Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009

Nói con người chỉ có tính giai cấp không có tính người thì cũng phí lý như nói con gà chọi chỉ có tính chọi không có tính gà, cam Xã Đoài có tính Xã Đoài không có tính cam. (ST)

Đọc tiếp ...

GS Phan Ngọc kể: Vào khoảng nam 1985, tôi cùng một học gỉa Pháp đi xe đến gần cầu Long Biên. Anh ta thấy một cái biển rất lớn đề "Sống và làm việc theo pháp luật". Anh bảo tôi dịch. Tôi dịch xong anh ta sửng sốt : "Làm sao có thể có một khẩu hiệu kỳ lạ như thế này? ". Dối với anh ta : nói sống và làm việc theo pháp luật thì cũng kỳ quặc như nói : Sống và làm việc thì phải thở.

Đọc tiếp ...

Tiển biệt một người xuống huyệt bằng nước mắt, tiển biệt một xã hội lỗi thời đến chỗ diệt vong bằng nụ cười (ST)

Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2009

NƠI CỬA PHẬT CÓ HỐI LỘ ??

 

                                                       Cầu Nhật Lệ

 

                                                  Tượng Phật ở Bà Nà

 

 

Mới đây trên chuyến tàu Nam Bắc, Buluk ngồi cùng toa với 5 bạn trẻ. Hình như các bạn sinh viên Sài Gòn về nghỉ hè ở miền Trung. Các bạn ấy vui vẻ, tán đủ mọi thứ chuyện trên đời, cuối cùng đề cập tới quốc nạn hối lộ tham nhũng. Một chàng trai nói như kết luận cuộc chuyện trò: “Ôi dào, đoàn Đường Tăng đi thỉnh kinh Phật, đến chùa Lôi Âm còn phải hối lộ nữa là vào cửa quan bây giờ”. Buluk chợt nhớ cách nay 8 năm đã từng viết bài “Hầu chuyện ông Đàm Ninh” (đăng tạp chí Nhật Lệ và báo Văn Nghệ ) cũng đề cập đến về vấn đề này. Nay xin post lên với tựa đề mới để các bạn đọc giải trí.

Báo QB số 90 ra ngày 27.7.2001 ở mục “sinh hoạt tư tưởng” có bài “Xem phim Lã Bất Vi  nghỉ về cuộc chiến chống tham nhũng tiêu cực” của ông Tổng biên tập Đàm Ninh. Bài báo chỉ có 74 dòng tổng cộng chưa đầy 700 từ nhưng đề cập đến nhiều vấn đề đáng được quan tâm. Theo ông Đàm Ninh thì “Trong lịch sử văn học thế giới nhân vật đầu tiên có hành vi đòi hối lộ có lẽ là đức Phật Di Lặc trong tác phẩm Tây Du ký của Trung Quốc”. Hoặc “Có thể nói, Lã Bất Vi là nhân vật điển hình về nghệ thuật sai khiến đồng tiền”. Cuối bài báo, tác giả cảnh tỉnh mọi người : “Muốn phòng và chống tham nhũng tiêu cực có kết quả, thì trước hết mọi người phải luôn đề cao cảnh giác với chính mình , để  kiên quyết loại trừ tư tưởng Lã Bất Vi ra khỏi mọi ý nghĩ đang hình thành và vương vấn trong mọi ngõ ngách tâm hồn chúng ta”.

     Để thảo luận cho thấu đáo những vấn đề có liên quan đến cửa Phật, lịch sử Trung Quốc và hiện tượng tham nhũng tiêu cực trong xã hội ta đang sống, cần có những nhà nghiên cứu với nhiều thời gian và giấy mực, ở đây chúng tôi chỉ nêu ra một vài thiển nghỉ  sau:

1- Thực ra, bộ phim truyền hình của đạo diễn Chu Hiểu Văn có tựa đề “Những anh hùng thời loạn”, trong đó Lã Bất Vi là nhân vật chính, chứ không phải phim “Lã Bất Vi”. Họ Lã không phải là bậc thầy sai khiến đồng tiền, mà đúng hơn là một thứ “siêu thầy” trong việc dùng đồng tiền để sai khiến và khuynh đảo xã hội. Tuy nhiên để “Kiên quyết loại trừ tư tưởng Lã Bất Vi ra khỏi mọi ý nghỉ đang hình thành và vương vấn trong mọi ngõ ngách tâm hồn chúng ta” thì phải xem xét tư tưởng chính thống của họ Lã và hành vi dùng đồng tiền để “sai khiến xã hội” của y. Hành vi mới chỉ là cách ứng xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. Còn tư tưởng , nói một cách tổng quát, là quan điểm và ý nghỉ chung của của con người  đối với hiện tực khách quan và đối với xã hội. Về hành vi của anh nhà buôn họ Lã đã quá rõ. Thành Hàm Đan đưa nàng Vân Khương ra bán đấu giá, thừa tướng nước Triệu trả 60, rồi tăng lên 61 tiền, thì họ Lã ném ra 100 tiền. Bình Nguyên quân nước Triệu đặt giá viên ngọc Dạ Minh Châu 600 tiền, tưởng chắc thắng, không ngờ họ Lã chơi luôn 1000 tiền, dẫu y biết mười mươi đấy là viên ngọc giả. Nhưng tư tưởng Lã Bất Vi thì phức tạp hơn nhiều, và hậu thế cũng cần gạn đục khơi trong để loại trừ và chấp nhận. Nỗi khát khao của họ Lã là vượt lên khỏi thân phận một gian thương (dẫu có ngồi trên cả đống vàng vẫn bị người đời khinh rẻ) và bằng mọi giá phải lấy cả thiên hạ. Y đã nói ra miệng với tên thuộc hạ Tư Mã Khuông: “Cái ta mất đi là tiền và vàng nhưng cái ta lấy được là uy tín và sự tôn gnhiêm”. Bằng cách đổi chác đó, cùng với mọi hành vi có khi là tàn ác, Lã Bất Vi đã thực hiện được ý đồ đưa Doanh Trung Chính (mà họ Lã cho là con trai mình) lên ngôi Hoàng Đế nước Tần. Và lịch sử Trung Hoa phải ghi nhận mặt tích cực của triều đại này là: Chấm dứt được cục diện cát cứ lâu dài của các chư hầu thời Xuân Thu Chiến Quốc, thiết lập nhà nước phong kiến pháp quyền đa sắc tộc đầu tiên ở Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắc tới các triều đại sau này. Nhà nước trung ương thống nhất hệ thống đo lường, hệ thống chữ viết. Giao thông thương nghiệp theo đó cũng phát triển. Ngoài ra, nói đến tư tưởng Lã Bất Vi thì không thể không nói đến bộ sách “Lã Thị Xuân Thu”do ông chỉ đạo 3000 môn khách viết, và đích thân ông làm tổng biên tập. Lã Thị Xuân Thu là một hợp thành của “Bát lãm”, “Lục luận”, và “Thập nhị kỷ” cộng lại hơn 20 vạn chữ, chứa đủ mọi việc của trời đất vạn vật cổ kim. Hơn 2000 năm qua, rất nhiều học giả đã không ngừng tìm hiểu, đánh giá về Lã Thị Xuân Thu. Riêng hai ông Phùng Hữu Lan và Nhâm Kế Dũ (TQ) đã nhất trí tôn vinh nó là “sự mở đầu của lịch sử triết học Tần Hán”, “Đã khởi phát tư trào Đạo gia khoảng giao thời Tần Hán, thúc đẩy sự phát triển của triết học duy vật Hán sơ” (1). Giáo sư Phan Văn Các (VN) nhận định: “Sách họ Lã có một nội hàm tư tưởng rộng lớn, quả là một trước tác cực kỳ quan trọng để nghiên cứu lịch sử và triết học tiên Tần…xét về văn học, văn chương có thể nói là lưu loát, cô đọng, gọt dũa luận chứng rõ ràng, đáng gọi là điển Phạm (2).

2- Cứ tạm cho là đức Phật Di Lặc đã đòi thấy trò Đường Tăng nộp hối lộ thì ngài chưa phải là nhân vật đầu tiên của văn học thế giới làm cái việc tiêu cực ấy. Ngay từ đầu thời Tây Chu (1066 TCN, trước lúc thầy trò Đường Tăng đi Thiên Trúc lấy kinh khoảng 1800 năm) thì Kinh Thi – được xem là thi phẩm đầu tiên của nhân loại, đã nói lên cái quốc nạn hối lộ của xã hội Trung Hoa. Thơ Đường Phong có hai câu:

Thử nghi vô tội, nhữ phản thu chi.

Bỉ nghi hữu tội, nhữ phúc duyệt chi

(kẻ này đáng không tội mày lại bắt hắn

Kẻ kia đáng có tội, mày lại thích hắn) (3)

Có tội mà vẫn được quan trên thích, thì hẳn là có hối lộ rồi. Và muốn có họ tên kẻ đòi hối lộ hẳn hoi, phải kể đến vụ Trụ Vương bắt nhốt Chu Văn Vương vào thời cuối Thương đầu Chu. “Các qúy tộc ở bộ lạc Chu phải đưa nhiều gái đẹp, ngựa tốt và châu báu đến dâng cho Trụ Vương và biếu các đại thần. Trụ Vương thấy gái đẹp và châu báu liền cười tít mắt nói: “Những thứ này đủ để chuộc Cơ Xương” liền thả Chu Văn Vương về (4)            

3- Nhưng đức Phật Di Lặc có đúng là người đòi đưa hối lộ không ? Theo văn bản Tây Du ký của  Ngô Thừa Ân thì sau khi thầy trò Đường Tăng đến chùa Lôi Âm, Phật tổ Như Lai triêu tập đến điện Đại Hùng 3541 vị gồm Bồ Tát, A La Hán, Kim Cương, Yết Đế, Già Lam…để đón tiếp. Sau một số nghi lễ cho đủ thủ tục, Đường Tăng quỳ lạy và độc thoại một thôi dài, với nội dung xin Phật tổ ra ơn ban cho chân kinh sớm mang về nước. Tiếp theo là “A Nan, Ca Diếp dẫn Đường Tăng xem khắp tên các bộ kinh một lượt, đoạn nói với Đường Tăng : Thánh Tăng từ phương Đông tới đây, chắc có chút lễ vật gì biếu chúng tôi chăng? Mau đưa ra đây chúng tôi mới trao kinh cho. Tam Tạng nghe xong nói : Đệ tử là Huyền Trang, vượt đường sác xa xôi, chẳng chuẩn bị được quà cáp gì cả. Hai vị tôn hành giả cười nói: Hà! Hà! tay trắng trao kinh truyền đời người sau đến chết đói mất” (5). Khi Hành Giả (Tề Thiên) khiếu nại sự việc bị đòi lễ vật, Phật Tổ cười nói: “ Nhà ngươi cứ bình tĩnh. Việc hai người (A Nan, Ca Diếp) vòi lễ các ngươi, ta biết cả rồi. Có điều kinh không thể trao cho một cách dễ dàng, không thể lấy không được” (6). Nhưng rồi khi đổi kinh không chữ lấy kinh có chữ, Đường Tăng vẫn bị đòi dâng lễ vật. “Tam Tạng chẳng có lễ vật gì dâng, đành bảo Sa Tăng mang ra chiếc bát tộ vàng (…) A Nan nhận lấy chiếc bát tủm tỉm cười”(7)    

4- Vậy là, hai vị A Nan và Ca Diếp đòi quà biếu, ông Đàm Ninh nhớ nhầm ra đức Phật Di Lặc. Ông Ninh lại viết: “Ngay cả nơi cửa Phật của thời Xuân Thu Chiến Quốc (trước công nguyên) còn thế (tức đòi hối lộ) huống hồ cuộc sống sôi động nơi trần thế”. Về vấn đề này, giáo sư Lương Duy Thứ dã viết: “…Tây du trước hết thể hiện sự bất mãn và phản kháng của tác giả đối với hiện thực đen tối của xã hội  đương thời. …(8). Hoặc: “…Sao Mộc Lang xuống trần bắt gái, nơi cửa Phật thì các đệ tử đòi tiền hối lộ. Đó là hiện thực nơi thiên cung , nơi cửa Phật, cũng là hiện thực dưới tiều Minh…” (9). Giáo sư Lương Duy Thứ khác ông Đàm Ninh ở chổ đưa ra chi tiết các đệ tử của Phật đòi quà cáp để giải thích xã hội nhà Minh, chứ không tách hiện tượng đó ra để khẳng định nơi cửa Phật có hiện tượng đòi hối lộ.

5- Nhưng dẫu sao thì cách tiếp cận trên của giáo sư Lương Duy Thứ cũng chỉ là dựa vào xã hội, lịch sử, tức các yếu tố ngoại tại để giải thích tác phẩm, chứ chưa dùng sự nhất quán trong mối quan hệ nội tại của tác phảm để giải mã nó. Khuynh hướng ngoại tại là cần nhưng chưa đủ để đánh giá một tác phẩm có dung lượng đồ sộ và cơ cấu chặt chẽ như Tây Du ký. Vì xét từ góc độ văn hóa phương đông thì tác phẩm Tây Du ký là một ẩn dụ triết học, một kiểu mật ngữ của tư tưởng. Có thể nói toàn bộ Tây Du ký được xây dựng bằng một loạt hình tượng ký hiệu thấm đẫm triết lý Phật Giáo và Lão Giáo. Tề Thiên sau khi thua trận, bị Lão Quân mang về cung Đâu Suất ném vào lò Bát quái và nổi lửa ninh suốt 49 ngày đêm. Lò này gồm có 8 cung: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Đại Thánh nhanh chân chạy vào nằm ở cung Tốn, mà trong Bát quái Tốn là gió, nằm vào cửa gió thì hơi nóng không vào được. Bởi vậy khi Lão Quân mở lò ra thì thấy Đại Thánh cười…nhăn răng. Điều này còn ám chỉ Hành Giả dựa vào hơi thở và phép điều thân (tư thế thích hợp khi ngồi thiền), điều tức (hô hấp để hơi thở một vào một ra cho đúng cách), điều tâm (giử cho an định, không bị phóng tán như ngựa khỉ chạy lăng xăng). Đấy chính là ba công đoạn cơ bản của thiền gia hay hành giả. Lửa đốt lò Bát quái không phải lửa bình thường mà là lửa văn và lửa võ. Văn ám chỉ kinh điển, võ ám chỉ phép hành công tọa thiền.  Sâu xa hơn, lửa văn lửa võ ám chỉ việc thực hành thiền định của hành giả, gọi là luyện hỏa hầu (Thiền Lão ngày xưa và thiền Cao Đài ngày nay có bốn giờ công phu là Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu, trong đó Tý , Ngọ là để luyện hỏa hầu ). Việc Đường Tăng đổi chiếc bình bát để lấy kinh cũng là ẩn dụ có tính biểu tượng.  Theo truyền thống đạo học, thì đạo pháp không thể truyền thụ dễ dàng (đạo pháp bất khinh truyền) cho nên kẻ học đạo muốn thọ pháp phải đánh đổi. Chiếc bình bát vốn là biểu tượng của nhà tu khất thực (khất sĩ trì bát). Nhưng chiếc bình của Tam Tạng lại bằng vàng, nguyên là của vua Đường tặng cho ngự đệ (em vua) kết nghĩa. Trong tình huống này, nó tượng trưng cho của cải, quyền lực, và danh vọng ở thế gian. Vậy phải lìa bỏ quyền lực và danh vọng đi mới thọ lãnh được đạo giải thoát của đức Phật.  Triết học Phật giáo còn cho rằng vật chất phải được đổi ngang giá, nó luôn luôn biến từ dạng này qua dạng khác và được cấu tạo bởi vi trần (10). Do vậy câu trả lời của A Nan và Ca Diếp với Tam Tạng nên hiểu là: Người ta phải có ăn để sống mà viết kinh, còn với tay trắng lại đòi lấy kinh truyền đời thì người sau đến chết đói mất. Chính Phật Tổ khẳng định lại ý tưởng đó khi ngài nói với Tôn Ngộ Không: “Kinh không thể trao cho một cách dễ dàng , không thể lấy không được”. Chiếc bát nhà Đại Đường trong trường hợp này còn tượng trưng cho vật chất lưu chuyển và được đổi ngang giá.

6- Không phủ nhận tác phẩm văn học là tấm gương phản ánh xã hội mà nó ra đời. Tây Du Ký thể hiện thiên tài Ngô Thừa Ân là đã lồng ghép những vấn đề xã hội trong một loạt hệ thống tín hiệu  dưới dạng mật ngữ và ẩn dụ triết học. Có lẽ vì thế chăng mà triều đại nhà Minh dù có đưa ra chính sách “văn tự ngục” để giam cầm, thậm chí chặt đầu những nhà thơ, nhà văn dám mỉa mai châm biếm chế độ, thì Ngô Thừa Ân và tác phẩm của ông vẫn ngang nhiên tồn tại. Và cũng bởi lẽ đó mà ngày nay ta phải đọc ông cả trong và sau những hàng chữ. Nếu chỉ thiên về cấu trúc luận để định giá tác phẩm, sẽ biến nó thành một thứ không có điểm xuất phát, lơ lững giữa mọi không gian và thời gian. Còn nếu soi rọi Tây Du Ký thuần túy bằng nhãn quan lịch sử và xã hội thì sẽ bất cập với những chi tiết tưởng như là nghịch lý và dẫn đến ngộ nhận. 

******************

(1) & (2) Lời giới thiệu sách Lã Thị Xuân Thu của GS Phan Văn Các. NXB Văn học & và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. Th.ph HCM

(3) Lịch sử triết học Phương Đông (tập 1) của Nguyễn Đăng Thục.NXB Th. Ph. HCM 1991.

(4) Kể chuyện lịch sử TQ 5000 năm (tập 1) của Lâm Hán Đạt & Đào Dư Chương (TQ) NXB VHTT 1998. Cơ Xương cũng là Chu Văn Vương.

(5) Tây Du Ký (TDK) tập X trang 168

(6) TDK tập X trang 172

(7) TDK tập X trang 173

(8) & (9) Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ TQ của GS Lương Duy Thứ NXB VHTT 1995

(10)  “Toàn thể vũ trụ được sinh ra từ vi trần” trích bài “Cấu trúc và và thông điệp của kinh Hoa Nghiêm” của Thích Tâm Thiện. NXB Tp HCM 2000. (vi trần được dịch thoát là nguyên tử hoặc nhỏ hơn nguyên tử)                

Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2009

NHANH VÀ CHẬM

                                  Tĩnh tâm khất thực (Thai Land) blog ruchung

 

Ông bạn láng giềng ruchung trên blog Plus có bài SỐNG CHẬM như sau:

 

Những năm gần đây, chúng ta thường nghe nói nhiều đến khái niệm sống chậm trên báo chí, cũng như các diễn đàn về cuộc sống. Như vậy có nghĩa là con người của thời hiện đại hậu công nghiệp, thời đại sống nhanh, sống gấp được khởi phát từ những năm 1960 ở phương Tây đã đến lúc phải thức nhận (chữ của cố giáo sư Trần Quốc Vượng), phải tìm kiếm một phương án khả dĩ để giải phóng bản thân trong thế giới hiện đại đầy mệt mỏi và vô tình: phải sống chậm lại! Suy cho cùng, thực chất, về cơ bản đó là con đường tương tự con đường mà nhân loại đã từng trải qua.

Không phải đợi đến bây giờ, mà trước khi cuộc sống trở nên gấp gáp như hiện nay, năm 1948, Liên Hiệp Quốc đã công bố "thư nhàn" là quyền của con người, nhưng phải hàng chục năm sau câu chuyện sống chậm mới được tính đến. Năm 1999 triết lý thư nhàn  của LHQ trở thành hành động cụ thể khi ở nước Ý ra đời phong trào thành phố chậm. Chưa đầy mười năm sau, hơn 65 thành phố khác ở châu Âu tham gia phong trào, và đến nay, hơn 300 thành phố trên thế giới noi gương nước Ý xây dựng thành phố chậm với những tiêu chí rất đơn giản và truyền thống: Môi trường sạch, yên tĩnh, kiến trúcẩm thực truyền thống, sản xuất thủ công mỹ nghệ, kinh tế ổn định…Ở nước ta, một số đô thị lớn đã bắt đầu phải tính đến chuyện này.

Như vậy, mục tiêu của sống chậm không gì khác là giúp cho con người  nhận thức được giá trị của triết lý thư nhàn để sống tốt hơn, cân bằng hơn và có điều kiện quan tâm đến nhau hơn mà thôi.

Vì lẽ đó mà tác giả Carl Honoré đã viết hẳn một cuốn sách có nhan đề rất trực tiếp: Ngợi ca sống chậm nhằm phân tích thấu đáo tác dụng của sự sống chậm rãi, thư nhàn và kiên nhẫn, gần với cách sống thiền của người phương Đông để tiết chế sự gấp gáp, căng thẳng của cuộc sống hiện đại. .

Tuy nhiên, sống chậm không phải lúc nào cũng tốt.  Không thể tuyệt đối hoá sống chậm trong cuộc sống đương đại, bởi nếu không, chúng ta sẽ lại rơi vào một cực đoan khác, phiền toái và mệt mỏi không kém cuộc sống vội vã hiện nay. Đó là sự đan cài hợp lý của cuộc sống. Bạn ấy đưa lên khá nhiều ảnh, Bu chỉ chọ lại bốn tấm sau

 

                                                Tránh bão (Đồng Hới)

 

                                              Chiều 30 tết (chợ Đồng Hới)

 

                                             Nhỡ chuyến (Thuận An- Huế)

 

                                             Bơi trãi (sông Hương - Huế)

 

 Comment của Bulukhin:

Con người có tật rơi từ cực đoan này đến cực đoan khác.  Sống chậm quá thì muốn nhanh lên, nhanh lên chán muốn chậm lại.  Bạn ruchung chọn tốc độ chậm để có những bức ảnh lạ, trong đó ưa nhìn hơn cả là bơi trãi (sông Hương). Nhưng liệt nó vào trường phái nào , ấn tượng,  siêu thực, hiện thực huyền ảo… ? Và hết thảy mọi bức ảnh đều chọn tốc độ chậm thì thế nào nhỉ?  Nhân thể hỏi bạn ruchung bức ảnh cô gái dưới đây được chụp với tốc độ nào ?

 

Bạn ruchung trả lời Bu

 

Chụp chậm là để thể hiện sự nhanh (cần thiết) trong nhiều cảnh huống tự nhiên của cuộc sống, ngay cả trong sống chậm. Đưa với mật độ cao (lấy thịt đè người nhỡ các blogger ghé xem có đủ số lượng để họ tin điều Ruchung nói) các bức ảnh này là để chứng minh luận điểm: ngay trong sống chậm cũng không thể tránh được sự nhanh (vội) ở rất nhiều tình huống, chứ không có ý định chơi nghệ thuât. Tuy nhiên, nếu có bức nào vô tình rơi sang bên nghệ thuật thì Bác ủng hộ Ruchung tôi nhé, như bác có ghi nhận bức Bơi trãi ấy. Bác gửi sang nhà Ruchung tôi một em bé chụp nhanh (tốc độ cao), nhưng không rõ em tôn thờ sống nhanh, hay sống chậm, khiến bà xã Ruchung tôi bối rối cả hai ngày nay (bối rối nhanh, nhưng bình thân… chậm). Lúc nào rỗi, Ruchung tôi sẽ còm sang nhà Bác bức ảnh tương tự và Bác quan sát bác gái phản ứng nhanh chậm thế nào để chúng ta cùng hội thảo (nhanh hay chậm là tuỳ dữ liệu) nhằm tìm đối sách, chứ không thế này thì tiêu cực quá. Mong Blogger chuyên nghiệp Bulukhin quan tâm đến Ruchung tôi nhiều hơn nữa. Cám ơn Bác

Đọc tiếp ...

Đừng hỏi tại sao (dân) Việt Nam mình nghèo lại học giỏi, mà phải hỏi rằng tại sao (dân) Việt Nam mình học giỏi mà vẫn nghèo (ST)

Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2009

NGÀY XƯA KHÔNG CŨ

Ngày xưa này diễn ra chưa lâu,  trên mảnh đất quê hương Ruchung tôi miền trung khốc liệt; nhưng cũng đã có được một khoảng lùi cần thiết, để trở thành cổ tích. Đó là một ngày xưa mà Ruchung tôi vừa mục sở thị, vừa tham dự. Trước cuộc chiến, làng quê còn nghèo khó, nhưng thật yên bình.

  

Chiến tranh xảy ra, cả quê hương chuyển xuống lòng đất, xe chưa qua nhà không tiếc kháng chiến. Cũng như mọi người, Ruchung tôi được đất mẹ bảo lãnh, chở che, để tồn tại và trưởng thành. Nhưng cũng có những người vĩnh viễn phải nằm lại trong lòng đất này, không thể tiếp tục trường chinh xuyên qua cuộc chiến.

Đất mẹ, thương thay phải chịu nhiều vết sẹo chiến tranh. Để chế ngự cuộc chiến, không còn cách nào khác phải chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi. Quảng Bình hai giỏi của một thời hoa lửa đã làm nên bản lĩnh của một vùng quê.

Trường Sơn Tây anh đi /thương em bên ấy mưa nhiều con đường gánh gạo /muỗi bay rừng già cho dài tay áo / hết rau rồi em có lấy măng không ?...( Phạm Tiến Duât.)

Những câu hỏi mà đáp án không có nhiều sự lựa chọn như thế đã dính kết cả cộng đồng thành một khối, dường như bất diệt. Và lẽ thường, dính kết cả lứa đôi, nồng nàn bất chấp cả lễ nghi, lẫn vật chất..

Cỗ cưới...cũng thấm đẫm tinh thần

Ngày xưa chưa xa này đã được định dạng. Các giá trị tinh thần của trùng trùng những ngày xưa bi tráng và oai hùng sẽ được bảo tồn và phát huy đúng với chân giá trị của nó. Còn những khoảnh khắc ngày xưa vật chất mà mọi người có thể nhìn ngắm, sờ nắn và chiêm nghiệm trên Myblog này, là được Ruchung tôi thực hiện tại một địa điểm cụ thể, không xa lạ ở TP Đồng Hới: Vực Quành, từ một đoàn làm phim đang tái hiện ngày xưa..

Sống trong lòng đất, Ruchung tôi thường xuyên chạm mặt với vô vàn hoa cỏ mà thân phận chủ đạo là yếu ớt và khiêm nhường . Nay, trở lại một chút  ngày xưa, cảnh quan, kỷ niệm đã ít nhiều đã thay đổi, duy chỉ có hoa cỏ là giữ nguyên được sự tươi mới, tràn trề sinh khí, một ngày xưa không cũ, khiến Ruchung tôi giật mình rưng rưng...

Ảnh tác giả, Ruchung tôi giữ bản quyền

Nguồn blog Ruchung

Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2009

Cổng vào khu di sản VHTG Phong Nha-Kẻ Bàng




Đọc tiếp ...

"Cưa sừng làm nghé"




Đọc tiếp ...

Nhà thờ Tam Tòa-Tp Đồng Hới




Đọc tiếp ...

Một bà người Mỹ (quên tên) nói "Đã là vợ thì không bao giờ hiểu được chồng vì khi đưa chồng về sống chung không có giấy hướng dẫn sử dụng, như quý cô quý bà vẫn sử dụng các loại máy như ti vi tủ lạnh... Do vậy các bà "bấm" mhầm chỗ, làm "đoản mạch"... nói chung là không sử dụng hết công suất". Lý luận này hơi kỳ quái nhưng không hoàn toàn sai có phải không nhỉ?

Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2009

NÓI THÊM VỀ TÁC GIẢ BÀI THƠ TIỀN VÀ LÁ

 

                              Cầu Nhật Lệ ở t.p Đồng Hới (ảnh của Bạn Bu)

 

 

Cô giáo caonguyenbui hỏi Bu tác giả bài thơ Tiền và Lá là Nguyễn Bính hay Kiên Giang. Do chưa đủ cứ liệu để trả lời nên Bu phải cầu viện đến ông bạn có một kho tư liệu đồ sộ ở Hà Nội và được bạn ấy cho rằng bài thơ Tiền và Lá của Nguyễn Bính chứ không phải của Kiên Giang. Ông bạn Bu căn cứ vào hai tập thơ của Nguyễn Bính có đăng bài thơ Tiền và Lá, đó là:

1-  "Xuân tha hương"  do Đỗ Đình Thọ sưu tầm tuyển chọn, sở Văn Hóa thông tin Hà Nam Ninh xuất bản 1989. Số lượng in 8200 cuốn, bài Tiền và Lá ở trang 92.  Ông Thọ không cho biết bài thơ ấy được lấy từ nguồn nào.

2- "Nguyễn Bính thơ và đời" do Hoàng Xuân tuyển chọn, nxb Văn học in năm 1994, bài Tiền và Lá ở trang 13. Ông Hoàng Xuân chú thích bài Tiền và Lá lấy theo tài liệu của Đinh Việt Anh.

Ông bạn Bu xác quyết Hoàng Xuân là Lữ Huy Nguyên, giám đốc nxb Văn học thời đó nên những gì trong quyển "Nguyễn Bính thơ và đời" là đáng tin cậy (1). Ngày 13.7.2009 Bu post nguyên văn bức thư của bạn với tựa đề  "Gửi cô giáo caonguyen bui".  Từ đó đến nay hai chúng tôi  vẫn tiếp tục tìm kiếm cứ liệu để xem  kết luận trên đã chính xác chưa thì bật lên 3 vấn đề sau đây:

1- Trong số những tập thơ của Nguyễn Bính xuất bản khi tác giả còn sống không có bài Tiền và Lá

2- Bài thơ "Tiền và Lá" xuất hiện ở phần tác giả Kiên Giang trong tuyển tập "Thi nhân Việt Nam hiện đại" do Phạm Thanh tuyển chọn, nxb Khai Trí ấn hành 1959 tại Sài Gòn, lúc này Nguyễn Bính còn sống ở miền bắc.  Tập này dày 750 trang gồm có 58 tác giả, riêng Kiên Giang được chọn 10 bài, (nhưng không có bài "Hoa trắng thôi cài trên áo tím" được mọi người  ưa thích). Mọi người đều biết ông Hùng Trương chủ nxb Khai Trí  và ông Phạm Thanh ở Sài Gòn  ngày trước là những người làm sách đứng đắn, có tâm và có trình độ.  

3- Trong "Giai thoại của thi sĩ" nhà thơ Bùi Chí Vinh (2) khẳng định bài thơ "Tiền và Lá" của tác giả Kiên Giang, ông Vinh viết:

"Như nhiều người đã biết, nhà thơ Kiên Giang nổi tiếng trong thi đàn Việt Nam với bài thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím – Từ ngày binh lửa ngập quê hương…” được phổ nhạc. Tuy nhiên tôi yêu mến nhất bài thơ TIỀN VÀ LÁ của ông, bài thơ hay đến nỗi một tờ báo ngoài Bắc ngộ nhận là thơ của thi sĩ Nguyễn Bính. Bằng trí nhớ lõm bõm (3), tôi xin chép ra đây bài thơ đó của ông, nếu sai chữ nào mong chú Kiên Giang lượng thứ"

TIỀN VÀ LÁ

Ngày xưa hớt tóc miểng vùa

Ngày xưa mẹ bắt đeo bùa cầu Ông

Đôi ta cùng học vỡ lòng

Dắt tay qua những cánh đồng lúa xanh

Đôi nhà cùng một sắc tranh

Chia nhau từng một trái chanh trái đào

Đêm vàng soi bóng trăng cao

Ngồi bên bờ giếng đếm sao trên trời

Anh moi đất nắn tượng người

Em tha thẩn nhặt lá rơi làm tiền

Mỗi ngày chợ họp mười phiên

Anh đem tượng đất đổi tiền lá rơi

Nào ngờ mai mỉa cho tôi

Lớn lên em đã bị người ta mua

Kiếp tôi là kiếp nhà thơ

Vốn riêng chỉ có một mùa lá rơi

Tiền không là lá em ơi

Tiền là giấy bạc của đời in ra

Người ta giấy bạc đầy nhà

Cho nên mới được gọi là chồng em

Bây giờ những buổi chiều êm

Tôi đem lá đốt khói lên tận trời

Người mua đã bị mua rồi

Chợ đời họp một mình tôi. Vui gì… (4)

Qua phân tích trên thì bài thơ "Tiền và Lá" rõ ràng của tác giả Kiên Giang chứ không thể là của Nguyễn Bính. Bu nói lại để cô giáo caonguyenbui và các bạn được rõ, cũng mong các bạn thể tất cho sự vội vàng do thừa nhiệt tình mà thiếu cứ liệu.

-----------------------------------

(1)  Ông Lữ Huy Nguyên đã qua đời năm 1998

(2)  Theo mạng Trần Hữu Dũng

(3)  Lõm bõm là cách nói vui của nhà thơ. Xin trích nguyên văn đoạn ông  Vinh so sánh trí nhớ của mình với người có trí nhớ siêu phàm là Lê Quý Đôn: " Tôi không “xịn” như tiên sinh Lê Quý Đôn, nhưng theo lời bạn bè thì trí nhớ cũng thuộc hàng cao thủ. Từ lúc 11 tuổi đến nay tôi đã làm trên 1000 bi thơ đủ nội dung thể loại và tự hào thuộc tối thiểu cũng hơn 800 bài mình ưa thích. Khác với bậc trí giả Lê Quý Đôn, tôi bắt buộc phải thuộc thơ mình vì yếu tố thời thế. Nói hú họa, chẳng may tôi bị bọn cường quyền bạo chúa nào đó bịt miệng thì với trí nhớ trời cho, ít ra tôi cũng để dành một số lượng thơ cần thiết để lại cho thế nhân qua ghi chép hoặc khạc thơ truyền khẩu trong bàn rượu thân hữu"

(4) Bài trên 24 câu, nhiều sách in chỉ 20 câu, chữ tranh có khi in là gianh, chữ trời có khi là giời như sau:

    Tuổi thơ tóc để gáo dừa

    Tuổi thơ mẹ bắt đeo bùa cần ong

    Hai ta cùng học vở lòng

    Dắt tay nhau giữa cánh đồng cỏ xanh

    Hai ta chung một mái tranh (gianh)

    Chia vui từng trái ngọt lành có nhau

    Đêm cùng đón ánh trăng cao

    Ngồi bên giếng ngọc đếm sao trên trời (giời )

    Em moi đất nặn hình người

    Anh thơ thẩn nhặt lá rơi làm tiền

    Mỗi ngày chợ họp mười phiên

    Em mang ngồi bán lấy tiền lá rơi

   Tiền là giấy bạc em ơi

   Tiền là giấy bạc của người làm ra

   Người ta giấy bạc đầy nhà

   Cho nên mới được gọi là chồng em !

   Bây giờ mỗi buổi chiều lên

   Tôi gom lá đốt, khói lên ngút trời (giời )…

   Người ta đã bị mua rồi

   Chợ đời ngồi họp, mình tôi mua gì ?

 

                                  Nhà thơ Bùi Chí Vinh (theo mạng THD)

Đọc tiếp ...