Bu và chú em ở Đà Lạt, năm 2014
Ông Lê Thanh Hải, UVBCT, Bí thư Thành ủy TP HCM trao Giấy phép xây dựng Trường Đại học Fulbright cho ông Thomas Vallery chủ tịch quỹ tín thác sáng kiến đại học Việt Nam.
1- Sang nhà bạn PNH đọc được nhiều bài bàn về chữ nghĩa thiệt hay : “Ý
nghĩa của từ ngữ” nói về hai từ “đểu” và “đểu cáng” Riêng bài “Thảo
mai” làm nhiều người đọc ngớ ra, nghỉ về một từ Hán Việt nào đó thâm trầm lắm…
Sau khi lục lọi sách vở mới
hay rằng những từ ấy có trong số sách mình mua đã lâu nhưng không đọc đến, hoặc
có đọc qua mà không để ý. “Thảo mai” có nhiều nghĩa nhưng thường dùng để chỉ sự
nói không thật, nói điêu, có trong trang 626 sách “Đạo Mẫu Việt Nam” của
GS Ngô Đức Thịnh. “Đểu” và “đểu cáng” có trong trang 36 và trang 52 sách “Văn
minh vật chất của người Việt” của tác giả Phan Cẩm Thượng. Gộp hai trang ấy lại
thì: “Đểu là một người gánh hai thúng
hai bên, cáng là hai người gánh chung một đòn, (thúng ở giữa). Mà dân gánh thuê
hay thó hàng của chủ nên từ đểu cáng dần dần dùng để chỉ những người không đứng đắn”. PNH có một khối lượng từ điển phong phú và được
xuất bản ở nhiều thời kì cho nên những bài viết của bạn ấy giúp người Việt hiểu
thêm tiếng Việt, góp phần làm trong sáng tiếng Việt đang mù mờ dần theo năm
tháng.
Thầy
Mạnh tử dạy: “盡 信 書 不 如 無 書: (Tận tín thư bất như vô thư)
nghĩa là: Tin sách một cách mù quáng, máy móc thì coi như chẳng đọc gì cả
(1). Đằng này người có sách mà không đọc hoặc đọc lớt phớt, thì thì rõ là phí
tiền mua sách, đó là đối với anh dân đen. Còn các nhà chính khách điều hành xã
hôi mà hiểu sai kinh sách các cụ tổ thì tai hại cho cả nhân quần xã hội lắm lắm.
2-
Thời bu đi học được nghe cô thầy thường nhắc lời dạy của Lê nin:
“Không có sách, không có tri thức, không có
tri thức không có chủ nghĩa cộng sản”. Từ hệ quả của lời vàng ngọc này, ta có
được tam đoạn luận:
-
Không có tri thức không có chủ nghĩa cộng sản
-
Nước Mỹ không có chủ nghĩa cộng sản
-
Nước Mỹ không có trí thức.
Cho
đáng đời nước Mỹ đế quốc sài lang …hihi.
Rõ
ràng phe ta có tri thức (vì đi theo con đường cộng sản), và chắc rằng các nhà
lãnh đạo Liên xô trước đây đọc rất nhiều sách, đặc biệt là sách của các cụ tổ
Mác - Lê. Nhưng không hiểu tại sao ngày 26.12.1991 Liên xô đổ cái rầm. Các nước theo chủ thuyết cộng sản Đông Âu lần
lượt sụp đổ theo. Vậy là sao ta?
-
Sách các cụ tổ có chỗ sai ?
-
Sách đúng nhưng các bác không chiụ đọc ?
-
Có đọc nhưng các bác không hiểu ?
-
Có hiểu nhưng các bác không làm theo sách ?
Nhờ
trời mấy nước cộng sản châu Á gắng gượng được, không sụp đổ. Chỉ có mấy anh cộng
sản Campuchia: Pôn pốt, Iêng xa ri, Khiêu xam Phon không biết đọc sách nào mà
đưa ra chính sách diệt chủng chính dân tộc họ, lại đánh sang Việt Nam, bị Việt
Nam tiêu diệt. Cộng sản bắc Triều Tiên có lẻ đọc nhầm sách, duy trì cung cách phong kiến, truyền ngôi từ đời cha
sang đời con đến đời cháu. Dân bắc Triều bị hạn hán đói nhăn răng mà ông cháu
Kin song Un lãnh tụ quốc gia cứ đòi tiêu diệt nước Mỹ, xử tử em rể bố (chồng cô
ruột), nay lại dùng cao xạ pháo xử tử Bộ
trưởng bộ quốc phòng…Kinh!!
Mấy vị cộng sản Tàu đọc sách các cụ tổ
Mác - Lê nhưng “tự biên tự diễn” theo kiểu Tàu, cho nên trong cuộc họp của Bộ chính trị Ban chấp hành
trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 8 năm 1965 Mao Trạch Đông nói: “Chúng
ta phải giành cho được Đông nam châu Á bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan,
Miến Điện, Ma lai xi a, và Xinh ga po….Một
vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn
kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông nam châu Á chúng ta có thể
tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh
đương đầu với khối Liên Xô – Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây”(2). Nay Tập
Cận Bình tô son trát phấn lời phán truyền của Mao thành Giấc mộng Trung Hoa và đang
ráo riết thực hiện: “Đến đầu tháng 3 năm 2015, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo
mở rộng diện tích quy mô lớn 6 bãi đá ngầm của quần đảo (là đá Chữ Thập, Ga
Ven, Châu Viên, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn)(3) trong quần đảo Trường sa của Việt
Nam. Tiếp theo “Ngày 28/5, Trung Quốc đã chính thức di chuyển vũ khí đến đảo
nhân tạo ở Biển Đông… có thể là radar, súng phòng không và cả máy bay trinh
sát.”(4)
3-
Mà cũng lạ, nước Mỹ thiếu tri thức, cái gì ở Mỹ cũng xấu xa tệ hại theo cách nhìn của các chính khách cộng sản. Nhưng không hiểu sao chính các vị này toàn
đưa con sang Mỹ học. Dân chúng cũng vậy, con cháu được sang Mỹ học là sướng lắm. Một số tài năng lỗi lạc Việt Nam được đào tạo
ở Mỹ như Vũ
Hà Văn người được mệnh danh giáo sư toán học “giải thưởng nối tiếp giải thưởng”
hiện đang dạy toán ở đại học Yale, Mỹ. Đàm Thanh Sơn
nhà vật lý kiệt xuất có tầm nhìn xa từ trên cao, được nhà báo Hàm Châu
tôn vinh “Nhà Vật lý chim trời”. (5) Ngô Bảo Châu, được đào tạo ở Pháp, người
đã chứng minh trọn vẹn Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert
Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên
giành được Huy chương Fields ở Hyderabad (6) Hiện nay Đàm Thanh Sơn và Ngô Bảo
Châu đều là giáo sư giảng dạy ở đại học Chi ca go, Mỹ.
Mới
đây, cùng đi với chuyến thăm Hoa Kì của TBT Nguyễn Phú Trọng, Bí thư thành ủy
Tp HCM Lê Thanh Hải đã trao Giấy phép xây dựng Trường Đại học Fulbright cho ông
Thomas Vallery chủ tịch quỷ tín thác sáng kiến đại học Việt Nam, mở đầu cho Chương
trình học bổng Fulbright, cầu nối giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (7) Tức là đuổi
cho Mỹ cút, nhưng chúng ta vẫn phải mời Mỹ mang sách sang dạy kiến thức và tri
thức cho dân Việt ta.
Hihi… mới hay nói chuyện sách và đọc sách
mãi mãi không cùng vậy.
-------------
(1)
Mở rộng vốn từ Hán Việt của Hoàng
Dân, Nguyễn An Tiêm, Trịnh Ngọc Ánh nxb Thanh Niên 4.2003
(2) Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc trong 30 năm qua (1949 - 1979) NXB
Sự thật tháng 10 năm 1979.
(3)
WipikipediA “Trung Quốc xây đảo nhân
tạo ở biển Đông”
(4) Theo báo Sydney Morning Heralds của
Australia (An ninh thế giới onlie tháng 6.2015)
(5) Tri thức tinh hoa Việt Nam đương đại
(một số chân dung) của Hàm Châu nxb Trẻ
quý I- 2014
(6) WipikipediA,
từ khóa Ngô Bảo Châu
(7) Báo điện
tử VTV 15.7.2015
Cháu chỉ có thể nói, cháu thực sự hứng thú với bài viết này. Một cái nhìn chân thực và xuyên suốt về thực trạng xã hội. Tri thức thì bao la, vấn đề là con người học được bao nhiêu và vận dụng nó như thế nào trong đời sống và mang lại được những lợi ích gì cho xã hội. Cháu nghĩ với cái tư duy lạc hậu, mang đầy những định kiến bảo thủ và thiên lệch vẫn được bảo tồn và duy trì như hiện nay thì chẳng biết tới bao giờ cháu và các thế hệ sau mới được nhìn thấy cảnh đất trời phong quang nơi quê hương yêu dấu của mình.
Trả lờiXóaNhân bài viết này của chú cháu xin được giới thiệu bài viết Vài bệnh mãn tính của tri thức Việt của Nguyễn Quang Dy. Nếu chú có thời gian thì xem ạ:
http://nghiencuuquocte.net/forums/topic/vai-benh-man-tinh-cua-tri-thuc-viet/
Cảm ơn sự sự hứng thú của cháu khi đọc bài này.
XóaChú sẽ đọc Vài bệnh mãn tính của tri thức Việt của Nguyễn Quang Dy.
Nhân nói về sách và chữ, góp tí ý mọn: đúng ra là bệnh mạn (với dấu nặng) tính chứ không phải là mãn tính.
XóaHì hì, tôi cũng đang viết bên nhà vài từ ngữ nữa bây giờ ta hay dùng, nhưng xưa kia nghĩa khác hẳn. May tôi ở Saigon, nơi "gì cũng có" nên mới có thể kiếm được một số sách vở cần dùng.
Trả lờiXóaCái sai lầm của những anh Socialisme (XHCN) là tự cho mình là vérité (chân lý), cái gì mình theo, mình nói ra cũng hơn người, coi thiên hạ là cỏ dại, một cái tự mãn hão, mà không xét tới thực tế cái mình theo ra sao? Có đúng trong tất cả mọi thời kỳ không? Không gì ngao ngán bằng chỉ 50 năm, một quốc gia chỉ lớn hơn gấp rưỡi đảo Phú Quốc của ta (Singapore), không tài nguyên, nghèo nàn và lạc hậu, vậy mà họ vươn vai biến thành hổ, trong khi người lãnh đạo đất nước của ta nói, hết thế kỷ này cũng chưa chắc thấy mặt mũi cái XHCN ta theo ra sao? Nó tựa như người tài xế chuyến xe nói với hành khách, không biết chiếc xe này sẽ đi đến đâu?
Xã hội ta ưu việt? Nhưng bản thân các bác nhớn khi bệnh thì đi Mỹ, đi Tây chữa. Con cái của họ cũng gởi hết đi học bên ấy. Thế là sao? Hù hù!
Chúng ta sống vào thời kì lạ và kì cục
Trả lờiXóaCho nên nhà văn Bùi Ngọc Tấn có quyển sách "Thời biến đổi gien"
Bên Việt Nam không nhà xuất bản nào in phải in bên Mỹ
Nó là sách hậu chuyện kể năm 2000
Hì hì, anh Bu cứ từng bước một đưa ra các luận điểm, cái nọ là hệ quả của cái kia..., đến cái cái cùng thì mới giật mình thấy nó dường như chả liên quan gì đến cái đầu!
Trả lờiXóaGọi là "dường như" vì từ "đểu cáng" và "thảo mai" (ở đầu) thấy có vẻ không ăn nhập với văn minh Mỹ (ở cuối).
Nhưng thực ra nó có liên quan, không nhỉ? Em đang suy nghĩ đây! Và đang suy nghĩ cả về cái tam đoạn luận, dù nguỵ biện nhưng lại khá vui, của anh. Cười thầm. Bác Bu này thiệt tình...
Không liên quan, nhưng bài viết có nhắc đến chuyện chữ nghĩa, nên cho em hỏi ngớ ngẩn tí. Cái cụm từ "quỹ tín thác sáng kiến đại học Việt Nam" là gì vậy? (anh sửa chính tả chút, quỷ=quỹ rồi trả lời em sau cũng được!) :D
OM à.
Xóa1- Bài viết của bu thuộc thể loại tản mạn. Tản mạn (散漫) là từ HánViệt, trong đó tản (散)là rời rạc, mạn (漫)là đầy. Tản mạn được hiểu là không liền mạch, rời rạc, tràn ra, ngổn ngang. Xét về hình thức là như vậy chứ thực ra phần nọ có liên hệ với phần kia không khác chi thuyết “Thập nhị nhân duyên” của nhà Phật. Cái từ “đểu cáng” nói hàng ngày nhưng hóa ra không đơn giản, vậy thì học thuyết nọ, học thyết kia, trùng trùng chữ nghĩa, mà các nhà cai trị không hiểu biết, làm tầm bậy, đưa cả một dân tộc ra thí nghiệm, nguy lắm.
2- Tam đoạn luận là sự luận của ba đoạn, thường có trong các giáo trình lô gíc học. trong tự nhiên gần như đúng hết, nhưng trong xã hội nếu không có những điều kiện khống chế thì thành ra ngụy biện. Người ta dẫn ra tam đoạn luận sau và bảo nó ngụy biện
- Người Việt Nam yêu nước
- Ông Diệm là người Việt Nam
- Vậy ông Diệm yêu nước.
Bu thấy tam đoạn luận này đúng. Ông Diệm yêu nước theo cách của ông ta. Ông đã từ chức Thượng thư để chống Pháp. Khi làm Tổng thống không thấy ông ấy bán đất, bán biển cho ngoại bang, lúc chết ông chỉ có tay trắng, không một xu tài sản.
3- Quỷ tín thác Đại họcViệt Nam
Đại học Việt Nam khỏi cần bàn đến. Riêng “tín thác” thì hơi dài dòng tí xíu. Trước hết ta xem cét các chữ:
- Ủy thác: (委托) nghĩa là nhờ, giao cho.
- Thác: (托) là cầm, nâng lên
- Tín: (信) là tin tưởng
- Chấp: (執) là cầm, nắm
Ngành ngân hàng hay dùng chữ tín chấp khi cho vay. Nghĩa là tin tưởng mà cho vay chớ không cần thế chấp tài sản. Từ nghĩa chữ tín, chữ thác, ta luận ra tín thác (信托) có nghĩa là là tin tưởng để giao cho đối tác một cái gì đó. Ở đây ông Thomas Vallery Giám đốc Quỹ tín thác sáng kiến Đại học Việt Nam xây dựng cho Sài Gòn trường Đại học theo kiểu tin tưởng nhau mà làm rồi VN sẽ thanh toán lại sau ?? Đây là bu tui suy luận chớ lần đầu gặp từ Tín thác. Bạn có thể tìm hiểu thêm các chuyên gia tài chính.
Thật là quá thoả mãn với giải thích của anh. Cảm ơn anh nhiều!
XóaTuy nhiên em thấy đặt một cái tên toàn từ Hán-Việt như này có gì đó không ổn. Anh Bu đọc nhiều sách thế, hiểu biết nhiều thế mà còn phải suy luận. Em thuộc lớp người không còn trẻ nữa mà cũng chẳng hiểu gì, thế thì lớp trẻ sau này - càng ngày càng xa lạ với từ Hán-Việt - làm sao hiểu được!
À, thế anh có công nhận cái tam đoạn luận anh đưa ra là nguy biện không ạ?
Bạn OM à
Xóa1- Chữ nghĩa:
- Từ ủy thác (委托) có trong từ điển Hán Việt
- Tín chấp (信 執) ?? Trong 7 quyển từ điển Hán Việt bu đang dùng không có từ Tín chấp nhưng trong từ điển chuyên ngành tài chính chắc chắn có từ này. Trong nhà bu có Vợ, con gái, con dâu đều làm ngân hàng, hàng ngày họ luôn miệng nói tín chấp.
Riếng tín thác thì đám vợ con bu cũng mới nghe lần đầu cho nên bu tui dùng nghĩa chữ tín (信) và nghĩa chữ thác (托) để suy luận và chắc là đúng chớ không sai'
2- Tam đoạn luận bu dẫn ra trong bài viết là ngụy biện, bu dẫn ra gây cười cho vui hihi
Nói dzậy mà hổng phải dzậy... Đừng quá tin sách, đừng quá tin ông thầy nào bác nhỉ.
Trả lờiXóaTốt nhất và tin vừa phải xét lại Toro NPk ạ
XóaThú vị! Thú vị!
Trả lờiXóaNhưng em nghe người ta nói đại ý thế này (vì em có cái đức đọc không thèm nhớ nên không biết của ai):
Cái ngày hôm qua đúng, hôm nay có thể sai. Cái ngày hôm nay đúng, ngày mai có thể sai.
Chính vì vậy, chẳng có một mô hình xã hội nào là tồn tại vĩnh cửu cả. May ra chỉ có cỏ dại vẫn muôn đời xanh mà thôi!
Đã có câu "Sự thật hôm nay không thật đến ngày mai"
XóaNhà Phật nói "chư hành vô thường chư pháp vô ngã"
Ta hô khẩu hiệu ông nọ muôn năm, chủ nghĩa kia muôn năm là hô cho vui vậy thôi.
Cỏ luôn xanh nhưng xét cho đến cùng cỏ cũng không vĩnh viễn.
Thảo nguyên Nội Mông chỉ có trời và cỏ, vậy cần có bao nhiêu con sói và bao nhiêu đàn bò, đàn dê, cừu, là vừa phải. Nếu con người tiêu diệt hết sói thì bọn bò,dê, cừu ăn hết thảo nguyên, tức là hết cỏ. Khương Nhung tác giả tiểu thuyết "Tô tem sói" tuyệt hay nói về đề tài này.
Dưng mà em nói có vẫn muôn đời xanh. còn hết cỏ là chuyện khác! Mà hết răng được dừ?
XóaĐọc bài của bác tôi rất thích vì sáng ra nhiều điều.Tôi vẫn cứ phân vân :ta nên dạy và học chữ Tàu.Hán nôm ... để mà đối phó với Tàu ,Bác ạ , chứ đừng lúc thì ông Nga lúc nhào sang ông Mỹ rối cả lên !
Trả lờiXóaTa đánh Pháp bỏ tiếng Pháp, đánh Mỹ bỏ tiếng Anh, Liên Xô đổ bỏ tiếng Nga, Tàu đánh bỏ tiếng Tàu nay lại bò ra học tiếng Anh để làm cơ chế thị trường cho nên ngoại ngữ dân ta thuộc loại kém nhất thế giới cũng phải.
XóaBu tui cho là bỏ chữ Hán là sai lầm
bỏ chữ Hán (?), có thấy học hồi nào đâu mà bỏ, quí đại huynh.
XóaMột thời có học chữ Hán, những năm đầu học cấp 3 bu tui học Trung văn thì cũng coi là chữ Hán vậy
XóaNghiên cứu triết học và chủ nghĩa Mac cho thấu đáo, chẳng ai qua mấy học giả Mỹ. Còn ở Liên Xô CNMac thành "minh họa" cho tư tưởng Xtalin, ở Trung Quốc thành "minh họa" cho tư tưởng Mao và v.v..., mỗi nước cộng sản là một vị tương ứng. Chẳng có ông Mac nào thực sự được nghiên cứu ở nhũng chính thể đó cả.
Trả lờiXóaĐây là chuyện bất tận ngôn
XóaTrước mắt đồng ý với dung Nobita
Bài viết ...như bản tham luận về lòng tin của bác Bu làm lão thấy phấn chấn muốn ...dài dòng.
Trả lờiXóa* Tam đoạn luận bác đưa ra không ...cãi được , vì câu nói có vẻ chân lý bao đời nay về tri thức của lãnh tụ tồn tại mãi trong chúng ta. Nó nằm yên bao lâu nay. Giờ đọc bác , thấy sáng ra có vẻ lại ...chân lý hơn ! Chân lý hơn khi ta nghĩ về " Khi hoa của lòng tin rụng xuống thì hạt giống của sự khinh bỉ nảy mầm " !
* Lâu lắm rồi lão chưa...đọc sách. Cho nên bác dẫn nguồn về sách làm lão lại càng thấy ngưỡng mộ quá trời. Những bài viết thế này rất cần cho chúng tôi , những kẻ nhìn sách mà...không đọc ( Mà càng đọc thì càng ...ngu thêm vì chẳng biết tin bên nào ).
* Hôm nay lão học ké được mấy từ " Thảo mai " và " Đểu cáng" . Những thằng đọc nhiều sách có vẻ..." Đểu cáng " hơn thằng không đọc sách.!
* Nhìn cái hình chụp cùng chú em trên kia năm trước , thấy bác vừa vui vừa khỏe có vẻ ...phong độ nên cũng mừng nên tự hỏi : - Chẳng hay còn...cơm cháo gì được không ? hehe. Bác Bu đừng gọi lão là bạn , mà cứ cách gọi Anh và Lão như xưa nay cho nó tình cảm. Vì thực ra lão ỡ đây là...lão hóa chứ không phải tuổi . Lão có căn dặn rồi , nay mai bia mộ sẽ được khắc thế này : - Ông X , chôn lúc 85 tuổi - chết lúc 45 tuổi !"
Rất thú vị khi đọc còm của Lão, bao giờ Lão cũng có ý kiến lạ, bất ngờ , không thể lẫn Lão vào với ai...mong lão sang bu nhiều nhiều hihi
XóaTri thức là một kho tàng quý giá thế nên có học hỏi bao nhiêu cũng chưa gọi là đủ ....thế nên sách là một trong những công cụ để giúp con người được mở mang trí tuệ và tầm nhìn , thật là vô cùng quý báu anh Bu nhỉ ?
Trả lờiXóaĐúng thế NT à, không đọc sách thì không biết gì hết, buồn lắm thôi.
XóaTam đọan luận của bác Bu trong bài:
Trả lờiXóa“Không có sách, không có tri thức, không có tri thức không có chủ nghĩa cộng sản”. Từ hệ quả của lời vàng ngọc này, ta có được tam đoạn luận:
- Không có tri thức không có chủ nghĩa cộng sản
- Nước Mỹ không có chủ nghĩa cộng sản
- Nước Mỹ không có trí thức.
Tôi nghĩ là bác tếu táo cho vui, vì đây là cái "tam đoạn luận một chiều", nó không đúng vào đâu cả. ta cỏ thể "tam đoạn luận" kiểu như thế:
"Là người phải chết, con vật cũng chết, vậy con vật cũng là người". Hì hì!
Chủ nghĩa CS cũng chỉ là một thứ chủ nghĩa, tương tự như Chủ nghĩa tư bản, Chủ nghĩa trung lập, Chủ nghĩa hư vô, Chủ nghĩa giáo điều... Cho nên nói "Không có trí thức là không có MỌI THỨ chủ nghĩa", và Chủ nghĩa CS cũng nằm trong ấy, không phải là một ngoại lệ.
Khi một tiền đề sai, thì mọi thứ kéo theo nó đều không đúng. Hì hì!
Riêng về vấn đề chữ Hán, và cả chữ Nôm, nó là cả một quá khứ, là kho tri thức, trí thức của dân tộc, không thể bỏ. Còn mọi thứ sinh ngữ khác, như tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga... cũng là tri thức của nhân loại, biết càng nhiều càng tốt....
Cái tam đoạn bu dẫn ra là để cho vui .
Trả lờiXóaRiệng vụ nói về ông Diệm thì không có gì ngụy biện.
- Con vật sẽ đến lức chết
- Cong người cũng có lúc chết
- Vậy con người là con vật
xem ra không hoàn toàn sai.hihi
Tôi đồng ý với bác Bu là ông Diệm là người yêu nước (theo cách của ông ấy). Nhưng vụ tam đoạn luận mà bác nói bên trên trong cái còm trả lời bạn OM để kết luận ông Diệm yêu nước thì không đúng:
Xóa"Người ta dẫn ra tam đoạn luận sau và bảo nó ngụy biện
- Người Việt Nam yêu nước
- Ông Diệm là người Việt Nam
- Vậy ông Diệm yêu nước.
Bu thấy tam đoạn luận này đúng. Ông Diệm yêu nước theo cách của ông ta. Ông đã từ chức Thượng thư để chống Pháp. Khi làm Tổng thống không thấy ông ấy bán đất, bán biển cho ngoại bang, lúc chết ông chỉ có tay trắng, không một xu tài sản".
Tam đoạn luận đó đúng là "ngụy biện". Tam đoạn luận kiểu ấy chỉ đúng khi ta đưa tên bất kỳ một người Việt Nam nào khác không phải ông Diệm vào thay thế, mà người ấy vẫn được coi là yêu nước. Chẳng hạn tên "Lê Chiêu Thống":
"- Người Việt Nam yêu nước
- Lê Chiêu Thống là người Việt Nam
- Vậy Lê Chiêu Thống yêu nước".
Như ta đã biết sử sách nói Lê Chiêu Thống bán nước, mà Lê Chiêu Thống cũng là người Việt Nam. Cái tam đoạn luận ấy sai ngay ở mệnh đề đầu tiên "Người Việt Nam yêu nước". Rõ ràng không phải ai là người Việt Nam cũng yêu nước.
Cho nên tam đọan luận về ông Diệm yêu nước như trên là không đúng.
1- Lâu nay ta vẫn nói người Việt có tinh thần yêu nước chưa ai thống kê được vào một thời điểm cố định nào đó có mấy phần trăm người Việt Nam không Yêu nước.
Xóa2- Câu nói về ông Diệm chỉ đúng với ông Diệm mà thôi, Chính xác hơn là chỉ đúng với bu tui, còn nếu thống kê ra thì chắc là trên 50% dân việt Nam nói ông Diệm bán nước .
3- Như đã nói trên bài viết này có đôi chô tếu táo cho vui không thể tìm sự đúng hay không đúng ở đây được.
Vì không có kênh thông tin nào khác , nên lão xin nói ngoài lề bài viết .
Trả lờiXóaAnh đọc nhiều sách thế còn nhớ cuốn " Đội thiếu niên du kích Đình bảng " thời thơ ấu không? Lão muốn nhờ anh tìm xem ai là họa sĩ minh họa trong cuốn này? ( Đội thiếu niên du kích Đình bảng tái bản nhiều lần , nhưng bản in đầu tiên xuất bản năm 1966 là ai vẽ minh họa.) Tác giả: Xuân Sách.
Lý do thì dài dòng nên nếu có rảnh thì anh vào đây xem bài này của lão thì có thể biết lý do qua mấy lời còm. Xin cảm ơn anh trước .
http://tan262.blogspot.com/2014/08/nhung-cuon-sach-ky-niem.html#more
1- Bu tui đã sang Lão đọc "Những cuốn sách Kỷ niệm" và hiểu được tại sao Lão lại muốn biết Họa sĩ nào minh họa quyển "Đội thiếu niên du kích Đình Bảng" của Xuân sách . Tiếc là quyển sách bu có lại xuất bản năm 2006. ở trang sau cùng ghi thế này
XóaChịu trách nhiệm xuất bản
NGUYỄN VĂN CỪ
Biên tập : NGUYỄN ANH VŨ
Trình bày: VÂN ANH
Vẽ bìa: NGÔ XUÂN KHÔI
Sửa bản in: KIM CHI
sách không có minh họa.
2- Sách do thằng con trai bu mua. Thấy mấy chữ "Thiếu niên" nên bu chỉ đọc loáng tháng chớ không đọc kỹ. Theo bu tui kiệt tác của Xuân Sách là CHÂN DUNG NHÀ VĂN. Sách này được xuất bản nhưng không được phát hành. Nhà văn Hoàng Lại Giang năm 1992 là giám đốc nhà xuất bản văn học chi nhánh Tp HCM suýt nữa thì vạ to. Sách không được phát hành , bỏ kho, lâu lâu cha Giang lấy cho bạn bè, bu tui được lão cho một quyển..
3- Hồi đang ở quê (QB) bu tui bày trò thi "XÁC ĐỊNH TÊN NHÀ VĂN".qua 99 bài thơ chân dung của ông sách. Chẳng hạn bài số 51 ông sách "vẽ" thế này:
Đất làng vừa một tấc
Bao nhiều người đến cày
Thóc giống con mấy hạt
Đợi mùa sau sẽ hay
Là chân dung nhà văn nào
3- Bu tui sẽ còm bên nhà Lão
Hihi. Bài thơ này chắc tả mẹ của cô Nguyễn Thị Thu Huệ.
XóaBạn OM nói đúng, chân dung nhà văn Nguyễn thị Ngọc Tú
Trả lờiXóaTrước đây bu tui cũng là mọt sách, trong 99 chân dung bu xác định đúng được 98 riêng chân dung thứ 46 thì bó tay chấm com, phải gọi vào bác Xuân Sách hỏi. Bác ấy ngập ngừng... thằng nào... nhỉ. À, à thằng X mày ơi.
Thơ ông tang tính tang tình
Cây đa bến nước mái đình vườn dâu
Thân ông mấy lượt lấm đầu
Miếng mồi danh lợi mắc câu vẫn thèm
OM có đoán được X là nhà văn nào không???
Anh đố vài ông nổi tiếng một tí, dễ dễ í, chứ đố thế này thì OM xin đầu hàng ạ!
XóaCây đa , bến nước mái đình ... có phải ông này không :
Xóa..."Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng tung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi."..
Cứ mò xem sao , biết đâu trúng hè.
Mấy câu Lão dẫn ra bu nhớ không nhầm là thơ của Đoàn Văn Cừ
XóaNgó ảnh thấy bác Bu trẻ quá ta. Tui đoán bác chỉ vừa vào độ tuổi " tri thiên mệnh" thôi à.Rứa mà bác đọc nhiều hiểu rộng thấy nể luôn. Dù tui nhiều tuổi hơn vẫn cứ kêu là bác Bu để tỏ lòng ngưỡng mộ vậy.
Trả lờiXóaĐọc bài viết của bác lại thấy một cách luận rất khéo. Đưa cái muốn phủ định lên tầm khẳng định cực cao ròi vút xuống đánh thịch một cái cho chít luôn khiến ai cũng phải tâm phục khẩu phục nha. Tui sẽ năng sang đọc bài của bác để giải ngố đấy. Cám ơn nhiều
Đọc mấy dòng của NVST biết ngay người có nghề phân tích chữ nghĩa . Trước khi nghỉ hưu bu tui làm nghề lục lộ, chỉ nói chuyện sắt thép bê tông gạch đá đâu có được học văn chương. Ngồi vào máy nghỉ răng viết rứa...được cô giáo khen là sướng lắm rồi. hihi
XóaTui nỏ được bác đố nhưng cái tính lăng xăng nên cứ muốn nhảy vào đoán mò đây. Đó là tác giả " Lỡ bước sang ngang " đúng chăng bác Bu ui?
Trả lờiXóaNgày trước tui có đọc qua tác phẩm Đất làng của Nguyễn Thị Ngọc Tú nhưng lâu zùi nỏ nhớ chi mô. Cả bài vè một thời lưu truyền nay cũng quên gần hết cả chỉ nhớ lõm bõm mấy câu. Đại để là:
Cái cỏ Hoài Thanh
Răng nanh Đức Phúc...
Cái L... Ngọc Tú
Cái V... Xuân Quỳnh...
Bác đọc nhiều biết rộng có thể khôi phục lại giúp tui chăng. Xin cám ơn trước!
Bu tui nghe đâu có người nói
Xóa"Xuân Diệu , Xuân Sanh như Xuân Tóc Đỏ".
và:
"Mồm Phạm Hổ, cổ Hoài Thanh, nanh Đức Phúc" (tức Vũ Đức Phúc).
Bu xin chịu thua không thể khôi phục được điều NVST đề nghị
Bạn OM
Trả lờiXóaÔng X là nhà thơ Xuân Thiêm
(bác xuân Sách trả lời bu qua điện thoại)
Bu đưa thêm vài chân dung mời các bạn tham gia đoán cho vui
Chân dung số 17
Hỏng đôi mắt phải đâu là mất hết
Trong cặp còn hồ sơ điệp viên
Ông cố vấn chẳng sự gì cái chết
Cao điểm cuối cùng quyết chí xông lên
Chân dung số 13
Một nắm xương khô cũng gọi mỡ
Quanh năm múa bút đẻ vui cười
Tưởng cụ vẫn bơi dòng nước ngược
Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi
Chân dung số 12
Nên danh nên giá ở làng
Chết vì ông lão bên hàng xóm kia
Làm thân con chó sá gì
Phận đành xấu xí cũng vì miếng ăn
Chân dung số 9
Quá tuổi hoa niên đã bạc đầu
Tình còn dang dở tại Hàng Châu
Khúc ca mới hát sao buồn thế
Hai nửa yêu thương một nửa sầu
Chân dung số 8
Hai đợt sóng dâng một khối hồng
Không làm trôi được chút Phấn thông
Chao ôi ngói mới nhà không mới
Riêng còn chẳng có , có gì chung
Mịa nó - lão làm cái dễ nhứt trong bài kiếm chút...danh là giỏi võ!
Trả lờiXóaHữu Mai - 17.
Lão nói đúng rồi, Hữu Mai
XóaÔng cố vấn là Hữu Mai
Trả lờiXóaMỡ thì chỉ có Tú thôi, lạ gì!
Kim Lân đánh bả chó ai
Mà giữ vườn hộ con trai của người!
Quê hương nhớ mãi không thôi
Tế Hanh cứ thế trọn đời làm thơ!
Sóng tình dâng ngập bến bờ
Ông hoàng Xuân Diệu ngẩn ngơ kiếm tìm!
Nhân khi Om bận nấu cơm
Chị xin giải trước để ôm chủ nhà!
Khà khà...
Nhật thành đoán đúng hết rôi
XóaBu tui chép tiếp xin mời đoán thêm
Chân dung 80
Kòn Trô dẫn bước đường chinh chiến
Nửa gánh giang hồ nửa ái ân
Ngàn sau sông Dịch còn tê lạnh
Tráng sĩ có về với bến xuân
Chân dung 79
Ôi màu tím hoa sim
Nhuộm tím cuộc đời dài đến thế
Cho đến khi tóc bạc da mồi
Chưa làm được nhà còn bận làm người
Ngoảnh lại ba mươi năm
Tím mấy nghìn
chiều hoang
Biền biệt
Chủ nhà chưa thấy cho ôm
XóaGiải đố không thưởng thì còn chi vui?
Chịu thui cái 80 nhưng 79 là Hữu Loan "Màu tím hoa sim"
Ổng tên là Lấm Văn Sy
XóaNgàn sau sông Địch còn tê tái lòng
Hì hì.
Nghe đòi ôm, bác Bu trốn mất tiêu!
Lão cứ thắc mắc : Cả hai người đẹp đều muốn trả lời nhanh, dành phần thưởng bằng ÔM chủ nhà . Xin thưa rằng , các em có ôm lão Bu đằng sau hay đằng trước đều như nhau cả! Đừng hy vọng tí tẹo gì. Vì suốt ngày lão Bu luôn đi dép . Lão đi giày không được vì...sợ đái ướt giày! hơhơ
XóaNhật Thành
Trả lờiXóaÔm em thì khoái lắm rồi
Lặng thinh cứ việc. Nói, người ta ghen
Anh Bu lại cố tình ghép sai trật tự từ rồi. Là em ôm, không phải ôm em!
XóaEm ôm phía trước
Om quàng phía sau
Hai phía như nhau
Chẳng ai ghen cả.
Ôm trước ôm sau cũng vậy thôi
XóaCả hai người đẹp quá xa xôi
Đã là người ảo thì ôm ảo
Cũng sướng râm ran một kiếp người
Hihi
Hí hí, ôm ảo mà sướng thì anh Bu quả là tài! Gì chứ, các động từ bắt đầu bằng nguyên âm, kiêu như ăn, uống, ôm, yêu, ò e í e, ấy ấy... không bao giờ làm em sướng ảo cả!
XóaBạn OM
Trả lờiXóaông này là Lý Văn Sâm (Lấm Văn Sy)
Truyện Kòn Trô của ông đăng trên Tiểu thuyết thứ 7 tháng 6 năm 1942
Các bạn ơi
Trả lờiXóaBắt đầu từ các entry sau, bu tui post lên hai chân dung, mời các bạn đoán nhé
Mấy câu bác post lên đây chắc là bác đã chọn câu khó rồi! Còn lại chắc mọi người đoán được hết á! Phải không chị Nhật Thành?
XóaNgười đẹp OM đoán mấy câu dễ này nha
XóaXoắn mãi dây tình thơ bật ra
Paris thì thích hơn ở nhà
Đông y ắt hẳn hơn tây dược
Xe tải không bằng xe Volga
Trên đời kim cương là quí nhất
Thứ đến tình thương dân nghèo ta
Em chớ cho anh già lẩm cẩm
Còn hơn thằng trẻ lượn Honda.
Chuyện kể rằng: Khi Bac làm bài thơ Nguyên tiêu bằng chữ Hán xong, Bác bảo: "Trong bài có tên của chú đấy, vậy chú dịch đi." Thế là từ bài thơ tứ tuyệt, người này đã dịch sang thể thơ lục bát rất hay nhưng đánh mất một chữ "Xuân"
XóaCâu thơ của Bác: "Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên"
Câu thơ dịch:
"Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"
He he...Om ơi, vẫn chịu khó ôm bác Bu phía sau nhé!.
BÀI THƠ NGUYÊN TIÊU CỦA CỤ HỒ
Xóa(phiên âm)
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Ông Xuân Thuỷ dịch bài thơ trên của cụ như sau:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Bạn Nhật Thành không trả lời ngay mà dẫn giải rất có duyên , người đẹp nhà văn có khác. Mà OM tui biến mất tiêu mô rồi OM ơi !!
Bạn OM đang sụt sùi ôm đằng sau đây ạ! Hix hix...
XóaSang Om lại thấy Địa đàng
XóaVườn xưa trái cầm, vắng nàng E va
Cấm sao được ý đàn bà
Ham mê quả lạ hóa là tình yêu
Trả lời cho một cmt mà bác Bu cũng chở theo tư tưởng của mình như là ý tưởng nêu ra trong entry chưa đủ. Thiệt tài. Bài viết này làm HN liên tưởng đến tác phẩm "Books that changed the world" có bản Việt dịch là "Những tác phẩm làm biến đổi thế giới" quá chừng!
Trả lờiXóaTrả lời người đọc với trách nhiệm của một người viết bác ạ
XóaBùi Ngọc Tấn có quyển sách THỜI BIẾN ĐỔI GEN in ở Mỹ bác đọc chưa
Nó là hậu chuyện kể năm 2000.
Bác Bu, nếu có thêm thông tin nào thú vị về quyển này hoặc theo bác sách đáng để mua thì HN sẽ nhờ mua. Sách không đắt nhưng cước bưu điện > 20USD! Bác gửi thông tin qua FB messenget nhé!
XóaNếu có tôi sẽ thông tin đến bác
XóaBài này hồi sáng em mới đọc lần đầu bên face, còn đang nghĩ sao chú Bu k mang về blog. Đến khi nghe chú Bu bảo quên đường vào blog chú, em thấy lạ vì lần nào em click vào nhà chú Bu, sẽ ra trang G+, ngoài ấy có bài mới click vào bài. Và lần nào qua em cũng chỉ thấy bài Lại nói chuyện bài thơ thần. Thậm chí chú đăng bài mới nó cũng k báo qua mail cho em như mọi khi. Kỳ ghê. Nhờ chú nói em lục lọi mới thấy bài chú nè. Hic hic
Trả lờiXóaCó 1 chuyện em thấy nếu có đánh ai, thì phải học tiếng ngta mới đc. Bài xich là k đúng. Trung Quốc xấu nhưng văn hoá TQ thì thực sự hấp dẫn mọi người tìm hiểu.
Có lần trên mạng, em thấy có bạn chửi em TQ chiếm đảo mình mà em đi nghe nhạc nó, share nhạc nó.. Kỳ ghê chú Bu ui.
Chỉ có đám lãnh đạo TQ có máu bành trường từ ngàn xưa cho đến nay, còn dân Trung Quốc và văn hóa của họ thì tuyệt vời lắm, chú đã sang đó chú biết.
XóaKhi nào rỗi chú viết chuyện ngày xưa , CKN có chịu đọc và còm không ???
Phải công nhận ông bà ta có câu "Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau trái bồ hòn cũng méo", hay "Ghét nhau ghét cả đường đi lối về", rất đúng. Người ta có khuynh hướng thế, ít phân biệt cái gì nơi người ta là đáng ghét, cái gì là hay cần phải trân trọng.
XóaMấy ông cực đoan ở Trung Đông ghét nhau, diệt sạch luôn cả văn hóa của nhau thì thật đáng sợ.
Người ta đã tổng kết rồi:
XóaDân Tây duy lí, dân Tàu duy ý chí, dân Ấn duy linh dân Việt duy cảm: Thương nhau thương cả lối đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. Thương nhau cau sáu bửa ba, ghét nhau cau sáu bửa ra là mười...
Trông ảnh bác Bu trẻ quá nên Song Thu đoán nhầm. Chừ biết tuổi thiệt của bác rồi. Cho Song Thu xin lỗi nha. Còn vì sao mà ST biết thì xin bí mật đó nỏ khai thiệt mô
XóaĐấy là lỗi tấm ảnh, chứ bạn không có lỗi gì cả
Xóachú Bu viết đi thì em mới bò sang đọc đc chứ. Gì chứ nghe chú bu kể chuyện em khoái lắm. Chú Bu mà bàn chữ với mấy vị sư phụ em toàn há mỏ nghe không hà . Hì hì
XóaNghe và hiểu được càng bổ ích chớ sao nhà thơ ơi
Xóa