Nhà thơ Đơn Sa đã được nxb Văn học cho chào đời tập thơ “Những dòng sáng trong đêm” tháng 12-2011. Nhà phê bình Đinh Trần Toán gọi tập thơ ấy là “một cuộc chơi chữ nghĩa”. Hôm nay bu tui lang thang trên Facebook lại gặp Đơn Sa với bài thơ “Nẻo đường” và nói đùa với Đơn Sa: "bạn đang làm; một cuộc chơi chuông mõ độc đáo lắm"… hihihi!
NẺO ĐƯỜNG
Sáng.
Sớm mai lên núi theo ngàn
Đêm còn ở lại giữa làn sương trong
Mùa sương lắng khi nắng bồng
Gió đi quét lá …quét lòng nhân gian
Chuông thánh thót mõ ái oan
Một người nói với một đoàn người nghe
Bên thềm có mái hiên che
Trên trời là đám mây về… để đi
Tối.
Rừng đêm đá núi uy nghi
Chuông và mõ khẽ thầm thì nhắn trăng
Trăng non vượt núi lên thăm
Sắc như mắt lá rau răm ngang trời
Thấy trăng chuông mõ rụng rời
Cái con mắt ấy vừa khơi tâm trần
Khói hương vòng tỏa bâng khuâng
Chắp tay lặng hỏi những lần tâm hoang
Trở về.
Cùng đêm sương gió lang thang
Nghe chuông chơi núi vọng vang u huyền
Sáng xuôi con nước mũi thuyền
Phất áo nắng dòng sông duyên trải lòng
Theo nẻo thiền kiếm hư không
Thẳng bay chưa vút nhuốm cong bộn bề
Đường lên núi dốc đam mê
Dáng chùa bóng pháp đã về ngày xưa
Đã đến chưa …
đã thấy chưa …
Áo xám trắng…
vắng cả mùa…
vọng trôi…
Bài thơ gồm ba phần: Sáng, Tối, Trở về, nhưng bu tui tâm đắc hai phần đầu, trong hai phần này lại khoái hình ảnh chuông mõ. Nhân sự” nhà chùa ngoài sư sãi ra phải kể đến chuông mõ. Nó có phận sự riêng và có tiếng nói cũng rất riêng. Sư tụng kinh niệm phật, tiếng chuông siêu thoát giữa thinh không để báo hiệu, để nhắc nhỡ phật sự chúng sanh. Tiếng mõ giữ tiết tấu cho lời kinh du dương dễ vào lòng người. Nhà chùa có thể thiếu cái này cái kia nhưng không thể thiếu chuông mõ. Nói theo lý thuyết Trung quán của ngài Long Thọ thì chuông mõ là hai nhưng chỉ một. Nhưng cái tai nhà thơ Đơn Sa cực thính, cực nhị nguyên, nghe tiếng chuông vui vẻ, còn tiếng mỏ thì buồn thảm.
“Chuông thánh thót mõ ái oan”
Nhưng nghịch lý tâm trạng chuông mõ không phải khi nào cũng biểu hiện như nhau. Có lúc cả hai tâm đắc, thầm thì, trước một sự việc gì đó, chẳng hạn:
Rừng đêm đá núi uy nghi
Chuông và mõ khẽ thầm thì nhắn trăng.
Mà lưu ý hộ, đây là trăng non, trăng lưỡi liềm, gợi cái đẹp dân gian rất truyền thống:
“Trăng non vượt núi lên thăm
Sắc như mắt lá rau răm ngang trời”.
Ai cũng biết, mắt lá răm một thời nói về vẻ đẹp con gái. Nó không bén như dao cau, không sắc sảo như mắt bồ câu, mà đăm đắm buồn, man mác yêu thương, có cái gì đó sâu lắng, quyến luyến như tình yêu đôi lứa. Cho nên, nhìn khuôn trăng này chuông mõ cũng bàng hoàng…
“Thấy trăng chuông mỏ rụng rời
Cái con mắt ấy còn khơi tâm trần
Nói thế có phần oan cho chuông mõ, nhưng bảo ai làm cho chuông mõ lên tiếng thì sợ thừa ...chính tác giả cũng đã xa xôi bóng gió về cái sự bay mà chưa vút, đường đi lại cong cong…
Theo nẻo thiền kiếm hư không.
Thẳng bay chưa vút nhuốm cong bộn bề
Mới hay tu để giải thoát khó từ trong chùa khó ra, chớ riêng chi đám chúng sanh vô minh như chúng mình đây !!
NẺO ĐƯỜNG
Sáng.
Sớm mai lên núi theo ngàn
Đêm còn ở lại giữa làn sương trong
Mùa sương lắng khi nắng bồng
Gió đi quét lá …quét lòng nhân gian
Chuông thánh thót mõ ái oan
Một người nói với một đoàn người nghe
Bên thềm có mái hiên che
Trên trời là đám mây về… để đi
Tối.
Rừng đêm đá núi uy nghi
Chuông và mõ khẽ thầm thì nhắn trăng
Trăng non vượt núi lên thăm
Sắc như mắt lá rau răm ngang trời
Thấy trăng chuông mõ rụng rời
Cái con mắt ấy vừa khơi tâm trần
Khói hương vòng tỏa bâng khuâng
Chắp tay lặng hỏi những lần tâm hoang
Trở về.
Cùng đêm sương gió lang thang
Nghe chuông chơi núi vọng vang u huyền
Sáng xuôi con nước mũi thuyền
Phất áo nắng dòng sông duyên trải lòng
Theo nẻo thiền kiếm hư không
Thẳng bay chưa vút nhuốm cong bộn bề
Đường lên núi dốc đam mê
Dáng chùa bóng pháp đã về ngày xưa
Đã đến chưa …
đã thấy chưa …
Áo xám trắng…
vắng cả mùa…
vọng trôi…
Bài thơ gồm ba phần: Sáng, Tối, Trở về, nhưng bu tui tâm đắc hai phần đầu, trong hai phần này lại khoái hình ảnh chuông mõ. Nhân sự” nhà chùa ngoài sư sãi ra phải kể đến chuông mõ. Nó có phận sự riêng và có tiếng nói cũng rất riêng. Sư tụng kinh niệm phật, tiếng chuông siêu thoát giữa thinh không để báo hiệu, để nhắc nhỡ phật sự chúng sanh. Tiếng mõ giữ tiết tấu cho lời kinh du dương dễ vào lòng người. Nhà chùa có thể thiếu cái này cái kia nhưng không thể thiếu chuông mõ. Nói theo lý thuyết Trung quán của ngài Long Thọ thì chuông mõ là hai nhưng chỉ một. Nhưng cái tai nhà thơ Đơn Sa cực thính, cực nhị nguyên, nghe tiếng chuông vui vẻ, còn tiếng mỏ thì buồn thảm.
“Chuông thánh thót mõ ái oan”
Nhưng nghịch lý tâm trạng chuông mõ không phải khi nào cũng biểu hiện như nhau. Có lúc cả hai tâm đắc, thầm thì, trước một sự việc gì đó, chẳng hạn:
Rừng đêm đá núi uy nghi
Chuông và mõ khẽ thầm thì nhắn trăng.
Mà lưu ý hộ, đây là trăng non, trăng lưỡi liềm, gợi cái đẹp dân gian rất truyền thống:
“Trăng non vượt núi lên thăm
Sắc như mắt lá rau răm ngang trời”.
Ai cũng biết, mắt lá răm một thời nói về vẻ đẹp con gái. Nó không bén như dao cau, không sắc sảo như mắt bồ câu, mà đăm đắm buồn, man mác yêu thương, có cái gì đó sâu lắng, quyến luyến như tình yêu đôi lứa. Cho nên, nhìn khuôn trăng này chuông mõ cũng bàng hoàng…
“Thấy trăng chuông mỏ rụng rời
Cái con mắt ấy còn khơi tâm trần
Nói thế có phần oan cho chuông mõ, nhưng bảo ai làm cho chuông mõ lên tiếng thì sợ thừa ...chính tác giả cũng đã xa xôi bóng gió về cái sự bay mà chưa vút, đường đi lại cong cong…
Theo nẻo thiền kiếm hư không.
Thẳng bay chưa vút nhuốm cong bộn bề
Mới hay tu để giải thoát khó từ trong chùa khó ra, chớ riêng chi đám chúng sanh vô minh như chúng mình đây !!
Bu tui không định tô màu nền nhưng vẫn xuất hiện nền trắng, tại sao vậy ? Cô bác nào biết chi bảo cho với, đa tạ!!!
Trả lờiXóaCó một nàng tiên trong hoa hồng hiện ra xóa cho bu hết cái màu nền rồi. Sau đó thì nàng biến mất, không thấy mặt mũi ra sao, chắc nàng phải xinh đẹp lắm ...
XóaAnh Bu đã gọi là "tiên" thì người thường như mình làm sao mà gặp được hở anh Bu ơi!
Xóahihihi không gặp được mới gọi là tiên
XóaCó lẽ do mẫu blog mà anh dùng thôi anh nên thay mẫu đi anh ạ.
Trả lờiXóaMẫu hiện anh đang dùng là mẫu ĐƠN GIẢN bây giờ chuyển sang mẫu khác như THÚ VỊ hoặc CỬA SỔ HÌNH ẢNH Các mẫu này không bao giờ có kiểu phông ấy anh ạ!
Cách làm:
- ĐĂNG NHẬP VÀO BLOG
- Thiết kế
- MẪU - có đủ các loại mẫu cho anh lựa chọn.
- Sau đó nếu muốn chỉnh sửa bất kỳ thứ gì cho hợp ý anh , ANH KÍCH CHUỘT VÀO HAI CHỮ "TÙY CHỈNH" mầu vàng nó sẽ ra nhiều thực đơn (NỀN- ĐIỀU CHỈNH ĐỘ RỘNG CỦA BLOG- BỐ CỤC)cho anh chỉnh sửa. và đặc biệt là vào NÂNG CAO anh chỉnh các chi tiết theo ý của anh, cả cỡ chữ phông chữ ,màu nền , tiện ích ...v.v...!
nhưng xong là phải nhớ LƯU THAY ĐỔI hoặc ÁP DỤNG CHO BLOG.
CHÚC ANH THÀNH CÔNG!
Bu hơi dốt vụ này nhưng cố gắng làm theo, có gì bu hỏi thêm thấy nhé.
XóaNhưng mà sỏi á máy bài trước đó như Phỏng vấn đức Phật Thích Ca, A di đà ông là ai, không bị tự động tô màu nền như vậy?
XóaMấy bài trước không bị là anh sử dụng phông chữ trùng với phông chữ của BLOG còn những bài nào dùng nhiều phông chữ hoặc anh viết trên word và cóp rồi pest vào. Tóm lại là phông chữ không đúng với phông mặc định của blog thì sẽ sảy ra như vậy !
XóaTừ lâu nay bu vẫn dùng chữ Unicod, viết vào ổ cứng rồi đưa vào mà không sao cả
XóaBấy lâu thấy anh nói nhiều đến TU- SƯ- NICÔ- KINH và bây giờ là CHUÔNG và MÕ... Tất cả những thứ này hấp dẫn nhiều bạn đọc, nhất là những người cầu thị. nhưng có một hình ảnh NI CÔ được minh họa nhiều lần , có thể ưu ái , cũng có thể có tình cảm riêng nhưng cái biết chắc chắn là một cô gái quá đẹp mặc nâu sòng.
Trả lờiXóaAi nhỉ nếu có thể anh bật mí cho người quen chia vui được hông ...Hè Hè !
Nói thật đọc mãi thấy bài thơ rất hay và trọn vẹn đấy anh ạ . SỎI thích bài thơ!
Sỏi ạ
Xóa1- Bu đọc sách Phật giáo để khỏi phải quan tâm đến ba chuyện chướng tai gai mắt. Đọc rồi muốn nói lên điều mình biết tuy rằng không phổ cập với mọi người. Lâu lâu phải đổi thực đơn kẻo nhàm.
2- Mấy "em" ni cô bu thấy dễ thương thì đưa lên vậy thôi không biết trích ngang của họ, mà thực ra cũng chẳng biết để làm gì...hihihi
Anh Bu à có khi Ni cô này là Nicoo nhái(Có thể đồ tàu) chứ ánh mắt thế kia thì chuông chùa có thỉnh cũng chẳng vang được"không rõ nguyên nhân" Nếu là chân tu thì chắc tu ở động chứ chẳng thể ở chùa ! hi hi hi!
XóaThời buổi này hàng nhái, người nhái, nhiều lắm, không biết nàng này có nhái hay không đây. Cầu trời không phải.
XóaPhusa sang thăm Bu và đọc bài CHUÔNG VÀ MÕ, thực ra thì bài bình hay và dễ hiểu hơn bài thơ, Phải công nhận về sự quan sát nhận xét, phân tích của Bu là sâu sắc và sinh động.
Trả lờiXóaPhusa thích cái mục BẠN ĐẾN THĂM, Bu chép cho Phusa cái link nhé, cảm ơn Bu trước
địa chỉ của Ps là hangmainn@gmail.com
Bu sẽ thưa chuyện với Phusa sau nhé
XóaBay mà chưa vút nên nó mới cong cong như mảnh trăng non đầu tháng! Câu ví hay thật.
Trả lờiXóaEm thấy Sư Ông thường ví tiếng chuông như là tiếng gọi của Đức Thế tôn để kéo tâm về mới thân, để nhắc nhở rằng hãy sống tỉnh thức trong hiện tại và nghe tiếng chuông chuông trong hay đục, ngân xa hay không... còn có thể biết được người thỉnh chuông tu tập đến mức nào. Tiếng chuông, mõ kỳ diệu lắm, chẳng thế mà người ta nói là THỈNH chuông chứ có ai nói là ĐÁNH chuông đâu bác nhỉ!
Sư ông mà thuyết giảng thì hay lắm rồi được nghe ông là một hạnh phúc.
XóaBu chi nghe qua đĩa thôi.
Chuông THỈNH thinh không còn phấp phới
XóaRộn ràng như thế tiếng vang ngân
Em như dáng lá ngang chiều rụng
Nên quét chẳng đành giữ không xong :)
Tôi thích tiếng chuông chùa hơn tiếng mõ. Tiếng chuông chùa coi thế mà trầm mặc, u tịch, tiếng chuông nhà thờ Thiên chúa giáo mới rộn rã, vui tươi.
Trả lờiXóaKhông rõ ni trên hình là ni thật hay ni "diễn"? Ni này mà ở chùa thì sư cũng... khó tu.
Hihihi chắc phải tu vài chục kiếp mà chắc chi đã thành Phật PNH nhỉ
Trả lờiXóaBác Bulukhin quá tuyệt, không biết nói gì hơn!
Trả lờiXóaNhà thơ Đơn Sa lập cái Spot mà lui tới cho vui.
XóaBu tui không tuyệt lắm đâu chỉ tàm tạm vậy thôi... hehehe
HN "kết" cái kết của bác Bu quá chừng! Quốc lộ 51 trên đường về bác có nhiều chùa, nhiều cốc, cũng có vài chỗ nhiều việc nghe chính "người trong cuộc" kể, buồn, định viết nhưng ngài ngại thế nào đành thôi.
Trả lờiXóaVừa đọc Made in USA bên Hồng Ngọc về thì gặp bạn ở đây.
XóaĐang thời kỳ mạt Pháp nên tiêu cực có trong nhà chùa là sự đương nhiên rồi. Ở Vũng Tàu bu thỉnh thoàng vào chùa nhưng chỉ cưỡi ngựa xem hào vậy thôi...
Sang đọc lại cái Mõ của anh Sỏi thấy khó tu quá! Đêm trăng sáng thanh tịnh là thế mà ngắm trăng lại nghĩ đến mắt lá răm...Sỏi có đi tu chắc cũng thế thôi.
Trả lờiXóaThôi đi về và lại rượu thịt chó dễ dàng hơn!
Cứ chén rượu thịt chó nhưng đừng có say sưa và ăn hiền lành là tu rồi Sỏi ơi
Trả lờiXóaĐg-Nhà nác hắn cho nghỉ chục năm nay rồi, ăn hiền lắm rồi vốn cả đời vẫn ăn uống hợp vệ sinh lắm. Mà Sỏi chỉ thích uống chứ tim mạch chẳng ra sao uống một chén say cả chấy mà anh!
Trả lờiXóabài thơ có những hình ảnh rất đẹp, rất gợi anh à, và tuôn một mạch như suối nguồn trên núi vậy. giáo đọc lời anh viết và rồi chẳng biết nói thêm điều gì... chỉ biết thật là hay, như một bài thơ thiền nhưng vẫn còn đậm chất đời lắm lắm... ngưỡng mộ bác Đơn Sa quá!
Trả lờiXóaBu tui bình như rứa coi đã được chưa giaolang ơi
Xóa"giáo đọc lời anh viết và rồi chẳng biết nói thêm điều gì... "
Xóagiáo đã nói rồi đó mà! bác Bu mà bình là ko còn gì cho giáo viết nữa...
ngưỡng mộ cả 2 bác!!!
Hehehe bu tui cũng ngưỡng mộ thơ lục bát của giaolang lắm lắm
XóaTa sang đây vì nhớ một tấm hình
Trả lờiXóaNi cô nhé không phải Bu đâu đấy
Mắt em nhìn sao mà say đắm vậy
Còn anh Bu đôi mắt kính thủy tinh!
...
Đọc bài xong định về, thấy hai hình chân dung của hai người thôi tròng trêu nhau cái đã !
Ni diễn nhưng làm cho Phật tử muốn đến chàu hơn thì cũng tốt.
Trả lờiXóaXem ra chuông với mõ cứ như âm với dương ấy bác Bu nhỉ... Cái thánh thót, cái trầm đục, cái lơ lửng trên không, cái nằm yên dưới đất...
Đúng là âm với dương đấy Toro NPK ạ
XóaChúc Bu chiều thứ 4 an lạc
Trả lờiXóaCảm ơn Minh Châu Trần
XóaNên gọi CHUÔNG và MÕ là "tu cụ" Bác ạ. Ngoài CHUÔNG và MÕ còn có KINH và KỆ là đáng kể nữa. Lúc nào rỗi Bác viết entry vè KINH và KỆ cho chúng sinh thưởng lãm, bởi không biết đại thể có gì trong đó mà nó thu hút lắm thay!
Mấy bố này tu đạo chi mà có vẻ toàn tâm toàn ý rứa Ruchung ơi.
XóaNgười ta mê kinh kệ vì không còn chi để mê nữa, với lại không hiểu nó là gì nên càng tò mò tợn.
Cả ba buổi Sáng, Tối, Trở về tiếng chuông, tiếng mõ lúc thì thánh thót ái oan, lúc thì thì thầm lúc thì rụng rời, cuộc đời đến khổ!! May mà thơ do nhà thơ Đơn Sa viết, chẳng biết có thay nỗi lòng sư phụ nào mà viết ra không nữa, đọc mỗi dòng đều thấy tình yêu và sự mong muốn mãnh liệt sâu lắng ở trong đó..
Trả lờiXóa"..
Theo nẻo thiền kiếm hư không
Thẳng bay chưa vút nhuốm cong bộn bề
Đường lên núi dốc đam mê
Dáng chùa bóng pháp đã về ngày xưa
Đã đến chưa …
đã thấy chưa …
Áo xám trắng…
vắng cả mùa…
vọng trôi…"
Vắng quá! vắng đến nao cả cõi lòng.
Có điều cái hình minh họa "Mắt lá răm lông mày lá liễu" ấy được tô chứ không phải là lông mày thiệt. Tiếc nhỉ?
Tô thành lá liễu còn khá chớ thành lá khác thì mới buồn
XóaBà già về tự ngắm cặp lông mày của mình vậy. Nhưng mà đúng là "Thẳng bay chưa vút nhuốm cong bộn bề" thật đó anh Bu ạ! Lòng người đúng là chộn rộn phiền toái thật. Mô Phật!
XóaTu gần nửa thế kỷ nay mà còn thế huống là bu đây không được ngày nào
XóaMới đọc lại một câu ca dao, bà già đem qua lưu trữ bên đây cho gọn..hihi
XóaSư đi chùa mốc sân rêu
Mõ khuya ai gõ , chuông chiều ai khua
Vinh hoa là cái trò đùa
Đã tu không trót, lại mua trò cười
Bu không tu ngày nào, nhưng có khi đột nhiên "hoắt ngộ" không phải là tiểu ngộ mà là đại ngộ thì nhớ ngoảnh lại ngó ngàng chúng sinh blog tí nha.. :)
XóaNói về sự tu không đâu vào đâu bu tui thích mấy câu này của Nguyễn Duy
Trả lờiXóaThiền sư tham chợ bỏ chùa
Loay hoay thui chó nửa mùa hết rơm