Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

TẢN MẠN THƯ PHÁP



Hoa lộc vừng

Thư pháp lộc vừng, ảnh của Ruchung


Bạn Ruchung còm vào bài “Lộc vừng nở hoa” của TTM Gốc Mai  tấm ảnh “Thư pháp lộc vừng” thật độc đáo. Nó có khả năng dẫn dắt người xem đi từ liên tưởng này đến liên tưởng khác tưởng như không cùng…

***
   
 1-   Tạo hóa sinh ra con người càng ngày càng có những phát minh sáng chế vĩ đại, nhưng còn lâu con người mới hiểu hết những quy luật của thiên nhiên, nói chi đến làm chủ và chế ngự nó.  Phản ứng nhiệt hạch có ở mặt trời cách nay 4,5 tỷ năm, trong khi con người mới tìm ra phản ứng này ở thế kỷ 19. Ra đa đã được loài dơi sử dụng trước con người tới 52 triệu năm. Công suất của loài chim chinh phục khoảng không thì  chưa có một máy bay tối tân nào địch nổi. Và theo Trang Tử, không có bộ nhạc  hơi nào tuyệt hảo hơn là gió thổi qua khe đá và các hang hốc nơi thân cây trong rừng. Cũng không có kiến trúc sư  nào thiết kế ra được kết cấu trác tuyệt như  nhụy hoa phong lan cát lay da, màu sắc của giống hoa này thì không họa sĩ nào pha chế đẹp hơn được. Vậy thì viết thư pháp chắc gì con người hơn được tạo hóa. Nếu cách nay 2300 năm Trang tử  phát hiện ra âm nhạc của đất thì ở  thế kỉ 21 này bạn Ruchung là người đầu tiên phát hiện ra thư pháp lộc vừng. Không bốc đồng bạn ấy làm gì vì điều đó là một sự thực.
    Để trở thành một nhà thư pháp, con người đã bỏ ra biết bao công phu rèn luyện. Đời Tấn có Vương Hy Chi trải 15 năm chuyên tâm rèn thư pháp bắt đầu với một chữ  vĩnh (). Đời Tùy, nhà sư Thích Trí Vĩnh cháu 7 đời Vương Hy Chi “đăng lâu bất hạ tứ thập niên” nghĩa là lên lầu chùa ngồi một lèo 40 năm không xuống đất để luyện thư pháp. Đường Thái Tông mê thư pháp đến độ “trừu không luyện tự”,  là lấy ngón tay làm bút viết chữ ra giữa không  trung …Giống cây lộc vừng không biết trời đất tạo ra cách nay mấy tỷ năm và đã luyện thư pháp mấy trăm triệu năm để có một tác phẩm thư pháp cho ta thưởng thức. Ảnh thư pháp lộc vừng của Ruchung là một tổng thành những yếu tố tối ưu, từ  góc nghiêng và cường độ mặt trời chiếu sáng, độ xao động của mặt nước hồ…Thư pháp của người và thư pháp của lộc vừng có chỗ khác nhau. Con người phải  thuần thục “chấp bút yếu lĩnh” (yếu lĩnh về việc cầm bút) gồm bốn động tác cơ bản là: 1.chỉ thực, chưởng hư, 2. oan bình, chưởng chính, 3. cao đê tọa độ, 4. tùng khẩn đắc nghi.  Nhưng với lộc vừng thì cái đẹp của thư pháp lại do mặt nước hồ xao động làm nên. Nếu nước chỉ gợn sóng lăn tăn ta có chữ chân, sóng to hơn ta có chữ thảo, sóng to hơn nữa ta có chữ cuồng thảo như bạn Ruchung đã ghi lại được. Có người sẽ hỏi, vậy thư pháp kia là chữ gì. Đó là chuyện thiên cơ huyền bí, liệu ta có nhất thiết phải biết không . Ngay bãi đá chữ cổ ở Sapa  do con người tạo ra mà đã có nhà khoa học nào đọc được đâu, nói chi đến đọc thư pháp lộc vừng của hoa lá, đất trời, gió nước.  

2-  Thư pháp của con người lấy chữ Hán làm lý do tồn tại, nó là nghệ thuật viết chữ của người Tàu, ngoài nghệ thuật ra thư pháp còn là một thứ Đạo (thư pháp giả đạo dã). Cổ nhân nói:  “Học tập thư pháp khả dĩ tu thân, dưỡng tính, đào dã tâm tình”. Khác với chữ quốc ngữ của ta, tuyệt đại đa số chữ Hán nằm trong hình vuông  như là một bức tranh, mỗi chữ  có khi mang tính triết học thâm sâu. Chẳng hạn chữ Phật ( ) gồm bộ nhân ( ) là người với chữ phất ( ) là sự phủ nhận.  Con người khi phủ nhận lối sống tham sân si ở cõi ta bà là thành Phật.  Chữ xã ( )  trong từ xã hội gồm bộ kỳ ( ) là thần đất chỉ tình thần,  chữ thổ ( ) chỉ sản vật.  Một khi tinh thần và vật chất hài hòa thì xã hội phồn vinh tốt đẹp.  Một bức thư pháp đẹp không chỉ nét chữ rồng bay phượng múa mà còn là sự liên hệ giữa chữ nọ và chữ kia về ý nghĩa, nó tạo ra rung cảm thẩm mỹ lý thú . Nhà thơ Vương Duy (699 - 759) thời nhà Đường là một Phật tử, một nhà thư pháp, một họa sĩ, có bài thơ Tân Di ổ (ngõ Tân Di) trong đó câu đầu tiên “Mộc mạt phù dung hoa” (木 末 芙 蓉 花)    nghĩa là cuối cành hoa phù dung.  Ta thấy gì trong từng chữ câu thơ ấy?
                                                
木  末  芙  蓉  花
 1      2        3     4     5

1- Chữ thứ nhất (mộc là một cái cây)
2- Chữ thứ hai (mạt) cũng là chữ mộc nhưng đã phát triển một thêm một cành nằm ngang
3- Chữ thứ  ba (phù) vốn là chữ phu có thêm bộ thảo. Phu là người đàn ông trưởng thành, ý rằng trong sự phát triển của vạn vật không thiếu được con người
4- Chữ thứ thứ tư (dung) bộ thảo như một bông hoa nở bung ra, có yếu tố khẩu miệng người đang nói
5- Chữ thứ năm (hoa) là một bông hoa nở trọn vẹn. Trước khi đặt bộ thảo vào chữ này là hóa, chỉ sự biến hóa. Bộ nhân ở đây khẳng định con người  là tác nhân của sự biến hóa trong vạn vật.
Ta cũng có thể hiểu con người hóa nhập vào thiên nhiên. Cây, hoa, người là một thể,  trong đó con người làm cho vạn vật biến đổi. Câu thơ Vương Duy phản ảnh sự biến hóa của chữ Hán, những tầng lớp nghĩa ẩn hiện trong nghệ thuật viết chữ Tàu và nhân sinh quan của người viết.


52 nhận xét:

  1. Sự sáng tạo của con người từ thiên nhiên mà có phải không bác Bu? Cho đến giờ con người đã phát minh được rất nhiều thứ phục vụ cho những mục đích cao cả hay nhỏ bé của con người. Nhưng thiên nhiên, tạo hóa là vô cùng. Con người mãi nhỏ bé trước vạn vật mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có một ngành khoa học gọi là phỏng sinh vật (bionic). Con người bắt chước thiên nhiên để chế tạo ra những máy móc phục vụ mình. Bắt chước con dơi để làm ra đa là một ví dụ

      Xóa
  2. Sang thăm đồng hương đã! Độ này bận quá!

    Trả lờiXóa
  3. Cuối năm rồi mình có xem 1 buổi thư pháp tại Vũng Tàu, nhưng thú thật, phải có chút thẩm mỉ, rồi thêm kiến thức và trí tưởng tượng nửa... mới thấy hết cái đẹp và giá trị của thư pháp_đúng ko Bu? hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng như bạn nói.
      Hôm tết ở Vũng Tàu có nhiều người viết thư pháp tiếng Việt.
      Như bu đã nói thư pháp xuất hiện cùng lúc với chữ Tàu. Không có chữ Tàu không có thư pháp. Người Việt nào có hoa tay viết chữ đẹp thì cứ viết bán cho thên hạ treo chơi nhưng đừng gọi nó là thư pháp

      Xóa
    2. Người Á Rập cũng có nghệ thuật thư pháp không thua gì thư pháp chữ Hán. Còn mấy ông thiền sư Nhật viết "cái vòng tròn", không biết có thuộc thư pháp hay không!

      Xóa
    3. Bu viết bài này dựa vào kiến thức trong "Từ điển thư pháp" của Lê Đức Lợi NXB Văn Nghệ TPHCM 2006, sách dày 615 trang. Trong đó nói thư pháp Nhật tiếp thu từ thư pháp TQ và người Nhật gọi là Thư đạo. Còn vòng tròn các thiền sư Nhật chắc là bùa phép chi đó chăng ?

      Xóa
  4. Thư pháp lộc vừng, cả ảnh và bài viết đều hay :-)))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Toro đã"thay Già muốn nói"!
      Cảm ơn bác Bu

      Xóa
    2. PNH à
      Tấm ảnh thư pháp lộc vừng Ruchung còm bên TTM, ở đó gần như không ai bàn gì đến nên butui phải làm một ẻn riêng vậy....

      Xóa
  5. Nhìn hình hoa lộc vừng rơi xuống mặt nước từ những nhánh lộc vừng đung đưa bên trên mà nghĩ ra là thư pháp lộc vừng thì quá tuyệt!

    Có phải ai nhìn cũng "thấy" như bác Bu, bác Ru đâu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người thấy đầu tiên là bác Ru, bu tui chỉ ăn theo thôi mà...

      Xóa
    2. Lão lai tài tận rồi còn cưa cái nỗi gì nữa ngươigia ơi

      Xóa
  6. HÌnh như bác đang cưa em Hoa nào đó... Ha ha, lâu lâu khồng ngờ các bác còn chơi PLUS. Em quên mất lối vào PLUS rồi ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hihihhi Nếu cưa em Hoa nào thì bu không mất thì giờ viết về thư pháp.

      Xóa
  7. Thư pháp của con người là để con người hiểu thế mà có khi còn không hiểu hết ...
    Thư pháp của Lộc vừng là để Lộc vừng hiểu thì cớ gì phải hỏi "chữ gì" anh Bu nhỉ ?
    Bức ảnh và cả bài viết khởi đi từ nét động của thiên nhiên đều quá tuyệt vời...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gió nói đúng lắm, nhiều bức thư Pháp chữ thảo ai viết nấy đ
      vậy thì không đọc được thư pháp lộc vừng không có gì lạ

      Xóa
  8. Đây là bức thư pháp của Lương Khải Siêu, chánh trị gia 、tư tưởng gia 、giáo dục gia 、sử học gia 、văn học gia (23/2/1873 - 19/1/1929), kể cũng không gì lạ so với nghệ thuật thư pháp đã có trên 5 ngàn năm ở Trung Quốc.

    [img]http://4.bp.blogspot.com/-FpDtJTJFAC8/UVEOxfLgL8I/AAAAAAAALUg/kq_8l81Io1g/s640/Thu+Phap+-+Liang%27s_calligraphy.jpg[/img]


    Tuy nhiên với bức "thư pháp Lộc Vừng" dưới tay nghệ thuật bấm máy của Ruchung, nét chữ chỉ có một không hai, một nét chỉ trong tíc tắc một thời khắc hiện ra so với 5000 năm nghệ thuật thư pháp của Trung Quốc thì cũng đáng cho ta khâm phục Ruchung lắm thay!

    [img]http://1.bp.blogspot.com/-44_E6aqxuFA/UU_MzTG1SMI/AAAAAAAAAps/3CNsqep6j8I/s640/sEyP9l7AC.6EgEj8iufdsQ.jpg[/img]

    Và từ hôm thấy hiện ra ở entry "Lộc vừng nở hoa" bên nhà M, thì M đang giải mã nó bằng hàm số toán học mà chưa giải ra.. hix.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu giả mã thư pháp lộc vừng vừng bằng toán học thì bạn vào hàng trên tài Ngô Bảo Châu, chúc bạn thành công.
      Huhuhu vì dốt toán nên bu tui không hình dung được kết quả giải mã ấy nó như thế nào.
      Đang chơ đợi kết quả của bạn TTM Gốc Mai

      Xóa
    2. Gốc Mai à , chữ " Như" nghĩa gốc là "tùy tùng", "y chiếu" . Tả Truyện nói :Có lúc phải ràng buộc kẻ khác như ràng buộc chính mình (hữu luật dĩ như kỷ dã).
      Vì vậy , chữ "như" gồm : một bên chữ khẩu (miệng) biểu thị mệnh lệnh của chủ nhân , một bên là chữ nữ ( người con gái ), chỉ người con gái bị bắt buộc phải nghe theo . Sau đó chữ "Như"thường dùng làm liên từ .
      Vài dòng Gốc Mai rõ , Chúc thường an

      Xóa
  9. Anh Bu giải thích kiểu chiết tự câu thơ của Vương Duy thật là "thú vị"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn một câu thơ Đỗ Phủ nữa cũng thú vị lắm bạn à
      có dịp bu tui nói tiếp hihihi

      Xóa
    2. Riêng M thì M cứ nghĩ mãi khi chiết tự chữ "Như 如", một bên là chữ "nữ 女" một bên là chữ "khẩu 口"!

      Tại sao chữ Như lại hình thành từ hai chữ như thế! Bác Bu giải thích hộ được không ạ.


      Riêng M xin góp vào đây một câu chuyện về chiết tự vui có thật.

      Cty M tên là 如興 Như Hưng, nên hôm nọ trong lúc ăn tất niên trong nhóm quản trị, mấy chị em nữ ngồi chiết tự và to tiếng nói rằng: vì chữ Như 如 có bộ nữ và bộ khẩu cho nên Cty hưng thịnh là nhờ vào thuật ăn nói của nữ nhi trong Cty.. hihii chỉ vì trong Cty đã có đến 98% là nữ rồi!



      Xóa
    3. Đây là câu hỏi oái oăm, hấp dẫn, sớm muốn chi cũng trả lời.
      Đợi nhé.

      Xóa
    4. Vậy thì bà già lót dép bên thềm ngồi đợi đó hihi

      Xóa
    5. Nhân tiện đưa câu đầu của mỗi kinh: "如是我聞 Như thị ngã văn" vào luôn Trưởng Lão nhé.

      Xóa

    6. Câu hỏi của bạn TTM Gốc Mai đáng ra bu phải làm một ẻn riêng trong đó có ảnh chụp , hình vẽ… vì với ai thì nói khơi khơi được riêng với bạn TTM sống bằng chữ vuông, tư duy theo kiểu chữ vuông, bàn tay gõ ra chữ vuông thì phải nói có mách có chứng. Tiếc thay sức khỏe đang trục trặc nên bu tui chỉ reply vào trang này bạn đọc tạm vậy

      1-Trong phép lục thư của người Tàu (1-Tượng hình, 2- Chỉ sự, 3- Hội ý, 4- Chuyển chú, 5- Giả tá, 6- Hài thanh) thì như (如 ) là một chữ Hội ý. Tức là thứ chữ được tạo thành do hợp ý từng phần lại. Để mô tả chữ như (如 ) sách tìm về cội nguồn chữ Hán (Lý Lạc Nghị và Jim Waters) vẽ một cô gái quỳ dưới đất hai tay vòng trước ngực, đầu cúi xuống. Trước mặt cô gái ở tầm cao hơn đầu là một khuôn miếng há to như đang phát ra tiếng. Các tác gỉa giải thích:
      “ Nghĩa gốc là “tùy tùng” “y chiếu”. Tả truyện có câu : Có lúc phải ràng buộc kẻ khác như ràng buộc chính mình. Một bên là chữ khẩu 口 (miệng) biểu thị mệnh lệnh của chủ nhân. Còn một bên là 女 nữ (người con gái) chỉ người con gái bị bắt buộc phải nghe theo. Sau đó chữ như 如 dùng làm liên từ”

      2 – Nghĩa chữ như
      • (Động) Theo, theo đúng. ◎Như: như ước 如約 theo đúng ước hẹn, như mệnh 如命 tuân theo mệnh lệnh.
      • (Động) Đi, đến. ◇Sử Kí 史記: Tề sứ giả như Lương 齊使者如梁 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện 孫子吳起列傳) Sứ nước Tề đến nước Lương.
      • (Giới) Dùng để so sánh: bằng. ◎Như: viễn thân bất như cận lân 遠親不如近鄰 người thân ở xa không bằng láng giềng gần. ◇Sử Kí 史記: Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn吳起乃自知弗如田文 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện 孫子吳起列傳) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
      • (Giới) Giống như. ◎Như: tuân tuân như dã 恂恂如也 lù lù như thế vậy, ái nhân như kỉ愛人如己 thương người như thể thương thân.
      • (Liên) Nếu, lời nói ví thử. ◇Tây du kí 西遊記: Ủy đích một hữu, như hữu tức đương phụng thừa 委的沒有, 如有即當奉承 (Đệ tam hồi) Quả thực là không có, nếu có xin dâng ngay.
      • (Liên) Hoặc, hoặc giả. ◇Luận Ngữ 論語: Phương lục thất thập, như ngũ lục thập, Cầu dã vi chi, bí cập tam niên, khả sử túc dân 方六七十, 如五六十, 求也為之, 比及三年,可使足民 (Tiên tiến 先進) Một nước vưông vức sáu bảy chục dặm, hoặc năm sáu chục dặm, Cầu tôi cầm quyền nước ấy, thì vừa đầy ba năm, có thể khiến cho dân chúng được no đủ.
      • (Trợ) Đặt sau tính từ, biểu thị tình hình hay trạng huống. Tương đương với nhiên 然. ◎Như:đột như kì lai 突如其來 đến một cách đột ngột. ◇Luận Ngữ 論語: Tử chi yến cư, thân thân như dã, yêu yêu như dã 子之燕居, 申申如也, 夭夭如也 (Thuật nhi 述而) Khổng Tử lúc nhàn cư thì thư thái, vẻ mặt hòa vui.
      • (Phó) Như ... hà 如 ... 何 nài sao, làm sao được. ◇Luận Ngữ 論語: Khuông nhân kì như dư hà 匡人其如予何 (Tử Hãn 子罕) Người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
      • (Danh) Nguyên như thế. Trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính, không nhiễm trần ai là như 如.
      • (Danh) Họ Như.

      Xóa
    7. Cám ơn anh. M sẽ đọc kỹ.. nhưng vẫn không hiểu vì sao mà họ ghép hai từ ấy vào với nhau lại thành nghĩa chữ "Như".. hix.

      Xóa
    8. Chưa đọc kỹ thì không hiểu cũng là phải. Vậy nói thật vắn tắt:
      1- Như là chữ hội ý( Ý của khẩu và ý của nữ)
      2- Miệng ra lệnh và người phụ nữ chấp hành
      3- Nghĩa gốc của Như là: y chiếu, tùy tùng, chấp hành.
      4- Mãi về sau này nghia chữ như mới biến đổi như ngày nay (Chú ý điểm này)
      (Giải thích theo Sách tìm về Cội nguồn chữ Hán của Lý Lạc Nghị và jim waters)

      Xóa
  10. Tôi cũng xin liều nói thêm về chuyện chữ nghĩa, hình như cây lộc vừng là nói theo miền Bắc, còn miền Nam kêu là cây lộc... mè :-)))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong nam và miền trung gọi mè ngoài bắc gọi vừng
      Ở Quảng Bình còn gọi là cây mưng

      Xóa
    2. Vậy còn gọi là cây... lộc mưng nữa, hìhì!

      Xóa
  11. Em chào anh , em vừa đọc bài của anh , đọc luôn cả còm! hè hè !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một dạo vào nhà Sỏi thấy báo không được mời đành quay lui

      Xóa
  12. Vài hình ảnh thư pháp Ả rập

    [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/basmala_islamic_calligraphy_other_1946150802_zpsfe7a291c.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
  13. [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/zoom_elephant_1382328191_zps87da09e3.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
  14. [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/islamic_art35_allah_ho_akbar_butterfly_209644034_zps62c249f4.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. con bướm chữ hán sao chứ anh! Chà nghệ thuật nhỉ?
      nhìn bên cánh trái như chữ TÂM ấy còn bên cánh phải là chữ PHÚC

      Xóa
    2. Nó là chữ Ả Rập nên bu tui mù tịt luôn

      Xóa
  15. [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/art5_1983432190_zps4c1524f3.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
  16. Cụ Bu và cụ Gốc cây (Ý chết Gốc Mai)cứ chiết tự em đọc đi đọc lại mà lần nào đọc xong ngồi thừ nghĩ lại chẳng nhớ mình vừa đọc gì.Thôi về mai sang đọc lại !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đại khái thế thôi sỏi ơi dành thì giờ mà viết cái chi cho hấp dẫn để bà con coi chơi...Hehehe...

      Xóa
  17. Bác xem bài này coi: Vận nước quẻ Hằng
    Nguồn:
    http://bagan3.me/2011/08/25/vận-nước-quẻ-hằng-1882011/

    Trả lờiXóa
  18. Thật là thú vị.
    Cảm ơn Bu và các Bạn comments.
    Tại hạ xin ngồi nghe, lĩnh ý.
    Chào Bu!

    Trả lờiXóa
  19. Anh Bu biết không, HN đọc entry này sáng CN sau khi chờ bài mới của anh hơi bị lâu và đã viết cho anh rằng việc đọc nó chắc chắn đem lại niềm vui cho HN suốt ngày. Viết vừa xong chưa kịp post thì rớt mạng! Chán, rồi nghĩ lại mất cái gì chứ rớt mạng có là gì đâu, chỉ là tiếc những ý mình viết, mà anh biết rồi, "tâm viên ý mã" mà, bây giờ cũng không viết lại được.
    Chỉ là cái vụ thư pháp lộc vừng này lạ mà anh luận có lý chứ gượng ép gì đâu? Lời bình của gió heo mây thú vị và của anh Hiệp cũng vui vui. Do vậy, HN cám ơn bài viết và trả lời cmt của anh đã cho HN biết thêm nhiều điều mới lạ, cám ơn anh Ruchung tạo ý tưởng cho entry này ra đời. Cũng không quên cám ơn Kichbu Hoàng cho đọc bài quẻ Hằng và sau cùng là... GM. Chúc an vui. HN

    Trả lờiXóa
  20. http://www.thuquananlac.com/out/users/computerangel3/thuphaptrenda/DSCN5858.jpg
    Chúc bạn chiều vui

    Trả lờiXóa
  21. Dạo này sao Trưởng Lão im ắng!

    Trả lờiXóa
  22. " Thư pháp của con người lấy chữ Hán làm lí do tồn tại ,..."
    Câu này nghe không ổn anh Bu à . Vì sao ?
    Thư pháp là thuật viết chữ , Thư pháp chữ Hán là thuật viết chữ Hán . Tương tự , chữ Việt chữ Tây chữ Ả eập ..v..v...
    Thư pháp Tàu quen thuộc với người Việt vì tính đồng văn , vậy thôi . Tuy nhiên , vì tính đồng văn này mà sinh ra sự sùng bái Tàu , cho rằng chỉ có Tàu là có thư pháp , là sai .
    Vài lời thô thiển , có gì không phải , mong anh Bu chỉ cho .

    Trả lờiXóa