Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

CÂU CHUYỆN NGUYÊN TIÊU

 

 

 

 

Sắp tết Nguyên tiêu bu tui vui chân thiền hành vào một nhà sách ở Vũng Tàu. Khách khứa vào ra tấp nập. Người ta ít mua sách mà chủ yếu mua tranh ảnh, và các bức thư pháp chữ Hán, như chữ Phúc, Lộc Thọ, Tâm,  Đức, Nhẫn. Cô bán hàng có khuôn mặt ưa nhìn, tuy không biết chữ Hán song cũng thuộc được ngần ấy chữ để quảng cáo và giải thích cho khách hàng. Thế rồi người ta nhập về cho cô một hộp to thư pháp nữa.  Khi mở ra thì cô ngỡ ngàng không biết nó là chữ gì để giới thiệu cho khách. Một chàng trai cỡ hơn cô  vài tuổi thấy vậy thì muốn dồn cô vào thế bí. Này em, cái chữ ấy là chữ gì nói cho anh biết để anh mua vài bức về treo tết Nguyên tiêu. Cô gái đỏ mặt lúng túng như gà mắc tóc, có vẻ như muốn tìm điện thoại để hỏi ai đó. Bu thấy tội nghiệp cô bé và nói với hai người: Đấy là chữ "xã" ( ) các cháu ạ. Nghe thế cả cô lẫn cậu ngạc nhiên, chàng trai hỏi bu, chữ xã trong từ bi hỉ xả của đạo Phật hả chú?  Không phải cháu ạ, chữ xả ( ) trong đạo Phật có tự dạng khác chữ xã này và nghĩa nó cũng khác. Xả trong đạo Phật là xả bỏ. Với con người, đó là trạng thái không vui không buồn, tâm thức vững chắc, nằm ngoài mọi phân biệt. Các cháu lưu ý, chữ xả trong xả bỏ có dấu hỏi, còn chữ xã trong bức thư pháp này khi viết tiếng Việt phải đánh dấu ngã. Cô gái bán sách thật thà: Chú ơi cái chữ xã này nó hay ho cỡ nào, thiệt tình cháu hổng có biết, chú nói cho bọn cháu nghe với. Anh chàng nghe chữ "bọn cháu" từ khóe miệng tươi như hoa kia  thì ra vẻ khoái chí. Bu tui một liều ba bảy cũng liều, đã lỡ nói thì nói nốt: Chữ xã này ta vẫn nói hàng ngày như làng xã, xã hội. Ngoài ra nó còn chỉ cái đền thờ ông Thổ Địa. Cấu tạo chữ xã mang ý nghĩa nhân văn và xã hôi vô cùng sâu sắc. Nó gồm hai phần, bên trái là bộ kì ( ) tức thần đất, biểu tượng cho tâm linh, bên phải là chữ thổ ( ) tức đất đai, tài sản. Một xã hội được gọi là tốt đẹp, hợp đạo lý khi dân chúng trong xã hội đó được cuộc sống vật chất đầy đủ và cuộc sống tinh thần phong phú, lành mạnh. Còn nếu vật chất quá đầy đủ, thừa mứa, mà cuộc sống tinh thần nghèo nàn, thì đó là xã hội vô đạo. Ta vẫn thường nói là đạo đức xã hội sa đọa, xuống cấp. Ngược lại một xã hội nặng về tâm linh nhưng nghèo nàn  vật chất thì dân chúng sống lầm than đói khổ, lại mơ tưởng toàn chuyện viển vông. Ta gọi là xã hội duy ý chí.

    Bu tưởng nói cho hai người nghe, ai ngờ nhiều người sau lưng bu khen hay lắm, hay lắm, và mỗi người mua một chữ về treo tết Nguyên Tiêu. Chàng trai nọ lại hỏi bu "vậy chú ơi, vợ chồng gọi nhau là ông xã bà xã thì có phải là  chữ xã này không.? Đúng , hoàn toàn đúng  cháu ạ. Còn tại sao lại gọi là ông xã bà xã nói ra thì dài lắm…Thế là cu cậu nhìn vào cô bán hàng gọi to lên , này bà xã ơi … à quên cô bán chữ xã ơi, bán cho anh hai chữ nào , hihihi. …Có ai đó trêu, cặp này mà làm ông xã bà xã thì đẹp đôi lắm rồi.. Mọi người lại cười lên vui vẻ.

 

 

46 nhận xét:

  1. 15.tháng giêng Nhâm Thìn
    6.1.2012

    Trả lờiXóa
  2. phục bác quá, vốn kiến thức cũng như am hiểu chữ hán, chữ nôm của bác là vốn quý, bác nên tìm truyền nhân đi, nhà cháu cũng như nhiều người, vào chùa hay đến các di tích nhìn cứ như trông...bức vách

    Trả lờiXóa
  3. Hai từ "anh xã" nghe thích thế ạ. Hihi.

    Trả lờiXóa
  4. biết ngay là đang 'mót' gì...:)))

    Trả lờiXóa
  5. Cháu quen vài người bạn (lớn tuổi có, bằng tuổi có, nhỏ tuổi có) cũng đều thông thạo chữ Hán như chú đó ạ. Giờ cháu quen thêm chú và anh Toro có hiểu biết sâu về chữ Hán. Sáng nay đọc bài của chú, cháu thấy phấn khởi lắm ạ.

    Nhà chú cúng rằm chưa ạ?

    Trả lờiXóa
  6. Bác mà giải thích chữ Xã này trong XHCN, hay Quốc Xã của Hitle thì khách chạy hết. May mà cô bán dễ nhìn, bác từ bi quảng cáo giúp...

    Trả lờiXóa
  7. Hehehe ông Bồ Đề Đạt Ma nhìn vách 9 năm liền mới thành ra ông tổ Thiền số 1 của Trung Hoa đấy bạn ơi.

    Trả lờiXóa
  8. Gửi thêm vào đây cho anh Bu ý nghĩa của :

    TẾT NGUYÊN TIÊU

    " Người Đài Loan còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời.
    Nhiều người còn coi đây là mùa Valentine phương Đông, tương tự như lễ Thất Tịch.

    Thơ Đường xưa đã viết:
    Nguyên tiêu chi dạ hoa lộng nguyệt.
    mùa trăng tròn lung linh sắc màu hoa đăng rực rỡ cũng là dịp Ngưu Lang Chức Nữ hiện đại gặp gỡ se duyên."
    (Sưu tầm)

    Trả lờiXóa
  9. Bác học đảng trí, tui đặc cán mai cũng đảng trí, thôi bạn còm rồi cứ để thế cho vui hihihi

    Trả lờiXóa
  10. Cái anh TORO ấy thân chú lắm, cái gì anh ấy cũng giỏi, rất giỏi nữa cháu à.

    Trả lờiXóa
  11. NHờ trời cô ấy dễ nhìn nên bác đâm hăng hái hehehe

    Trả lờiXóa
  12. Mùa Nguyên Tiêu là mùa của tình yêu đó anh Bu ạ!

    Có một năm M qua Đài Loan đúng mùa Nguyên Tiêu, đêm hôm đó, đứng tại Trung Chính kỷ niệm đường 中正紀念堂 - thờ Tưởng Giới Thạch - để nhìn đèn, hoa và người.

    Mỗi năm họ làm một lồng đèn thật lớn mang hình của một trong Thập Nhị Chi, xung quanh ngọn đèn vĩ đại này, thì còn có rất rất nhiều đèn và xe hoa, mọi người háo hức chờ giờ điểm, để từ một cao ốc sẽ có một lằn điện để bắn vào cái đèn hoa đăng thật lớn đó, và khi cái đèn đó được bật sáng lên, mọi người háo hức vui mừng! Năm nay chắc con Rồng rất lớn và thăng hoa đây!

    Tình yêu là điều mong muốn muôn thủa của loài người.

    Làm M lại nhớ tới bài thơ cổ của Chu Thục Trinh rồi.

    去年元夜時
    花市燈如晝
    月上柳梢頭
    人約黃昏後

    今年元夜時
    月與燈依舊
    不見去年人
    淚濕青衫袖

    朱淑真


    Thơ: Chu Thục Trinh
    Dịch Hán Việt

    Khứ niên nguyên dạ thời
    Hoa thị đăng như trú
    Nguyệt thượng liễu tiêu đầu
    Nhân ước hoàng hôn hậu

    Kim niên nguyệt dạ thời
    Nguyệt dữ đăng y cựu
    Bất kiến khứ niên nhân
    Lệ thấp thanh sam tụ

    Bài thơ thì hơi buồn hơi mong đợi, nhưng mượn entry của anh Bu,
    M chúc tết Nguyên Tiêu năm nay, những bạn bè của ta luôn ấm cúng và hạnh phúc nhé!

    Trả lờiXóa
  13. Chúc cho mọi người luôn vui như thế, anh Bu đưa đoạn kết này thật là đề huề đó... hihiiiiiiiii

    Trả lờiXóa
  14. Bu phải tìm một tấm ảnh để minh họa câu "Nguyên tiêu chi dạ hoa lộng nguyệt" mới được. mà TTM tìm hộ bu có được không??

    Trả lờiXóa
  15. Chà chà, ngoài kiến thức uyên thâm bác Bu lại có tài mát tay làm mối nữa đây! Đọc bài của bác thật là vui!

    Trả lờiXóa
  16. Hehehe...Đang đinh làm mối thêm một vụ nữa
    nhưng chưa kịp làm thì người ta đâu vào đấy rồi, nghĩ mừng quá.

    Trả lờiXóa
  17. Xem ra câu chuyện ngày Nguyên Tiêu của anh Bu còn nhẹ nhàng , dễ thương , đậm chất thơ hơn cả buổi Thơ Nguyên Tiêu tổ chức rầm rộ vào ngày rằm tháng giêng hàng năm...

    Chữ Xã thâm thúy như thế mà ngay cả những người có trách nhiệm với cái gọi là "xã tắc" vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của nó ...bảo sao xã hội không thể an hòa, bảo sao đạo đức không sa đọa anh Bu nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  18. Anh xem mấy tấm này được không?



    Những lồng đèn này đều ở Taiwan cả, hihii nhưng là hình năm ngoái, tuy nhiên họ làm cái đèn lồng Rồng ơi chỉ là minh họa, tin rằng đèn hoa năm nay của Taiwan sẽ đẹp hơn, vì nó sẽ được khởi sáng từ tòa 101 Taipei.

    Trả lờiXóa
  19. Được cô giáo khen ngợi là phấn khởi lắm hihihi
    Bu tui không chấp nhận cái vụ treo cờ thơ và đọc thơ ngày nguyên tiêu. Giả sử cụ Hồ năm 1948 không làm bài thơ Nguyên tiêu thì ngày nay người ta có bày ra cái lễ thơ ấy không? Với Lại thơ chưa bao giờ là đặc sản của Việt Nam. Huhuhu có người bảo nước Việt là nước thơ, dân Việt là dân thơ. Đúng là dân Việt nhiều người làm thơ nhưng thực ra không phải thơ mà là hò vè. Thơ như Nguyên Du thì độc nhất vô nhị. Nhiều nước có thi sĩ giật giải Nobel còn chưa tự hào nữa là mình

    Trả lờiXóa
  20. Trên cả tuyệt vời, cảm ơn huynhtran nhé

    Trả lờiXóa
  21. Vâng, Gió cũng chưa bao giờ cảm thấy hứng thú về ngày Thơ Nguyên Tiêu cả ...Mỗi năm lại có thêm chút để buồn cười và ...cười buồn .
    Thơ trẻ thì ...không trẻ. Thơ già thì ... chưa già. Tôn vinh người thơ mà cũng như hô hào "thi đua"....Tội nghiệp những nhà thơ lớn thực sự đáng được tôn vinh ngay trong cách người ta tôn vinh..

    Có những điều tự hào là một cách ...tự tử anh Bu nhỉ ? :((

    Trả lờiXóa
  22. Hehehe người đẹp huynhtran à,

    今年元夜時

    Phải dịch là 'Kim niên nguyên dạ thời' chớ sao lại dịch là "Kim niên nguyệt dạ thời" được.

    Trả lờiXóa
  23. Có những điều tự hào là một cách ...tự tử anh Bu nhỉ ? "

    Gió chơi chữ câu này hay quá

    Trả lờiXóa
  24. Sớm muộn gì thì QA cũng có một ông xã, ông huyện , ông tỉnh, hoặc ông trung ương gì đó...

    Trả lờiXóa
  25. heee gõ sai thôi mà! người biết chữ thì sửa lại đi.

    Trả lờiXóa
  26. cứ để thế cho vui cũng được mà
    còm đâu tiên bu nhầm tháng 2 thành tháng 1 đấy thôi

    Trả lờiXóa
  27. Anh qua xem GB ở nhà M, rằm tháng giêng mà viết thành Rằm tháng Chạp.. hihi viết nhầm cho chờ lâu cũng vui anh Bu nhỉ!

    Trả lờiXóa
  28. Hehe nhờ bác Bu, tiệm bán sách được một phen vui vẻ. Nhưng bán chữ này hình như là lầm lẫn của người viết chữ, vì chữ "xã" (xã tắc) đứng một mình thì không có gì đặc biệt, có lẽ họ muốn viết chữ "xả" (hỉ xả), nhưng rồi đọc theo giọng Nam thành "xã" tra từ điển và cứ thế viết là "xã" :-)))))

    Trả lờiXóa
  29. Kiến thức của anh Bu thật uyên bác. Đó là lý do em thích vào blog anh Bu để đọc đi đọc lại những điều em không biết và được nghe anh Bu cùng các anh chị nói chuyện r rất hay trong những comment.

    Trả lờiXóa
  30. Anh Hiệp ơi! lúc mới đọc tới chữ M cũng nghĩ có khi anh Bu gõ nhầm, nhưng khi đọc xuống tới đoạn dưới thì anh Bu giải thích rất rõ giữa chữ Xã và chữ Xả rồi, nên M nghĩ là có lẽ người viết từ này cũng có thể là viết chữ Xã trong nghĩa ngữ xã tắc xã hội.

    Để lát M hỏi thêm người Taiwan và người TQ xem, họ có viết chữ này riêng biệt trong thư pháp không? để góp vào đây cho vui nhé!

    Anh Bu ơi! anh đã giải thích rồi, M bổ sung theo tự điển Thiều Chửu nghĩa chữ Xã vào đây cho thêm phong phú anh nhé!



    1. Đền thờ thổ địa. Như xã tắc 社稷, xã là thần đất, tắc là thần lúa.
    Xã tắc cũng chỉ nơi thờ cúng thần đất và thần lúa, do đó còn có nghĩa 2. là đất nước.
    3. Nhanh, mau.
    4. Xế, xế bóng.
    5. Xã hội, ngày xưa cứ mỗi khu 25 nhà là một xã, để cùng mưu tính các việc công ích gọi là xã hội 社會. Kết hợp nhiều người là một đoàn thể mà cùng có quan hệ chung như nhau cũng gọi là xã hội, vì thế hễ ai rủ rê các người đồng chí làm một việc gì gọi là kết xã 結社. Như thi xã 詩社  làng thơ, hội thơ, văn xã 文社  làng văn, hội văn. Phàm họp nhiều người làm một việc gì cũng gọi là xã. Như hội xã 會社  cũng như công ty.
    6. Ngày xã, ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày gọi là ngày xuân xã 春社, ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày gọi là ngày thu xã 秋社.

    Trả lờiXóa
  31. Đây là lần thứ hai bu thấy bán chữ xã
    Lần đầu là tết năm tý ở Quảng Bình bu đã thuyết trình một lần như hôm nay

    Trả lờiXóa
  32. lanvuive vào đọc Thiên di của bu chưa??

    Trả lờiXóa
  33. Cảm ơn bạn đã bổ sung
    Lúc đi ngoài phố không có Thiều Chữu đi theo nên chỉ nhớ láng máng
    Ở Quảng Bình hình như tết năn tý người ta cũng bán chữ XÃ và bu cũng đã thuyết minh hộ người bán một lần rồi

    Trả lờiXóa
  34. @huynhtran, @bulukhin, hìhì, bác Bu giải nghĩa chữ xã theo kiểu chiết tự của người xưa rất hay, đấy là theo suy nghĩ của một người uyên thâm như bác Bu, còn với kiểu cách viết chữ gọi là thư pháp (chữ Việt và chữ Nho) để bày bán ở vỉa hè, hoặc trong nhà sách như bây giờ, ta thử xem thực chất ra sao: -Với người mua chữ, thường để tặng hoặc treo chơi trong nhà (chữ Việt lẫn chữ Nho), hoàn toàn họ chỉ chú ý đến "nghĩa tự điển" của chữ đó (như chị huynhtran và bác Bu đã giải nghĩa chữ xã), chẳng hạn những chữ Phước, Lộc, Thọ, Tâm, Toàn, Nhẫn, Phật... Những chữ này tự mình nó đã đầy đủ ý nghĩa mà người mua muốn hướng tới... -Với người viết chữ (bán chữ), tôi nhận thấy đa số kể cả những sinh viên viết chữ bán dịp tết ở Saigon, ít người rành chữ Nho lại càng không biết chiết tự chữ như bác Bu. Họ tìm một số mẫu chữ Nho thông dụng, viết để bán theo nhu cầu của khách mua. Và chữ xã đứng một mình nó theo như chị huynhtran và bác Bu giải nghĩa (nghĩa của từ điển), thì tôi tin rằng không mấy người mua muốn mua chữ xã, và không mấy người viết muốn viết chữ xã. Còn nếu chữ chữ xã này do một người thâm nho viết để tặng ai đó, hay để treo trong nhà (như ông cụ Bách gì đó mà thỉnh thoảng Toro có nhắc đến), thì tôi lại tin rằng chữ xã này chính là xã trong xã tắc. :-) Máy của tôi thỉnh thoảng bị sao đó phải đánh một lèo, rất chậm...

    Trả lờiXóa
  35. Bác Bu có nhiều cái hay lắm. Những ai có duyên, cùng ngồi trò chuyện với Bác Bu nhiều lần, mỗi lần nhiều giờ thì sẽ có nhiều hỉ lạc :)

    Trả lờiXóa
  36. @huynhtran, nếu chị huynhtran hỏi người Taiwan hay China bây giờ kể cả người Hoa made in Cholon, thì tôi lại càng tin rằng họ không viết chữ xã (xã tắc) đứng một mình, tôi hay thấy họ viết chữ Phước (phúc), Hưng, Hỷ, Đại Cát (chữ đại trên chữ cát), ngay đến chữ Tâm, chữ Nhẫn người Việt hay treo người Hoa chừng như cũng không thích... may ra người Taiwan thời Tưởng Giới Thạch, Tôn Dật Tiên, hay người China thời Lỗ Tấn mới chú ý đến chữ xã... thật sự tôi nghĩ với chữ xã (xã tắc) chỉ những bậc thâm nho nặng nợ với sự hưng vong của xã tắc mới viết và treo trong nhà, còn với đại chúng bây giờ thì... khó quá :-)

    Trả lờiXóa
  37. Vâng, M cũng nghĩ thế đó anh Hiệp ơi! nhưng M cũng chưa hỏi nữa, chờ nhé!

    Trả lờiXóa
  38. Di Đà Phật nhưng không hề biết ADi Đà là ai. Chính bản thân bu cũng ngạc nhiên và phục thầm người viết cái chữ xã rất đẹp ấy. Vấn đề là có được mấy người mua, còn chuyện bán chữ xã thư pháp chữ Hán là bu đã thấy hai trường hợp...

    Trả lờiXóa
  39. coi chừng có thêm nộ hỷ nữa đấy hhihi

    Trả lờiXóa
  40. Hôm nay đọc được bao điều hay đẹp quả không uổng công ngồi thiền trước máy còm pu tơ !
    Nào là Thụy Liên (hoa súng) , nào là Nguyên Tiêu và bây giờ là chữ Xã với ý nghĩa thật đẹp ! Vừa vât chất, vừa tâm linh ! Hay thật anh ạ ! Cám ơn anh Bu.

    Trả lờiXóa
  41. Hehehe bạn có ý tưởng rất hay: Computer cũng là chùa, ngồi trước máy cũng là thiền để giác ngộ và giải thoát.
    huynhtran chụp chân dài bên CPC và tiếc là ...không có Andro!

    Trả lờiXóa
  42. Em thì rằm xuân này ở Sóc Trăng thăm nhà thầy Lương Định Của. Em chép bài viết ở http://hoangkimwordpress.com . Chúc anh chị và các bạn cùng cả nhà vui khoẻ

    Trả lờiXóa
  43. Cháu chỉ mơ có một ông chồng thôi chú ơi.

    Trả lờiXóa