Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

TRÒ CHUYỆN VỚI NGƯỜI LÁNG GIỀNG TTM – GỐC MAI

Ni cô


                                           Các sách tham khảo:

                                         1- Hướng dẫn đọc Tam tạng kinh điển
                                         2- Kinh Lăng già tâm ấn
                                         3- Kinh bi hoa
                                         4- Từ điển Phật học
                                         5- Đọc và hiểu kinh Phật
                                         6- Đức Phật lịch sử
                                         7- Đập vở vỏ hồ đào
                                         8- Lược sử Phật giáo
                                         9- Tóm tắt 300 bộ kinh luận Phật giáo danh tiếng

Bạn TTM - Gốc Mai còm vào entry “PHỎNG VẤN ĐỨC PHẬT THÍCH CA” của bu: “Anh Bu à, nếu còn gặp đức Phật trong mơ, TTM nhờ anh hỏi hộ Ngài mấy câu dưới đây nhé:

I- Vì sao trong một hội chúng, đức Phật nói rằng trong suốt 49 năm qua ngài chẳng nói gì ?
II- Có đúng là tất cả các kinh Phật đều do chính đức Phật Thích Ca thuyết giáo không ?
III- Các kinh, kinh Vô lượng thọ, kinh Địa tạng, kinh Bi hoa… đều nói trên cõi Tây phương Cực lạc không có nữ giới, vậy số phụ nữ ở cõi ta bà này còn muốn làm phụ nữ nữa thì sẽ vãng sanh về đâu?

Nếu không gặp được đức Phật trong mơ nữa thì mong anh trả lời cho vậy.

***
Bạn TTM Gốc Mai  vào chùa lễ Phật từ lúc 8 tuổi,  nay lên chức bà nội bà ngoại vẫn là một Phật tử thuần thành.  Có thể nói nhà bạn ấy (ở quận 2 tp. HCM) là một nơi lưu trử kinh Phật và tượng Phật.  Bu tui chó ngáp phải ruồi một lần mơ gặp đức Phật, phỏng vấn ngài dăm ba câu,  không chắc còn mơ gặp được Ngài lần thứ hai để hỏi hộ TTM, đành liều trả lời bạn vậy.  Bu không là Phật tử, cũng chưa có ý định quy y tam bảo, nên nói câu được câu chăng, mong các bạn chỉ bảo thêm cho, xin đa tạ.

 I- Vì  sao trong một hội chúng đức Phật nói rằng trong suốt 49 năm qua ngài  chẳng nói gì ?

1- Câu hỏi này của bạn chỉ đúng về đại ý chứ không đúng nguyên văn lời Phật trong kinh sách.  Học giả Nguyễn Duy Cần cũng viết trong  “Phật học tinh hoa” rằng, trong kinh Lăng già Phật nói: “Ta thuyết pháp trong khoảng bốn mươi chín năm, nhưng thực ra ta chưa từng nói một lời nào”. Có đúng là Phật đã nói câu ấy trong kinh Lăng Già không? Thưa không! Ở trang 162 tập 2  kinh Lăng Già, đức Phật nói thế này: “Ta từ đêm ấy được Chánh đẳng Chánh giác tối thượng, cho đến đêm ấy vào Niết bàn, ở trong khoảng giữa kia không nói một chữ, cũng chẳng đã nói, sẽ nói”.  “Ta từ đếm ấy” là Phật chỉ thời quá khứ, khi ngài thiền định bốn mươi chín ngày đêm dưới gốc cây assatha (sau này gọi là cây bồ đề ). “Cho đến đêm ấy” là Phật chỉ thời tương lai khi ngài sẽ nhập Niết bàn. Bu phải dài dòng chút xíu để bạn TTM cũng như các bạn khác khi nhắc đến Phật ngôn thì cố gắng dẫn đúng kinh sách.

2- Trước bạn TTM  khoảng 2500 năm, bồ tát Đại Huệ đã hỏi đức Phật một câu đại ý như TTM đã hỏi bu, và đức Phật trả lời Đại Huệ:  “Ta nhân hai pháp nên nói như thế. Thế nào là hai pháp? Nghĩa là duyên pháp tự đắc và pháp bản trụ, ấy gọi là hai pháp. Nhân hai pháp này nên ta nói như thế”. Theo đức Phật thì  “duyên pháp tự đắc” là trí  pháp, tức là trí giác ngộ của đức Phật, vọng tưởng chúng sanh không thể hiểu được. Còn “Pháp bản trụ” là lý pháp, tức là lý bản nguyên của muôn sự muôn vật có sẵn như vậy, dù có Phật hay không có phật cũng không thay đổi, không do tạo tác, không do nói năng.  Hai pháp như thế không phải cảnh giới ngôn thuyết, nên Phật bảo  không nói một chữ.        
3- Với cách hiểu của bu, trong 49 năm thuyết pháp ngôn từ của ngài được phát ra từ ứng thân Phật, tức tấm thân ngài xuất hiện trên mặt đất được cấu thành bởi ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Kinh Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh do chính đức Phật thuyết  khẳng định “ngũ uẩn giai không”. Lời nói là “hành” sau khi “tưởng” cũng là không,  bởi vậy đức Phật cho rằng  từ khi giác ngộ đến khi nhập niết bàn ( khoảng 49 năm)  ngài không nói một chữ. Ngoài ra đức Phật muốn gửi đến chúng sinh một thông điệp: Không thể cứ nương vào kinh điển mà cho là xong việc, phải tự mình tu chứng mới hiểu được chỗ lời nói không thể hiển bày.

II- Có đúng là tất cả các kinh Phật đều do chính đức Phật Thích Ca thuyết giáo không ?

1- Kinh Phật nhiều như cát sa mạc mà hiểu biết của bu tui chưa được là một hạt trong đó. Tuy nhiên phải nói ngay rằng “Kinh Pháp bảo  đàn” của Đại thừa do lục tổ Huệ Năng (638-673) viết ra chớ không phải là lời Phật thuyết giáo. Tỳ kheo Thích Tuệ Hải khẳng định như vậy trong bài Tổng luận bộ kinh Pháp bảo đàn do ông  lược giải.  Thầy Tuệ Hải nói thêm: “…Chúng ta nghiên cứu hệ thống kinh Nguyên thủy cũng thấy rõ gần như trong khoảng mười bài kinh thì có một hay hai bài của đệ tử Phật nói. Thí dụ có người hỏi ngài Xá Lợi Phất một việc nào đó, Xá Lợi Phất trả lời và thỉnh đức Phật  xác quyết lại giải pháp đó đúng hay không, nếu đức Phật đồng ý thì kiến giải ấy của đệ tử Phật vẫn nằm trong hệ kinh tạng của Nguyên thủy”.  Trong số kinh nguyên thủy thì bộ Nikaya bằng tiếng Pali là gần thời đức Phật nhất. Nếu số liệu của Tỳ Kheo Tuệ Hải là chấp nhậ được, bu tính xem có bao nhiêu kinh trong hệ Nikaya  không do Phật thuyết. Nikaya gồm:

Trường bộ kinh:                               Gồm     34 bài kinh (1)
Tương ưng bô kinh                           -       7762        -
Tăng chi bộ kinh                               -       9557        -
Trung bộ kinh                                    -        152        -
Tiểu bộ kinh                                      -             9        -
                            Cộng :                         17.514        -
Số kinh không do Phất thuyết:  15% x 17.514 = 2627,1
Lấy chẵn khoảng 2627 kinh.
2- Bu tui chỉ biết được 3 trong số 2627 kinh nói trên, cụ thể là:
 + Kinh“Chánh tri kiến” ( Sammãditthi Sãvatthi, thuộc Trung bộ kinh) do đức Sàriputta thuyết tại thành Sãvatthi.
+ Kinh Tư Lượng (Amumãna Sutta, thuộc Trung bộ kinh) do đại đức Moggallãna thuyết cho nhiều Tỳ kheo ở Susumãragiya xứ Bhagga.

+ Kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadãyãda Sutta, thuộc Trung bộ kinh). Trong kinh này, bài đầu do đức Phật thuyết, bài thứ hai do đại đức Sãriputta thuyết
Cũng cần nói thêm, cả ba kinh vừa nêu đều có mẫu câu “tôi nghe như vầy” vốn do tôn giả Anan nói khi nhắc lại lời thuyết giáo của đức Phật, trong trường hợp này rất dễ làm người đọc ngỡ  chúng do đức  Phật thuyết giáo.
3- Về kinh Đại thừa.
 Mục “Đại tạng kinh bằng Hán văn” (trong sách “Đọc hiểu kinh Phật” của Minh An) kê lên 20.120 quyển,  và cho đến nay chưa có học giả Phật giáo nào nói trong số đó có mấy phần trăm kinh không do Phật thuyết.  Chắc chắn rằng tỷ số này phải lớn hơn 15% (như sư Thích Tuệ Hải đã nói về kinh nguyên thủy), vì kinh Đại thừa xuất hiện cùng lúc với các môn phái Đại thừa được thành lập, khi đức Phạt đã nhập diệt  từ 900 đến 1000 năm, chẳng hạn:
+ Môn phái Tịnh độ tông do cao tăng Trung quốc Huệ Viễn sáng lập năm 334 - 416 sau khi Phật Thích Ca đã tịch diệt khoảng 900 năm. Các kinh chủ yếu của môn phái này là: Kinh Vô lượng thọ, kinh A di đà…
+ Môn Phái Thiền thông  do tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền vào Trung Quốc trong khoảng thế kỷ thứ 6, thứ 7 sau khi Phật Thích Ca tịch diệt khoảng 1000 năm. Các kinh chủ yếu của môn phái này là: kinh Kim cang, kinh Lăng già, kinh Lăng nghiêm…
Bu tui khó tin được các kinh của hai môn phái trên (và các môn phái khác của Đại thừa)  do chính đức Phật thuyết giáo, vì khi ngài còn thượng tại thì  hoàn toàn chưa có hai môn phái Tiểu thừa và Đại thừa. Bàn về vấn đề này, ý kiến của giáo sư Phật học EDWARD CONZE  là chuẩn xác: “Không có một tiêu chuẩn khách quan nào cho phép chúng ta chọn ra được những phần nào trong số kinh điển này là do chính đức Phật đã nói ra”

III- Các kinh Vô lượng thọ, kinh Địa tạng, kinh Bi hoa… đều nói trên cõi Tây phương Cực lạc không có nữ giới, vậy số phụ nữ ở cõi ta bà này còn muốn làm phụ nữ nữa thì sẽ vãng sanh về đâu?

1- Theo quan niệm của Phật giáo thì tình yêu nam nữ dẫn đến khổ. “yêu là chết ở trong một ít ” (Xuân Diệu). Với người Việt thì “vợ chồng ngủ với nhau như là vụng trộm, không sợ nào bằng cái sợ phải sinh con (Nguyễn Duy), cho nên nữ giới là một tác nhân tạo  khổ cho chính họ và cho giới đàn ông.
     Sinh thời đức Phật Thích ca đối với phụ nữ vừa hòa hợp vừa xung khắc.  Ít nhất có hai trường hợp phụ nữ làm ngài phải tránh xa họ:
- Nàng Cincà giả vờ mang thai để tố cáo ngài trước mặt hội chúng đông đảo vì đã không chuẩn bị gì cho nàng sinh con đúng bổn phận người cha tương lai (theo luận Trưởng Lão kệ)
-  Đã có nhiều vấn đề khó giải quyết với một số phụ nữ trong gia tộc Gotama như bà vương phi vợ cũ của ngài, và bà dưỡng mẫu Mahàpajàpati, người đã cố thuyết phục ngài lập Giáo hội Tỳ kheo ni. Trong kinh Tăng chi bộ ngài nói “Này các tỳ kheo, ta không thấy một hình sắc nào làm say đắm tâm trí đàn ông như hình sắc của đàn bà.  Ta không thấy một âm thanh, một mùi hương, một vị, một xúc nào làm say đắm tâm trí đàn ông như âm thanh, mùi hương, vị, xúc, của đàn bà”
2- Theo kinh Bi hoa thì hằng hà sa số kiếp trước, ở cõi Phật San đề lam  có vị vua Vô Tránh Niệm tu hành nghiêm cẩn, ngài  hứa với đức Phật Bảo tạng rằng, nếu được thành Phật thì sẽ thực hiện 9 điều, trong đó điều thứ 2 là:
-  “ Nguyện tất cả chúng sanh được về cõi ấy đều thành đàn ông tươi tốt, không còn thọ báo sắc thân đàn bà, và cũng chẳng cần có danh hiệu của người đàn bà nữa. Hết thảy chúng sanh khi được về đó, thần thức được đầu thai trong bông sen. Lúc bông sen nở ra thì căn thân tươi tốt, thọ mạng lâu dài”. 
    3- Nếu căn cứ vào hai mục bu vừa nói thì người ta có thể cho rằng các vị  Phật quá khứ cũng như hiện tại xem thường phụ nữ .  Đây là vấn đề rất khó lý giải, vì cho đến nay chưa thấy  nhà Phật học nào từ đông sang tây  kết luận được như thế.
4- Sự  không có nữ giới trên cõi Tây phương cực lạc theo bu tui,  còn nằm trong hệ thống luận lý của ngài Long Thọ, một luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Theo biện chứng pháp Trung quán luận của ông thì chúng sanh còn kẹt vào vào trong màng lưới nhị nguyên, trong chủ thể và đối tượng, tâm thức và đối tượng tâm thức: có sáng nhờ có tối, vì ngắn mới có dài, vì có nữ mới sinh ra nam, có nam mới sinh ra nữ…Trung quán là nhìn cho rõ để vượt khỏi màng lưới nhị nguyên. Tức là trên cõi tây phương cực lạc cũng bất nhị giới tính, không có nữ, không có nam, mà chỉ có loài người sinh ra từ hoa sen, không vô minh như người ở cõi ta bà này.
Từ điển Phật học cho hay “Phật pháp có 84.000 pháp môn và pháp môn bất nhị là tối thượng” cũng là cái lý như vậy.
5- Theo bui tui, bạn TTM cũng như nữ giới nói chung, có thể không nhất thiết tu hành nhằm rửa sạch nghiệp, từ giả sinh lão bệnh tử, giải thoát tuyệt đối, mà chấp nhận giải thoát tương đối  bằng cách tích cóp thiện nghiệp, luân hồi tái sinh làm thân nữ xinh đẹp hơn, khá giả hơn, đầy lòng từ bi hỷ xả hơn.


46 nhận xét:

  1. Thành tui không hiểu chi lắm nên không có lời bình! Vào chào Bu rồi về!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hehehe...cứ đọc vài lần thì sẽ hiểu thôi...

      Xóa
  2. Nam mô A di đà Phật, Nam mô bản sư Thích ca Mâu ni Phật, Nam mô Thập phương Pháp giới Thường trụ Tam bảo... Thôi, cứ theo pháp tu Niệm Phật thôi, chứ truy nguyên như các bác thì em thấy mệt quá ạ... Hii

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu tui cho rằng trước khi niệm thì phải hiểu là mình đang niệm ai, niệm cái gì, niệm như thế nào... hihihi

      Xóa
    2. 90% dân Việt niệm theo thói quen bác ạ... Cứ Thần phật là em lạy thôi. Hii

      Xóa
  3. Về câu thứ nhất mà bác Bu trích dẫn theo kinh sách bên trên “Ta thuyết pháp trong khoảng bốn mươi chín năm, nhưng thực ra ta chưa từng nói một lời nào”, tôi thấy có sách nói là trước khi tịch diệt ngài nói như thế trước những đệ tử thân tín. Tôi nghĩ đơn giản là ngài không muốn mai sau có gì những đệ tử lại... đổ thừa là tại theo lời ngài.

    Còn vụ trên cõi cực lạc không có nữ giới cũng dễ hiểu thôi, Phật giáo thoát thai từ Bà La Môn, cũng đều có gốc gác từ Ấn Độ, mà cái ông Ấn Độ này xưa nay rất kỳ thị giới tính, giờ cũng vẫn còn, họ coi rẻ phụ nữ còn hơn Tống Nho, nên dứt khoát cõi cực lạc chỉ toàn... đực rựa, hoặc là đám... không có giới tính. Dứt khoát tôi xuống địa ngục chứ không lên trên ấy.

    Hì hì! đùa chơi chút, đọc xong entry của bác Bu... lùng bùng cả đầu óc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Cũng có thể một sách nào đó nói rằng trước khi nhập diệt đức Phật đã nói: “Ta thuyết pháp trong khoảng bốn mươi chín năm, nhưng thực ra ta chưa từng nói một lời nào”. Đến như học giả nổi tiếng Nguyễn Duy Cần cũng cho rằng câu đó ở trong kinh Lăng già, nhưng như bu tui đã dẫn giải kinh Lăng già không nói nguyên văn như thế. Sách vở đạo Phật quá nhiều, nó lộn xộn rối rắm như tình trạng sách vở nói chung hiện nay.
      2- Kinh Bi hoa và kinh Vô lượng Thọ đều nói về sự tích Phật Adi đà do Phật Thích ca thuyết giáo, nhưng kinh nọ khác kinh kia quá xa, vậy mà có nhà sư bảo vệ cho sự sai sót đó. Sớm muộn bu cũng có bài nói về vụ này. (Chã nhẽ Phật đảng trí, thuyết giáo tùm lum hihihi)
      3- Nhân tiện bu trích lời di huấn của Phật trong ba quyển sách rất uy tín hiện nay để PNH và các bạn tham khảo
      - Sách đức Phật lịch sử: của H.W.SCHUMANN trang 575
      “ Này các tỳ kheo, ta khuyên bảo chư vị: Các pháp hữu vi (các hành: sankhàra) đều vô thường, chịu biến hoại. Hãy nổ lực yinh tấn (để đạt giải thoát)” (Trường bộ kinh)
      - Sách Đức Phật và Phật pháp của NÀRADA, trang 254
      “ Hãy nghe đây, này các đệ tử, Như lai khuyên các con. Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tận lực liên tục chuyên cần”
      - Sách Giáo trình Phật học của Chan Khoon San, trang 51
      “ Này các tỳ kheo, tất cả những pháp hữu vi đều biến hoại (vô thường), Hãy cố gắng tinh tấn (tu tập) để đạt được mục tiêu (giai thoát)
      Nhận xét: Ba sách trên chỉ khác nhau về ngôn từ, còn nội dung như nhau. Tất cả đều dịch từ kinh Trung bộ (hệ Nakaya) nhưng mỗi người diễn đạt mỗi kiểu

      Xóa
  4. Về tấm hình Ni cô, tôi chợt nhớ đến 2 câu thơ quên mất của ai:
    "Sá gì thân náu cửa không/ Cạo đầu bởi chút má hồng ni cô".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huhuhu...cạo đầu chỉ vì cái mà hồng nó quấy nhiễu thì thật... phí của

      Xóa
  5. M về VN mấy hôm rồi, công việc nhà bận quá nên chẳng còn thời gian vào net nữa, đêm nay cố gắng ghé vào blog nghía tí thì thấy bài của anh Bu hiện ở Inbox, vừa bay qua bên đây xem, thì giật mình vì dưới câu: "TRÒ CHUYỆN VỚI NGƯỜI LÁNG GIỀNG TTM – GỐC MAI " sao lại có một tấm hình Ni-cô thiếu nữ quá xinh xinh thế này, M lại tưởng chắc Ni Cô đó trùng tên hay sao nhỉ? hihii nhưng đọc kỹ đoạn đầu mới biết rằng anh Bu đã trả lời mấy câu hỏi từ tiền kiếp này của bà già TTM Gốc Mai.. hihi

    Trước hết cám ơn anh Bu rất nhiều, cám ơn anh - về những câu hỏi của bà già này - luôn được anh tận tình dày công khảo cứu để giúp cho M..

    M sẽ đọc kỹ lại vào tuần sau nhé, vì M sẽ bận cho đến hết tuần, còn bây giờ thì M đang đuối quá luôn đó! :) Làm bà nội và làm bà ngoại quá khó luôn á!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Thấy NI cô xinh thế mà đi tu thật hoài phí nên bu tui đưa vào chứ không vì lý do gì khác... hihihi
      2- Người được trả lời đã thấy vừa ý chưa? Chỗ nào thấy chưa ổn thì nói cho bu tui xem lại nhé.
      Cũng nói trước, Đạo Phật là khó hiểu, ba câu hỏi của bạn vào loại hóc hiểm nên trả lời chưa ổn cũng là sự thường, phải không???

      Xóa
  6. Mô Phật, Nico xinh quá bác Bu ạ...

    Trả lờiXóa
  7. Nhìn 9 quyển sách tham khảo của bác Bu mà em...khóc thét!
    Trình độ vỡ lòng về đạo Phật như em cứ thong dong trong từng hơi thở, bước chân và tu tập thân tâm theo được 5 điều thọ giới của nhà Phật là đã tốt lắm rồi!
    Mà nếu trên cõi cực lạc chỉ toàn đàn ông thì kiếp sau em cũng xuống địa ngục thôi, dứt khoát không lên trên ấy :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Bạn phải ăn chay trường mới đủ 5 giới, 4 giới còn lại thì đã ổn, chúc mừng.
      2- Bạn tạo ra toàn là thiện nghiệp thì xuống địa ngục làm sao được, có xuống đó thì bồ tát Địa tạng cũng đưa bạn lên (vị này túc trực ở đó để giáo huấn các phạm nhân, rồi đưa ra khỏi địa ngục)) không lên xứ A di đà thì luân hồi ở kiếp người cho xinh đẹp, có một đức phu quân thật hoàn hảo

      Xóa
  8. đọc thấy cũng hay hay nhưng hiểu thì hơi khó vì phật ngữ nhiều quá, phải tra tự điển mới biết, kính chúc anh Bu cuối tuần thật vui nha!

    Trả lờiXóa
  9. Em không thực hành được tuyệt đối những việc như ăn chay trường, niệm kinh Phật phải hiểu thấu đáo ý nghĩa nguồn gốc của từng câu chữ vì là một người bình thường sống trong xã hội thì phải hài hòa với cuộc sống thôi chứ cực đoan quá người đời lại bảo là lập dị mất! hehehe

    Chúc hai bác Bu và đại gia đình cuối tuần vui khỏe và hạnh phúc !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "... tu tập thân tâm theo được 5 điều thọ giới của nhà Phật là đã tốt lắm rồi!"
      Chính bạn đang thực hiện 5 điều thọ giới thì đâu có cực đoan ?

      Xóa
  10. Anh Bu ơi, đọc tới mấy lần mà nhưthị thấy chóng mặt!
    Kinh nọ cứ xọ kinh kia, nhưthị thấy rối tinh rối mù hà!
    Chỉ tóm được có một câu: các pháp hữu vi đều chịu vô thường, biến hoại.
    Vậy biết làm sao mà túm được cái pháp nào mà tu hở anh Bu?
    Nhờ tiếp anh Bu giúp đỡ đây!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa ai đọc mà thấy rối tinh rối mù như Như Thị cả, thật đáng tiếc . Có lẽ bu tui diễn đạt kém quá chăng.

      Bu giúp đỡ gì được đây?
      Thôi thì bạn cứ làm như người nam bộ: "Ra đ thấy vịt cũng lùa, thấy sông cũng lội, thấy chùa cũng tu"

      Xóa
    2. Ui! Ui! Anh Bu ơi!
      Là Như thị diễn đạt kém chứ không phải anh Bu, nhìn cái danh sách của anh Bu trích ra ở trên làm NT chóng mặt, vì không có điều kiện để tham khảo...
      Chứ bài viết của anh Bu rỏ ràng như thế, chỉ là vì cái đầu của NT lúc này nó đang u u minh minh đó mà!
      Hổng có giận NT à nha?
      Dạo này anh Bu có khỏe không mà thấy anh ít lang thang trên blog vậy anh?

      Xóa
    3. Người viết tản văn xuất sắc như Như Thị mà diễn đạt kém sao ???

      Xóa
  11. Bác Bu ơi em vừa sưu tầm một bài viết, một cách nhìn mới của Sư Ông Làng Mai, bác sang cho ý kiến với nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài viết của Bu rất hay..... Mình xin bạn coppy về để đọc và suy ngẫm nhé

      Xóa
    2. Bạn cứ cóp về đọc và nếu cần chúng ta trao đổi thêm.
      Khi nào bu cũng sẵn sàng tiếp bạn

      Xóa
  12. Bài viết của Trưởng Lão rất dày công, phải chi mỗi câu hỏi của lão bà này mà được Trưởng Lão trả lời bằng một bài viết thì hay biết mấy.

    Lão bà này xin chép một đoạn qua bên nhà Thu Thủy đây.

    Trả lờiXóa
  13. M đem cả đoạn này qua nhà Thu Thủy, đoạn anh phê bình M, M cũng rất vui lòng chấp nhận, nhưng anh quên một điều là ta học để rồi quên, những gì còn xót lại chính là tri thức của mình, cho nên bà già TTM chỉ còn nhớ mỗi một điều "Phật chẳng nói gì trong suốt 49" (hay 45 năm gì đó) mà thôi! hihi.. :)

    Ở trang 162 tập 2 kinh Lăng Già, đức Phật nói thế này: “Ta từ đêm ấy được Chánh đẳng Chánh giác tối thượng, cho đến đêm ấy vào Niết bàn, ở trong khoảng giữa kia không nói một chữ, cũng chẳng đã nói, sẽ nói”. “Ta từ đếm ấy” là Phật chỉ thời quá khứ, khi ngài thiền định bốn mươi chín ngày đêm dưới gốc cây assatha (sau này gọi là cây bồ đề ). “Cho đến đêm ấy” là Phật chỉ thời tương lai khi ngài sẽ nhập Niết bàn. Bu phải dài dòng chút xíu để bạn TTM cũng như các bạn khác khi nhắc đến Phật ngôn thì cố gắng dẫn đúng kinh sách.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "nhưng anh quên một điều là ta học để rồi quên"

      Người ta không thể nhớ những gì đã đọc trong đời, đó là điều đáng tiếc.
      Tuy nhiên không phải cái gì đã đọc cũng đều quên đi cả...thế thì ta không còn là ta nữa

      Xóa
  14. HN đến với "sách Phật" và hình như hiểu chút ít từ cuối thập niên 70 thế kỷ trước (dầu trước đó nhiều năm gần gũi với nhiều tủ sách Phật của nhiều cư sĩ thuần thành) lúc đầu chỉ mỗi một quyển "Con đường thoát khổ" Thích nữ Trí Hải dịch từ "What the Bhudda taught?" của Rahula Walpola rồi sau đó là sách của Narada và các tác giả khác. Tuy nhiên qua thời gian, ký ức thui chột dần, chỉ nhớ mỗi câu ở trên mà anh Bu đã dẫn: "Hãy nghe đây nầy các đệ tử, các pháp hữu vi đều vô thường. Như lai khuyên các con hãy liên tục, chuyen cần và tận lực". Bài viết trả lời cho GM khá công phu và làm sáng tỏ nhiều việc rồi anh ạ (ít nhất là với HN), còn tấm hình post kèm làm HN nhớ Nghi Lâm tiểu sư muội của Lệnh Hồ Xung quá chừng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quyển Con đường thoát khổ của WALPOLA RAHULA năm 2000 in lại có tựa đề Đức Phật đã dạy những gì, chỉ 231 trang nhưng rất hữu ích cho những ai bước đầu tìm hiểu đạo Phật
      Riêng ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP của THERÀVADA (725 trang) là quyển sách quá hay. Nhưng để tiến sâu vào Phật giáo đại thừa thì phải đọc Trung quán luận của LONG THỌ, thực sự khó hiểu ...
      Thấy Ni cô xinh quá thì đưa vào ngắm chơi chớ không biết tên chi hihihi

      Xóa
    2. Bộ "Phật học phổ thông" (cách đây năm mười năm còn thấy bày bán nay không biết có còn? ) cũng cung cấp cho độc giả kiến thức cơ bản về 14 tông phái Phật giáo nữa bác Bu ạ.

      Xóa
  15. Em chỉ đọc và đang hiểu lơ mơ thôi anh Bu ạ. Chúc anh ngày vui!

    Trả lờiXóa
  16. Anh Bu ơi! Chạy qua vài nhà rồi lại thấy.. vắng thật nhỉ? Anh NaNo báo trước sẽ cắt blog, anh VP thì chắc đang bó gối nhìn trời mây. Anh Bu thì lo đọc sách, còn mỗi anh Hiệp cặm cụi.. huhu chiều nay muốn mưa mà chẳng mưa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có khi bu tui cũng muốn thôi blog cho rồi...Nằm đọc sách thú vị hơn chăng
      Trời muốn mưa mà chẳng mưa, cũng như ta muốn viết mà chẳng viết... hihihi!

      Xóa
  17. Chúc bạn một ngày mới nhiều niềm vui và mọi điều tốt đẹp

    Trả lờiXóa
  18. kính chào bác Bu, giáo qua ra mắt bác đây và đọc được nhiều bài hay, nhưng đọc xong thì đầu óc... cháng dáng luôn! hehe...

    Trả lờiXóa
  19. Chào anh Bulukhin Nguyễn !Nhớ anh sang thăm anh chút lại dzìa. BYE anh nha!

    Trả lờiXóa
  20. Thấy anh giật tít CHUÔNG VÀ MÕ Sang chẳng thấy chuông mà cũng không thấy mõ. Lại cất rồi hả anh...!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vẫn còn và Sỏi vừa hướng dẫn bu vụ máy tự động tô màu nền mà

      Xóa