Thứ Năm, 8 tháng 7, 2010

ĐÔI ĐIỀU TÂM ĐẮC VỚI THIỀN SƯ THÍCH THANH TỪ

 

 

 

                      Bulukhin trước cổng Thiền Viện Thường Chiếu

 

                    Bu và bà xã bên cạnh Thiền sư Thích Thanh Từ (tháng 5.2010)

 

 

 

Bạn ST, một Phật tử chí thành đã hai lần hỏi Bu, đại ý : Sau khi đọc xong số sách của Hòa Thượng Thiền Sư Thích Thanh Từ tặng, chú tâm đắc điều gì nhất, nói cho cháu nghe với?  Nay Bu nói đôi điều với ST trên entry này để những bạn đã từng đối thoại, đã từng đọc các trước tác của thầy Thích Thanh Từ (hoặc những sách Phật giáo khác) cho thêm những lời chỉ giáo.

 

A - Số sách của thầy Thanh Từ tặng Bu trong dịp Bu diện kiến thầy ở Thiền Viện Thường Chiếu (Long Thành Đồng Nai) tháng 5 vừa rồi, gồm:

 

1- Tam quy ngũ giới

2-  Hoa sen trong bùn

3- Tam độc

4- Tội phước nghiệp báo

5- Mê tín chánh tín

6- Tu là dừng chuyển và sạch nghiệp

7- Tu trước khổ sau vui

8- Bát nhã tâm kinh giảng giải,

9- Tại sao tôi tu theo đạo Phật

10 - Tại sao tôi tu thiền

11- Tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo đời Trần.

 

B- Những điều tâm đắc

Với Bu Tâm đắc là tâm trạng vui thích, thỏa chí, khi tiếp xúc với một người hay đọc  một quyển sách... Trong trường hợp này là những câu chữ mà thầy Thanh Từ viết ra đúng như Bu băn khoăn nhưng chưa có ai giải đáp cho. Thầy đã nói ra một cách thẳng thắn, như thầy nghĩ, chứ không theo một giáo án có sẵn. Chẳng hạn trong “TẠI SAO TÔI TU THIỀN” thầy viết: “Sau khi xuất gia tôi học được sử Phật và kinh, Luận, thấy rõ Thái tử Tất Đạt Đa (Siddattha) xuất gia tu thiền được giác ngộ thành Phật, các Kinh, Luận hầu hết đều dạy tu thiền, tại sao Sư Ông và Thầy tôi lại dạy tu tịnh độ? Đây là một nghi vấn khiến tôi phải suy nghỉ nhiều. Lần lượt học thêm Kinh, Luận, tôi hiểu rõ hơn lời Phật Tổ dạy, Pháp tu thiền đã đủ sức thuyết phục tôi. Trong khi Tăng sĩ Việt Nam đại đa số tu tịnh độ, tại sao tôi chọn pháp tu thiền? Hẳn phải có lý do thôi thúc tôi”.  Suy nghĩ của thầy Thanh Từ về pháp tu tịnh độ còn thể hiện trong sách “TẠI SAO TÔI CHỦ TRƯƠNG KHÔI PHỤC PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN” ở trang 72, 73 thầy viết: “Đời Trần tuy lấy Thiền tông làm chủ đạo truyền bá, song cũng có Tịnh độ đồng thời hoạt động. Tịnh độ có sự Tịnh độ và lý Tịnh độ. Về sự Tịnh độ phải tin có cõi Cực Lạc ở phương Tây, Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi này. Nếu người chí thành niệm Phật và tha thiết cầu sanh về cõi Cực Lạc khi lâm chung được Phật Di Đà đón về Cực Lạc. Về lí Tịnh độ là “Tự tánh Di Đà duy tâm Tịnh độ” hay “Tâm Tịnh độ tịnh”. Tức là tâm mình thanh tịnh là tịnh độ, tánh mình sáng suốt là Phật Di Đà. Tổ Trúc Lâm nói: “...Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương. Di Đà là tánh sáng soi, Mựa phải tìm về Cực Lạc. - Phú Cư trần Lạc Đạo , hồi thứ hai)

       Thiền tông  thừa nhận lý Tịnh độ, không thừa nhận sự Tịnh độ” .

Nhận định về đường lối tu của Phật giáo Việt Nam thầy  Thanh Từ viết “Là tu sĩ Phật giáo Việt Nam, nếu bị người hỏi: “Hiện nay Thầy tu theo tông phái nào của Phật giáo?” chắc chắn tu sĩ này sẽ ngẩn ngơ không biết đáp thế nào. Tại sao vậy?  Chùa chiền Việt Nam hơn một thế kỉ nay đều lấy hai thời khóa tụng làm công phu tu tập. Trong hai thời, đầu hôm tụng kinh Di Đà, sau tụng chú vãng sanh, tiếp niệm danh hiệu Phật A Di Đà;  buổi khuya tụng chú Lăng Nghiêm, hoặc Đại Bi thập chú ..nếu hôm nào có đám cầu an cầu siêu thì tụng chú Đại Bi trước, tụng kinh sau. Công phu tu hành như vậy, biết thuộc tông phái nào. Thế mà đa số nói tu theo Tịnh Độ. Tụng kinh A Di Đà và niệm danh hiệu Phật A Di Đà thuộc về Tịnh Độ tông, tụng chú Đại Bi chú Lăng Nghiêm thuộc Mật tông. Nhận xét chín chắn thì hai thời khóa tụng Mật tông chiếm ưu thế” . Để trả lời câu hỏi tại sao lại có tính trạng đầu Ngô mình Sở trong việc tụng niệm như thế, thầy Thanh Từ cho rằng do ta tu hành teo kiểu Trung Quốc, thầy viết: “ Vua Thánh Tổ nhà Thanh hiệu Khang Hy (1662-1772) ra sắc lệnh mời Hòa thượng Ngọc Lâm Thông Tú (1614- 1675) cùng một số Hòa thượng hợp tác soạn “Nhị Thời Khóa Tụng”, buộc Tăng, Ni các chùa ở Trung Quốc trong thời kì này phải ứng dụng tu theo. Nhà Thanh thuộc dân tộc Mãn Châu ở miền bắc Trung Quốc, gần dãy núi Hy Mã Lạp Sơn cịu ảnh hưởng Phật Giáo Tây Tạng chuyên tu Mật tông. Nhà vua buộc các Hòa thượng soạn “Nhị Thời Khóa Tụng” đặt nặng mật tông hơn....Không biết Nhị Thời Khóa Tụng du nhập vào Việt Nam lúc nào, chỉ biết từ cuối thế kỉ 19 đến cuối thế kỉ 20 hầu hết các chùa Việt Nam đều lấy hai thời này làm công khóa tu hành. Ai vào chùa đều bị bắt buộc phải thuộc hai thời khóa tụng gọi là hai thời công phu nên có câu: “ Đi lính sợ trèo ải, ở sãi sợ Lăng Nghiêm”. (Trích “Tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo đời Trần” )

 

ST à, nói hết những tâm đắc của Bu khi đọc 11 tập sách của thấy Thanh Từ tặng  thì còn nhiều lắm. Bu chỉ tóm tắt lại hai ý, một là thầy (nói rộng là Thiền tông) không tin vào pháp môn Sự Tịnh Độ, hai là hầu hết các chùa Việt Nam tụng niệm theo bài bản nhà Thanh thời Khang Hy vừa Tịnh Độ vừa  Mật Tông trong đó đặt nặng Mật tông hơn. Đấy cũng là những vấn đề mà Bu vẫn quan tâm khi  nhìn vào toàn cảnh Phật giáo Việt Nam. Có lẽ những Entrry sau Bu sẽ nói thêm những suy nghĩ của mình về những điều thầy Thanh Từ nói, và những suy nghĩ của thầy về Tu viện Chơn Như do Trưởng Lão Thích Thông Lạc trụ trì ở Trảng Bàng Tây Ninh. 

 

Tóm tắt vài dòng về  Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ.

- Thầy  có tên húy Trần Hữu Phước sinh: 24.7.1924 ở ấp Tích Khánh làng Tích Thiện Cần Thơ, nay là Vĩnh Long. Thầy xuất gia năm 25 tuổi

- Những trước tác Phật Giáo:

* Dịch và giảng giải 8 bộ Kinh

* Dịch và giảng giải 5 bộ Luận

* Viết 13 tập sách về Thiền

- Thành lập 28 tu viện: Trong đó ở Việt Nam 15, Hoa Kỳ 6, Canada 1, Úc 5, Pháp 1.

- Năm 1960- 1964:

* Vụ trưởng Phật học vụ

* Giáo sư kiêm Quản viện Phật học Huệ Nghiêm

* Giáo sư Viện đại học Vạn Hạnh và các Phật học Dược Sư, Từ Nghiêm....

- Hiện nay:

* Trụ trì Thiền viện Thường Chiếu (Long Thành, Đồng Nai)

 

 

 

 

           

33 nhận xét:

  1. cubeo đã đọc.

    08.7.2010

    "cộp"!

    :D

    Trả lờiXóa
  2. CNB có ghé qua 12.29 ngày 8/7/2010.
    "cộp"!

    Trả lờiXóa
  3. Không xem được ảnh ạ! :-)

    Trả lờiXóa
  4. Mình cũng thích tìm hiểu về đạo Phật. Mình cũng có nghe nhiều Phật tử nói rằng Thầy Thích Thanh Từ giảng đạo rất hay.
    Thế, gặp Thầy có khó lắm không ạ?

    Trả lờiXóa
  5. Chúc mừng bác Bu đã tìm được chìa khóa cho những thắc mắc bấy lâu về Phật Giáo Việt Nam. Em lỡ mang tên CCHT nên cũng muốn tìm hiểu về trường phái của "Vua cha" Trần Nhân Tông. Nhưng khổ nỗi, em còn "ba rọi" quá :D

    Công lao của Thầy Thích Thanh Từ thật to lớn.

    Trả lờiXóa
  6. Em chưa được gặp thiền sư Thích Thanh Từ nhưng rất tâm đắc và ngưỡng mộ thiền sư qua "Trọn một đời tôi", " Tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo đời Trần" và Bát Nhã tâm kinh giảng giảl. Thiền sư Thích Thanh Từ là vị chân tu đạo hạnh và thực tiễn. Chân tu đi không lệch hướng và "trực chỉ nhân tâm". bạo gan dám nói, dám làm, dám chỉnh đốn những gì tự thấy sai lạc chánh pháp, quên mất cội nguồn Phật giáo Việt Nam, Đạo hạnh nhiệt huyết thường xuyên với khát vọng và ước mơ tràn đầy, thấu hiểu và giác ngộ. Thực tiễn cụ thể hóa biến những gì ôm ấp trong lòng thành hiện thực nên bảng hiệu những ngôi Thiền viện hiện đứng sừng sững trước mắt và trong lòng mọi người. Thiền sư hiện vân du nhiều nơi nhưng nhiều nhất tại Kỳ Lân Thiền Viện ở Yên Tử "Trăm năm tích đức tu hành. Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu". Em xin chép lại bài này của anh .

    Trả lờiXóa
  7. Cu Beo đã đọc và nóng quá bỏ chạy về , hihihi.

    Trả lờiXóa
  8. Không xem được ảnh nhưng có đọc được bài không??

    Trả lờiXóa
  9. Thầy Thanh Từ là một Thiền sư sáng giá của Phật giáo VN, Thầy vô cùng bình dân và nhân ái nhưng người hâm mộ thầy quá nhiều, nên bên cạnh thầy lúc nào cũng có người. Đôi lúc có duyên vẫn được thầy tiếp kiến. Mời bạn thỉnh thoảng sang nhà Bu trao đổi về Phật giáo nhé.

    Trả lờiXóa
  10. 1- Bài này là cái cớ để đi sâu hơn vào những suy nghĩ của Bu về Phật giáo, gọi là chìa khóa cũng được
    2- H.T đã từng trích Kim Cang "ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm" là uyên thâm Phật giáo lắm
    3- Cho nên chuyên tâm nghiên cứu thiền Trúc Lâm Yên Tử cho vui lòng "vua cha"

    Trả lờiXóa
  11. 1- Những gì Hoàng Kim biết về Thầy Thanh Từ là chuẩn xác. Bu đọc vài đoạn đối thoại sách giữa Trưởng Lão Thích Thông Lạc với thầy mới thầy Thầy còn nhiều phiền nảo với Phật giáo nước nhà lắm.
    2- Bu rất muốn phát triển ý thầy Thanh Từ về pháp môn Tịnh độ, vì đó cũng là tâm đắc của Bu, mong Hoàng Kim đọc và cho lời chỉ giáo nhé
    3- Sự xuất hiện của Hoàng Kim ở MT làm Bu vui vô cùng.

    Trả lờiXóa
  12. Con cảm ơn chú về bài viết này, để con hiểu thêm vì con không đọc được nhiều sách của Thầy nên còn hạn chế nhiều. Con nhớ rằng Thầy Thích Thanh Từ là người khơi nguồn mạch Thiền tông.

    Về chủ trương khôi phục dòng Thiền Trúc lâm Hòa thượng nói "Tôi thấy ở Ấn Độ, ông Hoàng thái tử đi tu rồi ngộ đạo, đem truyền bá chánh pháp. Ở Việt Nam mình, Vua Trần Nhân Tông sau khi qua những chiến tranh rồi, bình yên rồi, Ngài giao hết sự nghiệp cho con cái, Ngài đi tu. Như vậy thì nếu Ngài thấy đạo Phật tầm thường thì không bao giờ Ngài đi tu. Ngài thấy đạo Phật còn cao hơn ngai vàng, cao hơn tất cả những cái thụ hưởng thế gian cho nên Ngài mới tìm đường đi tu. Như vậy Vua Trần Nhân Tông đi tu với lý tưởng không kém gì ông Hoàng bên Ấn Độ. Bởi vậy cho nên tôi trọng đường lối của Vua Trần Nhân Tông mà sau này gọi là Sơ Tổ Trúc Lâm. Lấy đó làm cái chuẩn để khuyến khích người sau tu với một lý tưởng siêu thoát như vậy”.

    Chú thật là hạnh phúc khi được trò chuyện với Thầy. Con chỉ biết qua đọc entry chú để hiểu thêm chứ con thì không có điều kiện để tìm hiểu sâu. Con sẽ đón đọc những điều tâm đắc nữa của chú qua entry sau.

    Trả lờiXóa
  13. Trao đổi với doasentrang về đề tài này thật thú vị, chú hứa sẽ tiếp tục nêu lên những suy nghĩ của mình cho dù nó còn xa chân lý lắm lắm...

    Trả lờiXóa
  14. Con không dám nói gì ở đây cả, chép tặng chú bài thơ Mộng của thầy Thích Thanh Từ:

    MỘNG
    Gá thân mộng,
    Dạo cảnh mộng.
    Mộng tan rồi,
    Cười vỡ mộng.
    Ghi lời mộng,
    Nhắn khách mộng.
    Biết được mộng,
    Tỉnh cơn mộng.
    07.1980

    GIÓ NGHIỆP

    Đem vào là nhờ gió

    Tống ra cũng gió đưa

    Sự hô hấp tuần hoàn

    Tất cả đều do gió

    Một phen gió nghiệp dừng

    Thân này như khúc gỗ.

    Trả lờiXóa
  15. Hihi...Bận quá nên chưa trích dẫn những điều trong Phật Quang Đại Từ Điển để Bu đọc. Mấy hôm nữa rảnh việc hơn sẽ thực hiện. Bu đọc bộ sách Tây Tạng Sinh Tử thư của Sói gửi vào thấy thế nào? :D

    Trả lờiXóa
  16. 1- "Cười vở mộng" rồi đến "tỉnh cơn mộng" là một quá trình nhận biết. Cũng như biết được cái "ta" không có tự tính độc lập, mà mang tính "không" là một sự tỉnh mộng vậy.
    2- Hoạt động của thân khẩu ý tạo ra nghiệp, còn "gió nghiệp" là một khái niệm mới của Thiền sư thi sỹ.
    Đất nước gió lửa tạo ra xác thân, một khi gió ngừng lưu thông thì thì xác thân chỉ còn là khúc gỗ vô tri mà thôi
    Cảm ơn ST đã tặng chú hai bài thơ

    Trả lờiXóa
  17. 1- Phật Quang đại từ điển là một bộ sách vĩ đại. Nhưng nó là công cụ tra cứu để hiểu Phật giáo chứ bản thân nó không phải là giáo lý của đức Phật. Trước lúc đọc Phật Quang đại từ điển bạn nên đọc bộ kinh Nakaya gồm các tập: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương ưng bộ kinh, Tăng chi bộ kinh và Tiểu bộ kinh. Trong đó Tiểu bộ kinh có 15 tập nói đến 547 câu chuyện tiền thân đức Phật. Bu chỉ nói đến Nakaya vì nó được viết bằng tiếng Pali, ghi lại lời phật nói hoặc gần với lời Phật nói hơn cả.
    2- Bộ Tây Tạng sinh tử thư hay lắm, Bu đọc một lúc cả 6 quyển nên chưa xong quyển nào. Thực ra Bu còn đọc nhiều sách khác nữa. Tự thấy mình quá tham lam nên thân tâm phiền nảo. Đức Phật đã dạy thế mà

    Trả lờiXóa
  18. Gió có dịp ghé chùa thường Chiếu nhiều lần , chủ yếu là vào chùa thắp nhang thôi anh Bu ạ . Giống nhiều người Gió chỉ tin dù đôi khi chưa hiểu . Tin vào những điều Phật pháp dạy về đạo làm người ....vì thế đúng là đọc chỉ hiểu đôi điều nhưng đúng là bỗng ngưỡng mộ thầy Thích Thanh Từ từ những câu hỏi của thầy về Đạo Phật ...Cám ơn và mong đọc nhiều bài về Đạo Phật của anh Bu ...biết đâu dần dà gió cũng sáng ra ...anh Bu nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  19. Thầy Thanh Từ là một vị chân tu, một ông Phật sống chưa tuyên bố là đã tu xong. Vậy mà thầy lại ấn chứng cho cho đệ tử là thấy Thích Thông Lạc chứng quả La Hán. Gặp được thầy cũng là cái duyên Gió ạ. Như có lần đã nói với bạn, Bu đang lẻo đẽo theo ông Thích Ca xem ông ấy nói gì và nói lại cho bạn nghe....

    Trả lờiXóa
  20. Hay lắm anh Bu ! em rất thích được nghe câu chuyện giữa thầy Thích Thanh Từ và Trưởng Lão Thích Thông Lạc. Em có tập hợp các thông tin về thầy Thích Thanh Từ ở http://hoangkimvietnam.wordpress.com

    Trả lờiXóa
  21. Có dịp Bu tui sẽ ghi lại một số ý kiến của Thầy Thông Lạc về đạo Phật và về thầy Thích Thanh Từ như bạn đề nghị. Bu đã đọc tóm tắt sự nghiệp của Thiền sư Thanh Từ và có góp 2 ý:
    - Thấy đang Trụ trì Thiền viện Thường Chiếu ở Long Thành Đồng Nai chứ không phải thiền viện Trúc Lâm
    - Nên có vài dòng về thầy lúc chưa xuất gia và tên húy của thầy.
    Cảm ơn Bạn Hoàng Kim đã quá bộ đến với Bulukhin

    Trả lờiXóa
  22. Em sợ các thầy tu kiểu tạp pí lù, thiền, tịnh, mật trộn lẫn tín ngưỡng bản địa.... là chính bác ạ.

    Trả lờiXóa
  23. Tại Tàu Phật Lão Khổng trộn nhau sang VN trộn thêm mấy món nữa thành ra lẩu thập cẩm mất rồi TORO ạ

    Trả lờiXóa
  24. M không có ý kiến. M chỉ biết đọc mà thôi.

    Trả lờiXóa
  25. Không có ý kiến cũng là một cách nêu ý kiến vậy !

    Trả lờiXóa
  26. Thầy Thích Thanh Từ và Trưởng lão Thích Thông Lạc là người Việt Nam thật là may mắn cho Đất nước mình. Càng may mắn hơn với nhưng ai co duyên đọc được sách của hai Thầy.

    Trả lờiXóa
  27. Cũng cám ơn anh Bulukhin vì nhờ có blog của anh mà em được biết đến Trưởng lão Thích Thông Lạc.

    Trả lờiXóa
  28. Con cũng là người rất ngưỡng mộ Thầy Thanh Từ kể từ lần đầu vô tình được nghe bài Từ Bi Hỷ Xả của Thầy. Thầy thật sự rất hiền từ, đức độ. Con có nghe các Thầy khác giảng nhưng thấy ít thầy nào có được cốt cách giản dị, chân chất mà cao quý, đức độ như Thầy. Từ đó, con cũng kiếm tìm những bài giảng khác của Thầy để nghe và ngày càng kính ngưỡng Thầy. Chú Bu thật là có phúc, đã được gặp Thầy. Con rất mong được gặp Thầy một lần vì nhìn Thầy thôi tự nhiên con cũng thấy rất là vui. Kỳ tới về VN, con đã lên kế hoạch gọi điện thoại hỏi thăm các Thầy ở thiền viện Thường Chiếu xem Thầy Thanh Từ hiện ở đâu để được đến đó chiêm ngưỡng, bái lạy Thầy một lần cho thỏa nguyện.

    Trả lờiXóa
  29. Em vừa mới viết lại bài Thiền sư Thích Thanh Từ và trích dẫn bài viết này của anh tại http://hoangkimvietnam.wordpress.com/2011/07/20/thi%E1%BB%81n-s%C6%B0-thich-thanh-t%E1%BB%AB/. Em rất mong anh viết tiếp chủ đề này vì anh hiểu biết rất sâu sắc và thấu đáo. Đặc biệt em rất thích được nghe câu chuyện giữa thầy Thích Thanh Từ và Trưởng Lão Thích Thông Lạc; Em cũng rất muốn nghe kiến giải của anh phát triển ý thầy Thanh Từ về pháp môn Tịnh độ, vì đó cũng là tâm nguyện của anh mà.

    Trả lờiXóa
  30. Troi a! Dai qua tu tu vao doc lai cac bai o comment duoi day sau.

    Trả lờiXóa