Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

PHONG NHA LÀ GÌ

Bến thuyền Phong Nha

cầu Xuân Sơn

Cửa động Phong Nha


Thạch nhũ Phong Nha

Thạch nhũ Phong Nha




1- Muốn biết vẻ đẹp kỳ ảo của động Phong Nha, các bạn hỏi bác Google sẽ biết được ngay. Bài này bu chỉ quan tâm đến tên gọi Phong Nha, điều mà không phải ai cũng nói đúng kể cả nhân viên hướng dẫn du lịch. Phong Nha là một từ Hán Việt, thông thường người ta vẫn nghĩ phong là gió (phong thủy, phong ba) nha là răng (nha khoa, nha sỹ). Thực ra, chữ Hán có tới 17 chữ phong và 9 chữ nha, vậy thì ghép phong (gió) với nha (răng) để chỉ tên động Phong Nha phải chăng là tùy tiện và võ đoán. Có lần một khách ngoại quốc bất thần hỏi người hướng dẫn du lịch Phong Nha là gì, anh này nghĩ nha là gia (nhà) nói trại đi nên giải thích “Phong Nha is the tooth of wind” (nhà gió). Một nhân viên hướng dẫn khác có đọc sách nói về thắng cảnh Việt Nam, bảo rằng phong là gió, nha là nhũ đá từ trên cao tỏa xuống chi chít như những chiếc răng, vậy “Phong Nha is tooth of wind” (răng gió). Có người đọc tiểu thuyết “Phong nhũ phì đồn” (mông to vú nẩy) của Mạc Ngôn lại suy ra Phong Nha là “vú gió”.

 2- Như đã nói Phong Nha là từ Hán Việt, vậy muốn biết nghĩa Phong Nha phải tìm tự dạng của nó trong sách chữ Hán xưa nhất. Ta biết “Ô châu cận lục” là cuốn sách địa chí viết về dãi đất từ Quảng Bình đến bắc Quảng Nam của Dương Văn An ra đời từ 1555, trong đó động Phong Nha còn gọi là động Chân Linh. Phải đến năm 1776 Lê Quý Đôn mới viết hai chữ Phong Nha trong sách  Phủ biên Tạp lục.  Ở trang 83 ông viết “Châu nam Bố chính (có) hai tổng. (riêng) Tổng Trứ Lễ 17 xã, 7 phường, 6 trang: …Gia lộc nội,  gia lộc ngoại, Câu hợp, Kim sơn, Phong nha, Gia chiêu….”. Học giả Phan Thuận An là người đã tiếp xúc với Phủ biên tạp lục bằng chữ Hán, ông khẳng định Chữ phong ở đây là đỉnh núi () còn nha () là nha môn. Sau này, các sách Đồng Khánh Địa dư chí lược (1888), Đồng Khánh Ngự lãm Địa dư chí đồ (in ở Tokyo 1943, tập hạ, huyện Bố Trạch), Đại Nam Nhất thống chí (1909, quyển 8, tỉnh Quảng Bình) thì tự dạng Phong Nha viết như Phủ biên Tạp lục của Lê Quý Đôn, tức phong () là đỉnh núi, nha () là nha môn. Riêng chữ nha (衙) từ điển Khang Hy giải thích “Phàm bài liệt thành hàng hữu tự nha tham giả giai viết nha” (phàm những gì sắp xếp thành hàng trông giống như các quan lại sắp hàng ở nha môn đều gọi là nha)

 3- Một điều lý thú là trong từ điển Từ Nguyên có dẫn ra một câu thơ của Trần Tạo, thi sỹ đời Tống sống cách nay khoảng 800 năm. “Cao sơn như thọ chúng  phong nha” (Đỉnh núi cao xếp đều đặn thành từng dãy như các quan đứng sắp hàng để nhận lệnh thượng cấp) Rõ ràng chữ phong ở đây chỉ đỉnh núi (峰) và nha (衙) là nha môn. Nhà thơ đời Tống làm thơ theo cảm hứng, hoàn toàn không vì một địa danh nào ở Trung Quốc. Học giả Phan Thuận An cho hay không thấy có địa danh Phong Nha nào bên Trung quốc, vì vậy “Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình là địa danh có một không hai”. Cũng theo Phủ biên Tạp lục của Lê Quý Đôn thì Phong Nha là tên một trang ở miền núi Bố Trạch, tương đương đơn vị làng ở miền xuôi. Các nhà nghiên cứu người Pháp như Buoffier (1930), Antoie và Michel (1932) , Madeleine Colani (1936) kết luận Phong nha vốn là tên làng, mới được dùng đặt tên cho động sớm nhất khoảng năm 1920.

    Du khách đứng trên cầu Xuân Sơn nhìn về thượng nguồn sông Son sẽ thấy vô vàn đỉnh núi đá vôi nhấp nhô như vô tận.  Nơi ấy tàng chứa hàng trăm hang động nổi tiếng thế giới như  Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường, Sơn Đoòng…Tạo hóa xếp hàng các đỉnh núi ở đây đợi chờ tổ chức Liên hiệp quốc từ hàng trăm triệu năm nay, mãi đến thế kỷ 21 mới được  UNEXCO xưng tụng và cấp chứng chỉ “Phong Nha kẻ Bàng di sản Thiên nhiên thế giới”.  

 

24 nhận xét:

  1. 7.8.2012 (sinh nhật cậu con trai)

    Trả lờiXóa
  2. Ngày vui nên chú viết bài về động Phong Nha để nhớ Quảng Bình phải không ạ?

    Trả lờiXóa
  3. Chữ phong với nghĩa là gió: 風 và chữ nha với nghĩa là răng: 牙 đã quá quen thuộc với tư duy của người Việt hiện thời, nên nếu anh Bu không thu thập và diễn dịch lại hai từ 峰 衙 Phong Nha (những đỉnh núi nhấp nhô như những sở quan đứng sắp hàng trùng trùng lớp lớp) thì chẳng ai nghĩ tới ý nghĩa thực của cái tên ở địa danh này cả anh Bu ạ.

    Trả lờiXóa
  4. Có khi địa phương Quảng Bình cũng nên phổ biến cho các hướng dẫn viên du lịch khi thuyết minh về cái tên Phong Nha này cho khách du lịch biết. Và sách giáo khoa địa lý của các lớp học cũng nên tu từ lại ý nghĩa này để dạy học sinh anh Bu nhỉ?

    Trả lờiXóa
  5. Vậy là anh Bu cũng nhớ tới ngày sanh của cậu con trai đó chứ!
    Chúc mừng anh chị đã có cậu con trai tài giỏi nhé!

    Trả lờiXóa
  6. Bạn khen oan bu rồi
    Mẹ Hà gọi chúc mừng nó bu nghe được và ghi vào còm đầu tiên chứ thực ra bu không biết hôm này ngày mát thứ mấy cả hihihi

    Trả lờiXóa
  7. Cảm ơn KB
    sơ tán đầu dắt bu đi với nhé
    Không KB thì buồn hung !!!

    Trả lờiXóa
  8. Chính vì vậy mà bu tui làm ẻn này

    Trả lờiXóa
  9. Các cô cậu hướng dẫn thích nói răng gió, hoặc vú gió, vú đá, cho khỏe. Họ không ưa dài dòng.
    Thuyết minh ở động Phong Nha là chuyện dài nhiều tập
    Dần dà bu nói tới

    Trả lờiXóa
  10. Ngày nào chú cũng nhớ QB như thể thở vào thở ra để sống vậy cháu ạ

    Trả lờiXóa
  11. Không có gì để nhớ thì cũng buồn? Cho nên cũng chẳng nên kỳ vọng nhiều vào trí nhớ của người đọc nhiều sách nhỉ?

    Trả lờiXóa
  12. Không ai có thể quên quê hương là như vậy hén chú.
    Cho cháu gửi lời tới anh con trai của chú lời chúc mừng sinh nhật hạnh phúc và mạnh khỏe!

    Trả lờiXóa
  13. Chúc mừng sinh nhật con trai chú nhé!

    Trả lờiXóa
  14. Hay quá. Có lý lắm!
    Cái chết của ta bây giờ là không biết chữ Hán, không xem chữ gốc các cụ viết thế nào nên đoán bừa, đã đoán bừa mà có khi còn viết sách viết báo nữa mới chết bác ạ.
    Quê em xưa có cô đi xem bói về khoe: Thầy nói năm nay cháu sinh con quý tử. Người nghe trầm ngâm, ừ, quý thì tốt rồi nhưng lại vướng chữ Tử. Hii...

    Trả lờiXóa
  15. Chắc TORO có đến Phong Nha rồi và có nghe người ta thuyết minh võ đoán hai chữ Phong Nha. Cả nước nói từ Hán Việt mà rất ít người biết nó là gì thế mới khổ

    Trả lờiXóa
  16. Hà hà em vừa hỏi mấy người ngồi cạnh, họ đã đi PN, tất cả đều nói là răng gió hiiii

    Trả lờiXóa
  17. Đấy là vì họ nghe mấy người hướng dẫn du lịch.
    Còn bu thì phản bác lại lý thuyết răng gió như bài viết này
    Rất mong được trao đổi với các bậc thức gỉa cao kiến hơn

    Trả lờiXóa
  18. Thật là cười "chết" được với cách suy nghĩ này.. hix

    Trả lờiXóa
  19. Không biết cái gì đến nơi đến chốn mới thành ra khôi hài

    Trả lờiXóa
  20. Đọc hiểu rõ hơn được về địa danh Phong Nha, cám ơn bác Bu nhé :-))

    Trả lờiXóa
  21. : Tiếc là người của xứ sở Phong Nha lại không hiểu đúng tên danh thắng quê mình

    Trả lờiXóa
  22. Bác Bu là dân Quảng Bình mà viết về Phong Nha, tra cứu kỹ lưỡng như vậy thì "ngon lành" rồi. Tôi chỉ muốn góp thêm một ý này về chữ "NHA".
    Trong "Vân Đài Loại Ngữ" cũng của Lê Quý Đôn (quyển VI về Âm Tự), có viết về chữ NHA như sau: "Đời gần đây lại gọi phủ đình (chỗ công đường) là nha. Chữ Nha vốn viết (chữ Hán: Nha (bộ Nha, là răng) rồi viết sai ra Nha (chữ Hán: Nha bộ hành, là dinh thự của quan).
    Thiên Kỳ Phủ trong Kinh Thi có câu: Dư vương chi trảo nha (chúng tôi là quân dũng mãnh (nanh vuốt) của vua. Cho nên lá cờ to ở trước chỗ đóng quân gọi là Nha kỳ.

    Trả lờiXóa
  23. Bác Bu nói Phong Nha để nói về "Phong" là đỉnh núi và "Nha" là nha môn để nói về những đỉnh núi xếp hàng như những nha môn, ấy là bác đang nói về "núi Phong Nha", tôi không rõ nơi núi có động Phong Nha gọi là núi gì? Còn "động Phong Nha" có gì khác với "núi Phong Nha" không? Nếu chỉ gói gọn những gì trong "động" thì Phong Nha mà giải thích là "Răng Gió" cũng có cái lý của nó, trong động có gió thổi qua những thạch nhũ trông như những cái răng.
    Xin góp thêm một ý (không mới) song song với ý của bác Bu, Dẫu sao Phong Nha để chỉ "động Phong Nha" là Gió và Răng cũng có cái lý của nó :-))

    Trả lờiXóa