Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN CHƠI THƠ

                          Bu lu khin chơi ...Bà Nà


Ngày nay người ta thường chơi thơ vào  dịp tết đến xuân sang với nhiều kiểu:  Treo cờ thơ, bình thơ, thả thơ bay lên trời, chép thơ vào hình tròn, hình vuông, hứng lên chép cả vào thúng mủng rổ rá mang đi triển lãm. Riêng ông Phạm Mạnh Danh (1) cách nay hơn nửa thế kỉ có kiểu chơi thơ độc nhất vô nhị mà không mấy ai theo được.  Kể như ở Việt Nam, ông là thủy tổ của nghệ thuật sắp đặt, không sắp đặt đồ vật mà sắp  đặt thơ. Xin giới thiệu  sau đây 2  trong rất nhiều kiểu chơi của ông Phạm Mạnh Danh để quý vị thưởng thức.


Kiểu 1. Rút bốn câu thơ (chữ Hán đã phiên âm) trong bốn tác phẩm khác nhau của  Tàu, ghép lại có một bài thơ tứ tuyệt đủ niêm luật, dịch ra sẽ có bốn câu trong truyện Kiều.
1.a
Lưu thù dư tình bổ hóa công  ( rút trong Liễu Trai)
Hồng nhan lưu lạc hận nan cùng ( rút trong Bách Mỹ)
Sinh tiền cá cá thuyết ân ái  (rút trong Kim Cổ kì quan)
Mạnh lý vô thời tổng thị khô (rút trong Thăng Bình truyện)
Dịch
Phụ phàng chi mấy hóa công
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha
Sống làm vợ khắp người ta
Hại thay chết xuống làm ma không chồng.
1.b
Quế luân tà chiếu phấn lâu không.  (rút trong Tình sử)
Thủy tế, hoa gian ảnh đạm nùng.   (rút trong Trụ Xuân Viên)
Trù tướng đông lân thiên thụ tuyết  (rút trong Thi Lâm)
Hải đường khai tận nhất đình hồng  (rút trong Đường thi)
Dịch
Gương Nga chênh chếch dòm song
Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.
Hải đường lả ngọn đông lân
Hạt sương trĩu nặng, cành xuân la đà
1.c
Thùy gia tiêu tức đậu đông phong  (rút trong  Tình sử)
Khứ khứ ly ly tổng tụy dung   (rút trong Ỷ Lâu mộng)
Liệu đắc kim sinh vô ngã phận ( rút trongTái sinh duyên)
Lai sinh hoặc giả ký trùng phùng  (rút trongTái sinh duyên)
Dịch
Vì ai ngăn đón gió đông
Thiệt lòng khi ở đau lòng khi đi
Trùng phùng hù dọa có khi
Thân này thôi có còn gì mà mong
1.d
Nhất niên xuân sự đáo trà mi  (rút trong Đường thi)
Dĩ bị du phong thám đắc tri    (rút trong Thi lâm)
Nhuyễn ngọc ôn hương thùy vị tích   (rút trong Ỷ Lâu mộng)
Hối giao vũ đố dữ phong xuy  (rút trong Hồng Lâu mộng)
Dịch
Tiếc thay một đóa trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về
Một cơn mưa gió nặng nề
Thương gì đến ngọc tiếc gì đến hương.
Kiểu 2. Chọn nguyên một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt trong sách Tàu (có chua rõ tên bài thơ, tên tác giả,  tên sách) sau khi dịch ra có bốn câu thơ Nôm của bốn tác phẩm khác nhau.
2.a
ĐỀ TÍCH SỞ KIẾN XỨ    (Thơ của Thôi Hộ, Đường thi)
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
Dịch
Lét trong cửa tía mây trùng  (rút trong tác phẩm Ngọc hoa)
Vẻ hồng kia với má hồng đua tươi  (rút trong Ngọc kiều lê)
Trông theo nay chẳng thấy người  (rút trong Chinh phụ ngâm)
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông (rút trongThúy Kiều)
2.b
XÍCH BÍCH HOÀI CỔ    (Thơ của Đỗ Mục, Đường thi)
Chiết kích tầm sa thiết vị tiêu
Tự tương ma tẩy nhận tiền triều
Đông phong bất dữ Chu Lang tiện
Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị kiều
Dịch
Đá hoa sẵn, nhạc vàng treo   (trong tác phẩm Bích câu kỳ ngộ)
Nhìn xem dấu cũ ra chiều hoài nhân (trong tác phảm nữ Tú tài)
Gió đông chẳng đoái vừn xuân (trong tác phẩm Lục Vân Tiên)
Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều (trong tác phẩm Thúy Kiều)
2.c
ĐỀ HOA CÚC (thơ của Đặng Thị, Tình sử)
Lương công diệu thủ ổn an bài
Bút để di lai chi thượng tài
Lục diệp hoàng hoa trường tự mỵ
Đằng nhân bất hứa điệp phonh lai
Dịch
Bức tranh ai khéo vẽ vời   (trong tác phẩm Bướm Hoa)
Phẩm đề xin một vài nhời thêm hoa  ( trong tác phẩm Thúy Kiều)
Rõ ràng xanh lá đỏ hoa   (trong tác phẩm Tống Trân)
Tường đông bướm lại ong qua mặc lòng (trong tác phẩm Hoa Tiên)
-------------
(1) Tác giả sách Bút hoa thi thảo, xuất bản tại Nam Định 1942
 
                                   Người không quen biết

24 nhận xét:

  1. Bác chơi cả Bà..Nà thì khỏi cần cáp treo..:)

    Trả lờiXóa
  2. Bác cũng chơi ... thơ đi, cho nó sướng!!!

    Trả lờiXóa
  3. Chơi thơ là một thú chơi tao nhã và không phải ai cũng có thể ...
    Thơ mới bây giờ thì chắc khó chơi kiểu này vì e rằng nó chẳng thể thống nhất ý tứ thành một khổ thơ như những bài thơ xưa anh Bu nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  4. Nhà cháu mà lấy thơ đương đại để sắp đặt thơ thể nào cũng được coi là ...râu ông nọ cắm cằm bà kia...

    Trả lờiXóa
  5. Không có cáp treo thì chơi Bà Nà làm sao được Kích Bu ơi !!!

    Trả lờiXóa
  6. Thấy người ta chơi mình cũng sướng lắm rồi hehehe!

    Trả lờiXóa
  7. Bu cũng nghĩ thế, Không rõ đã có ai chơi thơ mới như ông Phạm Mạnh Danh này chưa!

    Trả lờiXóa
  8. Râu ông nọ chắp cằm ông kia thì coi như ổn hịhihi

    Trả lờiXóa
  9. Cổ nhân chơi thơ, bác Bu chơi ảnh: Ảnh đầu và ảnh cuối entry ghép lại thành ra ảnh mới hả bác ?
    :D :D :D

    Trả lờiXóa
  10. Chỉ là "kính nhi viễn chi" (kính nhưng chỉ đứng xa mà nhìn" chứ không thể ghép lại được...

    Trả lờiXóa
  11. haha...1 phát hiện thú vị về ẩn ý của bác BU...Thuỷ giỏi thật

    Trả lờiXóa
  12. Dân biết tí ti về ảnh nên tôi chú ý đến 2 tấm hình, một là hình bác "Bu lu khin chơi... Bà Nà", hai là tấm "người không qen biết", với tôi, người quen biết mà tôi... xin chụp như thế này mãi mà không được, bác Bu này giỏi thật, mai mốt bác vào Saigon phải mời cafe học hỏi, hehe!

    Trả lờiXóa
  13. Ba chầu cà phê chim là truyền nghề ngay hehehe

    Trả lờiXóa
  14. Người không quen biết - vấn vương
    Mắt nhìn thăm thẳm chợt vương vấn lòng..

    Trả lờiXóa
  15. Người không quen biết vậy thôi
    Chỉ nhìn tấm ảnh để rồi quên ngay

    Trả lờiXóa
  16. thật là siêu, uyên bác và kỳ công! :)

    Trả lờiXóa
  17. Ấy vậy mà nhiều có người đọc vài lần rồi mà không hiểu gì cả. Có một bạn blog như khietan thật là vui.

    Trả lờiXóa
  18. Ngả mũ bái phục các cụ. Quá giỏi !

    Trả lờiXóa
  19. Còn nhiều kiểu chơi nữa bu chỉ dẫn ra có hai kiểu thôi

    Trả lờiXóa
  20. Siêu quá anh bulukhin ơi !
    Chắc ông này phải đọc và thuộc rất nhiều thơ !

    Trả lờiXóa
  21. Bu tui cũng không tưởng tượng nỗi hihihi.

    Trả lờiXóa