Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

ĐỨC PHẬT BỊ QUẢ BÁO

 Phật Quang  đại từ điển do Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản 1999, Hòa thượng Thích Quảng Độ dịch  


Quả báo nói ngắn gọn là hái được quả chín do mình gieo trồng. Gieo giống lành hái được quả thơm ngon, gieo quả độc hái được quả  nếm vào chết người. Thái tử Tất Đạt Đa sau 6 năm tu hành, rốt ráo là 49 ngày đêm định niệm dưới gốc cây bồ đề đã ngộ được tam minh. Túc mạng minh là nhớ lại hết tiền kiếp của mình. Thiên nhãn minh là thấy hết trời đất vũ trụ, lậu tận minh là con người trong veo như pha lê, không còn khổ, hết tái sinh luân hồi, nắm vững chân lí  Tứ diệu đế và Bát chánh đạo…  Sau cái đêm thứ 49 ấy ngài bảo “Ta là Phật đã thành các ngươi là Phật sẽ thành”. Hoàn hảo đến như vậy nhưng ngài vẫn gặp quả báo, tức hái được quả độc do ngài đã gieo trồng từ kiếp trước. Mục BÀ LA MÔN THÀNH (trang 234) của Phật Quang đại từ điển (PQĐTĐ) (1) viết như sau:

“ Đức Phật đã từng vào làng xóm Bà La Môn này khất thực mà không được, bèn mang bát không trở về. Đó là một trong chín cái phiền não mà đức Phật đã tạo nghiệp nhân trong các kiếp trước và đời nay phải chịu quả báo. Cứ theo luận Đại Trí Độ quyển 8 chép, thì sau khi đức Phật rời nước Xà Bà Đề, ngài A nan theo Phật du hành các nước, đến thành Bà La Môn, nhà vua biết thần đức của Phật hay cảm hóa mọi người, sợ sau đó không ai tin phục  nhà vua nữa, ông ta bèn ra lệnh cho dân chúng trong thành, không được cho cơm đức Phật ăn, không được nghe theo lời đức Phật nói, đến nỗi Phật phải mang bát không mà trở về (xt, Cửu Nảo)

Mấy chữ mầu đỏ “xt Cửu Não” là xem thêm mục Cửu Não (chín điều phiền muộn) ở trang 1173 PQĐTĐ. Mục Cữu Não nói như sau:

“ Cũng gọi là Phật cửu não, Cửu ách, Cửu hoạnh, Cửu nạn, Cửu tội báo. Là chín tai nạn mà đức Phật sau khi thành đạo đã phải chịu vì nghiệp chướng ở đời quá khứ còn rớt lại (hoa báo). Đó là:
1- Trong đời trước, đức Phật là con một người  Bà La Môn tên là Hỏa Man chơi thân với con người thợ gốm tên là Hộ Hỉ. Hộ Hỉ nhiều lần rủ Hỏa Man đến bái kiến đức Phật Ca Diếp, nhưng Hỏa Man ba lần từ chối nói: “ Gặp ông trọc đầu làm gì” do nhân này mà Phật phải chịu quả báo sáu năm khổ hạnh.   
2- Đời trước Phật là một lãng nhân ăn chơi, từng dụ dỗ một dâm nữ là Lộc Tướng đến khu vườn nơi mà vị Phật Bích Chi tu đạo hằng ngày để hành lạc, xong rồi giết nàng Lộc Tướng mà gieo vạ cho Phật Bích Chi, cho nên đời này Phật phải chịu quả báo bị vu oan đã giết nàng Tôn Đà Lợi.
3- Trong kiếp quá khứ, đức Phật là nhà buôn, vì tranh giành thuyền mà đánh nhau, Phật dùng giáo đâm thủng chân một lái buôn làm cho ông ta chết, do nhân duyên ấy mà nay khi Phật đi khất thực phải chịu quả báo bị cọc gỗ nhọn đâm thâu bàn chân.
4- Đời trước Phật là Bà La Môn, từng ghen ghét với đức Phật Tỉ Bà Diệp và các vị tì khưu được vua Bàn Đầu cúng dường mà thốt ra những lời thô bỉ xấu xa, rồi sai 500 đứa bé chửi mắng và bảo nên đem lúa mạch dành cho ngựa ăn mà cho Phật Tỉ Bà và các vị tì khưu. Do chuyện ấy mà Phật và 500 vị A La Hán khi ở ấp Tì Lan phải chịu quả báo ăn lúa mạc dành cho ngựa suốt 90 ngày.
5- Trong kiếp quá khứ, giòng họ Thích Ca bắt cá trong ao để giết ăn, lúc đó Phật là một cậu bé từng dùng gậy đập đầu cá, nên nay giòng họ Thich chịu quả báo bị vua Lưu Li giết hại và lúc đó đức Phật đau đầu.
6- Có lần Phật vào xóm Bà La Môn khất thực không ai cúng dường
(đã nói ở mục Bà La Môn thành - bulukhin chú thích)
7- Kiếp trước Phật là tì khưu vì ghen với tì khưu Vô Thắng  được một phụ nữ tên là Thiện Huyễn cúng dường nên vu khống Vô Thắng thông dâm với Thiện Huyễn. Do nhân duyên ấy nên nay, khi đang nói pháp, Phật chịu quả báo bị nàng Chiên Đồ độn bát trong bụng để vu oan đã có mang với Phật.
8- Trong đời quá khứ Phật là Tu Ma Đề, vì không muốn chia tài sản cho người em trai cùng cha khác mẹ nên đẩy người em trên sườn núi rơi xuống rồi ném đá giết chết, vì nhân duyên ấy nên nay Phật chịu quả báo bị Đề Bà Đạt Đa lăn đá từ trên núi xuống đè Phật, khiến Phật bị thương.
9- Lúc đức Phật ở trong rừng A La Bà Già bị giá rét suốt tám đêm ngày, phải đắp cả ba tấm áo để chống lạnh. { X. luận Đại trí độ Q.9; Đại minh tam tạng pháp số  Q.33}

Trong cuộc đời, nếu ta không may bị nạn, gặp rủi ro… theo nhà Phật đấy là ta chịu quả báo do chính ta gây ra từ kiếp trước. Ngay tại kiếp này, ta làm điều gì bất lương thì sẽ bị quả báo ở kiếp sau. Bố mẹ sinh ra ta, nhưng chính ta tự hoàn thiện hay hủy hoại mình vậy.    


***********
(1) Phật Quang  đại từ điển do Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản 1999, Hòa thượng Thích Quảng Độ dịch  

60 nhận xét:

  1. Trước hết nhìn bộ sách là biết thấy Thích Bulukhin đã thành chánh quả rồi..

    Mà M nhìn vào mấy cuốn tự điển này thì M muốn xỉu luôn rồi đó huhu

    Trả lờiXóa
  2. Đức Phật còn bị quả báo thì huống chi con người anh Bu nhỉ?

    Vì biết thân biết phận nên lão bà bà cũng chẳng dám rên la khi bị quả báo, mà chỉ thấy nên cung cúc cúi đầu nhận lãnh những cái quả bão bùng, khúc khuỷu, gập ghềnh, đắng cay hay ngọt ngào do cái nhân từ tiền kiếp ta gieo nên mà thôi anh Bu ơi!

    Trả lờiXóa
  3. Mới dành tâm trí hồi tưởng đến cô gái "dâu đỏ" thời bom đạn, bác Bu đã sợ xao nhãng đường tu, vội vã quay về với chồng sách Phật hoành tráng. Đúng như chị M nói, bác cứ nghiền bộ này thì đến khi ngẩng lên có khi đã cửu tuần...
    Phật không muốn bác quên đời đâu đấy. Hii. E thích sống tự nhiên chứ làm gì cũng tính toán nhân nhân quả quả thì... mất vui.

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn anh Bu đã dày công nghiên cứu suy gẫm rồi tóm tắt lại những cái nhân và quả của đức Phật để cho anh em đọc và soi rọi lại chính mình.

    Trả lờiXóa
  5. Do đó nên Toro đã lúng túng đôi bàn tay khi ngồi bên đôi mắt Chăm ngọt ngào, và rồi khi rời xứ Chăm chàng không bỏ lại mà vẫn mang hình ảnh của những đôi mắt mang hình Chăm vào trong giấc mơ.. heeeee

    Trả lờiXóa
  6. TTM đi Đài Loan hoài mà không tìm thấy sách này sao?? Cho đến nay nó được dư luận đánh gái là bộ từ điển đây đủ nhất

    Trả lờiXóa
  7. Đức Phật còn bị quả báo thì huống chi con người anh Bu nhỉ?

    Vì nghĩ như vậy mà bu tui post bài lên cho chúng sanh đọc để tự răn mình đấy TTM à

    Trả lờiXóa
  8. Sách này mua ở VN mà anh Bu ơi! nhưng mà để M đọc hết bộ sách này thì khi ngửng đầu lên thì M chẳng biết mình đang ở đâu chứ chẳng phải thấy mình đã được cửu tuần như Toro nói về anh Bu đâu... :((

    Trả lờiXóa
  9. Ngay Đức Phật cũng không thoát khỏi luật nhân quả ...
    Ngẫm ra thì kiếp nạn ta gặp phải trong cuộc đời cũng chính là thứ quả ta đã gieo có khi từ kiếp trước nhưng cũng có khi ta nhận ngay quả từ kiếp này. Một sự cảnh báo mà có khi ta thường bỏ qua hén anh Bu ..

    Trả lờiXóa
  10. Xem lại cái vụ "Người chưa biết tên" với "Màu đỏ quả dâu" thì bu tui không gây ra ác nghiệp gì cho nên không sợ quả báo. Hóa ra tiền kiếp ông Thích ca qúa nhiều ác nghiệp: Say đắm chân dài thái quá và giết người nữa,
    chúng ta khá hơn nhưng chưa thành phật đó thôi.

    Trả lờiXóa
  11. Đúng thế đấy gió à, theo đạo Phật hay không thì tùy mỗi người
    nhưng làm điều thiện thì chắc mọi người đều nhất trí

    Trả lờiXóa
  12. Ôi, chắc mình sẽ chịu rất rất là nhiều quả báo! Cám ơn anh.

    Trả lờiXóa
  13. Bạn viết những bài làm người u mê ngộ ra chân lý, nhà phật gọi là Pháp thí, tức là bạn có thiện nghiệp rồi.
    Mong bạn đừng bỏ cuộc nhé

    Trả lờiXóa
  14. Thiệt tình mà nói, em thấy bộ sách của anh Bu là muốn chạy mất tiêu luôn, nhưng đọc entrry của anh Bu viết thì thấy nhanh hiểu hơn.
    Em thấy thời bây giờ cái quả báo xảy ra liền trước mắt luôn chứ không kịp chờ đến kiếp sau nữa.
    Nhiều người em quen biết và ngay em trai của em cũng vậy đó, cho nên em thấy không phải vì kiếp sau mà mình phải sống sao cho đúng mà mình nên sống đúng cho cả kiếp này của mình nữa, còn những gì quả báo của kiếp trước thì mình phải chấp nhận thôi. :)

    Trả lờiXóa
  15. Cứ thấy lanvuive vào còm là vui. Bạn không luận lý dài dòng mà nói rất thật điều bạn suy nghĩ ..Những suy nghĩ đó rất chí lý

    Trả lờiXóa
  16. Đúng nhìn bộ tự điển là thấy... hãi hùng luôn, hihi!
    Sách vở chép thế thì ta cũng cứ biết thế, về những tiền kiếp, kể cả tội lỗi, thậm chí tội ác giết người của Phật... Nhưng có một điều tôi thấy sách vở nhà Phật có nói, là trong 6 cõi luân hồi, gồm, cõi trời (lại chia làm mấy tầng trời nữa), cõi người (chúng ta đây), cõi A tu la (ở đó là một loại quỷ thần khoái đi chọc ghẹo, gây chiến tranh với cõi trời, nhưng chuyên môn... thua, cho nên rất ấm ức), cõi súc sinh (nói chung là các loài súc vật cũng nằm trong cõi người), cõi ngạ quỷ (quỷ đói), và cõi địa ngục a tỳ (cõi này cũng gồm cả chục tầng, vạc dầu, quỷ sứ cắt lưỡi, thật là ghê gớm). Trong 6 cõi vậy chứ chỉ có cõi người là ngon lành, OK nhất, đang ở cõi trời Đâu suất, đức Phật phải đầu thai trở vào cõi người để rồi mới tu thành Phật (Giác ngộ), chấm dứt luân hồi 6 cõi. Chỉ có cõi người mới có cơ hội tu thành Phật thôi...
    Tạ ơn Trời Phật đã cho con được ở cõi người, ít nhất cũng trong kiếp này... :-)))

    Trả lờiXóa
  17. luôn tự răn mà có khi vẫn nổi sân hận như thường. Có phải tại chữ Nhẫn có bộ đao không anh ơi

    Trả lờiXóa
  18. Bu nói rất nhiều rồi, không muốn giải thoát tuyệt đối để thành bồ tát hay Ala hán làm gì. Osho có quyển sách "Niết bàn cơn ác mộng cuối cùng".huhuhu
    Bu chỉ thích được tái sinh làm người, tất nhiên đừng đói rách thê lương quá. Nếu được vợ đẹp con khôn có tiền đi du lịch càng khoái hehehe

    Trả lờiXóa
  19. "Bu chỉ thích được tái sinh làm người, tất nhiên đừng đói rách thê lương quá. Nếu được vợ đẹp con khôn có tiền đi du lịch càng khoái hehehe", aha, vậy thì chắc chắn bác Bu đạt được rồi đấy, chúc mừng, chúc mừng bác nhé :-))

    Trả lờiXóa
  20. Ngày mai 14.7.2012 bọn bạn ngoài Hà Nội và SG rủ đi Phú Yên chơi có "sếp" đi theo chỉ huy vẫn thấy khoái lắm hehehe

    Trả lờiXóa
  21. Bạn đưa ra một ý kiến gây bất ngờ, chỉ tiếc là bu đang chuẩn bị hành lý đi chơi xa, nên chỉ nói vắn tắt với bạn thôi.
    1- Tàu, theo chỗ bu biết có 10 chữ Nhẫn, trong đó chữ nào cũng có chữ Đao (刃, 忍,涊,涊, 牣, 紉, 訒, 軔, 韌, 仞)
    2- Ở đây ta chỉ đề cập đến 2 chứ đầu tiên là:
    - 刃: Nhẫn. sách tìm về cội nguồn chữ Hán vẽ một con dao cong, có phần mài sắc, phần đó có một dấu chấm, tất cả nhằm chỉ một mũi nhọn, sắc.
    - 忍 Nhẫn: Bộ tâm 心 (xin đừng nghĩ là bộ đao) .Trong đó chữ nhẫn (刃) phía trên chỉ âm đọc, chứ Tâm (心) ở dưới chỉ nghĩa.
    Nghĩa chữ nhẫn này là: chịu đựng, nhẫn nhục, Chắc là bạn đang nói đến chữ này chăng?
    3- Như vậy cấu tạo chữ Nhẫn là việc mấy ông nhà Nho bên Tàu từ thời nhà Hạ cho đến nay, không can hệ gì đến việc tu hành cả. Một người tu hành mà còn sân hận là người ấy không thực hiện đúng chữ nhẫn mà thôi.
    Sách có câu"

    Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh
    Thoái nhật bộ hải khoát thiên không

    là khuyên người ta biết NHẪN

    Trả lờiXóa
  22. dạ em chưa hiểu sâu được như vây đâu ạ. Chỉ nghĩ rằng khó Nhẫn làm sao

    Trả lờiXóa
  23. Hỏi và trả lời có lợi cả hai phía.
    Người hỏi biết thêm cái chưa biết
    Người trả lời động nảo để khỏi quên cái đã biết.

    Cảm ơn bạn về câu hỏi này nhé
    Nếu hỏi thêm càng hay... hihihi

    Trả lờiXóa
  24. vậy chữ Nhẫn không có bộ Đao hả a? em đọc ở một trang Phật giáo hi hi Họ lí giải rằng muốn nhẫn phải khắc chế bộ đao. trời ạ

    Trả lờiXóa
  25. 1- Chữ nhẫn trong nhẫn nhịn là bộ tâm 忍
    2- Chữ nhẫn khi chỉ mũi nhọn, sắc, bàn thân nó là chữ đao có thêm một chấm 刃

    Cái sách nào đó là họ suy diễn để khuyến cáo một lời răn dạy gì đó thôi
    Hôm nào bu sẽ nói cách cấu tạo ra chữ Hán goị là phép "Lục thư" để bạn tham khảo

    Trả lờiXóa
  26. http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/05/chu-nhan.html
    Em hì hục tìm lại nãy giờ. Cứ nghĩ kiểu tượng hình suy ra nội dung :D:D:D. Cảm ơn anh về sự lí giải rất rõ ràng này ạ

    Trả lờiXóa
  27. Nên nhớ, tượng hình là một trong 6 cách cấu tạo chữ Hán
    Chữ Hán không hoàn toàn là chữ tượng hình

    Trả lờiXóa
  28. Vậy là hôm nay em Được rất nhiều rồi. Hiiii

    Trả lờiXóa
  29. Hehehe bu tui còn được nhiều hơn

    Trả lờiXóa
  30. kiến giải của người viết ở link em dẫn quả thật khiến ai đọc cũng tin ạ. :D

    Trả lờiXóa
  31. 1- Rất tiếc cái link của bạn bu không vào được, nên không biết họ nói gì. Chỉ biết là: "Tín tận thư như vô thư", tức là đọc sách mà tin sách tuyệt đói xem như không đọc gì cả.
    2- Như đã nói, ông Lý Lạc Nghị (Tàu) và ông Jim Waters (Mỹ) viết sách "TÌM VỀ CỘI NGUỒN CHỮ HÁN" nói rất kỹ về chữ nhẫn có nghĩa mũi nhọn. Họ vẽ một con dao sắc cong vút, phía sắc có dấu chỉ vào để nhấn mạnh là sắc. Chữ này Tàu đọc là "rèn" (rấn). Nó là chữ đao có một vạch. Sự cấu tạo này không thấy các tác giả nói đến chuyện tu hành, mà có nói cũng vô lý vì chữ nghĩa và tu hành thì can gì nhau???
    3- Sang đến chữ Nhẫn có nghĩa là nhịn, là nhẫn nhục, thì người Tàu lại lấy chữ nhẫn vừa nói, thêm vào bộ tâm. Tâm ở dưới chỉ nghĩa. RẤN ở trên chỉ âm đọc. Cả chữ này cũng không liên quan gì đến chuyện tu hành
    4- Nên nhớ, Tàu có 10 chữ nhẫn đều đọc là RẤN cho nên nữ nào cũng có chữ đao va một vạch nhỏ
    (bạn xem thêm reply trước)

    Trả lờiXóa
  32. Hèn chi Bu lo tu tập không hề xao lãng, kiếp sau chắc chắn sẽ được như ý nguyện.

    Trả lờiXóa
  33. Ông bà ngoại của mình tu tại gia, ngày xưa ông bà cũng có một tủ sách đầy kinh Phật tuy không bằng nhà anh Bu, nhưng mình nhớ là nhiều lắm. Mình đọc hoài không hết, đọc mấy năm liền. Mê nhất là những câu chuyện nhơn quả như câu chuyện của đức Phật đây. Mẹ chồng cay nghiệt với con dâu, hoặc luôn bị người nào đó thù hằn, ghét bỏ, hoặc gặp toàn những chuyện tai ương, hoặc được sinh ra bản thân đã đẹp tươi như hoa ngọc, sống một đời giàu sang, sung sướng .... đều là do nhân duyên hoặc ác duyên trong tiền kiếp tạo nên.

    Mình tin. Chính niềm tin ấy đã an ủi phần nào những lúc mình thất bại đắng cay trong cuộc đời này đấy anh Bu ạ.

    Trả lờiXóa
  34. MTV cũng tin là có nhân quả, quả báo. Em ko nghiên cứu được Phật pháp vì ko đủ kiên nhẫn nhưng cũng cố gắng lắng nghe, thu thập những hiểu biết, răn dạy của người đời để đừng sa vào nghiệp ác. Có vậy mới mong để lại chút phúc lộc cho con cháu và thanh thản trong tâm ạ.

    Trả lờiXóa
  35. Trên đầu chữ NHẪN một con dao Làm việc không NHẪN họa rước vào Nếu ai NHẪN được qua cơn giận Việc xong mới thấy chữ NHẪN cao

    Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/05/chu-nhan.html

    Trả lờiXóa
  36. Trong chữ Hán: chữ Nhẫn được hình thành từ 心 (tâm) + 刃(nhận) = 忍 Chữ 心 (tâm) (Nhận) 刃 nghĩa là sự nguy hiểm, mũi nhọn, chém giết. 忍 Nhẫn có nghĩa là nhịn. Như làm việc khó khăn cũng cố làm cho được gọi là kiên nhẫn 堅忍.Nhẫn là lòng khoan dung độ lượng. Tại sao chữ nhận 刃 (nhận) nằm trong chữ Tâm 心 gọi là nhẫn. Tức là người tạo chữ muốn nói. Trong cuộc sống hằng ngày tâm mình thường hay tiếp xúc nhiều thứ nguy hại như tham, sân, si, ngã mạn, ganh ty…Chúng ta luôn thức tỉnh những thứ làm nguy hại đến tâm tu hành. Do vậy chúng ta nhẫn nhịn. Sau này người viết chữ thường hay viết chữ Nhẫn như sau: 心 tâm + đao 刀 + bộ chủ丶thành chữ Nhẫn đao 刀 nghĩa con dao, là chỉ cho sự nguy hiểm. Nó được ví như tâm sân phiền não có tính chất nguy hiểm đến tâm tu hành. Nó tìm ẩn bên trong cái Tâm. Người tu chữ Nhẫn cần có 丶(chủ) tức là làm chủ cái nguy hiểm, làm chủ cơn sân giận. Khi viết chữ Nhẫn bộ chủ丶này nằm trên bộ đao 刀. Ý nghĩa này rất hay muốn Nhẫn thì chú ta phải làm chủ cái nguy hiểm (bộ chủ nằm trên bộ đao) Muốn có được bộ chủ 丶này đòi hỏi chúng ta phải tu tập. Thấy được bản chất của cơn sân giận là nguy hiểm luôn tiềm ẩn bên trong tâm (căn bản phiền não). Nó làm cho tâm con người nổi sân một cách điên rồ. Nên khi gặp hoàn cảnh chướng ngại chúng ta biết “Nhẫn” một chút. Nếu không một khi tâm sân nổi lên thì tình cảm gia đình sứt mẻ, tình bạn bè xa nhau. Chúng ta luôn thấy rằng tâm sân chính là kẻ thù độc hại lớn nhất của tâm. Một khi tâm sân nổi lên đốt hết cả rừng công đức, chỉ cần một ngọn lửa nhỏ có thể đốt cháy cả khu rừng, “nhất niệm sân tâm khởi, bát vạn chướng môn khai”. Vậy làm cách nào để thắng được tâm sân, và thực hành “Tâm nhẫn”. Chúng ta chỉ cần đi tìm 丶(chủ) để bỏ con đao trong tâm

    Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/05/chu-nhan.html

    Trả lờiXóa
  37. Do cái mệnh để "tại chữ Nhẫn có bộ đao" của bạn, nên bu tui phài nói rằng không có chuyện tại bộ đao gì cả.
    Bây giờ bạn trích lên một đoạn dài thì vấn đề lại ra khác rồi
    Trong chứ Hán có một cách cấu tạo (1 trong 6 cách) gọi là chữ HỘI Ý, tức là lấy ý chữ nọ ghép với ý chữ kia để thành ra một chữ mới"
    ví dụ:
    -Chữ Dịch (biến đổi) gồm chữ Nhật (mặt trời) + chữ Vật (vạn vật)" Vạn vật dưới mặt trời đều biến đổi
    - Chữ Lâm (rừng) gồm hai chữ Mộc đứng cạnh nhau, tức là nhiều cây họp lại rừng
    - Chữ ích (Tràn ra, thêm lên, lợi ích) gồm chữ Thủy ( nước) + chứ mãnh (đồ bát đĩa): ý nói nước trên bát đĩa đầy thì tràn

    Gấp lên xe, bu không kịp dẫn chữ vuông, có dịp ta bàn tiếp
    lưu ý khi trích dẫn nhớ viết đủ câu đủ ý tránh dùng chữ PHẢI hihihi

    Trả lờiXóa
  38. Do cái mệnh để "tại chữ Nhẫn có bộ đao" của bạn, nên bu tui phài nói rằng không có chuyện tại bộ đao gì cả.

    Bây giờ bạn trích lên một đoạn dài thì vấn đề lại ra khác rồi
    Trong chứ Hán có một cách cấu tạo (1 trong 6 cách) gọi là chữ HỘI Ý, tức là lấy ý chữ nọ ghép với ý chữ kia để thành ra một chữ mới"

    ví dụ:
    -Chữ Dịch (biến đổi) gồm chữ Nhật (mặt trời) + chữ Vật (vạn vật) Vạn vật dưới mặt trời đều biến đổi
    - Chữ Lâm (rừng) gồm hai chữ Mộc đứng cạnh nhau, tức là nhiều cây họp lại thành rừng
    - Chữ ích (Tràn ra, thêm lên, lợi ích) gồm chữ Thủy ( nước) + chứ mãnh (đồ bát đĩa): ý nói nước trên bát đĩa đầy thì tràn

    Gấp lên xe, bu không kịp dẫn chữ vuông, có dịp ta bàn tiếp
    lưu ý khi trích dẫn nhớ viết đủ câu đủ ý tránh dùng chữ PHẢI hihihiDo cái mệnh để "tại chữ Nhẫn có bộ đao" của bạn, nên bu tui phài nói rằng không có chuyện tại bộ đao gì cả.
    Bây giờ bạn trích lên một đoạn dài thì vấn đề lại ra khác rồi
    Trong chứ Hán có một cách cấu tạo (1 trong 6 cách) gọi là chữ HỘI Ý, tức là lấy ý chữ nọ ghép với ý chữ kia để thành ra một chữ mới"
    ví dụ:
    -Chữ Dịch (biến đổi) gồm chữ Nhật (mặt trời) + chữ Vật (vạn vật)" Vạn vật dưới mặt trời đều biến đổi
    - Chữ Lâm (rừng) gồm hai chữ Mộc đứng cạnh nhau, tức là nhiều cây họp lại rừng
    - Chữ ích (Tràn ra, thêm lên, lợi ích) gồm chữ Thủy ( nước) + chứ mãnh (đồ bát đĩa): ý nói nước trên bát đĩa đầy thì tràn

    Gấp lên xe, bu không kịp dẫn chữ vuông, có dịp ta bàn tiếp
    lưu ý khi trích dẫn nhớ viết đủ câu đủ ý tránh dùng chữ PHẢI hihihiDo cái mệnh để "tại chữ Nhẫn có bộ đao" của bạn, nên bu tui phài nói rằng không có chuyện tại bộ đao gì cả.
    Bây giờ bạn trích lên một đoạn dài thì vấn đề lại ra khác rồi
    Trong chứ Hán có một cách cấu tạo (1 trong 6 cách) gọi là chữ HỘI Ý, tức là lấy ý chữ nọ ghép với ý chữ kia để thành ra một chữ mới"
    ví dụ:
    -Chữ Dịch (biến đổi) gồm chữ Nhật (mặt trời) + chữ Vật (vạn vật)" Vạn vật dưới mặt trời đều biến đổi
    - Chữ Lâm (rừng) gồm hai chữ Mộc đứng cạnh nhau, tức là nhiều cây họp lại rừng
    - Chữ ích (Tràn ra, thêm lên, lợi ích) gồm chữ Thủy ( nước) + chứ mãnh (đồ bát đĩa): ý nói nước trên bát đĩa đầy thì tràn

    Gấp lên xe, bu không kịp dẫn chữ vuông, có dịp ta bàn tiếp
    lưu ý khi trích dẫn nhớ viết đủ câu đủ ý tránh dùng chữ PHẢI hihihi

    Trả lờiXóa
  39. Gieo nhân tốt thì có quả tốt ngay kiếp này các bác ạ, chả phải chờ kiếp sau đâu. hhiii

    Trả lờiXóa
  40. Bạn thân mến
    Bu rất thú vị được đọc toàn bộ bài viết của thầy Thích Trí Giải thành viên diễn đàn HOA LINH THOẠI luận về chữ nhẫn . Nếu chỉ reply những còm của bạn trên trang này thì bu tui không tài nào nói hết được. Bu sẽ có bài HẦU CHUYỆN THẦY THÍCH TRÍ GIẢI VỀ CHỮ NHẪN. Hình dung đấy là bài viết dài, công phu mời bạn vào đọc nhé

    Trả lờiXóa
  41. Em cực kỳ tin vào luật nhân quả, có niềm tin như thế khi tai hoạ đến với ta ta điềm tĩnh đón nhận coi như cái nghiệp kiếp trước gây ra thì bây giờ phải gánh, còn sống tốt trong kiếp này để tích phúc trong kiếp sau. Đọc bài bác Bu viết thì mới biết Phật cũng còn bị quả báo nữa là!

    Bộ kinh sách đồ sộ kia nhìn đã thấy choáng, thôi cứ đọc những ẻn do bác Bu chắt lọc ra từ bộ kinh sách đó là được lợi lạc lắm rồi! Cám ơn bác Bu

    Trả lờiXóa
  42. em chờ ạ. Quả thật em cũng cứ đang rối mù, đọc chỗ nọ chỗ kia, hì hì

    Trả lờiXóa
  43. "Em cực kỳ tin vào luật nhân quả, có niềm tin như thế khi tai hoạ đến với ta ta điềm tĩnh đón nhận coi như cái nghiệp kiếp trước gây ra thì bây giờ phải gánh, còn sống tốt trong kiếp này để tích phúc trong kiếp sau.".
    TT có niềm tin này cũng rất hay và tốt, thứ nhất cho bản thân, như thế những gì không may đến ta cảm thấy nhẹ nhàng hơn, thứ nhì là cho xã hội, làm điều tốt, sống tốt trong hiện tại với mọi người dù với mục đích "đặt cọc" một cái gì đấy cho tương lai, vẫn tốt cho xã hội. Đạt được điều này cũng là hay lắm đó TT :-))

    Trả lờiXóa
  44. Cháu không biết kiếp trước của cháu đã làm gì mà kiếp này thế này đây ạ.
    :)

    Trả lờiXóa
  45. Kiếp trước em luôn chăm hương hoa cho chùa miếu nên kiếp này dáng người thanh tao đẹp đẽ..

    Có điều có lời nguyền gì đây! nên người đòi nợ Tử chưa đến! nên cứ chờ nhé!! chờ nhé nàng, khi thời gian trả nợ đến thì tự khắc người đòi nợ sẽ đến! nhưng chúc cho nàng gặp được thiện duyên, để mà cùng êm đềm mà trả nợ cho nhau nhé!

    Trả lờiXóa
  46. Mạo muội với trang của bác Bu để góp với Tử đôi lời nha!
    Mong nàng gặp thiện duyên nhé! Chứ ác duyên thì huhu lắm.

    Trả lờiXóa
  47. Em cảm ơn chị HT nhiều!
    Thiện duyên thì ai cũng mong muốn.
    Nhưng ác duyên thì có muốn tránh cũng không thể.

    Trả lờiXóa
  48. Hôm nay Lan vào đọc lại entrry thấy nhiều comment trao đỏi thật là hay.
    Chúc anh Bu có chuyến du lịch thật vui nha.
    Em ngày xưa vốn rất thẳng tính và nóng nảy như Trương Phi, cái gì thấy không phải là phải nói cho ra lẽ, nên ai trong nhà cũng rầu vì thấy trên trán em có chữ BẠI to đùng. Rồi khi ra cuộc sống, đúng là em thất bại nhiều hơn thành công vì mấy ai thích người thẳng tính dù cái thẳng tình đó có chân thật đến mấy.
    Sau này khi lập gia đình có nhiều điều làm lòng sinh HẬN, khi có con tự dưng con người biết NHỊN rồi trở nên biết NHẪN, khi NHẪN NHỊN lâu ngày thì thấy chẳng có gì tồn tại mãi nên quên HẬN, có điều bây giờ em lại rất dể quên, cứ việc gì ngủ qua đêm là coi như không nhớ gì hết. Vì vậy nhiều khi đọc entrry của các anh chị xong lại quên nên em hay vào đọc lại là vậy đó. :)

    Trả lờiXóa
  49. Kiếp trước làm gì thì ngoài ngài Thích ca ra không ai biết được. Ngài ngộ ra được Thiên Nhãn minh còn chúng ta thì đang đầy rẫy mê lầm...Tuy nhiên kiếp sau ta sẽ thế nào thì tuỳ thuộc vào ta hôm nay. Tức là ta tạo ra chính ta chứ không ai khác .

    Trả lờiXóa
  50. Nhà Phật có nói như TTM Quỳnh Anh à, kiếp trước chăm dâng hương hoa thì kiếp này dáng dấp đẹp đẽ

    Trả lờiXóa
  51. Cái này lại lạm bàn với các bạn đôi chút, tôi có người bạn biết coi tử vi, tướng mạo, thỉnh thoảng chuyện trò cafe bạn hay nói, trong tướng số phụ nữ đẹp theo tướng số lại không hẳn là tốt, bằng chứng là có rất nhiều người đẹp nổi tiếng Đông Tây xưa nay đều lận đận nhiều hơn là hạnh phúc, bởi thế mới có câu "Hồng nhan đa truân", bạn nói người "phúc hậu", phúc hậu chứ không phải là đẹp mới là người có tướng tốt... Nhưng bạn cũng có nói như các bạn đã nói, số phận của con người không hẳn tùy thuộc vào tướng mạo, nó còn ăn vào cái đức của gia đình, của bản thân...
    Chẳng hiểu đúng đến đâu...?

    Trả lờiXóa
  52. Đúng đến dấu hỏi chấm anh Hiệp à.
    :)

    Trả lờiXóa
  53. Sống vì mọi người và không hại ai chú Bu nhỉ.

    Trả lờiXóa
  54. Anh Hiệp ơi, giờ thì "hồng nhan bạc triệu" anh ạ.

    Trả lờiXóa
  55. Nhận thức là một quá trình, đúng như bạn nói LT à

    Trả lờiXóa
  56. Cái người dâng hương hoa nhiều nhiều có thể kiếp sau được xinh đẹp, nhưng chưa chắc đã được tốt lành trong nhiều lỉnh vực khác, vì tiếp theo thiện ngiệp đó người ấy lại gây ác nghiệp khác. Mấy em chân dài hoa hậu 2000 đô là một quả báo nhãn tiền.

    Trả lờiXóa
  57. Thực hiện được thế là bồ tát rồi

    Trả lờiXóa