Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2009

ĐÔI ĐIỀU VỚI ÔNG NGUYỄN TẤT HIỂN. 136 TÔN THẤT ĐẠM - Q1 Th ph HCM

 

 

Mấy hôm nay báo giấy, báo mạng, truyền hình… nói nhièu về ngày sinh chủ tịch Hồ chí Minh. Khắp chốn cùng nơi đều thi đua nhau học tập đạo đức tác phong của chủ tịch.  Một vài nơi, một số nhà chăn dân mũ cao áo dài lại tụng niệm cái tham luận của ông Nguyễn Tất Hiển 136 Tôn Thất Đạm - Q1 Th. Ph. Hồ Chí Minh. Bởi thế Bu tôi tái bản lại Entry này để các bạn tham khảo.

                              DSCN0753

I - Tôi được xem tác phẩm “TRĂNG SÁNG TRONG THƠ BÁC, TRONG TÊN BÁC” của ông treo trong nhà một vài bạn thân.  Xem xong bỏ đó vì công việc mưu sinh chiếm hết thời gian và sức lực, không nghỉ đến làm gì. Nhưng mới đây, tình cờ đọc được tham luận của ông : “Ý nghĩa tên Bác một phần quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh”“Tọa đàm Khoa học do Chi nhánh Bảo tàng  HCM tổ chức ngày 30.8.99” và ở “Hội thảo Khoa học do Viện Khoa học Xã hội TP. HCM tổ chức ngày 14.9.99” mới  biết  tác phẩm của ông một thời nổi như cồn, làm xôn xao dư luận và báo chí cả nước.  Thì ra ngày 2.9.1997 ông đã công bố tác phấm “TRĂNG SÁNG TRONG THƠ BÁC, TRONG TÊN BÁC” tại bảo tàng HCM , ngay sau đó bài viết về tác phẩm này của ông “được phát trên Đài tiếng nói Việt Nam ở Hà Nội và Đài tiếng nhân dân TP. HCM, được đăng trên báo Nhân dân số 38 ngày 21.9.1997, đăng trên báo Văn nghệ Đồng Tháp số 3 tháng 5.1998, đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội của Viện Khoa học Xã hội số 38 quý 4 năm 1998 vào dịp kỷ niệm TP HCM 300 năm…Và hân hạnh được đánh giá cao của chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, của Bí thư Thành ủy TPHCM Trương Tấn Sang, của trợ lý Tổng bí thư Trung ương ĐCS Hồng Hà….”(1)

     Ngần ấy sự kiện về tác phẩm “TRĂNG SÁNG TRONG THƠ BÁC, TRONG TÊN BÁC” làm tôi bỏ công tìm hiểu và thấy cần phải trao đổi với ông cùng các bạn viết blog, xin được các vị chỉ giáo thêm.

* Để các bạn có khái  niệm về tác phẩm của ông Nguyễn Tất Hiển (như ảnh ở đầu bài) tôi mô tả thêm cho rõ hơn:

1- Những câu chữ Hán viết theo chiều dọc

+ Câu bên phải hình chủ tịch Hồ Chủ Tịch :

  (cổ nhân bất thức kim thời nguyệt)

+ Hai câu bên trái hình Hồ Chủ Tịch

Câu 3 chữ:       (Hồ Chí Minh)

Câu 7 chữ: 今月 古人 (Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân)  

2- Những câu chữ quốc ngữ và chữ Hán viết theo chiều ngang.

HỒ (cổ , nguyệt )

Cổ nhân bất thức kim thời nguyệt

Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân

Người xưa không biết trăng ngày nay

Mặt trăng ngày nay từng chiếu sáng người xưa

CHÍ (sĩ  ,   tâm  )

Chí sĩ có nhiệt tâm

MINH (nhật , nguyệt )

Luôn luôn sáng suốt

Trích “Trăng sáng trong thơ Bác trong tên Bác”

Tác giả Nguyễn Tất Hiển

II – Cơ sở lập luận của ông Nguyễn Tất Hiển

Trước hết ông cho rằng chữ Hồ () gồm có chữ cổ () ghép với chữ nguyệt (). Cổ là cũ, là xưa. Nguyệt là mặt trăng. Theo đó chữ Hồ được ông cho là trăng xưa. Tiếp theo ông hoán vị một vài từ tong bài thơ “Bả tửu vấn nguyệt” (Nâng chén rượu hỏi trăng) của Lý Bạch (2).  Bài thơ Lý Bạch  gồm 16 câu, trong đó ông lấy ra  2 câu:

Kim nhân bất kiến cổ thì nguyệt           (câu 1)

Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân     (câu 2)

Nghĩa là

Người nay không thấy trăng xưa

Trăng nay thì đã từng soi sáng người xưa

Đến đây ông tuyên bố “ Vậy muốn có chữ Hồ phải hoán vị, đưa chữ Cổ (câu 1) từ dưới lên vị trí chữ Kim, đem chữ Kim xuống vị trí chữ Cổ, để chữ cổ ở câu 1  phù hợp với chữ Nguyệt ở câu 2 tạo thành chữ Hồ” (1). Sau khi hoán vị, hai câu thơ Lý Bạch thành ra:

Cổ nhân bất thức kim thời nguyệt (câu 1)

(chữ Kiến của Lý Bạch được ông thay bằng chữ Thức )

Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân (câu 2)

Nghĩa là

Người xưa không biết mặt trăng ngày nay

Mặt trăng ngày nay từng chiếu sáng người xưa.

Với kết quả này ông viết:  “Đó là những TƯ TƯỞNG và ĐẠO ĐỨC Hồ Chí Minh. Cái quý giá cần thiết ấy cũng sánh bằng lúc đêm tối cần có trăng sáng trên bầu trời. Đúng là “người đời xưa” không biết “trăng sáng ngày nay” vì họ đã mất từ lâu; song trăng sáng ngày nay trên đường đi tất yếu của nó , tiếp tục đẩy lùi bóng đêm , đem lại ánh sáng mới – Ánh sáng của một DANH NHÂN VĂN HÓA KIỆT XUẤT CỦA NHÂN LOẠI – HỒ CHÍ MINH”  

III – Ông Nguyễn Tất  Hiển  nhầm lẫn chỗ nào ???

Trong “Tham luận” của mình ông dẫn ra “Hồ Xuân Hương, bà Chúa thơ nôm đã chiết tự chữ Hồ là Cổ Nguyệt”. Xin thưa rằng, bà Hồ Xuân Hương là nhà Hán học uyên thâm và là nhà thơ vui tính, bà dựa vào sự nhầm lẫn về chữ Nguyệt  (, mặt trăng) và chữ Nhục (, thịt)  để gọi mình là Cổ Nguyệt (trăng xưa) cho văn nghệ mà thôi. Còn nếu bà đứng lớp dạy học trò học chữ Hán thì bà phải giảng  rằng chữ Hồ ( trong họ Hồ)  gồm chữ Cổ () ghép cạnh chữ nhục ()  chứ không phải chữ nguyệt (). Hai chữ này giống nhau như hai giọt nước nên thiên hạ dễ nhầm chữ nọ vào chữ kia. Khỏi phải dài dòng cho tốn “giấy mực”, bạn đọc lấy bất kỳ một quyển Từ Điển Hán Việt nào và tra chữ Hồ (chỉ họ Hồ) thì bạn phải tìm trong bộ nhục  (), còn nếu bạn tra vào bộ nguyệt thì vĩnh viễn bạn không có được chữ Hồ.  Xin đơn cử vài từ điển;

- Từ Điển Hán Việt Thiều Chữu (1997) bộ nhục trang 517 : Hồ ()  là yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống, râu mọc ở đấy là hồ tu.

- Từ Điển Nguyễn Tôn Nhan (2003) bộ nhục trang 662: Hồ () là miếng da rủ thòng dưới cổ thú vật (như trâu, bò). Một loại võ khí cổ, thọ, sống lâu, rợ Hồ, Họ người (Hồ Hợi con trai Tần Thủy Hoàng đế)

- Sách Tìm về cội nguồn chữ Hán (1997, của Lý Lạc Nghị và Jim Waters)  tại trang 982 viết : “ HV(Hán Việt) trong từ Bác Hồ [Chaiman Ho Chi minh], hồ cầm [two stringed violin] ABK (âm Bắc Kinh):  nhục  chỉ nghĩa, cổ chỉ âm đọc, nghĩa gốc: cái yếm dưới cổ con bò” (chú ý = , sẽ nói ở phần dưới)

IV – Sơ bộ vài nét về chữ Nguyệt và chữ Nhục

Như đã nói ở trên, chữ Hồ (trong họ Hồ) phải là chữ cổ đi với bộ nhục. Nhưng chữ nhục trong thời Giáp cốt văn là hình ảnh một khổ thịt. Trải qua các loại chữ  Kim văn, Tiểu triện, đến thời Khải thư (cuối nhà Hán) chữ nhục có hình dạng  . Nhưng viết thế này nhiều nét, rắc rối,  người ta biến nó thành , trong đó hai nét ngang song song, nối liền hai nét đứng.  Còn chữ nguyệt  hai nét ngang song song nhưng không chạm vào nét đứng bên phải (2). Như vậy cũng chưa ổn vì nhà nho viết bút lông, khó tạo ra kẻ hở giữa hai nét ngang và nét đứng bên phải khi viết chữ nguyệt. Chỉ cần sơ suất chút xíu là chữ nguyệt biến thành chữ nhục. Bởi vậy hiện nay trong sách vở  người ta viết chữ nhục có hai nét giữa không song song mà mà tạo ra hình phểu như ảnh minh họa dưới đây.

 

                          DSCN1997

                      a- Chữ nguyệt Giáp cốt văn

                      b- Chữ nguyệt trong sách in hiện tại

                                                   DSCN1996

                  a- Chữ nhục Giáp cốt văn

                  b- Chữ nhục theo mô tả của Chính Tự Thông

                  c- Chữ nhục trong sách in hiện tại

 V- Lời cuối

Là người Việt Nam tôi cũng như ông Hiển, hết lòng kính trọng chủ tịch Hồ Chí Minh.  Sự Kính trọng thể hiện ở chỗ đánh giá đúng vai trò của  Chủ tịch trong việc lãnh đạo toàn dân giải phóng ách nô lệ, khai sinh ra nước Việt Nam, sánh vai với các quốc gia khảc trên thế giới. Sự kính trọng còn thể hiện ở chỗ học tập tác phong đạo đức của Chủ tịch, để  làm một công dân yêu nước có văn hóa. Hồ Chủ tịch là người khiêm tốn, Người không muốn ai ca ngợi mình ngoài cái mà mình có, càng không muốn dùng sự nhầm lẫn chữ nghĩa để ca ngợi như tường hợp ông Nguyễn Tất Hiển đã làm. Có thể ông thiếu cẩn trọng trong việc tra cứu Từ Điển mà nhầm lẫn, tôi có thể thông cảm với ông. Nhưng ông cố tình đưa hai câu thơ của Lý Bách ra để hoán vị, để thay đổi chữ Kiến thành chữ Thức nhằm phục vụ cho ý đồ của mình là vi phạm luật bản quyền của tác giả. Không hiểu các bạn đọc Entry này có chia sẻ ý kiến của Buluk không. Xin các bạn cho những lời chỉ giáo.

----------------------

1- Tham luận "Trăng sáng trong thơ Bác, trong tên Bác" của ông Nguyễn Tất Hiển

30 nhận xét:

  1. Cảm ơn bác Bu. Chúng em đọc cái này như lạc vào rừng rậm chẳng biết lối ra. Nhưng đoạn bác phân tích bác Hồ là người khiêm tốn thì hiểu. Nhưng chỉ không hiểu sao hậu sinh lại cứ thích ca tụng bác thái quá, làm trái cả ý bác ... đến nỗi mọi người nhìn vào thấy ...

    Trả lờiXóa
  2. ngoccuong1960 à
    Người nịnh vô lối không lạ bằng các nhà thông thái đôi khi biết thừa là ngụy biện nhưng giả bộ làm ngơ, cứ vổ tay tán dương bừa. huhuhu

    Trả lờiXóa
  3. Mà xung quanh bác Hồ bây giờ lắm thông tin quá chẳng biết lối nào mà lần nữa là sao bác Bu.

    Trả lờiXóa
  4. ngoccuong1960 à
    Đa thư loạn mục, đọc nhiều sách quá rối cả mắt. Vậy nên nói như Nguyễn Trong Tạo "tin thì tin, không tin thì thôi" chứ biết làm sao được.

    Trả lờiXóa
  5. Không tin không được mà bác Bu. như cái vụ ông Nguyên tất Trung còn sờ sờ ra đó, không tin được răng?

    Trả lờiXóa
  6. Thì đó cũng chỉ là lời nói chứ
    có bằng chứng ADN đâu?

    Trả lờiXóa
  7. Lý lẽ xác đáng, kiến thức đầy đủ. Chắc ông Nguyễn Tất Hỉn kia đọc được hẳn sẽ học tập đức tính khiêm tốn của BH để rút lại những "sáng kiến" méo mó của mình.

    Trả lờiXóa
  8. Cẩu thả chính trị hay tham nhũng chính trị đây!
    Kichbu không học nên không biết các chữ ô vuông hay chữ tượng hình gì đó...Nhưng biết chắc là nếu Bác Hồ sống lại chắc Bác đọc “TRĂNG SÁNG TRONG THƠ BÁC, TRONG TÊN BÁC”, Bác Hồ cũng không biết tác giả viết về bác mô nào đâu...:)

    Trả lờiXóa
  9. Cẩu thả chính trị hay tham nhũng chính trị đây!
    Chính xác là Đầu cơ trục lợi chính trị chờ cơ kiếm lời...

    Trả lờiXóa
  10. Trao đổi về bài phản biện “Trăng sáng trong tên Bác trong thơ Bác”

    1. Theo em, bác Bu nên chỉnh sửa một chút đối với tên bài, lời dẫn, lời cuối và viết sâu thêm lời bình để bài này dễ in trên báo giấy đạt giá trị học thuật cao hơn.

    Tên bài, chỉ xét về văn chương mà không nên phê phán ai (người viết và người khen). Lời dẫn không dùng "một số nhà chăn dân mũ cao áo dài lại tụng niệm" vì những lời này không phù hợp . Lời kết nên lược đi những chữ in nghiêng trong ngoặc : Tôi là người Việt Nam (tôi cũng như ông Hiển) hết lòng kính trọng chủ tịch Hồ Chí Minh (Sự kính trọng thể hiện ở chỗ đánh giá đúng vai trò của Chủ tịch) trong việc lãnh đạo toàn dân giải phóng ách nô lệ, khai sinh ra nước Việt Nam, sánh vai với các quốc gia khảc trên thế giới. Sự kính trọng còn thể hiện ở chỗ học tập tác phong đạo đức của Chủ tịch, để làm một công dân yêu nước có văn hóa. Hồ Chủ tịch là người khiêm tốn, Người không muốn ai ca ngợi mình ngoài cái mà mình có, càng không muốn dùng sự nhầm lẫn chữ nghĩa để ca ngợi (như trường hợp ông Nguyễn Tất Hiển đã làm). Có thể ông thiếu cẩn trọng trong việc tra cứu Từ Điển mà nhầm lẫn (tôi có thể thông cảm với ông) nhưng ông không nên cố tình đưa hai câu thơ của Lý Bách ra để hoán vị, để thay đổi chữ Kiến thành chữ Thức (nhằm phục vụ cho ý đồ của mình) vì như vậy là vi phạm (luật bản )quyền (của) tác giả.

    2. Một ít từ ngữ bác Bu nên sửa lại để tránh các điều phiền phức không đáng có. Bác hẵn nhớ văn tài kiệt xuất của Tô Đông Pha bị long đong lưu đày viễn mộng vì dính vào vài ba chữ trong “vụ án Ô đài ”. Ông bị khép tội không thể biện minh là “đã dùng lời lẽ phạm quy, dùng thơ văn để nói bóng gió phê phán chính sự" nên bị đàn hặc bắt giam vào ngục Sau khi bị giam và lưu đày, ông được phục chức làm Lễ bộ thượng thư kiêm đoan minh điện Hàn lâm viện thị độc, lại bị hạch tội “không dùng lời lẽ khách quan để xét việc đã làm thương tổn tiên đế”. Bác Bu cũng hẵn nhớ sự việc thân phụ Bác Hồ đặt tên con “Khiêm, Cung” bị phạm húy nên sau phải đổi lại là “Khơm, Côông – Khôông Cơm” và “Đạt –Thành” , Bác chăc cũng nhớ vụ án văn tự của Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Nguyên Ngọc… mà “chữ tài liền với chữ tai một vần” . Trong văn chương, cái hay, cái đúng chưa chắc đã được đồng tình mà những lời “phạm cấm kỵ” thì nữa chữ không thể châm chước. Vàng lầm trong cát, đời người mấy kẻ tri âm.

    3.Việc đổi chữ trong câu "Kim nhân bất THỨC cổ thì nguyệt" thay cho "Kim nhân bất KIẾN cổ thì nguyệt" rất giống với hiện tượng "đổi chữ" trong câu dẫn của Phan Bội Châu "Lập thân tối HẠ thị văn chương" so với câu gốc của Viên Mai "Lập thân tối TIỂU thị văn chương". Trích dẫn sai thì đã đành nhưng ẩn tình sâu xa thì cần xét. Kinh Thánh nói "phúc cho ai không thấy (KIẾN) mà tin (THỨC)" . Việc đổi chữ NGUYỆT thay cho chữ NHỤC cũng ẩn tình sâu xa không kém. Sinh thời Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn và rất giỏi Kinh Dịch. Nhiều điều hiện chưa đủ thông tin để sớm trao đổi ! Đó là những TỪ KHÓA để tiếp tục tìm hiểu thêm. Em xin phép chép lại bài này và tiếp tục hầu chuyện bác tại DANHNHANVIET http://danhnhanviet.blogspot.com

    Trả lờiXóa
  11. Trong lời đàm luận về Tô Đông Pha em dùng nhầm. Nhờ bác sửa lại chữ "khép tội" thay thế cho chữ "vu cáo" . Nguyên câu như sau: "Ông bị KHÉP TỘI không thể biện minh là “đã dùng thơ văn để nói bóng gió phê phán chính sự.....”.

    Trả lờiXóa
  12. Anh Hoàng Kim
    1- Hình như chỉ người chủ trang blog mới chữa được còm trên trang của mình chứ không chữa được của người khác, hoặc chữa được mà tôi không biét cách. Cứ xem lời com 3 dòng của anh là đính chính được không.
    2- Tiếc là anh chưa đọc được toàn văn bài viết của ông Hiển. Có đoạn ông bảo "Cho đến nay chưa có một ai phản biện được tham luận của tôi" bởi vậy tôi phải viết thư ngõ cho ông chứ không nói là góp ý. Thực ra tôi muốn nói tới các viện, các nhà khoa học, các chính khách, tán tụng ông Hiển. Trừ những ai không biết không nói làm gì, còn những người thừa biết mà vẫn tán dương thì kỳ quá. Tôi hoàn toàn biết các vụ án chữ nghĩa và sẵn sàng chấp nhận một cái gì đó đến với mình. Tôi hoặc không nói hoặc nói cho hết điều mình nghĩ.

    Trả lờiXóa
  13. Em út chẳng biết chút gì về chữ vuông nên không dám góp ý kiến gì. Mời các bác dùng đỡ tách trà sen rồi lại bàn luận tiếp nhé! :)

    Trả lờiXóa
  14. Kính anh Bu. Em vừa uống trà sen của cô Thủy, vừa nghe trao đổi của các bạn Kichbu, Toro, Ngo Cuong và "cô nhỏ chạy ra chạy vô rót nước" theo cách nói quý mến của nhà văn Nguyên Ngọc với Nguyễn Ngọc Tư). Nhờ chỉ dẫn tạn tình của Cao Nguyên, em đã sửa lỗi được rồi.Em mong anh hiệu đính thêm chút nữa về lời dẫn và lời cuối cho thích hợp hơn thì tốt nhiều cho sự học tập vì theo em bài này là công phu và có giá trị.

    Trả lờiXóa
  15. Bác Kim ơi, giải lao uống trà Thái của người Tràng An đã.

    Trả lờiXóa
  16. Cám ơn bài viết ĐÔI ĐIỀU VỚI ÔNG NGUYỄN TẤT HIỂN. 136 TÔN THẤT ĐẠM - Q1 Th ph HCM. Nó cho tôi thêm chút hiểu biết, Phần khác cũng vui...
    Có thể nghiên cứu viết thêm cho chặt chẽ hơn và đăng tải trên thông tin chính thống thì giá trị cũng như sức nặng của bài viết sẽ tôn lên nhiều...

    Trả lờiXóa
  17. Bác Bu ơi, em cậy em thân tình nên quá lo xa cho bác và kỳ vọng quá nhiều. Bác đừng trách lỗi em nhé. Không hiểu sao, khi trò chuyện với bác, em lại thấy hào hứng đến thế? Em nhất trí với minhanh là bác nghiên cứu bổ sung thêm cho chặt chẽ hơn thì tài liệu này rất giá trị.

    Trả lờiXóa
  18. @ Anh Hoàng Kim
    @ Bạn minhanh83
    Cám ơn anh Kim và bạn minhanh83 đã thân tình góp ý. Tôi cứ nghỉ bài này dù có viết lại chặt chẽ bao nhiêu thì báo chí chính thống không giờ in. Cho nên tôi chỉ đưa lên blog để các bạn đọc chơi vậy thôi.

    Trả lờiXóa
  19. Hìhì, em đi kiếm vài nụ cười cho đở đau cái tay, nhức cái đầu rồi sẽ thăm lại entry này bác Bu nhe!

    Trả lờiXóa
  20. Bác Bu chỉ nói "đôi điều...", em chỉ dựa cột nghe mà cũng nghiệm và học được nhiều điều! :D

    Cảm ơn bác Bu ạh!

    Trả lờiXóa
  21. Lời còm này hay. Em vào lại lần nữa và cũng dựa theo DHT hihi.

    Trả lờiXóa
  22. Hờ hờ! Rật rộng và rất xa ...

    Trả lờiXóa
  23. E cũng hết sức bức xúc trước việc "học tập đạo đức Hồ Chí Minh" của các bác "to to" để làm "phong trào" cho cái suy đồi đạo đức của mình.
    Dân đen cày ngày đêm không đủ ăn, thời gian đâu mà vui chơi đàn đúm để suy đồi hả a?
    Túm lại, phần kết của bài này, e tâm đắc nhất. Bác Hồ luôn khiêm tốn và giản dị, nhưng con cháu của Bác lúc này nhiều đứa hư quá, làm bại hoại cả lòng tin của nhân dân.
    Phần trên thì cụ kia tuyên bố có vẻ tự tin đầy thách thức quá. Chẳng lẽ a chỉ để cư dân mạng biết thôi sao?

    Trả lờiXóa
  24. Kim Thanh à
    Bài này chẳng không có báo giấy nào in vì các vị TBT này cũng na ná ông Nguyễn Tất Hiển mà.

    Trả lờiXóa
  25. Anh Bu có thật tin những bài viết như thế có giá trị khoa học không vậy?

    Trả lờiXóa
  26. câu hỏi của bạn anhkim01 hay đấy.Nếu những bài viết như thế không có giá trị khoa học thì ta đâu cần phí thời gian bàn luận, bác Bu nhỉ.

    Trả lờiXóa
  27. Em là người học ít hiểu kém nên chỉ xin được ngồi đọc entry và các comment thôi.

    Trả lờiXóa
  28. Có thể "theo gương", chứ theo "tấm gương" thì chán cho mấy bố dùng từ ngữ quá!

    Trả lờiXóa