Kinh Chú đại bi
Một trang kinh Chú đại bi
Bu tui ở Hồ Suối Vàng Đà Lạt
Hồ Suối Vàng Đà Lạt
1- Ông bạn Trần Luân rất thân của bu ở trên Sài Gòn nguyên là một giáo viên
dạy toán thuộc loại xuất sắc. Lúc mới về hưu Luân mở lò luyện thi, học trò chen
nhau đến học. Đùng một cái Luân bỏ lò bỏ bệ xoay ra tìm hiểu đạo Phật. Luân gọi
về Vũng Tàu bảo bu, ông tham mưu cho tui đọc sách chi trước sách chi sau, chớ sách Phật giáo nhiều như cát biển
tui hoa cả mắt. Bu bảo, ông đọc Đức Phật lịch sử của HW.SCHUMANN, do Trần
Phương Lan dịch, thầy Thích Minh Châu giới thiệu. Tiếp theo ông đọc Phật học tinh hoa của THU
GIANG NGUYỄN DUY CẦN
Mỗi lần Luân gọi về là bu nơm nớp sợ, sợ
không trả lời nỗi những thắc mắc hóc hiểm của cậu ta. “Ông bu ơi tại sao Quán
Thế Âm bồ tát trong kinh Bát Nhã có khi lại kêu là Quán Tự Tại” …“Này bu à, hóa
ra Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam chớ không phải người Tàu như ông nói” …Vụ
quê quán thầy Huệ Năng chưa ngã ngũ thì trước tết Giáp ngọ Luân lại gọi đến,
“Tui đọc đâu đó một bài nói về đạo Phật thấy có mấy chữ NGHIỆT KÍNH ĐÀI, là cái
chi rứa ”. Biết là khó nhá, nhưng bu chắc
mẩm trong sáu quyển Phật Quang Đại từ điển
(gần 2400 trang của Linh Sơn, Đài Bắc)
thì gì mà chẳng có, hóa ra tìm nổ con mắt mà chịu thua. Mở sang
Phật học từ điển (Đoàn Trung Còn), Từ điển Phật học (Chân Nguyên và Nguyễn Tường
Bách), Từ điển Hoa Linh Thoại (mạng) và nhiều nhiều nữa ... cũng bó tay luôn. Mỗi
lần Luân gọi đến đòi nợ thì bu đánh trống lảng, hoặc khất lần…May thay mấy ngày
đầu tháng tư 2014 bu say sưa “ngâm cứu” CHÚ ĐẠI BI để tham gia “bình loạn”
mật ngữ “OM MA-NI PAD- ME HUM” (Án ma ni
bát mê hồng) bên nhà PNH mới thở phào nhẹ nhõm, hihi… NGHIỆT KÍNH ĐÀI đây rồi.
2- Bu xin mở ngoặc nói vài dòng về CHÚ ĐẠI BI (để
dẫn dắt đến Nghiệt kính đài) . Tên đầy đủ của nó là “Đại Bi Tâm Đà La Ni” của
Quán Thế Âm bồ tát nói trước Phật Tổ, kinh gồm 84 câu 415 chữ Phạn được phiên
âm ra Hán Việt, đọc lên nghe xủng xoảng như xe ben trút đá hộc. Bạn tò mò muốn
biết thì bu xin dẫn ra ba câu đầu (1,2,3) và ba câu cuối (82,83,84)
Câu 1: Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ
da
Câu 2: Nam mô a rị da
Câu3: Bà lô yết đế thước bát ra da
……….
Câu 82: Mạn đà la
Câu 83: Bạt đà da
Câu 84: Ta bà ha
Theo hòa thượng Thích Tuyên Hóa (1918 –
1995, Tàu) thì năm 1969
ông là nhà sư đầu tiên luận giải Chú Đại Bi ở Hoa Kỳ. Như câu
số 3 “Bà lô yết đế thước bát ra
da” ông giảng là “Quán Chiếu, quán sát
một cách rộng khắp và tự tại” (bu vắn tắt). Đấy cũng chính là ý
nghĩa danh hiệu Quán Thế Âm bồ tát, lắng
nghe âm thanh ở cõi thế gian để cứu độ một cách tự tại.
3-Trước khi tiến hành chú giải
84 câu Chú Đại Bi Hòa thượng Thích Tuyên
Hóa đọc một bài kệ thuyết minh ý nghĩa của
thần chú:
Đại bi đại chú thông thiên địa
Nhất bách nhất thiên thập
vương hoan
Đại từ đại bi năng khứ bệnh
Nghiệt kính nhất chiếu biến
cao huyền
Nghĩa là: Thần
chú Đại Bi có công năng thông cả thiên đường thấu đến địa phủ. Người nào thường trì niệm chú này mỗi ngày
108 biến, niệm 1000 ngày (khoảng 3 năm) như thế thì có thể chữa lành tất cả mọi
tật bệnh. Và làm cho đài gương chiếu tội
sáng ngời ngời. (vắn tắt)
Riêng câu thứ tư “Nghiệt
kính nhất chiếu biến cao huyền” hòa thượng
giải thích “...Trong địa ngục có một đài
gương báo tội gọi là NGHIỆT KÍNH ĐÀI. Nếu quý vị gây một nghiệp ác nào thì nghiệp
ác ấy sẽ hiện rõ trong đài gương kia. Cũng giống như hình ảnh đang hiện ra trên
màn ảnh xi nê vậy. Ví như một kẻ sát nhân thì trong gương báo tội ấy sẽ hiện
lên cảnh hung thủ đang giết người. Nếu người ấy gây nghiệp trộm cắp, hay đốt
phá nhà cửa thì trong Nghiệt Kính Đài sẽ hiện rõ cảnh tội đồ trộm cắp, đốt
nhà…Còn nếu quý vị không gây tạo ác nghiệp thì chẳng có gì hiện ra trong trong
kính đó cả. Quý vị trì tụng thần Chú Đại
Bi 108 biến mỗi ngày, liền trong 3 năm (khoảng 1000 ngày) thì những nghiệp ác
quý vị gây ra trước đó trong Nghiệt Kính Đài được xóa sạch. Nơi địa ngục sẽ
treo lên tấm bảng ghi rằng: “Người này đã từng trì tụng Chú Đại Bi, tội báo của
người này đã được hóa giải toàn bộ”. Bấy giờ tất cả quỷ thần trong địa ngục đều
cúi đầu lễ bái sùng kính người trì chú này như lễ bái sùng kính chư Phật trong
ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai .
Thần lực của Chú Đại Bi thật là không thể
nghĩ bàn”
***
Ghi thêm:
Xong vụ Nghiệt kính đài, Luân hoan hỉ mời bu thưởng
thức trà Ô Long và lai rai chuyện trên
trời dưới đất.
Luân: Này bu, tưởng tượng có
cái kính báo tội ấy đặt ở Hà Nội, thì hay nhỉ
Bu: Đặt kính vừa xong thì bọn trùm cá mập cho đệ tử đập
nát tan tành
Luân: Ừ nhỉ, không thế thì
chúng nó chết hết à…
Bu: Ông yên chí, kính báo tội
ấy vẫn đang hoạt động dưới địa phủ, nó rọi chiếu khắp nhân gian. Không chỉ đạo
Phật, mà đạo Nho cũng nói “tiền lộ định tri thiên hữu nhãn”. Không ai thoát được
lưới trời đâu. Đến như Thái Tử Tất Đạt Đa sau khi đã thành Phật Thích Ca còn phải
chịu chín lần quả báo nữa là…
Luân trố mắt: Hả…vụ Phật
Thích Ca bị quả báo tui chưa nghe thầy nào giảng.
Bu: Mục Cữu Não (chín lần
phiền muộn) trang 1173 của Phật Quang Đại từ điển có ghi chín lần Phật bị quả
báo, nói hết thì dài quá, tui chỉ nói quả báo lần thứ hai cho ông nghe chơi
thôi.
“ Đời trước Phật là một lãng
nhân ăn chơi, từng dụ dỗ một dâm nữ là Lộc Tướng đến đến khu vườn nơi mà vị Phật
Bích Chi tu đạo hằng ngày để hành lạc, xong rồi giết nàng Lộc Tướng mà gieo vạ
cho Phật Bích Chi, cho nên đời này Phật phải chịu quả báo bị vu oan đã giết
nàng Tôn Đà Lợi”
Cô vợ Luân chen vào bình: Quả
báo thế là quá nhẹ, em cho là mạng đền mạng mới phải, luật pháp nhà Phật còn
nương nhẹ ông Thích Ca quá.
Luân âu yếm nhìn vợ: Thì xử
lý nội bộ mà em …
hihihi
Hì...NT cũng từng mở những quyển có những là "Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da "
Trả lờiXóa"Nam mô a rị da" " Bà lô yết đế thước bát ra da " đọc rồi nhưng nỏ hiểu chi chi hết. Hơn nữa, miệng đọc kinh mà trong đầu còn nghĩ nào chuyện ngày mai ăn gì, tuần này thứ mấy có đoàn thanh tra, rồi hôm trước bà ấy nói mình như thế là có ý gì vân vân và vân vân...Thành ra thấy chữ nghĩa trong quyến kinh cứ như rừng, chịu thôi. Khi nào tâm thật thanh tịnh, chắc mua sách vở nhờ anh Bu dạy Phật pháp cho vậy, được không?
Khoảng 7 triệu người Việt Nam theo đạo Phật thì nhà giáo kiêm nhà văn biết về Phật giáo là phải. Đầu tiên đọc những gì có tính cách nhập môn sau đó đọc sâu hơn, khó hơn. Chú đại bi là một bài thuyết giảng của Quán Thế Âm bồ tát. Nếu chưa có khái niệm gì về Phật giáo mà đọc kinh Chú đại bi thì sẽ không hiểu gì, đâm hoang mang, chán nãn….
Xóavới cháu thì chú đại bi lâu lâu lại nghe như nghe một bài nhạc mới dù rằng chẳng hiểu gì hết (cháu nghe đoạn kinh tiếng Phạn trên internet)
Trả lờiXóaNghe và phải đọc chú giải của thầy Thích Tuyên Hóa thì còn hiểu được
XóaHi hi ! Đọc đầu đề " Nghiệt kính đài " cứ tưởng là kính chiếu yêu trong phim " Tây du ký " dùng để bắt ma quỷ hiện hình , té ra nỏ phải . " Nghiệt kính đài " lại đươcj đặt ở âm phủ để xét công tội của người đời , hay thiệt . Bác Bu quen nhiều kiếm lấy một cái rồi chúng ta cùng đi hành đạo nghen
Trả lờiXóaChúc một tối an lành
Khi nào bu kiếm được sẽ ới Alaykum Salam đi hành nghề. Địa điểm đầu tiên là thủ đô Hà Nội sau đó là Thành phố mang tên bác Hồ hihihi
XóaNăm trước bạn Sỏi gửi mail cho bài kinh Chú đại bi, nhắc nhở nên đọc hàng ngày. Bạn quan tâm đến Sỏi vì sức khỏe của Sỏi quá tệ, cả tháng trời không đi đâu được. Sỏi đọc được vì nó là chữ Việt, nhưng đọc mà chả biết gì dù chỉ một âm. Hơn nữa cứ mở chú đại bi thì lại nhớ đến người gửi nó, sao mà lại thánh thiện đến thế. Biết mình xưa nay bạt mạng có đọc vậy chứ trăm lần vậy cũng không hy vọng đắc đạo hay đắc gì gì... Lâu thành bỏ bê . Đọc và thuộc chỉ bài chú đại bi thôi cũng là rất khó. Hiểu và thuộc chú sâu sắc như anh Bu hay anh PNH thì Sỏi bái phục và thật may sỏi có những trang viết của những người bạn như các anh!
Trả lờiXóaSỏi có người bạn thật quý hóa, nên tiếp tục đọc cho bạn vui. Không nhất thiết phải hiểu đâu Sỏi à, chỉ thành tâm là được. Đọc trong nửa tiếng thì đã có nửa tiếng thân khẩu ý không gây ra ác nghiệp rồi
Trả lờiXóaCháu cũng có ngó thấy bài Chú đại bi trên internet, nhưng đọc rồi không biết gì nên là bỏ bê luôn chú Bu ơi.
Trả lờiXóaChú đại bi là mật ngữ nên khó là phải cháu ạ
XóaBài viết này chú tâm đắc mấy câu sau cùng hihi
Là phật tử mà thuộc được hết Kinh Chú Đại Bi thì quả thật là tốt . Em chỉ thuộc mỗi có vài câu đầu thôi ...thật khó nhớ bởi lẽ tâm không được bình an đó thôi ....nghe Kinh mà lòng đầy ngổn ngang , đầy sự chi phối thì có nghe cũng vậy ...thật có tội vô cùng .
Trả lờiXóaMay là em cũng có đĩa bộ Kinh này cũng như đĩa giảng giải về bộ Kinh luôn nên em thường hay nghe khi làm một việc gì đó mà tâm có thể được yên tĩnh chẳng hạn như ủi đồ ...càng nghe lòng càng thanh thản lạ kỳ ...
"càng nghe lòng càng thanh thản lạ kỳ ." là Nang Tuyet có duyên với Phật Giáo, cố gắng chánh niệm mà tu tập NT ơi..
Trả lờiXóaem không có đạo, nên không biết chú đại bi là gì hết. Đọc bài của chú Bu mà lùng bùng cái đầu em luôn rồi. hic hic
Trả lờiXóaLùng bùng cái đầu thì ảnh hưởng đến vụ làm thơ rồi chăng
XóaNgày xưa lúc tôi còn nhỏ phải đi lễ nhà thờ, lúc ấy ông cha còn làm lễ bằng tiếng Latin, con chiên cũng đối đáp bằng tiếng Latin, có lẽ ông cha hiểu vì đấy là "nghiệp vụ", chứ con chiên hoàn toàn mù tịt, chỉ cầm quyển sách hướng dẫn mà đọc như vẹt. Vậy mà xem ra có vẻ thành kính lắm.
Trả lờiXóaBây giờ thỉnh thoảng ghé chùa thấy nhà sư và Phật tử đọc chú bằng tiếng Phạn, "tô rô tô rô tát na bà tì...", đại khái là như thế, cũng y như như chuyện ngày xưa bên trên, chắc chỉ có ông sư hiểu, còn chúng sanh thì lơ mơ như vịt nghe sấm nhưng vẫn đọc khí thế... Nhưng không sao, tôn giáo là lòng thành và niềm tin, cứ tin là được, chớ có thắc mắc làm gì cho rách việc.
Thiên đàng, Niết bàn, địa ngục, ngục A tì... Nghiệt kính đài, Kính chiếu yêu... Các câu chú, niệm... là tôn giáo, mà tôn giáo là niềm tin, mà đã là niềm tin thì tin hoặc không, cho dù là vô lý, chứ không có lý luận, hì hì!
PNH nói đúng vấn đề là có tin hay không tin, chớ các ông sư các ông lịnh mục khó mà lý luận cho ra cái đức tin đó , Cái đau cua bu tui là không tin vào cái gì cả.,,
Trả lờiXóaKkhông tin vào cái gì cũng là một loại niềm tin bác Bu ơi, hì hì
Trả lờiXóaBạn nói đúng lắm
XóaMà Cầu Tre cứ như là biểu tượng của sắc sắc không không lạ lắm.
(Hay chính nàng là Phật giáo Đại thừa như bu có nói với PNH phía dưới)
Khi nói "không tin vào cái gì" có lẽ bác Bu muốn ám chỉ "niềm tin tôn giáo chăng?". Trong cuộc sống, ngoài tôn giáo con người còn có rất nhiều thứ khác nữa để có thể đặt niềm tin, chẳng hạn tin vào tình yêu, tình bạn, vào khoa học...v.v...
Trả lờiXóaBản thân tôi sinh ra trong một gia đình Thiên chúa giáo, nhưng sớm nhận ra rằng chỉ có thể tin được vào Đức Jesus, còn không thể tin được vào Tòa thánh, Giáo hội, các vị chức sắc... Với Phật giáo cũng thế, tôi rất thích Đức Phật, nhưng cũng không thể tin vào Giáo hội Phật giáo, sư, sãi... Tuy thế tôi lại quen biết với một vài vị tu hành của cả 2 tôn giáo này, có thể nói chuyện nhiều thứ về cuộc sống, thậm chí đôi khi đề cập đến tôn giáo một cách vui vẻ...
Tôi rất sợ những người ngoan đạo tuyệt đối (tuy đa phần họ khá hiền lành, chơi với họ không sợ bị "lừa lọc" gì hết), trong cuộc sống tôi cũng đã gặp một vài người đảng viên, coi chủ nghĩa của họ như một thứ tôn giáo, cũng khiếp lắm... Hì hì!
1- Trong tôn giáo bu kính nhi vễn chi phật giáo Đại thừa. Hehe đọc Phật giáo Đại thừa như chinh phục một người đẹp. Nàng kiêu sa hấp dẫn ta càng tiến tới. Tiến tới nhưng thất bại ta càng cay cú mà tiến thêm nữa…Cứ thế cho đến vô lượng kiếp sau. huhu
Trả lờiXóa2- Khoa học tự nhiên có nhiều thành tựu vĩ đại nhưng bu vẫn không tin rằng khoa học sẽ hiểu biết hết thế giới tự nhiên. Riếng chỗ này bu nghĩ là có một Thượng đế, ông ta phải giữ cho mình cái bí mật cuối cùng. Khi con người thay thế được Thượng đế thì cuộc cuộc đời chắc nhàm chán vô cùng. Cũng như làm chủ được một người đẹp thì hình như nàng không còn hấp dẫn như trước đó nữa.
2- Còn các chính khách dựng nên các thể chế. Trong số này chỉ có Nghiêu và Thuấn còn tin được, số còn lại chủ yếu là một lũ bịp bợm. Tin vào chúng thì coi chừng bán thọc giống mà ăn… hihi