Biển Khe Gà (Bình Thuận)
Bố con cu Bắp ở Mũi Khe Gà
Cu Bắp (cháu ngoại dơ chân)
Cu Rơm (Cháu đích tôn mặc áo vàng)
Thằng cháu ngoại bu tên là cu Bắp kém ba tháng đầy bốn tuổi. Thằng này có nhiều tính cách lạ, nhưng mệt mỏi cho cả nhà nhất là lười ăn. Hồi nhỏ bà nội ngoài quê vào nuôi. Thức ăn gì bà cũng cho vào máy xay nhuyễn, trước lúc đút cho cháu, bà mở đĩa Tom and Jerry mà bà gọi là trò mèo chuột. Nó chỉ việc dán mắt vào ti vi và nuốt thức ăn, cứ như thế mấy năm liền nên cu Bắp không biết nhai. Nay bà nội về rồi, bà ngoại vào tiếp thu việc nuôi cháu, thêm cô ôsin trợ lực. Ông ngoại cấm tiệt lối cho ăn phản khoa học ấy. Nguyên tắc của ông là phải ăn xong mới được xem mèo chuột. Cu Bắp phản ứng kịch liệt, kiên quyết không ăn, hoặc có ăn thì khi cơm vào miệng là nuốt đại cho xong, mỗi lần như vậy lại ho, sặc, ói. Ôsin là người hăng hái ép cháu ăn vì cô được mẹ cu Bắp khoán, trong một tháng cu Bắp không đến lớp, nếu ôsin vổ béo nó tăng trọng thêm một cân sẽ được thưởng một triệu đồng. Ôsin liền dùng chính sách ngoại viện, khi nào thằng bé dở quẻ thì chụp ngay di động giả bộ bấm nhoay nhoáy rồi gào to, alô…alô… ông Râu đấy à…nhờ ông cầm cây đến riềng cho cu Bắp một trận, nó không chịu ăn đây này…Vâng… vâng …ông đến ngay cho. Nghe vậy cu bắp hoảng hồn, nước mắt lưng tròng, miệng rối rít, thôi mà …thôi mà…và trệu trạo nhai nhai, nuốt nuốt, trông đến tội nghiệp.
Nhưng niềm vui của ôsin không được lâu. Số là một hôm, cu Bắp đưa bóng ra hành lang chơi, cu cậu đá hăng quá, bóng bay xuống lầu năm bị bọn trẻ dưới đó tịch thu làm chiến lợi phẩm. Bắp đang rầu rĩ thì thấy ông Râu từ dưới đi lên, tay ông cầm quả bóng màu đỏ của Bắp. Thoáng thấy ông Râu, Bắp ôm chân ông ngoại, người co rúm lại, nhưng ông Râu tươi cười đưa bóng cho Bắp, bóng của cháu đây này, lần sau đừng làm rơi nữa nhé. Bắp lí nhí, cháu cảm ơn ông Râu ạ. Sau một thoáng ngạc nhiên ông Râu phá lên cười như lệnh vở. Ôi, cháu tôi ngoan quá, biết nhận xét đặc tính của ông rất dí dỏm. Hihihi… Từ đó ông Râu hết thiêng với cu Bắp. Mỗi lần ôsin nhoay nhoáy bấm di động alô.. alô… ông Râu… thì cu Bắp liền đưa quả bóng ra khoe, ông Râu lấy bóng cho con đây này.
Hehe, cu Bắp rất đặc biệt, ông Râu không hề kém, Ôsin thượng thặng, cho nên mới có cái ẻn viết rất dí dỏm về gia đình rất hay của... ông Bu, haha!
Trả lờiXóaHee. Hee. Bác Bu tếu quá.
Trả lờiXóaNgoài ra còn ca ngợi tinh thần vì dân nghèo của đồng chí cảnh sát giao thông nữa bạn à
Trả lờiXóaCó lẽ vài năm nay bây giờ mới thấy caonguyenbui hạ cố đến nhà bu
Trả lờiXóaCảm ơn cô giáo nhé
Có ghé guestbook nhà bác Bu, có gọi điện thăm hỏi bác gái mà. Hi. Hi...
Trả lờiXóaÔng ngoại yêu cháu lắm mới viết được entry sâu sát, dí dỏm và chi tiết thế này... Nhưng nếu bà nội cu Bắp mà cũng chơi blog thì có khi phiền toái về quan hệ song phương... Hii
Trả lờiXóaMột tháng bàn giao giữa bà nội và bà ngoại, bu tui đã thẳng thắn chỉ cho bà nội thấy cái họa nuôi cháu theo bản năng của bà, Bà áy thành khẩn nhận thiếu sót một cách vô cùng vui vẻvà quý mến ông sui gia hihihi
Trả lờiXóaThằng cu Bơ em cu Bắp sẽ được giáo dục theo chương trình cải cách, tân tiến hơn
Chỉ tội cho các... chiến sĩ công an. Toàn bị đưa ra làm "ông kẹ" cho mấy cháu nhỏ!
Trả lờiXóaÝ, mà cháu ngoại và cháu nội của bác Bu sao giống nhau thế nhỉ ? Trắng trẻo và sáng láng, yêu ghê.
Ông ngoại kể chỉ một chuyện về cháu đã cho thấy ông rất hãnh diện về cu Bắp này.
Trả lờiXóaChuyện của cu Bắp để cho ông ngoại dẫn dụ đến câu chuyện hai nhân vật "Ông Kẹ" cũng thật là thi vị và tương phản nhau.
Một là ông Râu lúc đầu là ông kẹ sau lại trở thành ông bụt trong cổ tích.
Hai là hình ảnh đồng chí CS giao thông của nhân dân và hành vi nhét ví tiền vào túi của ba cu Bắp thật là một bức tranh hiện thực nhức nhối đến con tim của vạn vạn người lớn, huống chi là trẻ con, nhất là lại để trẻ con nhìn thấy một người mặc sắc phục bắt ba cháu xuống xe...
Cuối cùng là Osin dễ thương được đắc lợi.. và chỉ tội cho Cu Bắp từ rày về sau sẽ tiếp tục vừa ăn vừa bị stress vì hình ảnh gọi điện thoại cho chú Cảnh sát của Osin.
Một vài chiến sĩ này thành ra ông kẹ cho tài xế, trẻ con chỉ được ăn theo thôi.
Trả lờiXóaCháu nội giống bố, cháu ngoại giống mẹ thành ra hai đứa hao hao giống nhau chăng?
M phản đối phương pháp cho trẻ ăn này đó anh Bu ơi!
Trả lờiXóaBạn đã quan tâm đến từng chi tiết của người viết...vai trò đổi ngôi của ông râu có tính nhân văn giáo dục trẻ nhỏ, còn CSGT là khắc tinh người lớn thì lại thành ông kẹ trẻ con...Cô ôsin thương cháu nhưng vì để thắng khoán nên tận dụng tối đa hình ảnh các ông kẹ.
Trả lờiXóaBu cũng kịch liệt phản đối
Trả lờiXóaVâng, như vậy cháu sẽ bị "stres" khi ăn.
Trả lờiXóaÔng ngoại tập cho cháu ăn trong chánh niệm. Người lớn thì đa số không làm được, không biết con nít có tập trung được không?
Có lẽ người lớn cho trẻ nhỏ ăn trong chánh niệm thì đúng hơn. Chuyên ăn của trẻ nhỏ thành ra vấn đề lớn chứ chẳng chơi. Thằng cu Rơm nhai kỹ rồi ngậm để đó không nuốt, thằng cu Bắp nuốt đại chứ không nhai ...làm cả nhà mệt mỏi.
Trả lờiXóaỞ siêu thị có bán loại bánh tập cho trẻ con nhai, mới thấy vấn đề nuôi trẻ phức tạp lắm
hahahah đọc đoạn này Gió cười rõ to ...thằng con hỏi : mẹ cười gì thế ? Gió bảo : "Cười chuyện phục vụ dân nghèo của cảnh sát giao thông !"
Trả lờiXóaCu Bắp xem ra cũng tạo nhiều tình cảnh vừa khôi hài vừa khó xử cho người nhớn nhỉ anh Bu ?
P/S Phát hiện anh Bu kể chuyện duyên cực nhá . Một cách kể chuyện dí dỏm, nhẹ nhàng mà ..."ra chuyện" !!! :)))
Bu cũng tâm đắc cái đoạn đó gió à
Trả lờiXóaBu đã kể mấy chuyện: Người chưa biết tên, Màu đỏ quả dâu, đến chuyện cu Bắp mới được cô giáo khen, phấn khởi lắm đấy hihihi
Cu Bắp khó ăn như vậy, không hiểu ông ngoại của cu Bắp có khó ăn không nhỉ?
Trả lờiXóa"Ông ngoại cu Bắp còn khó ăn hơn nhiều nhiều..."
Trả lờiXóaBà ngoại cu Bắp bảo thế không hiểu có đúng hay không!!
Ui ông ngoại!
Trả lờiXóa