt có hiện tượng tam giáo đồng nguyên tức là Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo tương tác và cùng tồn tại.  Chưa rõ tác giả bức hoành phi thiên về khuynh hướng nào trong tam giáo trên. Dưới đây bu tui thử  phân tích để để tạm rút ra kết luận.
4.1 Tư tưởng Lão giáo?
    Toàn bộ Lão giáo thể hiện trong bộ sách “Đạo đức kinh” gồm 5000 từ do Lão tử khởi thảo. Trong học thuyết “vô vi nhi trị” (trị bằng cách không làm gì cả). Lão tử có đề cập đến nội dung BI - TRÍ - DŨNG theo một cách riêng của mình chứ không có một chương mục nào viết về ba chữ đó:
Lão tử thể hiện lòng BI, xót thương người dân nghèo khổ và khiển trách nhà cầm quyền “Dân chi cơ, kỳ thượng thực thuế chi đa thị dĩ cơ (Sở dĩ dân chúng đói khổ là bởi vì người cầm chính quyền biếm đoạt thu thuế quá nhiều, do đó dân chúng mới sa vào cảnh đói khổ)
Về chữ TRÍ ông quan niệm khác thường “Trí tuệ xuất, hữu đại nguỵ” (thông minh khôn khéo xuất hiện mới có thể sản sinh ra sự giả dối hư hỏng nghiêm trọng), hoặc “tuyệt thánh trí khí, dân lợi bách bội” (vứt bỏ sự thông minh khôn khéo, nhân dân có thể giành được lợi ích gấp trăm lần). Có lẽ ông phản đối cái trí của những kẻ bất lương, chớ không phản đối trí giúp ích cho người đời. Vô vi ( không làm gì), ý ông là không làm những gì trái quy luật, trái đạo lý, chớ không phải vô vi là khoanh tay ngồi yên.
Về chữ DŨNG Lão Tử cho rằng “Tri kỳ hùng, thủ kỳ thư, vi thiên hạ khê” (Hiểu sâu sắc thế nào là hùng cường rắn chắc thì sẽ yên tâm với địa vị nhu mì khiêm nhường, cam tâm làm khe suối của thiên hạ), hoặc “Dũng ư cảm tắc sát, Dũng ư bất cảm tắc hoạt” (Dũng cảm với dáng vẻ kiên cường thì sẽ chết, dũng cảm với vẻ nhu nhược thì có thể sống). Ý ông,  tuy dũng nhưng phải mềm mỏng khéo léo, một cách nói khác của lấy nhu thắng cương.
4.2 Tư tưởng Phật giáo?
    Một trong những điều cốt yếu của của Phật giáo là thuyết “tứ diệu đế” (4 luận đề ) trong đó diệu đề thứ nhất nói đời là khổ. Giải thoát khỏi khổ thì con người không còn luẩn quẩn trong sinh lão bệnh tử nữa.
BI: Với nhà Phật là lòng thương xót, thông cảm với chúng sinh hữu tình và những loài vô tình như cỏ cây, động vật. BI là một trong bốn phạm trú (khác trù) TỪ, BI, HỈ, XẢ. Quán Thế âm Bồ tát là hiện thân của lòng BI và vì vậy ngài cũng mang danh hiệu ĐẠI BI.
TRÍ: Các Luận sư  Phật giáo phân ra hai loại TRÍ. Loại 1, TRÍ là hiểu biết, một thứ hiểu biết bị giới hạn trong các hiện tượng và mối liên hệ của chúng trong các quy luật, TRÍ là một phần của TRÍ HUỆ. Loại 2 là TRÍ HUỆ - một thứ trí xuất thế đưa đến bờ giác.
DŨNG: Đạo phật chủ trương bất bạo động, luôn  khuyến cáo chúng sinh tu tập để giải thoát nên không bàn đễn chữ Dũng 勇 .Thực ra, kinh Pháp Hoa có nói đến DŨNG trong câu : Nhĩ thì Xá Lợi Phất dũng dược hoan hỉ, tức khởi, hợp chưởng (爾時舍利 , , 合掌)  nghĩa là: Lúc ấy tôn giả Xá Lợi Phất vui mừng hăng hái, liền đứng dậy, chắp tay. DŨNG (踴) trong câu này DŨNG bộ túc, nghĩa là hăng hái, khác với DŨNG bộ lực là mạnh mẽ, dũng cảm.
4.3 Tư tưởng Nho giáo?
   Khổng tử là người khởi xướng Nho giáo. Về chính trị, Nho giáo đề cao thuyết chính danh, về luân lý Nho giáo đề cao ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.  Sách Luận ngữ - Thánh kinh của nhà nho - không có chương mục nào  bàn riêng  về BI - TRÍ - DŨNG, nhưng ý nghĩa của ba chữ này vẫn thấp thoáng trong các lời bàn của Khổng tử với các ông vua, lời dạy của ông với học trò, hoặc lời  trao đổi giữa các môn sinh với nhau.  Chữ Nhân được nho giáo đặt lên hàng đầu và khi đã Nhân thì trong đó có BI và Dũng. Ở chương Lý Nhân, Khổng tử nói “Duy nhân giả năng háo nhơn, năng ố nhơn” (Duy có bực nhân từ mới biết thương người và ghét người một cách chánh đáng mà thôi. Chữ TRÍ cũng có trong nhân qua câu nói của Khổng tử  “Lý nhân vi mỹ, trạch bất xử nhân, yên đắc trí” (Xóm nhỏ có nhân hậu là xóm tốt. Người nào chọn chỗ ở mà chẳng ở xóm có nhân hậu thì sao gọi là người trí cho được).
5- Như vậy BI - TRÍ - DŨNG trong bức hoành phi của nhà bạn là sự kết hợp của tư tưởng Phật giáo và Nho giáo nhằm răn dạy người đời. Đã là con người thì phải biết thương xót đồng loại,  bảo vệ  môi trường sống trong đó có động vật hoang dã, học tập rèn luyện trí tuệ, dũng cảm chống lại cái xấu, cái ác, trong đó có kẻ thù xâm lược chủ quyền quốc gia.




31 nhận xét:

  1. NT đọc cái này cảm giác như chim chích lạc rừng xanh. Chịu thôi. Khen bác Bu thật kì công!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải là NT không hiểu, nhưng thấy bác Bu dẫn ra một rừng chữ nghĩa để chọn lọc ba chữ có nghĩa phù hợp với BI-TRÍ-DŨNG trong bức hoành phi NT thấy mình bị ngợp trong rừng chữ nghĩa ấy và thấy bác Bu kì công tra cứu tìm hiểu để giải thích cho bạn bè thật đáng khâm phục.

      Xóa
    2. Bác lại sai chính tả: "cái xấu, cái các"

      Xóa
    3. Đúng là có nghiệp vụ cô giáo có khác
      Cảm ơn nhiều nhiều

      Xóa
  2. Chú Bu bàn về ba chữ thật thấu đáo. Vậy mà cháu đọc tới lần thứ hai cũng suýt không hiểu gì. hì hì...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Suýt không hiểu tức là đã hiểu chú rất vui
      Không chi tiếc cho bằng mình nói ra cái điều mà người ta không hiểu

      Xóa
  3. Nụ cười của hai cha con chú Bu thật tươi và thật hiền. Hình như đã có lần cháu nói, con gái chú thật giống chú.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giống đến nỗi ở trên lầu 6 chú hắt xì hơi thì Ngọc Tú dưới lầu 5 cũng ầm ỷ như vậy hihihi

      Xóa
    2. Ui trùi ! Thế này thì cô ở nhà khổ rùi. hí hí

      Xóa
  4. Hoàn toàn đồng ý vớ 3 chữ BI - TRÍ - DŨNG (悲 智 勇) của bác Bu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vẫn chống nạng sang nhà hàng xóm được là vui rồi, tết này dẫn em NT la cà Sài Gòn vui xuân được chưa ?

      Xóa
  5. 1. Bác Bu tường giải thấu đáo quá. Cũng như bác Hiệp, ruchung tôi hoàn toàn đồng ý với bác Bu.
    2. Bức hoành BI-TRÍ- DŨNG rất quen thuộc vì đã có sẵn và định dạng trong các mẫu hoành phi truyền thống được mặc định là để dùng (nhiều) trong các chùa chiền và gia đình phật tử hoặc gia đình mộ phật (những "hoàn cảnh" khác vẫn dùng tốt hoành phi này)
    3. Đạo phật cũng đề cao DŨNG như bất cứ đạo nào khác, bởi muốn BI (thương người) phải có DŨNG, trong TRÍ đã có DŨNG. Đức Phật dạy: có bốn nhân tố tâm lý là gốc của mọi hành động sai lầm dẫn đến khổ đau, ưu não cho mình và người là Tham, sân, si và sợ hãi. Như vậy, muốn loại bỏ tâm lý SỢ HÃI thì phải DŨNG, chẳng phải đức phật ngầm dạy người theo đạo phật phải DŨNG sao? Đạo phật không trực tiếp đề cập đến DŨNG, nhưng đề hành đạo này lại phải cẫn đến DŨNG nhiều nhất vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Bu đọc khá nhiều kinh Phật không thấy nhà Phật bỏ công phu bàn đến chữ dũng, nhưng đúng là phải ngầm hiểu dũng trong chữ nhân và chữ bi. Chẳng hạn vượt rừng núi có hổ báo, giặc cướp để làm từ thiện.., xông vào lửa đạn để cứu người... thì cần đến dũng cảm rồi.
      2- Bu tui quên biến vụ dùng photobucket để còm ảnh, Hôm nay mò mẫm lại photobucket...chụp ảnh bên FB để còm cho trang nhà thành công ...nhưng có lẽ là kiểu Ruchung phát minh đơn giản hơn

      Xóa
    2. Các bạn trả lời hay quá! bà già này chỉ vào khen tấm hình HAI CHA CON là đẹp nhất thôi.

      Xóa
    3. Hôm nay có sự kiện TTM vào nhà bu tui
      Nhà Hán học lừng danh mà không bình câu nào là "keo kiệt" quá đấy

      Xóa
  6. Thực ra 3 chữ này k phải là quá khó để k thể hiểu nó nghĩa gì. Nhưng để hiểu nó một cách tường tận và chi tiết như thế này, thì e là phải xách dép theo các vị sự phụ ở đây ngh các chú các anh, các chị đàm đạo vậy.
    Con gái chú Bu đẹp ác lun, duyên nữa. Chắc ...duyên giống cô rùi, chứ chú bu, hắc xì một hơi 6 cái thì...k duyên đâu. há há
    ghẹo chú Bu chút thui, chứ chú Bu đẹp trai nhức nách lun chứ bộ. hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em k biết về văn chương nhiều, nên k dám lạm bàn, cũng hùa theo CKN để khen bức hình thôi, hihi.
      Bức ảnh bình yên, tràn đầy niềm vui và sự viên mãn. Chúc gia đình bác Bu luôn vui vẻ, bình an và nhiều tiếng cười

      Xóa
    2. Đây có phải văn chương đâu người đẹp VOLET ơi !!!

      Xóa
    3. Dưới mắt em, những con chữ của bác Bu đều mang màu sắc văn chương hết, hihi

      Xóa
  7. -Qua bác Bu ,tôi càng tin nhân tài (tầm nhìn /sự uyên bác /lòng trắc ẩn với dân với nước ...) của nước ta hổng đến nổi kiệt quệ đến mức "cách chức đi lấy ai làm (?) ,he he...
    -Chữ nghĩa Hán /Nôm phức tạp mà phong phú phát khiếp luôn nên chi các bác nhà ta gặp mấy lão Tàu về chỉ nhớ có mấy chữ tỉnh lược "4 tốt ,16 chữ vàng" thôi cho nhẹ đầu !
    - Chữ Bi bác Bu giải thích sao hợp với hoàn cảnh dân ta hiện tại quá /Chữ Trí lại càng hợp với chỗ nhiều kẻ dùng tài trí của mình để vun quén cá nhân ,phe nhóm/Còn Dũng thì chỉ thấy nhu nhược thay cho mềm dẻo...
    Cám ơn Bác Bu nhiều !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có người đọc tâm đắc như HHP bu tui vui lắm lắm
      Cảm ơn HHP nhiều nhiều

      Xóa
  8. Có Khi Nào ơi
    Con gái giống ba đến mức tật hắt xì hơi cũng giống hihi

    Trả lờiXóa
  9. NgọcTú con gái ba bu

    [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/IMG_3263.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Òa òa, con gái bác Bu đẹp quá chừng luôn ạ, dáng đẹp, khuôn mặt đẹp, rất Vn nhé

      Xóa
    2. Violet xem có giống bố không

      Xóa
  10. Bạn bè còm ở FB

    [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/FB1%20Hc_zpshabduqkn.png[/IMG]

    [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/FB2%20Hc_zpsaixc6fv0.png[/IMG]

    [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/FB3%20Hc_zpswyyklfbj.png[/IMG]


    Trả lờiXóa
  11. Ghé thăm bác Bu.Con gái bác thật đẹp ! Chúc gia đình hai bác luôn tràn ngập niềm vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu lắm mới thấy Lem lém xuất hiện
      Cmar ơn nhiều nhiều

      Xóa
  12. Đúng là một cách đại thể để hiểu về BI, TRÍ, DŨNG thì sẽ có khá nhiều người. Nhưng giảng giải cặn kẽ thấu đáo và sâu rộng như bác Bu thì ít ai làm được. Sang thăm nhà bác đúng là đã được mở mang tầm nhìn tầm nghĩ rồi. Chân thành cám ơn bác.
    Con gái bác thiệt xinh, thiệt duyên. Ảnh hai cha con đẹp, tự nhiên, tươi tắn và rất tình cảm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn NVST bao giờ cũng ít lời và nhiều ý cảm ơn sự có mặt của bạn.

      Xóa