Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

TRÍ TUỆ VÀ TRÍ HUỆ

 

Bình minh Nguyên Tiêu Nhật Lệ

 

 

Bạn TKO (Blog Yahoo! 360plus) nói với Bu Em đọc sách Phật pháp thấy chữ trí Huệ ...Vậy giữa trí huệ và trí tuệ có điểm tương đồng hay khác biệt nào về ý ngĩa không hở  Bu ?”. Bạn hỏi thì trả lời, nhỡ ra có sai thì Bu không chịu trách nhiệm. Nói cho vui vậy nhưng dầu sao cũng có chút xíu sự thật vì Bu không phải nhà phật học hay nhà ngôn ngữ.

1-Tương đồng giữa trí tuệ và trí huệ

Đây là hai từ Hán Việt. Trí tuệ ( 智慧 ) và trí huệ  ( 智惠 )  có cùng chữ trí (   )  và cho dù tuệ ( ) và huệ ( ) có viết khác nhau chúng vẫn xuất phát từ bộ tâm ( ) . Tức cả hai từ đó đều nói về sự hoạt động của bộ nảo con người.

2- Sự khác nhau về ý nghĩa của trí tuệ và trí huệ

- Trí tuệ là khả nhận thức và suy xét của bộ nảo con người. Đây là thứ trí tuệ nhập thế, nó phản ánh sự hoạt động của bộ nảo con người trước các hiện tượng tự nhiên, và hiện tượng xã hội theo những quy luật thông thường trong cái thế giới mà ta đang sống.  Theo các Luận sư Phật giáo thì trí tuệ chỉ là một phần, một yếu tố của trí huệ mà thôi.

- Trí huệ cũng là khả năng nhận thức và suy xét của bộ nảo con người nhưng ở mức độ cao hơn của những vị tu hành, xuất thế. Nó phù hợp với không gian khác, hệ quy chiếu khác. Trí  huệ nhìn nhận các pháp không ở hiện tượng mà ở cái bản thể của nó, tức chư hành vô thường chư pháp vô ngã (mời bạn đọc thêm bài kinh Kim Cang nói gì). Trí huệ đồng nghĩa với Bát nhã (tiếng sanskrit: prajnã ) là  sự nhận thức không phải do suy luận mà có, mà là trực nhận tính không của các pháp. Đạt được trí huệ (tức trí bát nhã) là giác ngộ và là một yếu tố quan trọng của Phật quả. 

26 nhận xét:

  1. Bác Bu, toàn nói chuyện khó hiểu. Hee. Hee. Dạo này CNB toàn nói nhảm....

    Trả lờiXóa
  2. "Ngộ" và "giác ngộ" có khác nhau không bác Bu? Em đang suy nghĩ câu cuối cùng của bác.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là ....vào nhà anh Bu bước ra là có thứ để mang về . Thích quá cách giải thích này . Đơn giản là biết cái giống nhau và khác nhau của 2 từ để ko nhầm lẫn thôi ...còn "trí huệ" thì có lẽ phải đọc thêm nhiều lần Kim Cang Kinh mới ngộ chút xíu..anh Bu nhỉ

    Trả lờiXóa
  4. Bác Bu ncứ ở nhà gỉang kinh thế này ắt đựoc Phật phù hộ, ban cho trí huệ sáng láng, khỏi cần đi chùa.

    Trả lờiXóa
  5. Nói nhảm được như cô "hàng xoài" cũng khó lắm thay

    Trả lờiXóa
  6. Lại phải có một bài nói về ngộ nữa đây. Hóa ra còn nợ "công chúa" nhiều quá rồi, huhuhu

    Trả lờiXóa
  7. Bu rất vui vẻ được bạn Gió mang về một cái gì đó từ nhà Bu

    Trả lờiXóa
  8. Phật còn ngán Bu lắm, nhất là ông A Di Đà. Sang nhà Bu thêm vài kỳ nữa TORO sẽ thấy. Hehehe...

    Trả lờiXóa
  9. Trong đạo Phật, trí tuệ cũng được gọi là trí huệ, bởi vì cùng một chữ Hán có thể đọc là huệ hay là tuệ. Người Hoa thường đọc là huệ, trong khi người Việt hay dùng chữ tuệ hơn, với đa số những chữ ghép thuộc danh từ nhà Phật, như tuệ căn, tuệ giác, tuệ kiếm, tuệ lực, tuệ nhãn, tuệ tâm, tuệ tánh... Tiếng Pali là pañña, tiếng Phạn là prajñâ, và khi phiên âm sang tiếng Hoa thì trở thành Bát Nhã

    Trả lờiXóa
  10. Mèn ơi, bác Bu cho làm cô hàng nước mía, rồi cô hàng xoài. CNB còn là ....cô hàng rau nữa. Bữa nào viết entry kể nữa. Hee. Hee.

    Trả lờiXóa
  11. Dạ đúng rồi chị! Sao chị hỏi thế?

    Trả lờiXóa
  12. Vì thấy em biết nhiều, giải thích mạch lạc, tự tin. Hee. Hee

    Trả lờiXóa
  13. Lâu không viếng thăm bác Bulk, hôm nay lại được đọc một entry mở mang thêm kiến thức ạ!

    Quả thật, để có trí tuệ đã khó rồi, đạt được trí huệ thì thật gian khổ, thôi thì cứ thong thả mà blogging cho vui thôi ạ :-)

    Trả lờiXóa
  14. Hic, em có biết gì đâu, viết ra chỉ là những điều em học, chỉ sợ nhớ nhầm viết ra bác Bu cười em!

    Trả lờiXóa
  15. PNC nói đúng đấy. Từ điển chữ Hán cho hay Tuệ cũng có thể là Huệ nhưng Bu không đã động chuyện này vì dài quá và ngoài nội dung câu hỏi

    Trả lờiXóa
  16. Mía xoài rau là CNB khai báo chứ Bu biết đâu hehehe...

    Trả lờiXóa
  17. Chữ HUỆ ở đây nên hiểu như ÂN HUỆ.Còn chữ TUỆ chứng tỏ sự thông suốt!

    Trả lờiXóa
  18. Em mới đọc cái tựa là nghĩ được đôi điều nhưng nói cho cặn kẻ như anh thì không được.
    Đúng là học rộng hiểu nhiều luôn có những giải thích cặn kẻ và hay.

    Trả lờiXóa
  19. Nghĩa thông thường (ngoài nhà Phật ) Huệ là nhân ái, ơn cho, Luận ngữ có câu ; "kỳ dưỡng dân dả huệ" là người đó nuôi dân có lòng nhân ái. Chữ Huệ trong Phật giáo là trí huệ đồng nghĩa bát nhã

    Trả lờiXóa
  20. Bạn hỏi thì trả lời vậy, chắc gì đã đúng Lan ạ.

    Trả lờiXóa
  21. Sắp tới có thể xuất hiện thêm một từ mới: TRÍ THUỆ.
    Khái niệm TRÍ THUỆ sẽ khiến cho các pác học giả, thiền sư TÀU vô cùng khổ sở để phân tích, tìm tòi, nghiên cứu,...nhưng vẫn không thể nào giải thích nổi TRÍ THUỆ là gì !

    Vận dụng tất cả từ điển phật học hiện có, rồi kinh điển đang lưu truyền như: diệu pháp liên hoa, kim cang, duy ma cật, bát nhã bà la mật,...rồi vô số luận giảng: thành duy thức luận, trung quán luận, thiền luận, tùm lum luận,...vẫn không thấy đâu ra khai niệm "TRÍ THUỆ".

    Tức mình, các học giả, thiền sư TÀU liền họp nhau lại soạn ra bộ: "TRÍ THUỆ đại luận"

    hihi, chúc bulukhin luôn luôn an lạc

    Trả lờiXóa
  22. Anh Bu giải thích cặn kẻ và hay. Kính anh Bu ly trà thơm.

    Trả lờiXóa
  23. Phải có TRÍ THUỆ mới hiểu được thế nào là Mao ít sám pháp hehehe.

    Trả lờiXóa
  24. Cảm ơn thầy Hoàng Kim mời trà

    Trả lờiXóa