 |
Trăng nguyên tiêu ở Thiền viện Chơn không Vũng Tàu |
 |
Thỉnh chuông |
 |
Đọc kinh Sám hối lục căn chiều thượng nguyên |
 |
Phật tử đến làm lễ |
 |
Người đi xem chùa |
Sắp
tết Nguyên tiêu bu tui vui chân thiền hành vào một nhà sách ở Vũng Tàu. Khách
khứa vào ra tấp nập. Người ta ít mua sách mà chủ yếu mua tranh ảnh, và các bức
thư pháp chữ Hán, như chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, Đức, Nhẫn. Cô bán hàng có khuôn mặt ưa nhìn,
tuy không biết chữ Hán song cũng thuộc được ngần ấy chữ để quảng cáo và giải
thích cho khách hàng. Thế rồi người ta nhập về cho cô một hộp to thư pháp nữa. Khi mở ra thì cô ngỡ ngàng không biết nó là
chữ gì để giới thiệu cho khách. Một chàng trai cỡ hơn cô vài tuổi thấy vậy thì muốn dồn cô vào thế bí. Này em, cái chữ ấy là chữ gì nói cho
anh biết để anh mua vài bức về treo tết Nguyên tiêu. Cô gái đỏ mặt lúng túng
như gà mắc tóc, có vẻ như muốn tìm điện thoại để hỏi ai đó. Bu thấy tội nghiệp
cô bé và nói với hai người: Đấy là chữ "xã" ( 社) các
cháu ạ. Nghe thế, cả cô lẫn cậu ngạc nhiên, chàng trai hỏi bu, chữ xã trong từ
bi hỉ xả của đạo Phật hả chú? Không phải
cháu ạ, chữ xả trong đạo Phật có tự dạng ( 捨 ) khác chữ xã này và nghĩa nó cũng khác. Xả
trong đạo Phật là xả bỏ. Với con người, đó là trạng thái không vui không buồn,
tâm thức vững chắc, nằm ngoài mọi phân biệt. Các cháu lưu ý, chữ xả trong xả bỏ
có dấu hỏi, còn chữ xã trong bức thư pháp này khi viết tiếng Việt phải đánh dấu
ngã. Cô gái bán sách thật thà: Chú ơi cái chữ xã này nó hay ho cỡ nào, thiệt
tình cháu hổng có biết, chú nói cho bọn cháu nghe với. Anh chàng nọ nghe chữ
"bọn cháu" từ khóe miệng tươi như hoa kia thì ra vẻ khoái chí. Bu tui đã lỡ nói thì nói nốt: Chữ xã này ta vẫn nói
hàng ngày như làng xã, xã hội. …Ngoài ra nó còn chỉ cái đền thờ ông Thổ Địa.
Cấu tạo chữ xã mang ý nghĩa nhân văn và xã hội vô cùng sâu sắc. Nó gồm hai phần,
bên trái là bộ kì (礻 ) tức thần đất, biểu tượng cho tâm linh, bên phải là
chữ thổ ( 土 ) tức đất đai, tài sản. Một xã hội được gọi là tốt
đẹp, hợp đạo lý khi dân chúng trong xã hội đó có cuộc sống vật chất đầy đủ, và
cuộc sống tinh thần phong phú, lành mạnh. Còn nếu vật chất quá đầy đủ, thừa
mứa, mà cuộc sống tinh thần nghèo nàn, thì đó là xã hội vô đạo. Ta vẫn thường nói
là đạo đức xã hội sa đọa, xuống cấp. Ngược lại một xã hội nặng về tâm linh
nhưng nghèo nàn vật chất thì dân chúng
sống lầm than đói khổ, lại mơ tưởng toàn chuyện viển vông. Ta gọi là xã hội duy
ý chí.
Bu tưởng nói cho hai người nghe, ai ngờ
nhiều người sau lưng bu khen hay lắm, hay lắm, và mua mỗi người một chữ về treo
tết Nguyên Tiêu. Chàng trai nọ lại hỏi bu "vậy chú ơi, vợ chồng gọi nhau
là ông xã bà xã thì có phải là chữ xã
này không? Đúng , hoàn toàn đúng cháu ạ. Còn tại sao lại gọi là ông xã bà xã
nói ra thì dài lắm…Thế là cu cậu nhìn vào cô bán hàng gọi to lên , này bà xã ơi
… à quên cô bán chữ xã ơi, bán cho anh hai chữ nào , hihihi. …Có ai đó trêu,
cặp này mà làm ông xã bà xã thì đẹp đôi lắm rồi.. Mọi người lại cười lên vui
vẻ.
Một niềm vui thoang thoảng khi đọc chuyện của anh , cái niềm vui cười xong quay đi, chỉ bởi bề bộn trong lòng những trăn trở. Kỳ thực Sỏi cũng chưa nhìn thấy ai bán chữ XÃ bao giờ, lại không thấy ai chơi chữ XÃ. Chuyện của anh hấp dẫn và tăng mạnh về cuối, đọc khó bỏ dở chừng ! Cái thích nhất là đề tài , Hay !
Trả lờiXóa"Một xã hội được gọi là tốt đẹp, hợp đạo lý khi dân chúng trong xã hội đó có cuộc sống vật chất đầy đủ, và cuộc sống tinh thần phong phú, lành mạnh. Còn nếu vật chất quá đầy đủ, thừa mứa, mà cuộc sống tinh thần nghèo nàn, thì đó là xã hội vô đạo. Ta vẫn thường nói là đạo đức xã hội sa đọa, xuống cấp. Ngược lại một xã hội nặng về tâm linh nhưng nghèo nàn vật chất thì dân chúng sống lầm than đói khổ, lại mơ tưởng toàn chuyện viển vông."
Cách nay 3 năm tại một quầy sách Đồng Hới (Quảng Bình đã bán chữ xã) nay lại thấy ở Vũng Tàu
XóaHướng tới xã hội đảm bảo sự hài hòa giữa vật chất và tinh thần nói thì dễ còn để có với tất cả mọi công dân trong xã hội này thì e còn dài dài bác nhỉ. Tấm hình người đi xem chùa Bu chụp đẹp quá.
Bu chụp hú họa vậy thôi Lê Nguyên ạ
XóaẢnh thì nói tới Ruchung
Bán chữ mà không hiểu nghĩa chữ cũng là chuyện thường ngày ở huyện. Ngay một số vị hay chém gió trên TV cũng không hiểu mình đang nói gì, chém gì, hehe. Ở Vũng Tàu bán chữ Xã cũng là đặc biệt. Hà Nội không có bán. Nếu có mình cũng mua về treo ở đầu giường ngủ hoặc treo ở “thư phòng”, vì đấy là biểu tượng của quyền lực, của sự răn đe để mà tu thân chính tâm, để mà khỏi lúc nào cũng ngắm trăng như người mất hồn lại còn ngẫu hứng làm vè tặng lung tung nữa chứ. Cứ nhìn động tác lau nhà của Ru tiên sinh, hoặc trông thấy chữ Xã di động đứng cười chụp ảnh trong Entry của bác Bu thì biết ngay.
Trả lờiXóaCái chữ xã thì tuyệt hay
XóaNhưng cá bà xã thì hãy liệu hồn
Hehehe
Bác Bu giỏi thật. Em cũng chỉ giống cô bán hàng và anh mua chữ Xã kia thôi. Không có biết mu tê gì cả :))
Trả lờiXóaCứ trẻ trung xinh đẹp là được rồi còn hiểu biết thì làm sao mà toàn diện được Yên Vũ nhỉ
XóaChữ Xã của bác Bu đẹp quá!
Trả lờiXóaChữ Xã đẹp thế kia thì muốn hắt hơi cũng khó. hehe
XóaXã này là cả giang san
Huyên đường của cả con đàn cháu đông
Bu anh sung sướng thỏa lòng
Ngày ngày nghiên bút đôi dòng blog vui.
Xóa
Trăng anh Bu chụp ở trên Thiền viện Chơn Không hôm nay đã tròn xoe rồi.
Làm M nhớ đến mảnh trăng mùng 4 tết hôm cùng anh chị Bu ở trên Thiền viện.
Trả lờiXóa
Chúc mừng G+ đã trở về với anh Bu nha.
Trả lờiXóaNó Phạt bu đúng 25 ngày huhuhu
XóaLần ngày thì không NQT nữa, động vào là nó phạt vĩnh viển luôn
Trả lờiXóaKhen cho Bu của chúng mình
Trả lờiXóaTinh thông chữ Hán..nhìn hình khác nhau
Xả này gặp mặt tươi màu
Xã kia là đất ngọt ngào tình quê...
....
Đọc Bu mình cảm thấy phê !
Cảm ơn Lục Bình đã tìm được nhà bu
Trả lờiXóaNhư thị ghé thăm anh Bu đây...
Trả lờiXóaVà thấy "xã" với "xả"
Hay là "xả" trong "xã" hở anh Bu?
Trong "Xã" không có gì để phải "xả" cả bạn ạ
Trả lờiXóaAnh Bu ơi!
Trả lờiXóaThấy "thử nghiệm" mà sao không được "thử" để "nghiệm" hở anh Bu?
Hôm qua bu có viết bài thử nghiệm để làm to ảnh ra và đã xóa đi rồi không hiểu NT nói thử nghiệm nào nữa huhuhu
XóaNói rõ thêm cho bu được không
M trả lời hộ cho, bên mục "Danh sách bạn bè, chỗ nick của Bulukhin có bài mới với tiêu đề là: "thử nghiệm - Chữ tài liền với chữ tai một vần", nhưng khi click vào thì chỉ vào trang chủ nhà của anh Bu, không thấy bài mới! thế mới lạ! Chắc anh chưa xuất bản bài này.. hoặc đã xóa ư!??
XóaHihi...
XóaCám ơn chị M đã nói dùm em.
Là vậy đó anh Bu ạ.
Bu sang nhà PNH và TTM... thấy có bài Thử nghiệm của Bulukhin tại trang nhà thì không thấy nó.
XóaĐến chữ nghĩa cũng khôn chợ dại nhà lạ thiệt
Chào bác Bu, bây giờ tôi mới mày mò vào được blogspot. Tôi thử tìm ý nghĩa chữ Xã ở một số tự điển có trong tay (tôi chỉ trích những ý nghĩa liên quan đến bài viết).
Trả lờiXóa- Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Hùinh Tịnh Paulus Của (1895) giải thích: Xã: Thần đất đai. Làng lửa, lấy theo lệ cũ, có từ 200 dân trở lên. (Không có chữ Xã hội, Xã tắc).
- Việt Nam Tự điển, Hội Khai Trí Tiến Đức (1935): Xã: Thần đất. Xã tắc: thần đất và thần lúa. Xã hội: đoàn thể có nhiều người kết hợp với nhau.
- Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, bản in lần thứ 5, năm 1997. Xã: 1/Đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn, bao gồm một số thôn. 2/ Chức vị ở làng xã thời phong kiến, có thể bỏ tiền ra mua. Xã hội: hình thức sinh hoạt chung có tổ chức ở loài người... Xã tắc: đất nước, nhà nước.
- Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, xuất bản năm 2007. Xã: nơi thờ thần đất. Làng. Xã hội: tất cả người trong một nước... Xã tắc: nền đất được đắp cao để thờ thần đất và thần mùa màng. Đất nước.
- Từ điển Hán - Việt, Nguyễn Tôn Nhan, xuất bản năm 2008. Xã: Thần đất, thần thổ địa... Xã hội: đoàn thể tổ chức cùng một mục đích... Xã tắc: Xã là thần đất. Tắc là thần lúa gạo. Chỉ đất nước, tổ quốc.
Và một số từ điển khác cũng có ý nghĩa đại khái là như thế.
Chúng ta thường gặp nơi thư pháp những chữ đứng một mình (chữ Hán hoặc chữ Việt), như Tâm, Đạo, Phật, Đức, Trí, Nhẫn, Tài (Tài năng, Tài lộc), Hỷ, Xả (dấu hỏi, là buông bỏ)... Hiếm khi nào gặp chữ Xã (có lẽ với ý nghĩa là Đất nước, chứ không phải là Thần đất).
Tôi sẽ vào thăm nhà bác thường hơn bên này, hihi!
Kính thưa bạn PNH
XóaKhi mới giải phóng bu tui được đọc tạp chí Bách Khoa do Sài Gòn xuất bản trong đó bàn về chữ XÃ nó là hình ảnh cơ cấu một xã hội có đạo lý còn nghĩa nó thì bạn đã trích dẫn
Tôi muốn nói người ta hiếm khi viết chữ Xã đứng một mình, bởi như ta đã thấy, khi đứng một mình, Xã chỉ có ý nghĩa là Thần đất. Muốn nói Đất nước, phải dùng cụm từ Xã tắc. Vả lại, cũng ít người giỏi chữ Hán, chiết tự được như bác Bu...
Trả lờiXóa1- Tại cửa hàng sách Đồng Hới gần chợ Ga Nam Lý cách nay khá lâu bu tui gặp lần đầu và cũng lấy làm lạ như PNH vậy. Năm ngoái gặp lần thứ hai ở VT. Theo bu thì người viết chữ này để treo không cốt lấy nghĩa trực tiếp như chữ Tâm, Đức, Nhẫn ,Phúc, Lộc, Thọ... mà để giới thiệu triết lý cân bằng tâm linh và vật chất của một xã hội.
Xóa2- Bu tui chẳng giỏi giang chi, chỉ vì tò mò đọc một tác giả miền nam (quên tên) trong tạp chí Bách Khoa bàn về làng xã Việt Nam. Riêng cái chứ Xã này tác gỉa ấy tán ra hơn một trang, hay lắm.
"Cấu tạo chữ xã mang ý nghĩa nhân văn và xã hội vô cùng sâu sắc. Nó gồm hai phần, bên trái là bộ kì (礻 ) tức thần đất, biểu tượng cho tâm linh, bên phải là chữ thổ ( 土 ) tức đất đai, tài sản. Một xã hội được gọi là tốt đẹp, hợp đạo lý khi dân chúng trong xã hội đó có cuộc sống vật chất đầy đủ, và cuộc sống tinh thần phong phú, lành mạnh. Còn nếu vật chất quá đầy đủ, thừa mứa, mà cuộc sống tinh thần nghèo nàn, thì đó là xã hội vô đạo. Ta vẫn thường nói là đạo đức xã hội sa đọa, xuống cấp. Ngược lại một xã hội nặng về tâm linh nhưng nghèo nàn vật chất thì dân chúng sống lầm than đói khổ, lại mơ tưởng toàn chuyện viển vông. Ta gọi là xã hội duy ý chí."
Trả lờiXóaCảm ơn Bác Bu về chữ "Xã"!
Bác Bu ơi thế còn "Xã" này thì giải thích sao? (Trong chữ "Bà xã" ấy)Xóa
Hehehe xã này là một thứ "đế quốc sài lang" Bi Con ơi
Xóa