Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2009

CON NÍT HAY CON SÍT

                                       DSC_0130

 

                                                Ba thế hệ nhà Bulukhin

 

 

Một dạo bên nhà TORO có cuộc tranh luận thú vị về bài Trống Cơm - dân ca quan họ Bắc Ninh . “Một bầy tang tình con sít” hay “một bầy tang tình con nít”. Chủ nhà TORO có đưa lên một bài nghiên cứu khá tỷ mỷ của một người bên Tây khẳng định là nít, nhưng xem ra chưa thuyết phục được mọi người. Bu tui trước sau như một, vẫn nghỉ là “con sít” chứ không phải là “con nít”.

  * Trong dân ca quan họ, nếu cứ hỏi nhau từ này là gì, câu này là gì thì hầu như ai cũng bí rì. Chẳng hạn “ấy mấy lội” thì “ấy mấy” là gì ? Chẳng gì cả, mà chỉ là tiếng đưa đẩy hoặc lấy đà cho câu hát uyển chuyển mềm mại. Đấy là chưa kể có những câu hoàn chỉnh nhưng vô nghĩa như trong bài “Bắc kim thang cà lang bí rợ, cột qua kèo là kèo qua cột…”. Ngay hai chữ kim thang đã tối nghĩa rồi, mà phải là kim than mới đúng. Từ điển Huỳnh Tịnh Của (năm 1895 trang 976) giải thích : Ngựa kim than là ngựa kim sẫm màu, và ở  trang  86 giải thích: “cà lang lúa” tức bó lúa chất đống cao. Đây là bài đồng dao xuất xứ từ Nam  Chi”, tức là hỏi sao chú bán ếch không té theo chú bán dầu cho luôn thể !  Bọn le le thấy thế không thương cảm lại mừng vui “đánh trống thổi kèn”…Nữ sĩ tài danh Hồ Xuân Hương chữ nghĩa đầy mình vẫn “ngang nhiên” làm một câu thơ thất luật:  “một đèo một đèo lại một đèo” (Đèo Ba Dội). Theo luật “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” thì chữ đèo thứ tư phải trắc, chữ một thứ sáu phải bằng. Vậy mà từ cuối thế kỉ 18 cho đến đầu thế kỉ 21 này người đời vẫn khen là hay!  và lâu nay hầu như, truyền hình, sân khấu cứ trình diễn “Bắc kim thang cà lang bí rợ…” mà không hiểu nó là gì. Chưa kể mấy câu sau tàn nhẩn, thiếu tình người: “Chú bán dầu qua cầu mà té, chú bán ếch ở lại mà chi !

*  Đã có nhiều người hát:  một bầy tang tình con xít, tức chính là con sít, vì người bắc gọi “làm sao” thànhh “làm xao”, chữ S biến thành chữ X, “sít” mới thành ra “xít”, chứ hoàn toàn không phải con bọ xít có mùi hôi. Sít là giống chim kiếm mồi trong nước, không đi thành bầy, nhưng làm sao lại không có chuyện nhiều con sít ngẫu nhiên cùng kiếm ăn trên cùng một vị trí?  Nhện cũng không chăng tơ thành bầy, nhưng không loại trừ khả năng nhiều con nhện tình cờ cùng chăng tơ trên một cành cây. Vậy, một bầy tang tình con nhện là đúng chứ sao. Mà dân gian nói  một bầy tang tình con nhện được thì tại sao lại không nói  được một bầy tang tình con sít ? Ở đây chúng ta phải chấp nhận sự tương đối của ngôn ngữ như đã nói về bài thơ nữ sĩ họ Hồ ở trên.

*  Khi xét con sít hay con nít mà chỉ  thuần túy chú mục vào tu từ, và ngôn ngữ không thôi là phiến diện. Bốn ô nhịp sau đây diễn tả trạng thái lội trong bài Trống cơm viết theo gam la trưởng (ba dấu thăng cho các nốt : pha, đô, xon) (1).

 

    DSCN0555

 

Ba chữ lội có cấu tạo như nhau, tức là mi luyến lên pha thăng. Mi pha vốn cách nhau nửa cung, nhưng do pha đã thăng lên rồi nên  quảng hai mi - pha# này vừa chẵn một cung. Tức là mặt nước không phẳng lặng, mà nhấp nhô ở mức lăn tăn, đều đều. Nếu là bầy con nít lội, mình ngập nước nhưng chân còn đi được trên đáy sông, (hoặc ao hồ) thì làm sao mặt nước nhấp nhô như ba chữ lội mà âm nhạc mô tả? Chỉ có bầy chim sít bơi mới làm mặt nước nhấp nhô như vậy thôi .

-----------------------------------------------------------------------------------

 

(1) Ghi theo sách Dân ca tập 7 xuất bản tháng 8 năm 1960.  Tiếc là trong bản  này vẫn in là con nít.  

 

 

6 nhận xét:

  1. Ôi, Entry chú thật thú vị, nhỏ giờ cứ hát chứ cũng chẳng có để ý chi đến câu chữ cả, hôm nay con mới biết những điều này. Cảm ơn chú!
    Tấm hình cả 3 thế hệ nhà chú...hạnh phúc quá! Chúc cả nhà chú mãi hạnh phúc bên nhau như thế nhé!

    Trả lờiXóa
  2. Theo bác Bu phân tích thì Marg. cũng tin là "con sít". Vì một bầy con nít lội sông thì sẽ...quẫy đạp ầm ĩ lắm, làm sao mặt nước nhấp nhô lăn tăn được. Và trong khung cảnh con nít lội sông ồn ào thì sẽ không làm nổi bật cái nỗi ... nhớ thương ai. ( Đó là Marg. tưởng tượng vậy... (-:

    Trả lờiXóa
  3. Dạ, hồi trước cũng có hát là "con sít" nhưng lại nghĩ là gọi lái yêu "con nít" mà thành chứ không biết rằng đó là bầy chim sít ạ!

    Con nít nhà Bulk rất lanh lợi ạ! Chúc cả gia đình Bulk luôn quây quần vui vẻ ạ!

    Trả lờiXóa
  4. Dạ , NH cũng từng khăng khăng rằng : "một bầy tang tình con sít" và bây giờ thì càng được khẳng định chắc chắn hơn niềm tin .

    Cảm ơn Bu ạ ! :)

    Trả lờiXóa
  5. Cháu tin kiến giải bác Bu 100%.
    Thứ nhất, cháu quê Bắc Ninh, từ bé đến nhớn nghe già phụ lão ấu hát là "con sít" (thực ra hát là "con xít" :D )
    Thứ hai, chưa bao giờ ở miền Bắc nói chung, Bắc Ninh nói riêng gọi trẻ con là "con nít". Đây hẳn là từ của Trung-Nam Bộ.
    Thứ ba, bài hát không nhất thiết phải theo qui luật đăng đối như văn phong cổ nhưng cũng có sự cân đối nhất định. "Bầy con nít" với "bầy con nhện" e cộc lệch quá
    Thứ tư, dân ca quan họ hoàn toàn được truyền miệng. Không biết ai là người đầu tiên chép lại bằng văn bản bài hát này. Người Bắc Ninh-Bắc Giang rất khó khăn khi phân biệt n-l, s-x, d-gi. Bởi vậy việc con sít độc/hát thành con xít là bình thường.

    Bác Bu có ảnh con sít như thế nào không, cháu tìm chưa thấy. Một số diễn đàn nuôi chim cảnh bảo rằng con sít là con vẹt (lông xanh, mỏ đỏ, ăn lúa). Cháu chưa thấy ổn lắm. Con Sít này là loại chim khác chăng. Nếu theo mạch tình cảm của bài hát, dường như ai đó nhớ thương, mê đắm tiếng trống của một ai đó. Do vậy mà trông lũ chim lội lội đi tìm mà thấy tâm hồn mình đồng điệu. Nhìn lũ nhện giăng tơ mà như thấy tấm lòng mình. Phân tích từng chữ thì thấy ít nghĩa, nhưng cứ hát, ngân nga thì thấy mạch tình cảm ấy không phải là khó hiểu

    Trả lờiXóa
  6. Bu tui cũng chưa tìm thấy tấm ảnh con chim sít nào Lê tê ạ.

    Trả lờiXóa