Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

PHỎNG VẤN ĐỨC PHẬT THÍCH CA









(Bốn tấm hình tượng Phật chép từ blog NANO)


Đọc Phật giáo khó hiểu, cố đọc vẫn thấy không khá gì hơn! Khổ thế.  Nghe bảo các nhà ngoại cảm nói chuyện được với linh hồn, hay là nhờ họ gặp đức Phật hộ? Khốn nỗi, chính Ngài khẳng định không có linh hồn vĩnh cửu, thì gặp làm sao. Thế rồi đêm đản sinh Ngài (rằm tháng tư âm lịch năm vừa rồi) chính bu tui được diện kiến đức Phật trong vừng hào quang sáng lóa…

Bu: Bạch Thế tôn, có nhiều điều con rất muốn được ngài khai thị cho, nhưng trước uy lực và hào quang của Thế tôn con hơi bị rối trí chút xíu…!
ĐP: Con khoan nói gì, hãy giữ cho thân tâm thanh tịnh đã.
Bu: Đa tạ đức Thế tôn… con đọc kinh Trung Bộ và hoan hỷ nhất đoạn mô tả đêm cuối cùng ngài thiền định dưới gốc cây assatha…
ĐP: Đêm cuối cùng trong 49 đêm… nhưng lại là đêm bắt đầu cho sự nghiệp của ta.
Bu: Nhắc lại sự kiện này con như vẳng nghe đâu đây tiếng Ngài reo vang “Giải thoát đạt vẹn toàn. Đây là đời cuối cùng. Không còn tái sinh nữa”
ĐP: Đúng vậy, ta đã chứng ngộ được Tam trí: Túc mạng trí, Thiên nhãn trí,  Lậu tận trí, trong cái đêm ấy.
Bu: Hình như sự đắc ngộ “Tam trí” ấy chỉ giúp ngài biết trong hiện tại và nhớ về quá khứ vô lượng kiếp, chứ không giúp ngài nhận định về tương lai.
ĐP: Con nói rõ thêm cho ta nghe
Bu: Sau ngày ngài nhập Niết Bàn,  Tôn giả  Anan nói với ngài Cù nặc kiền liên:  “Hiện nay không thể ai kế vị được Phật, chúng tôi là những người con mất cha”…Nghe như Tôn giả không tin vào tương lai lắm…
ĐP:  Chính vì thế mà trước đó ta đã nói với Tôn giả A nan,  “Pháp và Luật mà ta đã thuyết giảng cho chư vị, sau khi ta diệt độ, sẽ là Đạo sư của chư vị”.
Bu: Bạch Thế tôn, con đã đọc lời di huấn của Ngài trong kinh Trường bộ,   nhưng thực tế xẩy ra lại ngoài ý muốn của Ngài.
ĐP: Ngoài ý muốn của ta?
Bu:  Vâng, trong hội nghị kết tập lần thứ hai vào năm 383 tcn tức là lúc ngài vừa nhập Niết bàn một trăm năm, hàng ngũ tăng già đã thể hiện sự bất đồng về giới luật, dẫn đến sự xuất hiện  phái Trưởng lão bộ muốn giữ nguyên giới luật, và phái Đại chúng bộ đòi canh tân giới luật do Ngài đã gây dựng.  
ĐP: Ta thừa nhận với con đó là một sự thật.
Bu:  Và chắc ngài không nghĩ đến một tương lai đầy nghịch lý …
ĐP:  Đầy nghịch lý ở khía cạnh nào vậy ?
Bu: Bạch Thế tôn, nghịch lý ở chỗ vào khoảng năm 1200, Đạo của ngài biến khỏi trên chính quê hương Ngài, đúng hơn là còn lại lèo tèo ở các vùng nam Ấn, Ma kiệt đà, Belgan, Orissa, và cũng chỉ 250 năm sau thì biến luôn…
ĐP: Hẳn con thừa biết sự xâm lăng và hành động tàn sát đẩm máu của người Hồi giáo đối với tăng ni, phật tử Ấn Độ.
Bu:  Dạ, con có biết, nhưng tại sao đạo Hin đu, đạo Jaina cũng là đối tượng của người Hồi giáo thì vẫn còn nguyên cho đến tận hôm nay. Như vậy hẳn có một nguyên  nhân nội tại của Phật giáo chăng?
ĐP: Đúng vậy, có thể xét đến hai khía cạnh, vào thời đó đạo Hin đu và đạo Jaina được những tín đồ giàu có và giới cai trị hỗ trợ, thế mạnh ấy Phật giáo không có. Mặt khác, sau 1000 năm tồn tại, xét về mặt tâm linh, Phật giáo đã tự đào thải mình. Tăng sĩ đã lười nhác hoặc thoái hóa đến mức không sao có thể tồi tệ hơn được nữa.
Bu: Vậy thì, xin ngài giải thích tại sao sau khi Phật giáo biến khỏi Ấn  Độ, lại sống mãi ở một số nước ngoài Ấn Độ.  Đấy không thực sự là nghịch lý sao ?
ĐP: Lịch sử một quốc gia hay một tôn giáo đôi khi đầy rẫy nghịch lý. Nhưng đạo của ta tồn tại được đến nay là công đầu của vua A dục (264-226 tcn). Ngài trị vì cả toàn cõi Ấn Độ, và là người hết sức nhiệt thành với Phật giáo… Vua đã triệu tập một đại Phật hội gồm hơn một ngàn vị tăng có tài đức về dự để bàn kế hoạch truyền bá Phật giáo. Sau Phật hội, ngài cử con trai và con gái qua Tích Lan, các vị tăng khác qua HyLạp, qua các xứ gần Hymalaya, qua Miến Điện, qua Xyri. ..Từ đó lan truyền sang các nước Đông Nam á và Đông á.
Bu:  Như vây, vua A Dục có thể không nhớ lại được vô lượng kiếp trước như Ngài, nhưng lại có nhãn quan nhìn thấu tương lai. Hẳn nhà vua biết được một ngàn năm sau đó Phật giáo sẽ tuyệt diệt ở Ấn Độ ?
ĐP: Cũng có thể như vậy lắm.
Bu: Bạch Thế tôn, các khái niệm như nghiệp, tái sinh, luân hồi, đã có trong đạo Hin đu, khái niệm bình đẳng giới đã có trong đạo Jaina, vậy cái khác biệt giữa đạo của Ngài và hai đạo kia là chỗ nào ạ?
ĐP: Là lý Duyên khởi, hay Mười hai Nhân duyên, nếu nói hết với con thì dài quá.
Bu: Vâng, con xin ngài nói cho vắn tắt nhất
ĐP: Pháp Thập nhị Nhân duyên của ta giải thích sự phát sanh của một trạng thái tùy thuộc nơi trạng thái trước đó, mà điểm xuất phát là Vô minh. Vô minh ở đây không như cách hiểu của thế tục là không sáng suốt, kém hiểu biết, mà là không nhận thức được chân lý về sự đau khổ, nguồn gốc của đau khổ, và con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ. Nói cách khác Vô minh là không nhận thức được thực tướng của vạn pháp, không hiểu thấu đáo chân tướng của chính mình.
Bu: Thưa Ngài, nếu trạng thái xuất phát là Vô minh thì mười một trạng thái tiếp theo sẽ là thế nào ạ?
ĐP: Con hãy nghe đây
1- Vô minh là điểm xuất phát.
2- Vô minh làm (điều kiện, duyên) khởi sinh Hành (hành động có tác ý)
3- Hành làm khởi sinh Thức (sự nhận biết)
4- Thức làm khởi sinh Danh - Sắc (tinh thần và thân thể)
5- Danh-Sắc làm khởi sinh Lục nhập (sáu đối tượng của sáu giác quan)
6- Lục nhập làm khởi sính Xúc (sự tiếp xúc)
7- Xúc làm khởi sinh Thọ (cảm giác)
8- Thọ làm khởi sinh Ái (dục vọng)

9- Ái làm khởi sinh Dính chấp (sự lệ thuộc vào dục vọng)
10- Dính chấp khởi sinh Hữu (sự hiện thành, nghiệp hữu)
11- Hữu khởi sinh Tái Sanh                                      
12- Tái sanh  khởi sinh già, chết, sầu muộn, buồn đau, thất vọng…
Bu: Con xin ghi nhớ, và sẽ tìm hiểu thấu đáo những gì ngài đã khai thị. Bây giờ con xin được hỏi ngài vài câu về chính bản thân Ngài..
ĐP: Ta hoan hỷ nghe và trả lời con.
Bu: Hôm tăng đoàn nghỉ lại ở Pãvã, người thợ rèn Cunda cung thỉnh Ngài và chư Tỳ kheo về trai tăng. Ngài thọ thực một mình món Sũkaramaddava và không cho các vị khác được dùng đến, tại sao vậy?
ĐP: Vì ta biết dùng đến món ấy sẽ nguy hiểm cho sinh mạng.
Bu: Ngài biết nguy hiểm mà vẫn…
ĐP:  Đúng như thế. Lúc ấy ta đã vào tuổi tám mươi, xác thân tứ đại của ta đã hư tổn nhiều lắm rồi. Chỉ mươi ngày nữa thôi là phải giả từ cõi nhân gian, cho nên ta vẫn thọ thực món đó cho vui lòng ông Cunda. Ta biết chắc chắn ông Cunda không có ý định hại ta.
Bu: Bạch Thế tôn, sự thể sau đó ra sao?
ĐP: Ta bị lỵ huyết rất nặng, và biết rằng ông Cunda vô cùng ăn năn hối hận. Bởi thế ta đã dặn với Tôn giả Anan sau khi ta mạng chung, hãy nói với ông Cunda lời của ta rằng “Ông có thật nhiều phước báu thù thắng, sẽ hưởng được nhiều lợi lạc, vì đức Phật đã độ ngọ lần cuối cùng vật thực do ông dâng lên. Nghiệp tốt này sẽ trổ quả trong sự tái sanh thuận lợi, tuổi thọ cao, gặt hái nhiều may mắn và hy vọng, thọ hưởng nhiều an lạc và hạnh phúc…”

Bu tui định nói lời cảm ơn Ngài nhưng chợt thấy Ngài biến thành một nữ nhân giống y bà Quán Thế âm  bồ tát. Tay bà lay mạnh vào bu. Ơ kìa! Hóa ra bà xã vô vàn yêu dấu của bu đấy thôi… hihihi! 

41 nhận xét:

  1. Nếu hôm nào anh Bu còn có dịp phỏng vấn đức Phật nữa thì cho M gửi vài câu hỏi! Mà nếu anh đã hỏi và đã biết rồi nhưng chưa đưa vào entry này thì anh trả lời hộ luôn nhé!

    * Vì sao trong hội chúng, đức Phật nói rằng trong suốt 49 năm qua Đức Phật chẳng nói gì?

    * Vì sao trong kinh sách lại đưa việc đức Phật thuyết giảng kinh A Di Đà, kinh Dược Sư, kinh Thủ Lăng Nghiêm và một số kinh sách khác vào thời kỳ ngài còn tại thế, để người đời bây giờ đọc cảm thấy có tí huyển hoặc về tính chính xác về thời gian và không gian của kinh.

    * Ngay trong kinh A Di Đà, nơi thế giới cực lạc sẽ không có nữ giới, vậy giả sử là chúng ta chỉ có cõi Cực Lạc hay cõi thiên đàng thì hơn 50% nữ giới (giả sử đều là những bậc thiện nữ) khi vãng sanh sẽ đi về đâu ??


    Và trong giấc mơ lần sau, chúc anh Bu sẽ được nằm mơ lâu hơn nữa, để chỉ thấy toàn là tiên cảnh đầy những người tiên nữ xinh đẹp nhé hihi..


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Bu tui tìm được mấy câu này nhưng không chắc là từ kinh Phật.

      Thị tùng thành Đạo hậu,
      Chung chí Bạt Đề hà,
      Ư thị nhị trung gian,
      Vị thường thuyết nhất tự.

      (Từ khi mới thành Đạo
      Đến lúc nhập Niết Bàn
      Trong khoảng thời gian ấy
      Ta không giảng chữ nào)

      2- * Vì sao trong hội chúng, đức Phật nói rằng trong suốt 49 năm qua Đức Phật chẳng nói gì?
      Câu của bạn hỏi là mọi người hiểu thế, chứ đức Phật không nói nguyên văn như thế.
      Để bu tui coi lại phần 21 của Kinh Kim cang "Phi thuyết sở thuyết" xem sao
      rồi nếu được mơ thấy Phật bu tui hỏi hộ bạn cả ba câu. Trước mắt ráng chờ nhé



      Xóa
  2. Mình xin cái tem bạc nhé Bu! hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn kiệm lời quá chỉ tem bạc xong rồi về thôi

      Xóa
  3. Hihi, tôn giáo là Đức tin, mà khi đã tin thì... cấm có được thắc mắc. Dĩ nhiên mọi thắc mắc đều có cách lý giải (theo cách của tôn giáo), tuy nhiên những cách lý giải này thường ít làm hài lòng nhiều người, nhất là những người nghiên cứu nhiều như bác Bu.

    Bác Bu này khéo thật, có mơ thấy Phật, thấy Tiên, nhưng cuối cùng vẫn trở về cái "thường hằng", "thường trụ", đó là bà xã, hihi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại có thuyết nói rằng Phật giáo là một phương pháp sống chứ không phải là tôn giáo. Tôn giáo chính hiệu suy tôn một vị toàn năng sáng tạo ra hết thảy. Mọi người chỉ việc xin và vị toàn năng ấy cho, như một cơ chế bao cấp xin cho. Đằng này ông Thích Ca là người chỉ đường, mọi người tự đốt đuốc lên mà đi. Phật chỉ cho 8 con đường là bát chánh đạo, mọi Pháp không do ai làm nên mà xuất hiện do duyên khởi. Ông Phật chống sùng bái cá nhân chống tin tưởng mù quáng...
      Chao ôi đây là vấn đề cực khó của nhân loại chứ không chỉ khó với chúng ta

      Xóa
    2. Thì chắc hẳn Đạo Phật là một "phương pháp sống", bởi nguyên thủy nó thế. Đức Phật dạy cho chúng sanh "con đường" đến an lạc, và cái an lạc này là tùy theo cảm nhận của mỗi người, chứ ngài đâu có "vẽ" ra một cõi an lạc chung cho mọi người, chẳng thế mà ngài đã có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn để chỉ cho chúng sanh đến cõi an lạc ấy?

      Về sau người đời đã coi Đức Phật như một "đấng toàn năng" có đủ mọi phép thần thông biến hóa, một đấng "sáng thế" như mọi đấng Toàn năng khác, và từ đây thì "Tôn giáo Phật giáo" ra đời, đáp ứng cho một bộ phận nhân loại. Dù sao "phương pháp sống", hay "Tôn giáo Phật giáo" cũng là một "tất yếu" cũa con người trên con đường phát triển, và "tùy duyên" mà người ta tin theo con đường nào.

      Xóa
    3. Bu tui có cảm giác rất nhiều người đến chùa nhưng không hiểu Phật Giáo

      Xóa
    4. Đây không phải cảm giác đâu bác Bu, mà là sự thật, cũng là lỗi của nhà chùa, các thày... Họ đưa tín đồ đến "bờ mê" nhiều hơn là "bến giác". Nhiều thứ ở chùa bày ra bây giờ tôi nghĩ ngày xưa Phật không bao giờ làm...

      Xóa
  4. Lão Phật sống Lưu Công Danh có viết.
    Ðịa cầu trong hệ Mặt trời là nơi đẹp nhất, hấp dẫn nhất, quyến rũ nhất, làm cho các hành tinh khác phải ghen tỵ. Ðịa cầu đã 4 lần có con người xuất hiện :
    - Lần thứ nhất: con người vừa văn minh biết chế tạo và xây cất thì bị diệt vong toàn bộ do thời tiết quá lạnh.
    - Lần thứ hai: con người đã văn minh hơn lần trước thì cũng bị diệt vong do khí hậu quá nóng.
    - Lần thứ ba: bước sang văn minh toàn diện như chế tác, đúc kim khí, chinh phục đại dương… cũng bị diệt vong do bịnh tật, chiến tranh, chất độc, nắng hạn làm suy kiệt nguồn sống.
    - Lần thứ tư: con người hiện nay, do 4 nhóm người ở hành tinh khác đến chinh phục nên tạo ra 4 nhóm người.
    1- Màu da đen tượng trưng cho đất.
    2- Màu da trắng tượng trưng cho tuyết
    3- Màu da đỏ tượng trưng cho lửa
    4- Màu da vàng tượng trưng cho ánh sáng.

    Trả lờiXóa
  5. 1- Bu đã đọc hai lần quyển Phật sống Lưu Công Danh, nhưng chưa được đọc Phật Ngôn của Ông ấy.

    2- Thời về ở Cam Pu chia, cứ mỗi năm người ta đưa vào chùa cho Phật 2 cô gái trẻ đẹp để lấy giống. Chẳng may các cô sinh con gái thì dân CPC lại tiến vào hai cô khác khi nào sinh được con trai mới thôi. Cho đến nước rửa mặt của Phật người ta đem về thờ. Sau này ra miền bắc làm chủ nhiệm hợp tác xã xe ba gác Phật sông chén thit có mắm tôm tỳ tỳ hihihi. Lạ

    Trả lờiXóa
  6. "Ngày hôm nay ta ăn mừng sự xuất hiện của Siddhartha trên hành tinh này. Nhưng hầu hết chúng ta đều chỉ biết tôn sùng Siddhartha như một quyền lực thiêng liêng có khả năng ban phúc trừ họa. Không mấy ai trong chúng ta đang đi được trên đường Siddhartha đã đi, biết cách xử lý khổ đau, chế tác hạnh phúc, tái lập được truyền thông, tiếp xúc với Niết bàn trong hiện tại. Đạo Bụt của chúng ta phần lớn chỉ là đạo Bụt của tín mộ. Những gì mà Bụt khuyên chúng ta nên buông bỏ như danh lợi, tài sắc v.v... bây giờ chúng ta lại cầu Bụt ban cho chúng ta những cái đó" - Thích Nhất Hạnh

    Bác Bu viết bài này đọc dễ hiểu lắm ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc gần hết bài cứ thầm khen Thích Thu Thủy viết hay quá...

      Bài này ý bu muốn trách khéo NGÀI có thiên nhãn minh nhưng nhận định về tương lại không chuẩn, nếu không có vua Asoka thì đạo phật tiêu mất rồi...

      Xóa
  7. Em không tìm hiểu về đạo phật nên không biết góp lời thế nào.
    Chỉ sang thăm bác chúc bác cùng Quan Thế Âm (bà xã) luôn mạnh khỏe, hạnh phúc :).

    Trả lờiXóa
  8. BÓI HOA: TIN - KHÔNG TIN - TIN - KHÔNG TIN - TIN...(Các cô tuổi teen ở cõi người ta này thật rắc rối, Bác Bu nhỉ!)

    [img]http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/18/l/D5fjG5b2dr1vsYnxF3yQIA.jpg [/img]

    Trả lờiXóa
  9. Chúc bạn ngày lễ Phật Đản thân tâm an lạc

    Trả lờiXóa
  10. BU mơ đang phỏng vấn Đức Phật hay là Bà xã vậy........hihi.........

    Trả lờiXóa

  11. Anh Bu phỏng vấn như thế thì Phật cứ đem cái câu : "Ta có nói gì đâu", cho chéc en!!!
    Ông Phật Thích Ca này chắc là "giả tướng" quá anh Bu ơi!!!

    Trả lờiXóa
  12. Đức Phật giả tướng còn Như Thị thì Thật tướng
    Có khi mơ thấy Như Thị thú vị hơn
    Hehehe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HIhi...
      Anh Bu ơi!
      Coi chừng giấc mơ đó lại trở thành ác mộng!!!

      Xóa
    2. Niết bàn là cơn ác mộng cuối cùng mà

      Xóa
  13. Ngày mới chúc bạn bình an và vui nhiều nhé

    Trả lờiXóa
  14. Mấy hôm nay anh Bu lại nằm lười đọc sách rồi hả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những chuyện đáng viết thì hèn nhát không dám viết, viết ba chuyện vu vơ thì không có hứng thú gì. Chi bằng nằm đọc sách hihhi

      Xóa
    2. Vậy thì để bà già ngồi viết chuyện vu vơ chơi! hix

      Xóa
  15. thấy anh viết bài nầy lâu rồi, có qua đọc 1 lần, không còm được, nay qua lại ... chúc anh vui!

    Trả lờiXóa
  16. HN cũng đồng ý với cả anh Bu lẫn bác NHP rằng đạo Phật là một phương pháp sống, một triết lý, một "đạo" (con đường dẫn đến giải thoát chẳng hạn). Do vậy Đức Thích Ca mới dạy rằng "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sắp thành". Các bạn cứ tu y như tôi thì rồi cũng sẽ thành Phật, đạo Phật không có một đấng tối linh quyền năng vô hạn có thể xoay chuyển số phận tín đồ nên cũng không ban phép màu được.
    Bài phỏng vấn có thể là tư liệu tham khảo cho những đệ tử sơ cơ vì bao gồm những câu hỏi mà những người bước đầu học Phật kể cả hàng tỳ kheo đều thắc mắc. HN thích cái kết luận của anh Bu ghê. Có hai việc về bài phỏng vấn này HN muốn nói thêm nhưng chưa tiện, gặp nhau sẽ trao đổi thêm anh nhé (kể cả chuyện vui về cái kết luận nữa). Hihi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu không phải là bí mật quốc gia thì bạn HN cứ cho biết để cùng thảo luận. Biết đâu diều bạn muốn nói thêm cũng là điều nhiều bạn khác cũng muốn nói...

      Xóa
  17. Đọc mãi mấy lần chẳng dám nói là hiểu, Nhưng lại thấy rất thích cái bàn tay của "Quán thế âm". Đúng là bàn tay phật biết giữ và điều tiết đến cả những giấc mơ...!
    Luôn thích những chữ thể hiện sự U Mặc trào lộng của trưởng lão!hè hè .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Sỏi đã sang đọc.
      Đạo Phật không dám nói là hiểu được hết đâu Sỏi à

      Xóa
  18. Ghé thăm bác Bu.Thú thực nhà cháu đọc entry này chả hiểu gì , nhưng thích cách kể chuyện hóm hỉnh của bác .Đọc còm trao đổi ở dưới cũng thích nữa.Chúc hai bác cuối tuần thật vui !
    Bác Bu ơi, em không hiểu gì nhiều về Phật Pháp nhưng ...không hiểu sao cái giai điệu OM MANI PADME HUM cuốn hút em kinh khủng , nghe thường luôn bác Bu ạ.....!

    Trả lờiXóa
  19. OM MANI PADME HUM hình như trong chú đại bi, thứ này chỉ cần thuộc chứ không nhất thiết phải hiểu.
    Bạn có duyên với Phật giáo đấy
    Cảm ơn đã ghé thăm

    Trả lờiXóa
  20. Hì hì... Phật học quả là đề tài thú vị của bác Bu. Tôi không đủ hứng thú để nghiên cứu kinh sách nhà Phật, vì cứ thấy cái gì rắc rối là tôi lười không muốn tìm hiểu. Tôi cũng không thích triết học, các triết gia chỉ nói được vài câu đầu là hay, càng nói thêm càng xa sự thật. Nghe chim hót xem hoa nở có lẽ giúp tôi nhiều hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe chim hót xem hoa nở cũng là triết lý sống chớ sao Ái nữ ơi...

      Xóa