Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

TẢN MẠN TRẦU CAU

                                       Trầu cau

 

                                                     Trầu cau

                                             

                                                      Bu tui đây !          

 

 

Lâu nay bu cố công tìm mà chưa thấy nhà nghiên cứu nào khẳng định một cách rốt ráo rằng người Việt ta sử dụng trầu cau từ lúc nào. Riêng  việc dùng rượu thì có người đã bàn tới. Ông Thái Lương trong "Văn hóa rượu"(1) cho rằng thoạt đầu người vùng sông Nhĩ Lô (tức sông Nin ở châu Phi) tình cờ dự trử quả nho lâu ngày ngửi thấy mùi thơm nồng, người lâng lâng, rồi đặt tên cho cái lâng lâng ấy là Spirit nghĩa là linh hồn. Ngày nay thuật ngữ đó là rượu. Nhưng đó là chuyện rượu bên Phi châu. Còn người Việt ta biết ăn trầu vào lúc nào?  Chắc là từ lâu, lâu… lắm! Có lẽ phải sau câu chuyện lâm ly mà sách vở có ghi lại. Rằng, thời xửa thời xưa, có hai anh em nhà nọ giống nhau như hai giọt nước. Cha mẹ nghèo lại mất sớm nên từ nhỏ hai người đã tự làm lụng để sống. Anh em hòa thuận thương yêu nhau, chưa hề có chuyện gì xích mích. Thế rồi người anh lấy vợ, cô gái xinh nhất vùng. Nàng về nhà chồng mà đôi khi cứ ngẩn ngơ không biết hai người con trai kia, ai mới là chồng mình. Một hôm người anh đi làm đồng về thấy vợ chuyện trò cùng chú em với ánh mắt trìu mến, thế là chàng giận hai ngươi và bỏ đi vào rừng. Chàng đi mãi, đi mãi cho đến khi hóa thành đá. Người em theo dấu chân đi tìm anh, biết anh đã hóa đá thì buồn rầu hóa thành cây cau mọc thẳng lên trời bên cạnh tảng đá . Người vợ gạt nước mắt đi tìm chồng và em. Đến khi biết chồng hóa đá, em hóa cây thì nàng gục xuống hóa thành cây trầu, mọc trùm lên tảng đá và xoắn xuýt theo thân cau. Người trong vùng thấy chuyện lạ, họ nung đá thành vôi quyệt lên lá trầu, rồi đem hai thứ đó nhai với quả cau thì thấy người lâng lâng như đi trên mây, đôi môi lại thắm đỏ như màu hoa dâm bụt, hoa dong riềng ở các vùng quê. Hóa ra sự lâng lâng nào cũng ngang với linh hồn chứ chẳng riêng gì rượu. Văn hóa trầu cau là một phần hồn vía dân Việt từ ngàn xưa cho đến ngàn sau.      

*

*  *

        Có lẽ không có giống cây cỏ nào được các nhà thơ và ca dao tục ngữ nhắc đến trong tình yêu lứa đôi nhiều như trầu và cau. Nhà thơ Nguyễn Bính đa tình nhất nước, vẫn không nói thẳng anh nhớ em mà còn vòng vo  "Nhà em có một giàn trầu, nhà anh có một hàng cau liên phòng, thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào".  Màu xanh tươi lá trầu, màu trắng tinh khiết của vôi  nhìn mát mắt là thế nhưng nữ sĩ Hồ Xuân Hương lại mượn nó để riết róng cảnh tỉnh những kẻ phụ tình "Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, này của Xuân Hương đã quệt rồi, có phải duyên nhau thì thắm lại, đừng xanh như lá bạc như vôi". Trầu, thuốc, và đôi mắt lá răm là những thứ làm người ta say tít mù.  Phan thị Thanh Nhàn phát hiện trong một buổi họp xóm ở nhà quê "Các cụ ông thì say thuốc, các cụ bà thì say trầu, còn con trai con gái , chỉ nhìn mà say nhau". Với dân gian "Miếng trầu là đầu câu chuyện", "Miếng trầu nên dâu nên rể" nên các thôn nữ bảo nhau "Mẹ em hằng vẫn khuyên răn, làm thân con gái chớ ăn trầu người". Ấy vậy mà vẫn có cô vượt rào, dám lên tiếng trước với anh chàng phong lưu "Ôi anh đi cái ô vàng, có trầu xin miếng hởi chàng đi ô". Lại có chàng trai đành thú thật "Thèm trầu mà chẳng dám xin, thương em mà chẳng dám nhìn mặt em".  Nhưng trầu cau không phải khi nào cũng là chứng nhân cho niềm vui viên mãn lứa đôi. Có khi người ta mời nhau miếng trầu trong nỗi đau chia ly vì duyên phận, vì lễ giáo cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy "Hai tay xách nước tưới trầu, trầu bao nhiêu lá dạ sầu bấy nhiêu". Ngọn trầu ấy được trao cho nhau trong nước mắt "Cách nhau một bức rào thưa, tay chùi nước mắt tay đưa miếng trầu".  Văn hóa Trầu cau người Việt xem thế mà đã đi vào sách Biểu tượng văn hóa thế giới của hai tác giả người Pháp là Jean Chevalier và Alain Ghee Brat (2) Các ông viết "…Ở Việt Nam, thời gian nhai giập miếng trầu cũng là cách tính thời gian theo kinh nghiệm (ba đến bốn phút)". Tưởng là phát minh gì lớn, hóa ra hai ông học nhà thơ Nguyễn Bính đã nói trong bài thơ "Chờ nhau" viết từ năm 1937. Người con gái nhận được tín hiệu rủ rê của  người thương lấp ló đâu ngoài vườn, nàng thầm thì đủ cho chàng nghe "Xóm làng đã đỏ đèn đâu, chờ em chừng giập miếng giầu em sang". Chàng trai dẫu sốt ruột nhưng ngoan ngoãn nghe theo vì không thấy chàng phản ứng gì cả. Có lẽ "chừng giập miếng giầu" là đơn vị thời gian mà chỉ có chàng và nàng cảm nhận được, chịu đựng được để sau đó nhìn thấy nhau cho thỏa lòng mong nhớ. Hai ông Tây bảo "chừng giập miếng giầu"  từ "ba đến bốn phút" chắc gì đã đúng. Vì nhai trầu khoan thai đủng đỉnh khác với nhai trầu trong tâm trạng rối bời, vội vả. "Chừng giập miếng giầu" của Nguyễn Bính trong trường hơp này là hàm cuả biến số tâm trạng mà ta chỉ cảm nhận hơn là để lý giải. Tính chất nhân văn và nét đẹp văn hóa trầu cau như chính ngọn trầu quả và cau vậy, xanh tươi, tròn đầy, và tàng chứa  bao nhiêu cung bậc tình cảm của người Việt ta.  

------------------

(1) Văn hóa rượu, chủ biên Thái Lương nxb Văn hóa Thông tin 1999

(2) Từ điển Biểu tượng Văn hóa Thế giới của Jean Chevalier và Alain Gheerbrant (phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình viết lời giới thiệu) nxb Đà Nẵng 1997

39 nhận xét:

  1. 03.12.2011

    Hihihi đã thấy bạn lantran xuất hiện

    Trả lờiXóa
  2. Nói về trầu cau thì thật sự có nhiều chuyện để bàn, anh Bu ha.
    Hồi nhỏ em có bắt chước Nội ăn trầu, nói thiệt lúc đầu hơi khó ăn chút nhưng ăn riết đâm ra ghiền, ngày nào em cũng ăn một lần nếu không thấy buồn buồn cái miệng lắm sau này bị bạn bè cười và mấy cô la quá nên em mới chịu bỏ, chứ không bây giờ em là bà Lan trầu rồi. :))

    Trả lờiXóa
  3. Người xưa cho rằng, cây cau có thân tròn, chắc, thẳng đứng là biểu tượng của người con trai, còn lá trầu hình tam giác bầu bĩnh xoè ngang trên mặt đất như biểu tượng của người con gái. Dây trầu leo quấn quít quanh thân cau cũng là biểu tượng cho tình yêu bền chặt. Trầu cau ăn với một chút vôi thì tạo được một màu đỏ hồng như màu máu, màu son – màu đỏ biểu tượng cho sự thuỷ chung. ( nguồn internet)

    Có lẽ trầu cau trong mọi lễ lộc của ta là do cái ý nghĩa thủy chung này anh Bu nhỉ ? Giá trị nhân văn trong trầu cau thì còn hoài ...chỉ có giá trị con người là thay đổi ...
    Cám ơn bài viết của anh

    Trả lờiXóa
  4. Lan trầu nghe cũng hay lắm hihihi

    Trả lờiXóa
  5. ...Bu rất tâm đắc với cái tứ "Chừng dập miếng giầu" của Nguyễn Bính, nó thúc dục bu gõ ra ẻn này đây . Giá trị nhân văn trong trầu cau thì còn hoài ...chỉ có giá trị con người là thay đổi là một nhận xét xác đáng cho dù hơi ....buồn

    Trả lờiXóa
  6. Em thích nhất là mỗi entrry của anh Bu đều được mọi người vào coi rất kỹ và comment rất hay, nội đọc các comment thôi em cũng thấy mình được có thêm nhiều hiểu biết. :))

    Trả lờiXóa
  7. "Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười"...
    Văn hoá trầu cau thật là tinh tế bác Bu nhỉ!

    Trả lờiXóa
  8. CHỜ NHAU

    Láng giềng đã đỏ đèn đâu
    Chờ em ăn dập miếng giầu em sang
    Đôi ta cùng ở một làng
    Cùng chung một ngõ vội vàng chi anh
    Em nghe họ nói mong manh
    Hình như họ biết chúng mình với nhau.
    Ai làm cả gió đắt cau,
    Mấy hôm sương muối cho trầu đổ non.


    NGUYỄN BÍNH (1937 )

    Gió thì lại cứ nghĩ đó là lời nhắc khéo của cô gái khi thấy anh chàng cứ hẹn mà không thấy gợi lời dài lâu anh Bu ạ.
    Ngày xưa mà con gái bảo "Chờ em ăn dập miếng giầu em sang" thì cũng ko phải dễ mà sang ...Lại còn:

    Em nghe họ nói mong manh
    Hình như họ biết chúng mình với nhau.
    Ai làm cả gió đắt cau,
    Mấy hôm sương muối cho trầu đổ non.

    thì đúng là nhắc khéo đứt đuôi con nòng nọc còn gì :))

    Trả lờiXóa
  9. "Chừng giập miếng giầu" của Nguyễn Bính trong trường hơp này là hàm cuả biến số tâm trạng mà ta chỉ cảm nhận hơn là để lý giải. "
    Dùng khái niệm hàm số để giải thích mối tương quan giữa một ý thơ và tâm trạng rồi lại còn nói chỉ để cảm nhận hơn là lý giải . Thiệt phục bác Bu ...

    Trả lờiXóa
  10. cảm ơn bác Bu, bài viết và đề tài rất thú vị :)

    Trả lờiXóa
  11. Cảm ơn sự quân tâm của Lantran và mọi người

    Trả lờiXóa
  12. Nếu bổ ra mười hai thì chắ là ghét lắm hihihi

    Trả lờiXóa
  13. Toàn bộ bài thơ Chờ nhau là cô gái cảnh tỉnh chàng trai. Nói nhắc khéo là nhẹ, cô gần như "dọa" anh chàng: "Hình như họ biết chúng mình với nhau" Chữ với hay quá. Ai hiểu sao đó cũng được: Là nắm tay nhau, ôm ấp nhau, thậm chí sắp có con với nhau...Hehehe.
    Bu có ba bản Nguyễn Bính trong đó hai bản viết là "chừng giập miếng giầu" một bản viết "Ăn giập bả giầu". Bu thiên về "Chừng dập miếng giầu". Nó thuần thúy biểu thị thời gian, Thay vì nói chờ em 10 phút, 15 phút ...như ngày nay thì cô gái ngày xưa nói thế. Đương nhiên cô ấy có thể sẽ ăn trầu, hoặc không ăn trầu. Vậy thì "chừng dập miếng giầu" là đại diện cho hai khả năng, tính khái quát văn họccao hơn.

    Trả lờiXóa
  14. Khái niệm hàm số Y= f (x) trong đó x là biến số nghe dễ thương hơn lý thuyết tập mờ phải không bạn bangtanngt? hihihi

    Trả lờiXóa
  15. Đề tài thú vị còn bài viết thì chưa theo kịp đề tài đâu

    Trả lờiXóa
  16. Gớm...nhà các bác cứ cãi nhau rồi ní mới chả nuận. iem thì thấy cau trầu có từ thời Tấm Cám. còn bác Bu hỏi iem thì iem "lói nại nà": Bác hỏi iem thì iem biiết hỏi ai? Hí hí...
    Nhưng cái sự tích bác Bu viết ở đầu thì hình như chưa đúng đâu.(bác xem lại nha) Sự tích trầu cau (theo em biết có 3 bản tương đồng và 2 dị bản) nó khác cơ. :D

    Trả lờiXóa
  17. 1- Bu tui đã đọc hết sự tích trầu cau trên mạng và trên sách, nhưng dài quá trong khi bu cần rất ngắn. Bởi vậy phải "sáng tác" lại cho vừa ý mình. Với lại đã là huyền thoại thì không có cái nào được xem là thật đúng. Sói à, nói đâu xa, cái chủ nghĩa mà ta và phe ta tôn thờ thì nước nào đúng nước nào sai, hay tất cả đều sai. Huhuhu!
    2- Triết lý người Mèo nghe ngộ mà hay có khi phải viết một bài về vụ này chăng
    3- Sói viết gì để chúng sanh còn qua lại mà còm chứ

    Trả lờiXóa
  18. cái chủ nghĩa mà Bu nói đó thì ông Hồ đã viết trong lời hấp hối (nhưng chúng sinh không được đọc) Ông ý ân hận là đã không bảo vệ được chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn mà lại đi theo cái chủ nghĩa không tưởng này. Hihi

    Trả lờiXóa
  19. Cũng muốn viết lắm nhưng độ này sói bận quá. Vừa phải giúp thằng con làm cái phim 20 tập của nó, vừa phải chuẩn bị rốt ráo mấy chục tập phim của sói nói về cộng đồng người Việt ở châu âu. Thôi để lúc nào thư thư sẽ hầu chuyện Bu nhiều hơn vậy Hihi

    Trả lờiXóa
  20. Hihihi Thuyết Tam dân của ông Tôn Trung Sơn là: "dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc" thì có khác chi ngày nay Đảng ta nói CHXHCNVN độc lập tự do hạnh phúc. Giá cứ làm như ông Tôn thì dân Nam ta được nhờ

    Trả lờiXóa
  21. Cái vụ Kinh Dịch cứ ngọ ngoạy trong đầu tui đây huhuhu

    Trả lờiXóa
  22. Mối tương quan y= f (x) có thể gặp ở bất cứ đâu đó trong đời này . Khi x biến thiên thì y cũng thay đổi một giá trị tương ứng . Tuy nhiên cũng có lắm thứ không phải lúc nào cũng có thể xác định một cách chính xác , chặt chẽ ... Có lẽ vì vậy mà người ta muốn dùng lý thuyết tập mờ để giải thích chăng ??? ((((-:

    Trả lờiXóa
  23. Bu đọc trên mạng "Lôgic mờ (tiếng Anh: Fuzzy logic) được phát triển từ lý thuyết tập mờ để thực hiện lập luận một cách xấp xỉ thay vì lập luận chính xác theo lôgic vị từ cổ điển. Lôgic mờ có thể được coi là mặt ứng dụng của lý thuyết tập mờ để xử lý các giá trị trong thế giới thực cho các bài toán phức tạp (Klir 1997)."
    Cụm từ "để thực hiện lập luận một cách xấp xỉ thay vì lập luận chính xác theo lôgic vị từ cổ điển" đã diễn tả đúng suy nghỉ của bạn rồi. Ngay như toán xác suất dùng để tìm quy luật trong hệ thống không quy luật. Người ta dùng toán xác suất để chơi xổ số, cá cược bóng đá, đánh trận ,,,,Có lẽ lý thuyết tập mờ khó hơn và hiệu quả hơn

    Trả lờiXóa
  24. Anh sửa lại là "toán xác suất" nhé!

    Trả lờiXóa
  25. Vườn chưa dọn, chỉ vào nghía thôi, vì M vẫn đang bận mà, vẫn đang ở VP làm việc anh ạ.

    Trả lờiXóa
  26. Người đẹp chú ý làm việc đi, coi chừng nhầm lẫn số má đấy...

    Trả lờiXóa
  27. Sự tích trầu cau (hay giầu cau, người Bắc xưa còn goi là giầu) là câu chuyện hay của người mình về nhân nghĩa, còn chuyện 2 ông Tây tính toán thời gian nhai giập miếng trầu là khoảng ba bốn phút thì đúng là... Tây, cái gì cũng muốn chính xác. Bao nhiêu phút chắc chẳng thể nào tính được. Nhai trầu thường là những lúc rỗi rảnh, nghỉ ngơi cho nên người ta cứ nhẩn nha mà nhai, làm gì mà phải vội vàng trong mấy phút.

    Trả lờiXóa
  28. PNH nói đúng, người Tây có đầu óc duy lí, cái gì cũng phải hai năm rõ mười. Người ta cài gì cũng phiên phiến. Mặt trời lên ba con sào, chờ em chừng giập miếng giầu ...là những thời gian mở ai hiếu sao cũng được. Hai tính cách tạo ra hai nền văn hóa, kể cũng hay.

    Trả lờiXóa
  29. "Chừng giập miếng trầu" !

    M vẫn thường hay nghĩ để viết các hàm số trong các bảng tính của M, mấy hôm nay đọc bài này M lại nghĩ đến một hàm có nhiều "if" anh ạ! Nhưng nghĩ mãi chẳng có lời giải.. vì "if" thì hoặc là cái này hoặc là cái nọ.. còn "Chừng giập miếng trầu" .. một hàm ý niệm về thời gian mà đường biểu diễn của nó sẽ là gì nhỉ?

    Thôi vậy, đầu óc bị đặc cứng, giải không ra nên ghé vào đây chỉ để gửi tấm hình xinh xinh thôi.

    Trả lờiXóa
  30. Đây là còm có chiều sâu và không lạc đề.
    Thoạt thấy cô gái và buồng cau bu đã giật mình. Cảm ơn huynhtran, chúc bạn một buổi sáng tốt lành.

    Trả lờiXóa
  31. Có trầu mà chả có cau/ Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm... Trầu cau xưa nó gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân Việt, không ế ẩm như bây giờ. Trầu cau dùng trong sính lễ, tang ma, hội hè, giỗ chạp và sinh hoạt thường nhật. Nhất là trong Quan họ, trầu cau được sử dụng trong giao tiếp và lời ca rất nhiều các bác ạ. Nhưng trầu cau của người Quan họ là trầu tên cánh phượng, chứ không như trầu mà bác Bu bày trên đĩa nhựa kia đâu ạ. Người thân, trông miếng trầu biết người têm. Vua nhận ra cô Tấm ở nhà bà bán hàng nước nhờ miếng trầu đấy ạ...

    Trả lờiXóa
  32. ""Có trầu mà chả có cau/ Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm"

    Trong đời mà có người bắt vạ thế này thi kể cũng sướng hehehe

    Trả lờiXóa
  33. Hồi nhỏ em hay têm trầu cho Nội ăn nên em têm trầu coi cũng được lắm đó anh Bu. :))

    Trả lờiXóa
  34. Chuẩn bị têm trầu để đón nhà trai đến chạm ngõ

    Trả lờiXóa
  35. Hôm nay là ngày mà người ta ầm ĩ chỉ một ngày, một ngày mà người ta tôn vinh cho tình yêu, vậy đã bị nàng bắt vạ chưa hở anh Bu ơi!

    Đọc báo lại thấy bài của anh ở trên mạng, nên đem về đây lưu hộ anh nè.
    Chúc ngày trầu cau thật đầm ấm anh Bu nhé.

    http://phaply.net.vn/van-hoa-phap-ly/nam-moi-tan-man-trau-cau.html

    Trả lờiXóa
  36. Việc của một đời sao người ta thích ầm ỷ trong một ngày thế nhỉ?

    Trả lờiXóa
  37. Em phục tài của anh. Mọi đề tài anh đã viết đều sâu, thú vị, đầy tính nhân văn và bay bổng. :-)

    Trả lờiXóa